Luận án Nghiên cứu tổng hợp và khảo sát hoạt tính của hệ phụ gia vi nhũ thế hệ mới cho nhiên liệu diesel
Đứng trước nguy cơ nguồn nguyên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt và thách thức về tình trạng ô nhiễm môi trường do khói thải từ các phương tiện giao thông ngày một gia tăng, bên cạnh việc tìm kiếm các nguồn năng lượng mới, sạch, các quốc gia trên thế giới vẫn luôn tìm kiếm các giải pháp tiết kiệm nhiên liệu, giảm ô nhiễm khói thải từ động cơ. Song song với việc nghiên cứu phát triển các giải pháp cải tiến phương tiện giao thông theo hướng tiết kiệm nhiên liệu, giảm phát thải khí ô nhiễm, các biện pháp cải tiến nhiên liệu trong đó có việc sử dụng nhiên liệu nhũ tương và sử dụng phụ gia tiết kiệm nhiên liệu luôn được quan tâm.
Nhiên liệu diesel nhũ tương là nhiên liệu trong đó nước phân tán dưới dạng các hạt nhũ có kích thước cỡ từ micro mét đến nano mét. Phụ gia tiết kiệm nhiên liệu cho diesel thường là bao gồm phụ gia tạo nhũ tương nước trong dầu và phụ gia tiết kiệm nhiên liệu trên có sở các nano oxide kim loại.
Nhiều công trình nghiên cứu điều chế nhiên liệu diesel nhũ tương, chứng minh được hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu và giảm phát thải của loại nhiên liệu này thông qua các ứng dụng thử nghiệm. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện từ khâu điều chế chất hoạt động bề mặt đáp ứng yêu cầu chế tạo hệ vi nhũ, điều chế phụ gia, pha chế phụ gia vào nhiên liệu đến khâu đánh giá tác động của nhiên liệu pha phụ gia đến tính an toàn trong vận hành, trong bảo quản, vận chuyển, đánh giá tính hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu và giảm phát thải. Nhìn chung, mỗi công trình nghiên cứu chỉ chú trọng đến một khía cạnh của vấn đề trong khi để có thể đưa được một loại phụ gia vào ứng dụng rộng rãi, phải quan tâm tới mọi khía cạnh, về kinh tế, kỹ thuật, môi trường, an toàn cháy nổ. Đặc biệt, hầu như không có công trình nào nghiên cứu về ảnh hưởng của phụ gia hay nói một cách trực tiếp là của chất hoạt động bề mặt đến hàm lượng nhựa trong nhiên liệu, ảnh hưởng của chất hoạt động đến an toàn vận hành của động cơ (việc tạo nhựa có thể dẫn đến hiện tượng làm tắc vòi phun, bầu lọc, .). Hơn nữa, lượng phụ gia sử dụng vẫn còn khá cao, đôi khi đến 1% khối lượng mới cho kết quả rõ rệt, do kích thước vi nhũ thường lớn, nằm trong khoảng 20 – 100 nm. Điều này không những làm cho chi phí phụ gia cho một đơn vị nhiên liệu tăng lên mà còn có thể gây ảnh hưởng lên các tính chất, đặc tính của nhiên liệu pha phụ gia dẫn đến các nguy cơ mất an toàn trong vận hành phương tiện.
Về phụ gia tiết kiệm nhiên liệu trên cơ sở nano oxide kim loại, hầu như chưa có công trình nghiên cứu một cách hệ thống và bài bản phụ gia tiết kiệm nhiên liệu diesel trên cơ sở nano oxide kim loại trong khi nhu cầu tiết kiệm nhiên liệu diesel và giảm phát thải từ động cơ diesel cũng rất cao, không thua kém nhu cầu đối với nhiên liệu xăng.
Trong những năm gần đây, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ nano góp phần vào việc thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành khoa học có liên quan, đặc biệt là phụ gia nhiên liệu. Công nghệ chế tạo phụ gia cũng được cải thiện đáng kể khi ứng dụng công nghệ nano. Các phụ gia nhiên liệu trên cơ sở công nghệ nano đem lại hiệu quả cao về mặt kỹ thuật và kinh tế. Một lượng nhỏ phụ gia nano đã có thể đem lại hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu và giảm phát thải rất đáng kể. Việc ứng dụng công nghệ nano trong chế tạo phụ gia hứa hẹn khả năng giải quyết được nhiều vấn đề còn tồn tại từ trước khi công nghệ nano ra đời.
Vì những lý do đó, việc nghiên cứu phát triển một cách hệ thống và toàn diện thế hệ phụ gia nhiên liệu vi nhũ mới, dựa trên công nghệ nano, dùng cho động cơ diesel nhằm giảm tiêu thụ nhiên liệu và phát thải độc hại là cấp thiết và rất có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Trên cơ sở đó, ý tưởng của đề tài luận án là nghiên cứu chế tạo hệ phụ gia nhiên liệu vi nhũ thế hệ mới cho nhiên liệu diesel, được tổ hợp từ hai loại hệ vi nhũ nước trong dầu có cấu tạo hoàn toàn khác nhau. Hệ phụ gia này đảm nhiệm chức năng tiết kiệm nhiên liệu và giảm phát thải khí ô nhiễm theo hai cơ chế khác nhau gồm cơ chế vi nổ của các hạt nhũ tương nước trong dầu và cơ chế xúc tác cho quá trình cháy hoàn toàn nhờ các hạt nano oxide sắt. Ưu điểm nổi bật của hệ phụ gia là các thành phần đều có kích cỡ ở cấp độ nano mét nên thể hiện được đầy đủ các đặc tính đặc biệt ưu việt của vật liệu nano. Nhờ thế, chỉ cần sử dụng một lượng phụ gia rất nhỏ nhưng có thể mang lại hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu và giảm phát thải đáng kể. Việc sử dụng lượng nhỏ phụ gia còn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó không đủ nhiều về mặt khối lượng để có thể làm ảnh hưởng tới các tính chất của nhiên liệu và đặc biệt không ảnh hưởng tới sự an toàn trong vận hành động cơ, an toàn trong bảo quản, vận chuyển nhiên liệu. Những nghiên cứu cơ bản về bản chất của mối liên hệ giữa thành phần phụ gia và kích thước hạt vi nhũ, kích thước hạt vi nhũ và hiệu quả cháy của nhiên liệu pha phụ gia sẽ giúp xây dựng cơ sở khoa học cho việc điều chỉnh thành phần phụ gia nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Trong đó, vấn đề cốt lõi trong nghiên cứu điều chế phụ gia vi nhũ nước trong dầu là việc nghiên cứu tổng hợp và sử dụng chất HĐBM có HLB thấp, dao động trong khoảng từ 4 – 15, thường là các chất HĐBM không ion. Chất HĐBM được sử dụng có tác dụng biến đổi giao diện của các mixen, giảm sức căng bề mặt giao diện, giảm độ cong và tăng độ linh động của các mixen làm cho các hạt mixen có thể trao đổi, “nhập – tách”, dẫn tới sự tái phân bố các chất phản ứng (chẳng hạn như trong phản ứng phản ứng hình thành các nano oxide kim loại). Việc nghiên cứu thử nghiệm phụ gia trên thực tế sẽ góp phần làm tăng khả năng ứng dụng của hướng nghiên cứu của đề tài luận án.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu tổng hợp và khảo sát hoạt tính của hệ phụ gia vi nhũ thế hệ mới cho nhiên liệu diesel
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của GS.TS. Vũ Thị Thu Hà. Một số kết quả đã được công bố trong bài báo chuyên ngành và đã được sự xác nhận của các đồng tác giả dưới dạng văn bản, cho phép tôi được sử dụng các kết quả này trong luận án. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả Bùi Duy Hùng LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến GS.TS. Vũ Thị Thu Hà đã tận tình chỉ bảo, gợi mở những ý tưởng khoa học, hướng dẫn em trong suốt thời gian nghiên cứu luận án bằng tất cả tâm huyết và sự quan tâm hết mực của Cô. Tôi xin chân thành cảm ơn các anh, chị, em đồng nghiệp Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ lọc, hóa dầu đã tạo điều kiện tốt nhất, giúp đỡ tôi tìm kiếm tài liệu và kinh nghiệm để tôi hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh và luận án tiến sĩ. Tôi xin chân thành cảm ơn Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ lọc, hóa dầu và Viện Hóa học Công nghiệp Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn các đơn vị đối tác của Phòng Thí nghiệm trọng điểm Công nghệ lọc, hóa dầu đã phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn thành các nội dung nghiên cứu hiệu quả của phụ gia ở qui mô phòng thí nghiệm và ở qui mô hiện trường. Tôi xin chân thành cảm ơn Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp kinh phí thực hiện Nhiệm vụ nghiên cứu khoa học mà luận án nằm trong khuôn khổ. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đặc biệt là vợ và con luôn bên cạnh quan tâm và là động lực cho tôi trên con đường khoa học này. Xin chân thành cảm ơn! Bùi Duy Hùng MỤC LỤC DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Diễn giải CDEA Diethanolamide dầu dừa (Coco Diethanolamide) CRT Phương pháp xử lý khí thải dạng bẫy tái sinh liên tục (Continuously Regenerating Technology) DO Dầu diesel E-DD Ethoxylated từ dầu dừa E-MB Ethoxylated từ mỡ bò E-PFAD Ethoxylated từ PFAD EGR Công nghệ luân hồi khí xả (Exhaust Gas Recirculation) FAME Methyl ester của các acid béo (Fatty Acid Methyl Esters) GC Phương pháp sắc kí khí (Gas Chromatography) HC Hydrocacbon chưa cháy hết HĐBM Chất hoạt động bề mặt HLB Chỉ số cân bằng giữa hai tính chất ưa nước và ưa béo (Hydrophilic–Lipophilic Balance) HPLC Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (High performance Liquid IR Phương pháp phổ hồng ngoại (Infrared Spectroscopy) MS Phương pháp phổ khối lượng (Mass spectrum) NMR Phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân (Nuclear Magnetic Resonance) ODEA Oleyl diethanolamide PFAD Acid béo từ quá trình tinh luyên dầu cọ (Palm Fatty Acid Disstillate) PM Muội (Particulate matters) SCR Phương pháp khử chọn lọc bằng xúc tác (Selective Catalytic Redution) RSM Phương pháp bề mặt đáp ứng (Response Surface Methodology) W/O Nhũ tương nước trong dầu DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Danh mục nguyên vật liệu, hóa chất sử dụng trong Luận án 40 Bảng 2.2. Mối quan hệ giữa khả năng hòa tan trong nước và khoảng giá trị HLB 54 Bảng 2.3. Thông số kỹ thuật của động cơ D4DB 57 Bảng 2.4. Diễn giải các chế độ của chu trình thử ECE R49 58 Bảng 3.1. Các mức nghiên cứu của thực nghiệm tối ưu hóa 62 Bảng 3.2. Kết quả thiết kế thí nghiệm và kết quả thực nghiệm thu được 63 Bảng 3.3. Kết quả của các thực nghiệm kiểm chứng 64 Bảng 3.4. Kết quả tổng hợp diethanolamide từ methyl ester dầu dừa 65 Bảng 3.5. Hiệu suất thu sản phẩm và nhiệt độ phản ứng 69 Bảng 3.6. Ảnh hưởng của lượng dung môi đến hiệu suất tinh chế 72 Bảng 3.7. Ảnh hưởng của số lần chiết đến hiệu suất tinh chế 72 Bảng 3.8. Khảo sát tính chất mẫu phụ gia vi nhũ được điều chế từ các chất HĐBM ethoxyl hóa 74 Bảng 3.9. Ảnh hưởng của số nhóm ethylene oxide trong chất HĐBM ethoxyl hóa đến hiệu quả của hệ phụ gia vi nhũ 77 Bảng 3.10. Tóm tắt kết quả phân tích phổ IR mẫu diethanolamide dầu dừa ethoxyl hóa 80 Bảng 3.11. Sức căng bề mặt của sản phẩm ethoxyl hóa 80 Bảng 3.12. Điều kiện thích hợp của phản ứng điều chế chất HĐBM diethanolamide dầu dừa ethoxyl hóa 81 Bảng 3.13. Các mức nghiên cứu của tối ưu hóa 82 Bảng 3.14. Kết quả thiết kế thí nghiệm và kết quả thu được 83 Bảng 3.15. Điều kiện tối ưu cho phản ứng tổng hợp amidoamine 85 Bảng 3.16. Kết quả của các thực nghiệm kiểm chứng 85 Bảng 3.17. Ảnh hưởng của lượng dung môi đến hiệu suất tinh chế 88 Bảng 3.18. Sự phụ thuộc hiệu suất vào tỷ lệ mol amine:acid 89 Bảng 3.19. Sự phụ thuộc hiệu suất vào nhiệt độ giai đoạn 1 90 Bảng 3.20. Sự phụ hiệu suất vào nhiệt độ giai đoạn 2 91 Bảng 3.21. Ngoại quan sản phẩm thay đổi theo thời gian phản ứng 92 Bảng 3.22. Ảnh hưởng của lượng dung môi đến hiệu suất tinh chế 92 Bảng 3.23. Ảnh hưởng của số lần tinh chế đến hiệu suất tinh chế 93 Bảng 3.24. Hàm lượng amine tổng có trong sản phẩm hydroxyethyl imidazoline 96 Bảng 3.25. Sức căng bề mặt của hydroxyethyl imidazoline 96 Bảng 3.26. Đặc trưng tính chất của hệ phụ gia vi nhũ pha chế từ chất HĐBM hydroxyethyl imidazoline 97 Bảng 3.27. Tính chất HĐBM của sản phẩm ethoxyl hóa và hydroxyethyl imidazoline 99 Bảng 3.28. Một số PEG ester và giá trị HLB tương ứng 99 Bảng 3.29. Tính chất của phụ gia vi nhũ khi sử dụng hỗn hợp chất HĐBM 103 Bảng 3.30. Tính chất của phụ gia pha chế hỗn hợp 3 chất HĐBM 104 Bảng 3.31. Kết quả xác định tính chất mẫu phụ gia vi nhũ nước trong dầu 106 Bảng 3.32. Độ bền và kích thước phụ gia nano oxide sắt 107 Bảng 3.33. Các tính chất của phụ gia chứa nano oxide sắt 107 Bảng 3.34. Đánh giá ngoại quan và kích thước hạt nhũ với các tỷ lệ khác nhau của các phụ gia trong phụ gia vi nhũ thế hệ mới 108 Bảng 3.35. Kết quả xác định tính chất của phụ gia vi nhũ thế hệ mới 109 Bảng 3.36. Ngoại quan và kích thước hạt nhũ nhiên liệu pha phụ gia vi nhũ thế hệ mới với các tỷ lệ phối trộn khác nhau 110 Bảng 3.37. Chỉ tiêu chất lượng, tính chất nhiên liệu dầu diesel thương mại và dầu diesel pha phụ gia vi nhũ thế hệ mới 113 Bảng 3.38. Hàm lượng Fe-Mn và hàm lượng nhựa thực tế của mẫu dầu DO có phụ gia và dầu DO 114 Bảng 3.39. Biến đổi khối lượng của các mẫu nghiên cứu 117 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Cơ chế vi nổ của nhiên liệu nhũ tương nước trong dầu 7 Hình 1.2. Cơ chế vi nổ của nhiên liệu nhũ nước trong dầu, chứa kim loại 14 Hình 1.3. Minh họa hạt mixen đảo trong hệ nhũ nước trong dầu 17 Hình 1.4. Các giai đoạn hình thành hạt nano C với các chất phản ứng A và B được hòa tan trong 2 hạt nhũ, chất B dư 18 Hình 1.5. Mô tả cấu tạo chất HĐBM 21 Hình 1.6. Thiết kế Box-Behnken cho 3 yếu tố - (a) dưới dạng hình học và (b) dưới dạng thiết kế 32 Hình 2.1. Các qui trình/công đoạn cần khảo sát trong nghiên cứu điều chế chất HĐBM 43 Hình 2.2. Sơ đồ khối phương pháp tổng hợp alkanolamide 44 Hình 2.3. Sơ đồ khối phương pháp alkanolamide ethoxyl hóa 46 Hình 2.4. Sơ đồ khối phương pháp tổng hợp hydroxyethyl imidazoline 48 Hình 2.5. Sơ đồ khối phương pháp tổng hợp polyethylene glycol ester 50 Hình 2.6. Sơ đồ khối phương pháp điều chế phụ gia vi nhũ nước trong dầu 51 Hình 2.7. Sơ đồ khối phương pháp điều chế phụ gia vi nhũ chứa oxide sắt 52 Hình 2.8. Động cơ thử nghiệm trên bệ thử 56 Hình 2.9. Chu trình thử ECE R49 58 Hình 2.10. Quy trình thử nghiệm xác định tiêu hao nhiên liệu 60 Hình 2.11. Thử nghiệm phụ gia vi nhũ thế hệ mới trên xe tải mỏ 36 tấn 60 Hình 3.1. Khối lập phương thể hiện tương tác của 3 yếu tố tỷ lệ mol amine:ester, nhiệt độ và thời gian lên hiệu suất phản ứng (màu đỏ: cao, màu vàng: trung bình, màu xanh nước biển: thấp) 63 Hình 3.2. Đồ thị minh họa sự phụ thuộc của hiệu suất vào các yếu tố 64 Hình 3.3. Phổ IR của mẫu diethanolamide dầu dừa 66 Hình 3.4. Phổ 1H NMR (a) và Phổ 13C NMR (b) của diethanolamide dầu dừa 66 Hình 3.5. Phổ MS của diethanolamide dầu dừa 67 Hình 3.6. Sự phụ thuộc hiệu suất phản ứng vào thời gian 69 Hình 3.7. Phổ LC mẫu sản phẩm diethanolamide dầu dừa ethoxyl hóa 70 Hình 3.8. Phổ MS mẫu sản phẩm diethanolamide dầu dừa ethoxyl hóa 70 Hình 3.9. Phổ MS mẫu E-DD 73 Hình 3.10. Phổ MS mẫu E-PFAD 73 Hình 3.11. Phổ MS mẫu E-MB 74 Hình 3.12. Phổ MS của mẫu DDE-1 75 Hình 3.13. Phổ MS của mẫu DDE-2 76 Hình 3.14. Phổ MS của mẫu DDE-3 76 Hình 3.15. Phổ 1H NMR mẫu sản phẩm ethoxyl hóa 79 Hình 3.16. Phổ IR mẫu ethoxyl hóa 79 Hình 3.17. Sản phẩm diethanolamide dầu dừa ethoxyl hóa trong nước sau khi đã khuấy trộn mạnh 81 Hình 3.18. Mô hình bề mặt đáp ứng, thể hiện sự tương tác của 3 yếu tố tỷ lệ mol amine:ester, nhiệt độ và thời gian lên hiệu suất phản ứng 84 Hình 3.19. Phổ 1H NMR mẫu amidoamine 86 Hình 3.20. Phổ IR của mẫu amidoamine 86 Hình 3.21. Phổ MS của mẫu amidoamine 87 Hình 3.22. Sự phụ thuộc hiệu suất vào thời gian phản ứng 91 Hình 3.24. Phổ 1H NMR mẫu sản phẩm hydroxyethyl imidazoline 94 Hình 3.25. Phổ 13C NMR mẫu sản phẩm hydroxyethyl imidazoline 94 Hình 3.26. Phổ IR mẫu sản phẩm hydroxyethyl imidazoline 95 Hình 3.27. Phổ MS mẫu sản phẩm hydroxyethyl imidazoline 95 Hình 3.28. Hydroxyethyl imidazoline và nước, sau khi khuấy mạnh 97 Hình 3.29. Phổ LC-MS mẫu methyl ester dầu dừa 100 Hình 3.30. Phổ LC-MS của PEG 400 100 Hình 3.31. Phổ LC-MS mẫu PEG 400 diester 101 Hình 3.32. Dải phân bố kích thước hạt nhũ nước trong dầu DO, sử dụng phụ gia vi nhũ nước trong dầu (1/8.000 v.v) 106 Hình 3.33. Ảnh TEM và phân bố kích thước hạt của mẫu của mẫu phụ gia chứa oxide sắt 107 Hình 3.34. Hình ảnh các mẫu phụ gia hợp phần: Phụ gia vi nhũ chứa oxide sắt (a), phụ gia vi nhũ nước trong dầu (b) và phụ gia vi nhũ thế hệ mới (c) 109 Hình 3.35. Mô phỏng hiệu quả giảm tiêu hao nhiên liệu và tăng công suất của các tỉ lệ pha chế phụ gia theo đường đặc tính ngoài 111 Hình 3.36. Mô phỏng phát thải của động cơ ở các tỉ lệ pha chế phụ gia theo đường đặc tính ngoài 111 Hình 3.37. Dải phân bố kích thước hạt nhũ nước trong mẫu nhiên liệu pha phụ gia vi nhũ thế hệ mới (tỉ lệ pha chế theo thể tích 1/8.000) 115 Hình 3.38. Ảnh SEM hình thái bề mặt của mẫu gioăng làm kín được ngâm trong: a) mẫu ban đầu b) mẫu DO không có phụ gia và c) mẫu DO pha phụ gia 116 Hình 3.39. Ảnh SEM hình thái bề mặt của mẫu piston bơm cao áp được ngâm trong: a) mẫu ban đầu, b) mẫu DO không có phụ gia và c) mẫu DO pha phụ gia 116 Hình 3.40. Kết quả đo công suất và suất tiêu hao nhiên liệu theo đường đặc tính ngoài 118 Hình 3.41. Kết quả đo phát thải CO, HC, NOx theo đường đặc tính ngoài 118 Hình 3.42. Sự thay đổi công suất, suất tiêu hao nhiên liệu và phát thải của động cơ khi sử dụng diesel pha phụ gia so với diesel thông thường theo đường đặc tính tốc độ 119 Hình 3.44. Sự thay đổi công suất, suất tiêu hao nhiên liệu và phát thải của động cơ khi sử dụng diesel pha phụ gia so với diesel thông thường theo đường đặc tính tải 120 Hình 3.45. Sự thay đổi công suất, suất tiêu hao nhiên liệu và phát thải của động cơ khi sử dụng diesel pha phụ gia so với diesel thông thường theo đường đặc tính tải tại 3.500 vòng/phút 121 Hình 3.46. Sự thay đổi phát thải CO, HC, NOx và PM của DO pha phụ gia so với DO-0,05S theo chu trình ECER 49 122 Hình 3.47. Kết quả thử nghiệm đo lượng nhiên liệu tiêu hao 123 Hình 3.48. Kết quả thử nghiệm đo phát thải trên ô tô tải 123 MỞ ĐẦU Đứng trước nguy cơ nguồn nguyên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt và thách thức về tình trạng ô nhiễm môi t ... on, Vol. 2, 2587–2593, 1998. A.Alahmer, J.Yamine, A.Sakhrieh, and M.A.Hamdan, Engine performance using emulsified diesel fuel, Energy Conversion and Management, Vol. 51, 1708–1713, 2010. Hua Yu, Dale Stanley Steichen, Alan Duncan James, Jon B. Staley, Thomas William Himmel, Polyamide emulsifier based on polyamines and fatty acid/carboxylic acid for oil based drilling fluid applications, US. Pat. 8765644, 2014. Arthur W. Schwab, Everett H. Pryde, Microemulsions from vegetable oil and aqueous alcohol with trialkylamine surfactant as alternative fuel for diesel engines, US. Pat. 4451267, 1984. M.Tsue, T.Kadota, D.Segawa, and H.Yamasaki, Statistical analysis of onset of microexplosion for an emulsion droplet, Symposium (International) on Combustion, Vol.26, 1629–1635, 1996. D. Sarkara, S. Tikku, V. Thapar, R. S. Srinivasa, K. C. Khilar, Colloids and Surfaces A: Physicochem. Eng. Aspects, vol. 381, 123–129, 2011. K.E Marchand, M Tarret, J.P Lechaire, L Normand, S Kasztelan, T Cseri, Colloids and Surfaces A: Physicochem. Eng. Aspects, vol. 214, 1-304, 2003. Market Research Future®, Non-Ionic Surfactants Market Research Report: Information by Type (Alcohol Ethoxylates, Fatty Alkanolamides, Amine Derivatives, Glycerol Derivatives, Alkoxylates, and Others), Application (Cleaners, Emulsifiers, Foaming Agents, Wetting Agents, Additives, and Others), End-Use Industry (Paints & Coatings, Personal Care & Cosmetics, Textiles, Agrochemicals, Household Cleaners, Food & Beverage, Oil & Gas, and Others), and Region (North America, Europe, Asia-Pacific, Latin America, and the Middle East & Africa)—Forecast till 2027, 2, (2021). J. Barrault, Y. Pouilloux, J. M. Clacens, C. Vanhove and S. Bancquart, Catal. Today, 2002, 75, 177. M. Jose´ Climent,a A. Corma, Sharifah B. A. Hamid, S. Iborraa and M. Mifsuda, Chemicals from biomass derived products: synthesis of polyoxyethyleneglycol esters from fatty acid methyl esters with solid basic catalysts, Green Chemistry, Issue 6, 2006. Deroy A., Forano C., El Malki. K., Bess J. P, (1992), “Synthesis of microporous materials” (Occelli M. L., Robson H., Eds) Van Nostiand Reinhold, New York, 2, p108. Paula M. Veiga, Zilacleide S. B. Sousa, Carla M. S. Polato, Marcio F. Portilho, Cláudia O. Veloso, and Cristiane A. Henriques. Influence of the Incorporation of Transition Metals on the Basicity of Mg,Al-Mixed Oxides and on Their Catalytic Properties for Transesterification of Vegetable Oils, Journal of Catalysts, 2013, 1-10 (2013) J. Giacometti, C. Milin, N. Wolf, F. Giacometti, Process for preparing nonionic surfactant sorbitan fatty esters with and without previous sorbitol cyclization, J. Agric. Food Chem. Vol. 44, 3950-3954, 1996. J. Smidrkal, R. Cervenkova, and V. Fillip, P. McGrane, Method for the direct Esterification of Sorbitol With Fatty Acids, U.S. Pat. 7,151,186 B2, 2006. Rizzi, G.P. and Taylor, H.M., A solvent-free synthesis of sucrose polyesters, J. Am. Oil Chemists' Soc, vol. 55, 398-401, 1978. Weiss, T.J.; Brown, M.; Zeringue, H.J. and Feuge, R.O., Quantitative estimation of sucrose esters of palmitic acid, J. Am. Oil Chemists'Soc., vol. 48, 145-149, 1971. Mohamed G. Megahed, Preparation of sucrose fatty acid esters as food emulsifiers and evaluation of their surface active and emulsification properties, Grasasy Aceites, Vol. 50, 280-282, 1999. Priya S. Deshpande, Tushar D. Deshpande, Ravindra D. Kulkarni, and Pramod P. Mahulikar, Synthesis of Sucrose−Coconut Fatty Acids Esters: Reaction Kinetics and Rheological Analysis, Ind. Eng. Chem. Res., 52, 15024–15033, 2013. Schönfeld N, Surface Active Ethylene Oxide Adducts, Pergamon press, Oxford, p 25, 45, 1967. Fainerman VB, Mobius D, Miller R., Surfactants: Chemistry, Interfacial Properties, Applications, Elsevier, Amsterdam – London - New York - OxfordParis - Shannon - Tokyo 1st edn. Ch. 1. p 9, 1967. Sallay P, Bekássy S, Ahmed MH, Farkas L, Rusznák I, A Novel Way for Hydroxyethylation by Clay Catalyst, Tetrahedron Letters, vol. 38, 661-664, 1997. Balogh, M.; Laszlo, P. Organic Chemistry Using Clays, Springer, Berlin, p.43, 1993 Hama, I., T. Okamoto, and H. Nakamura, Preparation and Properties of Ethoxylated Fatty Methyl Ester Nonionics, J. Am. Oil Chem. Soc, vol. 72, 781–784, 1995. I. Hama, T. Okamoto, E. Hidai, and K. Yamada, Direct Ethoxylation of Fatty Methyl Esterover Al-Mg Composite Oxide Catalyst, Journal of the American Oil Chemists' Society, Vol. 74, 19-24, 1997. W. Kritchevsky, Hydrotropic fatty material and method of making same, U.S. Pat. 2089212, 1937. W. Kritchevsky, Derivatives of alkylolamine condensation products, U.S. Pat. 2096749, 1937. E. Meade, Process for the amidation of esters, U.S. Pat. 2464094, 1949. G. Tesoro, Preparation of amides, U.S. Pat. 2844609, 1958. J. Schurman, Process for the production of fatty acid hydroxy amides, U.S. Pat. 2863888, 1958. Alkanolamines handbook no. 111-1159-88 R, SAI, Dow Chemical Co., Midland, Michigan, 1988. Guy Broze, Handbook of detergent, Marcel Dekker, Inc. Divya BAJPAI, V.K TYAGY, Fatty imidazolines: chemistry, synthesis, properties and their industry application, J. Oleo Sci., Vol 55, 319-329, 2006 Kirk-Othmer, Chemical Technology of Cosmetics Ir. Renita Manurung, MT, Rakhmat Akbar Sinaga, Rahmad Taufik Simatupang. Kinetics of Amidation for the Synthesis of Diethanolamide from Methyl Ester and Diethanolamine by Using Sulphuric Acid Catalyst. International Journal of Innovative Research in Science, Engineering and Technology. Vol. 2, Issue 9, September 2013. Hà Thanh Mỹ Phương và Bùi Thị Bửu Huê. Tổng hợp chất hoạt động bề mặt ethanolamide và ethanediamide từ mỡ cá basa. Tạp chí Khoa học 2011:19a 47-52. C. S. Lee, T. L. Ooi, C. H. Chuah, S. Ahmad. Synthesis of Palm Oil-Based Diethanolamides. J Am Oil Chem Soc (2007) 84:945–952 И. Э. Карпеева, А. В. Зорина, Х. С. Шихалиев. Синтез амидов жирных кислот подсолнечного масла. Вестник ВГУ, серия: ХИМИЯ. БИОЛОГИЯ. ФАРМАЦИЯ, 2013, № 2 Dinesh Kumar, Amjad Ali. Direct synthesis of fatty acid alkanolamides and fatty acid alkyl esters from high free fatty acid containing triglycerides as lubricity improvers using heterogeneous catalyst. Fuel 159 (2015) 845–853 Adewale Adewuyi, Rotimi A. Oderinde, B. V. S. K. Rao, R. B. N. Prasad. Synthesis of Alkanolamide: a Nonionic Surfactant from the Oil of Gliricidia sepium. J Surfact Deterg (2012) 15:89–96 Monica Fernandez-Perez, Cristina Otero. Enzymatic synthesis of amide surfactants from ethanolamine. Enzyme and Microbial Technology 28 (2001) 527±536 Evan L.Allred and Melvin D.Hurwi. Amidation of Esters with Amides in the Presence of Methoxide Ion. J. Org. Chem., 1965, 30 (7), pp 2376–2381 Hakan Kolancılar. Preparation of Laurel Oil Alkanolamide from Laurel Oil. JAOCS, Vol. 81, no. 6, 2004. Rachel M. Lanigan, Pavel Starkov, and Tom D. Sheppard. Direct Synthesis of Amides from Carboxylic Acids and Amines Using B(OCH2CF3)3, . J Org Chem. 78(9):4512-23, 2013. Đỗ Huy Thanh, Nghiên cứu xây dựng quy trình và công nghệ sản xuất nhiên liệu sinh học diesohol bằng phương pháp pha trộn etanol kỹ thuật 96% vào dầu điesel, Báo cáo tổng kết kết quả Đề tài cấp Bộ Công Thương, 2012. Trần Việt Hồng và cộng sự, Khảo nghiệm sử dụng chất phụ gia nhiên liệu Nano để tiết kiệm nhiên liệu, giảm khí thải độc hại của các xe gắn động cơ Diesel, Báo cáo tổng kết kết quả Nhiệm vụ thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Tổng Công ty Công nghiệp Xi măng Việt Nam, 2010. Nguyễn Huỳnh Hưng Mỹ và cộng sự, Nghiên cứu công nghệ sản xuất nhiên liệu nhũ tương bio-oil và DO ứng dụng cho một số loại máy nông nghiệp, Đề tài thuộc Đề án phát triển Nhiên liệu sinh học đến năm 2015, tầm nhìn 2025, thời gian thực hiện: 01/2014-12/2015. Trần Thị Như Mai, Cù Huy Thành, Lê Thái Sơn, Tổng hợp nano CeO2 sử dụng làm phụ gia cho nhiên liệu diesel, Tạp chí Hóa học T.49 (5AB), 731-733, 2011. Cù Huy Thành, Proceeding of the 5th regional conference on new and renewable energy, Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải, Số 24 - 11/2010,152, 2012. Vũ Thị Thu Hà và cộng sự, Nghiên cứu chế tạo tổ hợp phụ gia nano cho xăng nhằm tiết kiệm nhiên liệu và giảm phát thải ô nhiễm, Báo cáo tổng kết kết quả Đề tài cấp Bộ Công Thương, 2013. Vũ Thị Thu Hà và cộng sự, Nghiên cứu công nghệ chế tạo phụ gia nhiên liệu vi nhũ thế hệ mới dùng cho động cơ diesel, mã số ĐTĐL.CN-03/16, Báo cáo tổng kết kết quả Đề tài độc lập cấp Nhà Nước, 2018. Ngô Thị Thuận, Trần Thị Như Mai, Hoàng Dương Thanh, Điều chế chất tạo nhũ không ion monoglixerit từ dầu hạt cao su, Tạp chí Hoá học, vol. 37, 61-65, 1999. Ngô Thị Thuận, Trần Thị Như Mai, Phạm Thị Thu Hà, Điều chế chất tạo nhũ không ion từ dầu trẩu, Tuyển tập các công trình hội nghị khoa học và công nghệ hóa hữu cơ. Hội nghị toàn quốc lần I, Qui Nhơn, vol. 9-11, 152-155, 1999. Ngô Thị Thuận, Trần Thị Như Mai, Chất hoạt động bề mặt không ion trên cơ sở dầu thực vật, Tuyển tập các công trình khoa học Hội nghị Khoa học nữ ĐHQGHN lần V, Hà Nội, vol. 26, 290-294, 2000. Nguyễn Bá Xuân và cộng sự, Nghiên cứu công nghệ tổng hợp các chất hoạt động bề mặt từ tinh bột và dầu thực vật, Báo cáo tổng kết kết quả Đề tài cấp Tổng Công ty hóa chất Việt Nam, 2004. Nguyễn Hoài Vân và cộng sự, Nghiên cứu tổng hợp chất hoạt động bề mặt Gemini dạng anion thân thiện với môi trường trên cơ sở acid oleic, Báo cáo tổng kết kết quả Đề tài cấp Tập đoàn Hóa chất Việt Nam, 2013. Phạm Văn Minh và cộng sự, Nghiên cứu chế tạo hóa phẩm tạo nhũ dùng trong pha chế nhũ tương acid trong dầu áp dụng cho điều kiện vỉa nhiệt độ cao, Báo cáo tổng kết kết quả Đề tài cấp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, 2013. Vũ An và cộng sự, Nghiên cứu công nghệ xử lý các chất thải trong các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí và thu dọn mỏ, Báo cáo tổng kết kết quả Đề tài cấp Bộ Công Thương, 2014. Ashish Gadhave. Determination of Hydrophilic-Lipophilic Balance Value. International Journal of Science and Research (IJSR) ISSN (Online): 2319-7064, Volume 3 Issue 4, April 2014. Tiêu chuẩn SAE J1747, Recommended Methods for Conducting Corrosion Tests in Hydrocarbon Fuels or Their Surrogates and Their Mixtures with Oxygenated Additives, STABILIZED May 2013. Tiêu chuẩn SAE J1748, Methods for Determining Physical Properties of Polymeric Materials Exposed to Hydrocarbon Fuels or Their Surrogates and Their Blends with Oxygenated Additives, 2007. M.M.A. El-Sukkary, N.O. Shaker, Dina A. Ismail, Sahar M. Ahmed, Ashgan I. Awad. Preparation and evaluation of some amide ether carboxylate surfactants. Egyptian Journal of Petroleum 21, 11–17, 2012. Britta M. Folmera, Krister Holmbergb, Eva Gottberg Klingskogc, and Karin Bergström. Fatty Amide Ethoxylates: Synthesis and Self-Assembly. Journal of Surfactants and Detergents, Vol. 4, No. 2 April, 2001. Tall Oil, Industrial and Engineering Chemistry, 1960, 52 (8), pp 27A–28A Nguyễn Hữu Tuấn, đề tài luận án “Nghiên cứu ảnh hưởng của phụ gia vi nhũ thế hệ mới chế tạo tại Việt Nam tới tính năng kinh tế, kỹ thuật, phát thải và tương thích vật liệu động cơ diesel”, Luận án tiến sĩ, Đại học Bách Khoa Hà Nội, năm bảo vệ 2020.
File đính kèm:
- luan_an_nghien_cuu_tong_hop_va_khao_sat_hoat_tinh_cua_he_phu.docx
- Dong gop moi-Bui Duy Hung.docx
- Dong gop moi-Eng-Bui Duy Hung.docx
- Trich yeu LA TS-Bui Duy Hung.docx