Tóm tắt luận án Nghiên cứu phân loại, đặc điểm phân bố và quan hệ di truyền các loài chuột chù (MamMalia: SoriComorpha) ở Việt Nam

Trên thế giới, bộ Chuột chù gồm có 4 họ, 55 giống, 530 loài, phân bố

rộng khắp (Wilson & Mittermeier, 2018). Trong đó có 11 loài cực kỳ nguy

cấp (CR), 41 loài nguy cấp (EN), 25 loài sắp nguy cấp (VU) và 16 loài sắp

bị đe dọa (NT) (IUCN 2019-2).

Trong hai thập kỷ gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu về một

số loài thú trong bộ Chuột chù ở khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt

Nam. Các nghiên cứu về bộ Chuột chù ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào

việc phát hiện loài mới hoặc ghi nhận mới. Trong khi đó, việc định loại một

số loài cũng như xây dựng hệ thống phân loại cho các loài thú thuộc bộ

Chuột chù còn chưa rõ ràng. Về phân bố mới chỉ có các thông tin theo đơn

vị hành chính hoặc khu vực rừng đặc dụng mà chưa có nghiên cứu nào đánh

giá theo phân khu địa lý động vật, sinh cảnh và độ cao. Thêm vào đó, quan

hệ di truyền giữa các quần thể và giữa các loài của một số giống ở Việt Nam

cũng chưa được nghiên cứu.

Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu phân loại, đặc điểm phân bố và

quan hệ di truyền các loài chuột chù (MAMMALIA: SORICOMORPHA)

ở Việt Nam” được thực hiện nhằm đánh giá sự đa dạng về thành phần loài,

đặc điểm phân bố, xem xét mối quan hệ di truyền giữa các quần thể và giữa

các loài chuột chù ở Việt Nam trên cơ sở phân tích đặc điểm hình thái kết

hợp với phân tích sinh học phân tử.

pdf 27 trang kiennguyen 5760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tóm tắt luận án Nghiên cứu phân loại, đặc điểm phân bố và quan hệ di truyền các loài chuột chù (MamMalia: SoriComorpha) ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tóm tắt luận án Nghiên cứu phân loại, đặc điểm phân bố và quan hệ di truyền các loài chuột chù (MamMalia: SoriComorpha) ở Việt Nam

Tóm tắt luận án Nghiên cứu phân loại, đặc điểm phân bố và quan hệ di truyền các loài chuột chù (MamMalia: SoriComorpha) ở Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC 
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
----------------------------- 
Bùi Tuấn Hải 
NGHIÊN CỨU PHÂN LOẠI, ĐẶC ĐIỂM PHÂN BỐ 
VÀ QUAN HỆ DI TRUYỀN CÁC LOÀI CHUỘT CHÙ 
(MAMMALIA: SORICOMORPHA) Ở VIỆT NAM 
 Chuyên ngành: Động vật học 
 Mã số: 9 42 01 03 
 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC 
Hà Nội - 2021 
Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện 
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. 
Người hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. Lê Xuân Cảnh 
Người hướng dẫn khoa học 2: GS. TS. Masaharu Motokawa 
Phản biện 1:  
Phản biện 2:  
Phản biện 3: . 
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học 
viện, họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học 
và Công nghệ Việt Nam vào hồi  giờ ..’, ngày  tháng  năm 202 
Có thể tìm hiểu luận án tại: 
- Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ 
- Thư viện Quốc gia Việt Nam 
 1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của luận án 
Trên thế giới, bộ Chuột chù gồm có 4 họ, 55 giống, 530 loài, phân bố 
rộng khắp (Wilson & Mittermeier, 2018). Trong đó có 11 loài cực kỳ nguy 
cấp (CR), 41 loài nguy cấp (EN), 25 loài sắp nguy cấp (VU) và 16 loài sắp 
bị đe dọa (NT) (IUCN 2019-2). 
Trong hai thập kỷ gần đây, đã có một số công trình nghiên cứu về một 
số loài thú trong bộ Chuột chù ở khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt 
Nam. Các nghiên cứu về bộ Chuột chù ở Việt Nam mới chỉ tập trung vào 
việc phát hiện loài mới hoặc ghi nhận mới. Trong khi đó, việc định loại một 
số loài cũng như xây dựng hệ thống phân loại cho các loài thú thuộc bộ 
Chuột chù còn chưa rõ ràng. Về phân bố mới chỉ có các thông tin theo đơn 
vị hành chính hoặc khu vực rừng đặc dụng mà chưa có nghiên cứu nào đánh 
giá theo phân khu địa lý động vật, sinh cảnh và độ cao. Thêm vào đó, quan 
hệ di truyền giữa các quần thể và giữa các loài của một số giống ở Việt Nam 
cũng chưa được nghiên cứu. 
Chính vì vậy, đề tài “Nghiên cứu phân loại, đặc điểm phân bố và 
quan hệ di truyền các loài chuột chù (MAMMALIA: SORICOMORPHA) 
ở Việt Nam” được thực hiện nhằm đánh giá sự đa dạng về thành phần loài, 
đặc điểm phân bố, xem xét mối quan hệ di truyền giữa các quần thể và giữa 
các loài chuột chù ở Việt Nam trên cơ sở phân tích đặc điểm hình thái kết 
hợp với phân tích sinh học phân tử. 
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận án 
1) Xác định tính đa dạng các loài thú thuộc bộ Chuột chù 
(Eulipotyphla) ở Việt Nam. 
2) Nghiên cứu đặc điểm phân bố của các loài Chuột chù ở Việt Nam 
theo phân vùng địa lý, sinh cảnh và độ cao. 
3) Đánh giá mối quan hệ di giữa các quần thể, loài và các nhóm loài 
thuộc bộ Chuột chù ở Việt Nam. 
3. Các nội dung nghiên cứu chính của luận án 
Nội dung 1: Nghiên cứu đa dạng thành phần loài Chuột chù ở Việt Nam 
- Xây dựng danh sách các loài Chuột chù ở Việt Nam 
 2 
- Mô tả, phân tích và so sánh đặc điểm hình thái ngoài và hình thái sọ 
của các loài Chuột chù ở Việt Nam. 
- Xây dựng khóa định loại cho các loài thú thuộc bộ Chuột chù 
Eulipotyphla ở Việt Nam. 
Nội dung 2: Đánh giá đặc điểm phân bố của các loài Chuột chù ở 
Việt Nam 
- Đánh giá đặc điểm phân bố theo phân khu địa lý. 
- Đánh giá đặc điểm phân bố theo sinh cảnh. 
- Đánh giá đặc điểm phân bố theo đai độ cao. 
Nội dung 3: Đánh giá tính đa dạng và mối quan hệ di truyền giữa 
các quần thể, các loài và giữa các giống trong bộ Chuột chù Eulipotyphla 
- So sánh sự sai khác về mặt di truyền giữa các quần thể của một số 
loài có vùng phân bố rộng. 
- So sánh sự sai khác về mặt di truyền giữa các giống, loài. 
- Xây dựng cây quan hệ di truyền giữa các loài và quần thể. 
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 
1.1. Khái quát tình hình nghiên cứu thành phần loài thú thế giới 
Nghiên cứu khoa học về thú được cho là chính thức bắt đầu từ những 
phát hiện của Aristotle (384–322 trước công nguyên). Đã có một số tác giả 
tổng hợp và thống kê về thành phần loài thú trên thế giới như Trouessart, 
Wilson & Reeder, Nowak, Honacki. Cho đến nay, Burgin et al., 2018 và dữ 
liệu của Hội thú học Hoa Kỳ năm 2019 đã thống kê được 6495 loài (96 loài 
đã tuyệt chủng, 6399 loài đang tồn tại) thuộc 1314 giống, 170 họ, 27 bộ. 
1.2. Khái quát tình hình phân loại bộ Chuột chù thế giới 
 Thuật ngữ “Insectivora” ban đầu được các nhà cổ sinh vật học dùng 
để chỉ taxon phân loại bao gồm toàn bộ các loài thú ăn sâu bọ. Haeckel 
(1866) đã sẵp xếp lại và đặt tên bộ thú ăn sâu bọ Lypotyphla bao gồm các 
họ Soricidae, Talpidae, Erinaceidae, Tenrecidae, Chrysochloridae, 
Solenodontidae và Nesophontidae (đã tuyệt chủng). Gần đây, các nghiên 
cứu về sinh học phân tử và tiến hoá của Nishihara et al. (2009), He et al. 
(2010), Sato et al. (2016), Brace et al. (2016), Spinger et al. (2017, 2018) đã 
 3 
chỉ ra mối quan hệ gần gũi của các họ Soricidae, Talpidae, Erinaceidae và 
Solenodontidae và xếp chúng vào bộ Eulipotyphla. Tổng hợp các nghiên 
cứu về bộ Chuột chù trên thế giới, Wilson & Mittermeier (2018) đã thống 
kê được 530 loài, thuộc 55 giống, 4 họ. 
1.3. Lược sử nghiên cứu thú ở Việt Nam 
1.3.1. Thời kỳ trước năm 1954 
Lịch sử nghiên cứu khu hệ thú ở Việt Nam đươc xem là bắt đầu vào thế 
kỷ XVIII với các tác phẩm như “Vân đài loại ngữ”, “Phủ biên tạp lục” của 
Lê Quý Đôn (1724 - 1784). 
Vào những năm đầu thế kỷ XIX, việc nghiên cứu các loài thú hoang dã 
ở Việt Nam mới chính thức bắt đầu với khảo sát của Finlayson et al. (1826). 
Các tiêu bản trong cuộc khảo sát này dần dần được Dustales (1874, 1893, 
1898), Germain (1887) và Gurney (1889), phân tích và công bố sau đó. 
Những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các nghiên cứu về khu hệ 
thú ở Việt Nam tiếp tục được các chuyên gia đến từ Châu Âu thực hiện như 
Milne - Edwards (1868 - 1874), Morice (1875), Brousmiches (1887), Heude 
(1894), Billet (1896), Pousargues (1898), Pavie (1904), Boutan (1906), 
Bonhote (1907), Osgood (1932), Blane (1932), Delacour (1934), Bourret 
(1942)... đã bổ sung nhiều loài thú mới cho Việt Nam. 
1.3.2. Thời kỳ 1954 - 1975 
Trong thời kỳ này, các nghiên cứu về thú được tiến hành rộng rãi trên 
khắp các tỉnh miền Bắc Việt Nam. Các kết quả nghiên cứu về thú trong giai 
đoạn này đã được công bố trên các tạp chí trong và ngoài nước. Tiêu biểu 
có những công trình của, Võ Quý và cs. (1961), Lê Hiền Hào (1962, 1964, 
1969, 1973), Đặng Huy Huỳnh và Vũ Đình Tuân (1964), Đặng Huy Huỳnh 
và Cao Văn Sung (1965, 1973), Đào Văn Tiến (1966), Lê Vũ Khôi (1970), 
Van Peenen et al. (1967, 1969, 1970, 1971); Duncan et al. (1970, 1971)... 
1.3.3. Thời kỳ 1975 – nay 
Sau năm 1975, công tác điều tra nghiên cứu tài nguyên sinh vật nói 
chung và thú nói riêng cũng được đẩy mạnh và có những bước phát triển 
lớn với nhiều chương trình lớn của Nhà nước cũng như hợp tác quốc tế. 
Nhiều kết quả được đăng tải trong các sách chuyên khảo, các tạp chí trong 
nước và quốc tế. Tiêu biểu như các công trình của: Cao Văn Sung và cs. 
 4 
(1980); Đặng Huy Huỳnh và cs. (1981, 1994, 2007, 2008, 2010); Đào Văn 
Tiến (1985); Cao Van Sung (1989); Lê Vũ Khôi (2000); Kuznetsov (2006); 
Đặng Ngọc Cần và cs. (2008); Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh 
(2009)... 
1.4. Tình hình nghiên cứu bộ Chuột chù ở Việt Nam 
Ở Việt Nam, phải đến thế kỷ XX một số loài thú thuộc bộ Chuột chù 
Soricomorpha mới được ghi nhận với 6 loài được Osgood (1932) ghi nhận. 
Tổng hợp các nghiên cứu từ trước đến nay, gần đây nhất, Bui Tuan Hai et 
al. (2019) đã công bố danh sách các loài thú ăn sâu bọ ở Việt Nam gồm 37 
loài và phân loài, thuộc 13 giống, 3 họ. Tính đến thời điểm hiện tại, đây là 
danh sách cập nhật nhất về bộ Chuột chù ở Việt Nam được công bố. 
Về sinh học phân tử, hiện có các nghiên cứu của Bannikova et al. (2011, 
2017, 2019), Zemlemerova et al. (2013, 2016), Shinohara et al. (2014, 
2015), He et al. (2014, 2018), Abramov et al. (2015, 2017a,b, 2018), Li et 
al. (2019) thực hiện trên các nhóm Crocidura, Blarinella, Chimarrogale, 
Chodsigoa, Episoriculus, Euroscaptor ở khu vực Đông Nam Á và Nam 
Trung Quốc trong đó có các mẫu vật thu được ở Việt Nam. 
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NGUYÊN LIỆU VÀ 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng, phạm vi và nguyên liệu nghiên cứu 
Đề tài này tập trung nghiên cứu về phân loại, đặc điểm phân bố và mối 
quan hệ di truyền các loài thú thuộc bộ Chuột chù (Eulipotyphla) ở Việt 
Nam. 
Nghiên cứu được tiến hành trên cơ sở 831 số hiệu mẫu vật bao gồm 667 
mẫu cơ thể và 778 mẫu sọ đã được thu thập khắp cả nước. Về sinh học phân 
tử, nghiên cứu đã tiến hành giải 87 trình tự của 81 số hiệu mẫu vật thuộc 23 
loài. Trong đó, sử dụng 60 trình tự cho phân tích mối quan hệ di truyền, kết 
hợp với 125 trình tự tham khảo từ genbank. 
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 
Đề tài sử dụng kết quả nghiên cứu của tác giả từ năm 2012 đến năm 
2019 với 40 đợt khảo sát, 407 ngày trên thực địa (từ 2017 đến 2019: 21 đợt 
khảo sát, 167 ngày trên thực địa). Trong đó, một phần kết quả nghiên cứu 
 5 
từ 2013 đến 2015 đã được tác giả công bố trong luận văn thạc sĩ “Nghiên 
cứu phân loại và quan hệ di truyền các loài chuột chù răng trắng giống 
Crocidura (Mammalia: Soricidae) ở Việt Nam” được cập nhật và bổ sung 
trong nghiên cứu này. 
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm được thực hiện tại Phòng Bảo tồn 
Thiên nhiên (Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam), Phòng Động vật học có 
xương sống (Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh vật), Viện Động vật Saint 
Petersburg (Viện Hàn lâm Khoa học Nga) và Bảo tàng Đại học Kyoto (Nhật 
Bản). 
2.2.1. Đặc điểm chung tự nhiên Việt Nam 
Việt Nam nằm trọn trong vành đai nội chí tuyến Bắc bán cầu, trải dài 
trên nhiều vĩ độ (từ 8030’ đến 23022’ vĩ độ Bắc) với các đặc điểm về địa 
chất, địa hình, khí hậu, thuỷ văn đa dạng, dẫn tới sự đa dạng và phong phú 
về sinh học nói chung và các loài thú nói riêng. 
2.2.2. Phân vùng địa lý động vật khu hệ thú Việt Nam 
Hình 2.1. Địa điểm khảo sát 
thực địa và thu thập mẫu vật 
Nghiên cứu được thực 
hiện trên các mẫu vật được 
thu thập tại 66 địa điểm 
thuộc 37 tỉnh, thành phố 
trên cả nước. Trong đó, tác 
giả đã tiến hành khảo sát, 
thu thập mẫu vật mới và bổ 
sung tại 33 địa điểm thuộc 
21 tỉnh (Hình 2.1). 
 6 
Trên cơ sở các yếu tố địa hình, địa mạo, khí hậu, môi trường, thích 
nghi và phân bố của động thực vật, Nguyễn Xuân Đặng và Lê Xuân Cảnh 
(2009) và Lê Vũ Khôi et al. (2015) đã phân chia thành 5 đơn vị địa lý động 
vật khu hệ thú, bao gồm: Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ, Nam Trung 
Bộ và Tây Nguyên, và Nam Bộ. 
2.3. Phương pháp nghiên cứu 
2.3.1. Thu thập mẫu vật 
Phỏng vấn và lựa chọn địa điểm thu mẫu: Phỏng vấn các chuyên gia, 
nhân viên kiểm lâm và người dân để thu thập thông tin. 
Thu thập mẫu vật: Đặt bẫy theo tuyến bằng các loại bẫy chuyên dụng 
gồm bẫy lồng (Cage trap), bẫy hộp (Sherman trap), bẫy cốc (Pitfall trap) và 
bẫy ống (Tunnel trap) kết hợp các loại mồi phù hợp với phổ thức ăn của 
chuột chù như cá khô, giun đất, cua, cá, các loại thức ăn tổng hợp có trộn 
hương liệu để thu thập mẫu. 
Xử lý mẫu vật trên thực địa: Gắn nhãn, chụp ảnh, đo đạc các chỉ số 
hình thái ngoài (HB, T, E, HF1, HF2, FF1, FF ... ân bố của các loài thú trong bộ Chuột chù ở Việt Nam 
TT Loài Khu vực Sinh cảnh Độ cao 
1 H. suillus 
TB, ĐB, 
BTS, TTS, 
NTS, TNB 
NĐV, NĐ - RCG, 
RTN, CBC, ĐR - T, I 
I, II, 
III, IV 
2 N. sinensis TB NĐV - RCG, CBC - I II, III, IV 
3 N. hainanensis1 ĐB I, II 
4 S. fusicaudus2 ĐB II 
5 M. latouchei TB, ĐB NĐV, NĐ - RCG, RTN, CBC, ĐR - T II, III 
6 E. kuznetsovi ĐB NĐV, NĐ - RCG, RTN, CBC - T, I II 
7 E. orlovi TB NĐV - RCG, RTN, CBC - T, I. III 
8 E. parvidens NTS NĐ - RCG, RTN, CBC - T, I I, II 
9 E. ngoclinhensis BTS, TTS NĐV, NĐ - RCG, RTN, CBC - T, I I, II, III 
22
18
25
20
23
4 2
23 23
NĐV NĐ RCGRTNCBC ĐR DC T I
20
25
18
57 5 3 2
Dưới 
600m
600 -
1600m
1600 -
2600m
Trên
2600m
Số loài Loài đặc trưng
 18 
TT Loài Khu vực Sinh cảnh Độ cao 
10 E. subanura TB, ĐB, BTS 
NĐV, NĐ - RCG, 
RTN, CBC - T, I. I 
11 A. squamipes TB, ĐB NĐV - RCG, RTN, CBC - T, I. 
 II, III, 
IV 
12 B. quadraticauda TB, ĐB NĐV - RCG, CBC - T, I. II, III 
13 C. caovansunga ĐB NĐV - RCG, RTN, CBC - T, I. II, III 
14 C. hoffmanni ĐB NĐV - RCG, RTN, CBC - T, I. II, III 
15 C. parca3 TB III 
16 C. himalayica TB, ĐB, BTS 
NĐV, NĐ - RCG, 
RTN, CBC - T, I. I, II, III 
17 C. verennei BTS, TTS, NTS 
NĐV, NĐ - RCG, 
RTN, CBC - T, I. I, II 
18 E. baileyi TB NĐV - CBC - I IV 
19 E. macrurus4 TB IV 
20 E. umbrinus5 TB III 
21 C. annamitensis6 BTS II 
22 C. attenuata ĐB NĐV, NĐ - RCG, RTN, CBC - T, I I, II, III 
23 C. tanakae 
TB, ĐB, 
BTS, TTS, 
NTS 
NĐV, NĐ - RCG, 
RTN, CBC - T, I I, II, III 
24 C. dracula TB, ĐB, BTS 
NĐV, NĐ - RCG, 
RTN, CBC, ĐR, DC - 
T, I. 
I, II, III 
25 C. fuliginosa TNB NĐ - RCG - T I 
26 C. guy5 ĐB I 
27 C. indochinensis4 NTS II 
28 C. wuchihensis TB, ĐB, BTS 
NĐV, NĐ - RCG, 
RTN, CBC - T, I I, II 
29 C. sapaensis TB NĐV - RCG, RTN, CBC - T, I II, III 
30 C. kegoensis BTS I 
31 C. phanluongi NTS NĐ - RCG - T I 
 19 
TT Loài Khu vực Sinh cảnh Độ cao 
32 C. phuquocensis7 TNB I 
33 C. rapax6 TTS, NTS I, II, III 
34 C. sokolovi TTS NĐ - RCG - I II 
35 C. zaitsevi BTS, TTS, NTS 
NĐV, NĐ - RCG, 
RTN, CBC - T, I I, II, III 
36 S. etruscus 
TB, ĐB, 
BTS, TTS, 
NTS,TNB 
NĐV, NĐ - RCG, 
RTN, CBC - T, I. I, II 
37 S. murinus 
TB, ĐB, 
BTS, TTS, 
NTS,TNB 
NĐV, NĐ - RCG, 
RTN, CBC, ĐR, DC - 
T, I. 
I 
Ghi chú: 1: Abramov et al. (2018); 2: Lunde et al. (2003); 3: Osgood (1932); 4: 
Abramov et al. (2013b); 5: Abramov et al. (2017a); 6: Jenkins et al. (2009); 7: 
Abramov et al. (2008b). 
Nhìn chung, các loài thú trong bộ Chuột chù ở Việt Nam phân bố rộng 
khắp các vùng địa lý động vật, ở nhiều dạng sinh cảnh và nhiều đai độ cao 
khác nhau. Điều này cho thấy sự cạnh tranh về mặt sinh cảnh sống, sự thay 
đổi các yếu tố môi trường, hay sự xuất hiện thường xuyên của con người 
gây ảnh hưởng không quá mạnh mẽ đến sự phân bố của bộ Chuột chù nói 
chung. Tuy nhiên, Chuột chù là những loài rất nhạy cảm và có vòng đời 
ngắn, vì vậy, khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự phân bố, cần xem xét 
cho từng loài hoặc từng giống. 
Từ kết quả phân tích hình thái và kết quả phân tích gen cytb trên những 
mẫu vật mới thu thập được ở Việt Nam và những thông tin đã được xác 
minh ở những khu vực lân cận, nghiên cứu cho rằng C. dracula phân bố từ 
bờ Đông sông Mê Kông cho đến Trung Quốc, còn C. fuliginosa phân bố từ 
bờ Tây sông Mê Kông cho đến Myanmar (Hình 3.12). Đồng thời, Esselstyn 
et al. (2009) chỉ ra rằng tổ tiên gần nhất của hai loài này xuất hiện cách đây 
gần 20 triệu năm. Trong khi đó, Nie et al. (2018) lại đưa ra những bằng 
chứng cho thấy sông Mê Kông bắt đầu dòng chảy cách đây 17 triệu năm 
trong thế Miocene giữa. Vì vậy, nghiên cứu giả thuyết rằng sông Mê Kông 
là ranh giới tự nhiên và rào cản sinh học của hai loài C. dracula và C. 
fuliginosa. 
 20 
3.7. Quan hệ di truyền giữa các giống và giữa các họ trong bộ Chuột 
chù Eulipotyphla ở Việt Nam 
Hình 3.13 cho thấy sự 
phân tách rõ ràng thành 
ba họ Chuột chũi 
(Talpidae, nhánh A), 
họ Dím (Galericidae, 
nhánh B) và họ Chuột 
chù (Soricidae, nhánh 
C + D). Tuy nhiên, xác 
suất hậu nghiệm tại các 
gốc nhánh B, C và D 
thấp. KCDT giữa các 
nhánh 21 - 34%. 
Hình 3.12. A: Sơ 
đồ phân bố của 
Crocidura 
fuliginosa 
(IUCN). B: Sơ 
đồ phân bố của 
C. dracula và 
C. fuliginosa 
(Bui Tuan Hai et 
al. 2020) 
Hình 3.13. Cây quan hệ di truyền BI/ML gen cytb các họ 
và các giống trong bộ Chuột chù ở Việt Nam. 
 21 
Hình 3.14. Cây quan hệ di 
truyền BI/ML gen cytb 
các loài trong họ 
Galericidae ở Việt Nam. 
Các loài trong họ 
Galericidae ở Việt Nam 
gồm Neotetracus sinensis 
(nhánh H), Neohylomys 
hainanensis (nhánh I) và 
Hylomys suillus (nhánh L) 
có mối quan hệ gần gũi 
với nhau với xác suất hậu 
nghiệm ở gốc chung của 
các nhánh thấp. KCDT 
giữa các loài trong họ 
Dím ở VN: 23 - 28%. Mẫu 
vật Motokawa 624 có thể 
là giống mới 
Hình 3.15. Cây quan hệ di 
truyền BI/ML gen cytb các loài 
Chuột chũi ở Việt Nam. 
Các loài Chuột chũi có phân 
bố ở Việt Nam chia vào các 
nhánh khá rõ rệt. Các loài trong 
giống Euroscaptor ở phía Bắc 
(nhánh D) có quan hệ gần gũi 
với nhau. Các loài ở dãy Trường 
Sơn (Nhánh E, F) có quan hệ 
gần gũi với nhau. Khoảng cách 
giữa các loài từ 5 - 29%. E. p. 
ngoclinhensis nên được coi là 
loài riêng biệt. Quần thể ở Chàm 
Chu, Tây Côn Lĩnh có thể là 
những taxa mới. 
 22 
Hình 3.18. Cây quan hệ di 
truyền BI/ML gen cytb các loài 
Chuột chù răng nâu ở 
Việt Nam 
Các loài thú trong phân họ 
Soricinae chia thành 2 nhóm 
chính. Nhóm I gồm hai loài 
trong nhánh A là 
B. quadraticauda và A. 
squamipes. Nhóm II gồm các 
loài thuộc các nhánh B, C và 
D: C. himalayica, C. varrnei, 
Ch. hoffmanni, Ch. parca, 
Ch. caovansunga, E. 
umbrinus, E. baileyi, E. 
macrurus. KCDT: 12 - 23%. 
Hình 3.19. Cây quan hệ di 
truyền BI/ML gen cytb các 
loài Chuột chù răng trắng. 
Hai giống trong phân họ 
Chuột chù răng trắng 
Crocidurinae (Suncus và 
Crocidura) có khoảng cách 
di truyền 14-21%. Trong khi 
các loài trong giống Suncus 
thể hiện sự sai khác rõ rệt về 
di truyền thì các loài trong 
giống Crocidura lại có sự 
phức tạp và đa dạng về di 
truyền. Các loài trong giống 
Crocidura có khoảng cách di 
truyền 3 - 17% 
 23 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 
 4.1. Kết luận 
Kết quả đã ghi nhận, mô tả và xây dựng khoá định loại cho 37 loài và 
phân loài thú thuộc 13 giống, 3 họ và 3 phân bộ trong bộ Chuột chù 
Eulipotyphla có phân bố ở Việt Nam. Có 11 loài và phân loài hiện mới chỉ 
ghi nhận ở Việt Nam. Theo IUCN, có 01 loài Nguy cấp (EN) và 01 loài sắp 
bị đe doạ (NT). 
Các loài thú thuộc bộ Chuột chù Eulipotyphla ở Việt Nam phân bố ở 
6 phân khu địa lý khác nhau: Tây Bắc (18 loài, 7 loài đặc trưng), Đông Bắc 
(18 loài, 7 loài đặc trưng), Bắc Trường Sơn (13 loài, 2 loài đặc trưng), Trung 
Trường Sơn (9 loài, 1 loài đặc trưng), Nam Trường Sơn và Đông Nam Bộ 
(10 loài, 3 loài đặc trưng), và Tây Nam Bộ (5 loài, 2 loài đặc trưng). 
C. dracula phân bố ở phía Đông của sông Mê Kông, còn C. fuliginosa 
phân bố ở phía Tây sông Mê Kông. 
Các loài thú thuộc bộ Chuột chù phân bố ở nhiều dạng sinh cảnh khác 
nhau và nhiều nhất ở độ cao 600 - 1600m (25 loài, 7 loài đặc trưng), tiếp 
theo lần lượt là các đai dưới 600m (20 loài, 5 loài đặc trưng), 1600 - 2600m 
(18 loài, 3 loài đặc trưng) và ít nhất là ở độ cao trên 2600m (5 loài, 2 loài 
đặc trưng). 
Dựa trên gen phân tích gen cytb, các họ/phân họ và các giống trong bộ 
Chuột chù có khoảng cách di truyền khá lớn từ 14% đến 34%. Khoảng cách 
di truyền giữa các loài khoảng 3 - 29% tuỳ theo từng nhóm. Trong đó, 
khoảng cách giữa các loài cùng giống nhỏ nhất là 3% và lớn nhất là 23%. 
Các mẫu vật thu thập ở Sa Pa có thể là giống Dím mới cho khoa học. 
4.2. Kiến nghị 
 - Tiến hành cách nghiên cứu tiếp theo để làm rõ các vấn đề phân loại, 
phân bố, quan hệ di truyền, sinh học, sinh thái ở Đông Nam Á và Nam Trung 
Quốc. 
- Nghiên cứu tập trung vào giống Chuột chũi Euroscaptor để làm rõ 
thành phần loài và vị trí phân loại 
- Đánh giá hiện trạng bảo tồn của một số loài đang bi đe doạ, hoặc tại 
các khu vực đang bị tác động tiêu cực. 
 24 
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN 
 Lần đầu tiên đưa ra danh sách thành phần, mô tả (bao gồm cả số đo 
hình thái ngoài và hình thái sọ) và khoá định loại của 37 loài và phân loài 
thú thuộc bộ Eulipotyphla ở Việt Nam dựa trên sự kết hợp giữa các phương 
pháp cổ điển và hiện đại. 
 Phân chia khu hệ các loài thú thuộc bộ Chuột chù vào 6 phân vùng địa 
lý động vật: Tây Bắc, Đông Bắc, Bắc Trường Sơn, Trung Trường Sơn, Nam 
Trường Sơn và Đông Nam Bộ, và Tây Nam Bộ. Đồng thời, bổ sung nhiều 
thông tin về phân bố của các loài kết hợp với đánh giá đặc điểm phân bố 
theo các dạng sinh cảnh và độ cao. 
 Đánh giá tính đa dạng và mối quan hệ di truyền giữa các quần thể, các 
loài và giữa các giống của 34/37 loài và phân loài thú trong bộ Chuột chù ở 
Việt Nam. 
 Đưa ra vùng phân bố của 2 loài Crocidura fuliginosa và C. dracula ở 
khu vực Nam Trung Quốc và Đông Nam Á với giả thuyết sông Mê Kông là 
ranh giới tự nhiên và rào cản sinh học. 
 Đưa ra các thông tin ban đầu về 01 giống Dím mới và 03 loài Chuột 
chũi mới cho khoa học. Đề xuất nâng hạng 01 phân loài thành loài 
(Euroscaptor parvidens ngoclinhensis ! E. ngoclinhensis). 
 Kết quả của luận án là tài liệu quan trọng trong việc xây dựng 
Động vật chí Việt Nam. 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 
Bui Tuan Hai, Masaharu Motokawa, Shin-ichiro Kawada, Alexei V. 
Abramov, Nguyen Truong Son. Skull variation in Asian moles of the genus 
Euroscaptor (Eulipotyphla: Talpidae) in Vietnam. Mammal Study 45 (4), 
2020. 
Bui Tuan Hai, Motokawa Masaharu, Ninh Thi Hoa and Le Xuan Canh. A 
revision of the geographical distributions of the Southeast Asian shrews 
(Crocidura dracula & C. fuliginosa) based on new collection in Vietnam. 
Proceeding of the 4th National Scientific conference on Biological research 
and teaching in Vietnam: 3-10. 2020. 
Bui Tuan Hai, Ly Ngoc Tu, Vu Thuy Duong, Le Duc Minh, Nguyen Thi 
Tham, Nguyen Truong Son. Supplementary data of Insectivores 
(Mammalia, Eulipotyphla) in Vietnam. Tap chi Sinh hoc, 41(2se1&2se2): 
393– 407. 2019 
Nguyen Truong Son, Ly Ngoc Tu, Vu Thuy Duong, Bui Tuan Hai, Nguyen 
Thi Tham, Lam Hai Dang, Lam Quang Ngon. Mammals (mammalia) 
recorded in the My Phuoc area (Soc Trang Province) and Tram Chim 
National Park (Dong Thap Province). Tap chi Sinh hoc, 41(2se1&2se2): 
177–187. 2019. 
Ly Ngoc Tu, Bui Tuan Hai, Masaharu Motokawa, Tatsuo Oshida, Hideki 
Endo, Alexei V. Abramov, Sergei V. Kruskop, Nguyen Van Minh, Vu Thuy 
Duong, Le Duc Minh, Nguyen Thi Tham, Ben Rawson, Nguyen Truong 
Son. Small mammals of the Song Thanh and Saola Quang Nam Nature 
Reserves, central Vietnam. Russian Journal of Theriology 18 (2): 54-70, 
2019 
Bui Tuan Hai, Ly Ngoc Tu, Vu Thuy Duong, Nguyen Truong Son. 
Geographic variation in skull size and shape of Crocidura dracula 
(Mammalia: Soricidae) in Vietnam. Hội nghị Khoa học toàn quốc về Sinh 
thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 7: 670 - 677

File đính kèm:

  • pdftom_tat_luan_an_nghien_cuu_phan_loai_dac_diem_phan_bo_va_qua.pdf
  • docDong gop moi cua Luan An.doc
  • pdfQĐ hội đồng.pdf
  • docxTinh moi luan an tieng anh.docx
  • pdfTom tat LATS-2021-EN.pdf
  • docxTrich yeu luan an.docx