Luận án Các di tích thời đại đá mới ở hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông

1.1. Tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông là hai tỉnh phía Nam Tây Nguyên, vốn

tách ra từ tỉnh Đắk Lắk cũ từ năm 2004. Đắk Lắk và Đắk Nông là mái nhà chung

của gần 50 tộc người, trong đó có 4 tộc người thiểu số tại chỗ (Êđê, J’rai, M’nông.

Mạ). Tư liệu khảo cổ học đã chứng minh sự có mặt con người tại địa bàn tỉnh Đắk

Lắk và tỉnh Đắk Nông từ thời tiền sử. Khởi nguồn từ những cộng đồng dân cư thời

tiền sử đó, trải qua quá trình lịch sử phát triển lâu dài với những giai đoạn phát triển

chung của nhân loại, các cư dân sinh sống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk

Nông đã hình thành nên những giá trị truyền thống văn hóa của vùng đất này. Do

đó, nghiên cứu về các giai đoạn phát triển thời tiền sử tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk

Nông cũng chính là nghiên cứu giai đoạn mở đầu trong diễn trình phát triển văn

hóa, xã hội khu vực phía Nam vùng Tây Nguyên.

Những nghiên cứu khảo cổ học tiền sử tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đắk Nông sẽ góp

phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, qua đó cung cấp luận cứ, luận

chứng cho chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở các bản sắc

văn hóa vốn hình thành và phát triển qua nhiều cộng đồng cùng sinh sống trên cùng

mảnh đất trong buổi đầu lịch sử; là tư liệu khoa học có tính pháp lý cho công tác

xác định và bảo vệ chủ quyền dân tộc trên vùng đất biên cương chiến lược của tổ

quốc; cung cấp thông tin chính xác về di tích khảo cổ cho các nhà quản lý trước khi

hoạch định chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội của hai

tỉnh trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện nay.

1.2. Từ nửa đầu thế kỷ XX, thời điểm G.Codominas công bố những phát hiện

di vật đá đầu tiên cho đến nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông đã phát

hiện hơn 100 địa điểm khảo cổ học tiền sử, trong đó các địa điểm khảo cổ thời đại

Đá mới chiếm số lượng chủ yếu với 100 địa điểm, cho thấy sự tồn tại của những

văn hóa thời đại Đá mới phát triển rực rỡ và năng động tại vùng đất này. Thời đại

Đá mới (Neolithic) là giai đoạn phát triển đỉnh cao của thời đại Đá, được coi như là

một cuộc cách mạng trong thuở bình minh lịch sử nhân loại. Qua “cách mạng Đá

mới”, nhân loại đạt được các thành tựu lớn về kỹ thuật với phát triển kỹ thuật mài,2

làm đồ gốm và đặc biệt là xuất hiện kinh tế sản xuất, chủ động khai thác tái tạo

thiên nhiên, phục vụ nhu cầu tồn tại bản thân và sáng tạo văn hóa cộng đồng. Do đó,

thời đại Đá mới có ý nghĩa là giai đoạn chuẩn bị hành trang của các cộng đồng

người trước khi bước sang ngưỡng cửa văn minh.

Mặc dù, nguồn tư liệu phong phú nhưng hầu hết các công bố về khảo cổ học

thời đại Đá mới ở tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông chủ yếu dừng ở mức độ công bố

phát hiện hoặc báo cáo khai quật riêng rẽ của một số ít di tích được thám sát hoặc

khai quật hạn chế. Diễn trình phát triển cùng đặc trưng văn hóa từng giai đoạn, mối

liên hệ giữa các nhóm cư dân thời đại Đá mới Đắk Lắk, Đắk Nông với nhau và với

vùng lân cận,. vẫn còn là những vấn đề khoa học cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn.

Đặc biệt, những phát hiện mới trong hơn một thập kỷ qua đã gợi mở khả năng làm

sáng rõ các vấn đề trên.

1.3. Số lượng di tích khảo cổ học tiền – sơ sử tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông

được phát hiện và công bố cho đến nay lên tới con số hơn 100 di tích. Tuy nhiên,

các tỉnh Tây Nguyên, trong đó có tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông, đã, đang và vẫn

tiếp tục là trung tâm canh tác cây công nghiệp trọng điểm của cả nước. Hoạt động

canh tác cây công nghiệp diện rộng cùng các dự án xây dựng hồ thủy điện, hồ thủy

lợi đe dọa nghiêm trọng, thậm chí đã phá hủy hoàn toàn nhiều di tích khảo cổ. Đây

chính là áp lực từ thực tiễn cuộc sống đặt ra, thúc đẩy những hoạt động nghiên cứu

khảo cổ học tại khu vực nghiên cứu cần tiến hành khẩn cấp và liên tục.

pdf 187 trang kiennguyen 20/08/2022 4860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Các di tích thời đại đá mới ở hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Các di tích thời đại đá mới ở hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông

Luận án Các di tích thời đại đá mới ở hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông
 VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
VŨ TIẾN ĐỨC 
CÁC DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐÁ MỚI 
Ở HAI TỈNH ĐẮK LẮK VÀ ĐẮK NÔNG 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC 
HÀ NỘI - 2021 
VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
VŨ TIẾN ĐỨC 
CÁC DI TÍCH THỜI ĐẠI ĐÁ MỚI 
Ở HAI TỈNH ĐẮK LẮK VÀ ĐẮK NÔNG 
Ngành: Khảo cổ học 
Mã số: 9.22.90.17 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHẢO CỔ HỌC 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
1. TS. NGUYỄN GIA ĐỐI 
2. PGS.TS NGUYỄN KHẮC SỬ 
HÀ NỘI - 2021 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công t`rình sưu tầm, tổng hợp và nghiên cứu của riêng 
tôi. Những số liệu, kết quả được trình bày trong luận án là trung thực. Các ý kiến khoa 
học nêu trong luận án được tác giả kế thừa và trích nguồn theo đúng quy định. 
 Hà Nội, ngày tháng năm 2021 
Tác giả luận án 
NCS. Vũ Tiến Đức 
LỜI CẢM ƠN 
Trong quá trình thực hiện Luận án “Các di tích thời đại Đá mới ở hai tỉnh 
Đắk Lắk và Đắk Nông”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tổ chức. 
Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn đến cơ quan chủ quản là Viện Khoa học xã 
hội vùng Tây Nguyên đã hết sức tạo điều kiện cho tôi tham gia đầy đủ các khóa học 
của Học viện. 
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc các bác, cô chú, anh chị và bạn bè trong Viện 
Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, Viện Khảo cổ học, Bảo tàng Thiên nhiên Việt 
Nam, Bảo tàng tỉnh Đắk Nông, Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia 
Việt Nam, Học viện Khoa học xã hội, Ban Chủ nhiệm đề tài TN17/T06... vì sự giúp 
đỡ thân tình và hết lòng trong quá trình tôi tìm kiếm tư liệu cũng như hoàn thành 
Luận án. 
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Gia Đối, PGS.TS. 
Nguyễn Khắc Sử - những người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, theo sát, chỉ bảo và 
động viên tôi hoàn thành Luận án này. 
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình đã luôn ở bên động 
viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn 
thành Luận án này. 
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất về tất cả những sự 
giúp đỡ đó! 
 Tác giả luận án 
NCS. Vũ Tiến Đức 
MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TƢ LIỆU ........................................................... 10 
1.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên, văn hóa – xã hội khu vực nghiên cứu ....... 10 
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................... 10 
1.1.2. Khái quát đặc điểm văn hóa - xã hội khu vực nghiên cứu.............. 18 
1.2. Quá trình phát hiện, nghiên cứu và những vấn đề đặt ra .................. 20 
1.2.1. Quá trình phát hiện .......................................................................... 20 
1.2.2. Kết quả nghiên cứu ......................................................................... 31 
1.2.3. Những vấn đề đặt ra ........................................................................ 33 
1.3. Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................... 34 
Chƣơng 2: ĐẶC ĐIỂM THỜI ĐẠI ĐÁ MỚI TỈNH ĐẮK LẮK VÀ 
ĐẮK NÔNG ................................................................................................... 35 
2.1. Giai đo n Trung Đá mới .................................................................. 35 
2.1.1. Đặc điểm di tích .............................................................................. 35 
2.1.2. Đặc điểm di vật ............................................................................... 46 
2.1.3. Niên đại và các giai đoạn phát triển ................................................ 59 
2.2. Giai đo n Hậu k Đá mới ...................................................................... 63 
2.2.1. Đặc điểm di tích .............................................................................. 63 
2.2.2. Đặc điểm di vật ............................................................................... 69 
2.2.3. Niên đại và các giai đoạn phát triển Hậu kỳ Đá mới ...................... 86 
2.3. Đặc điểm thời đ i Đá mới t i hai tỉnh Đắk Lắ và Đắk Nông ........... 89 
2.3.1. Tính liên tục giữa các giai đoạn thời đại Đá mới khu vực nghiên 
cứu ............................................................................................................. 89 
2.3.2. Đặc thù khu vực .............................................................................. 93 
2.4. Tiểu kết Chƣơng II ................................................................................. 94 
Chƣơng 3: CƢ DÂN, ĐỜI SỐNG VẬTCHẤT, TINH THẦN VÀ 
MỐI QUAN HỆ VĂN HÓA ......................................................................... 96 
3.1. Phân bố dân cƣ ....................................................................................... 96 
3.1.1. Các nhóm dân cư giai đoạn Trung kỳ Đá mới ................................ 96 
3.1.2. Các nhóm dân cư giai đoạn Hậu kỳ Đá mới ................................... 99 
3.2. Mô thức cƣ trú và ho t động kinh tế .................................................. 101 
3.2.1. Mô thức cư trú và hoạt động kinh tế của cư dân Trung kỳ Đá mới ... 101 
3.2.2. Mô thức cư trú và hoạt động kinh tế của cư dân Hậu kỳ Đá mới ...... 107 
3.3. Tổ chức xã hội và đời sống tinh thần ................................................. 112 
3.3.1. Giai đoạn Trung kỳ Đá mới .......................................................... 112 
3.3.2. Giai đoạn Hậu kỳ Đá mới ............................................................. 114 
3.4. Thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông trong bối cảnh rộng hơn ... 117 
3.4.1. Trong không gian Tây Nguyên ..................................................... 117 
3.4.2. Với vùng duyên hải Nam Trung bộ .............................................. 127 
3.4.3. Với miền Đông Nam Bộ ............................................................... 131 
3.5. Tiểu kết Chƣơng 3 ................................................................................ 135 
KẾT LUẬN .................................................................................................. 137 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ..... 141 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 143 
PHỤ LỤC 
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
BC - Before Christ (Trước Công nguyên) 
BEFEO - Bulletin de I'Ecole Francaise d'atrame - Orient 
BP - Before Present (Cách ngày nay) 
Cm - Centimet 
Km - Kilomet 
m - Mét 
Nxb. - Nhà xuất bản 
PGS. - Phó giáo sư 
ThS. - Thạc sĩ 
Tr. - Trang 
TS. - Tiến sĩ 
TT - Thứ tự 
WA - World Archaeology 
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ TRONG LUẬN ÁN 
Bảng 2.1: Di vật trong tầng văn hóa các di tích Trung kỳ Đá mới ........................... 46 
Bảng 2.2: Công cụ đá trong tầng văn hóa các di tích Trung kỳ Đá mới ................... 50 
Bảng 1: Cấu trúc các tổ chức xã hội thời tiền sử và văn minh sớm 
Bảng 2: Thống kê các di tích thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông 
(Nguồn: [2] [3] [19] [21, tr. 60 -71] [31] [34, tr. 72 – 78] [39, tr. 14] [41, tr. 35 – 
44] [42] [45] [63, tr. 125 – 126] [75] [119, tr. 97 – 108]) 
Bảng 3: Địa tầng các di tích thời đại Đá mới tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông 
(Nguồn: [24] [26, tr.112-113] [28] [31, tr. 38- 40] [40] [43] [44] [91] [93] [95] [98]) 
Bảng 4: Thống kê chất liệu công cụ và phác vật Thôn Tám 2006 và năm 2013 
(Nguồn: [20] [28]) 
Bảng 5: Thống kê chất liệu công cụ và phác vật đá C6-1 (Nguồn: [91]) 
Bảng 6: Thống kê chất liệu công cụ và phác vật Tân Lập (Nguồn: [43]) 
Bảng 7: Kết quả phân tích niên đại C14 di tích Buôn Kiều và Buôn Hằng Năm 
(Nguồn: [93]) 
Bảng 8: Kết quả phân tích niên đại C14 hang C6’ và hang C6-1 Krông Nô (Nguồn: 
[91, tr. 85 – 86]) 
Bảng 9. Không gian phân bố các di tích Hậu kỳ Đá mới khu vực nghiên cứu 
(Nguồn: [3] [19] [21] [33] [34] [41] [42] [45] [63] [75]) 
Bảng 10: Rìu, bôn trong một số di tích giai đoạn Hậu kỳ Đá mới tại khu vực nghiên 
cứu đã khai quật, đào thám sát (Nguồn: [17, tr. 27 – 30] [40, tr, 23] [24] [75, tr. 204 
- 212, tr. 238 - 245] [96]) 
Bảng 11: Thống kê rìu, bôn không vai và rìu, bôn có vai tại một số di tích Hậu kỳ 
Đá mới (Nguồn: [26, tr. 112 – 113] [33] [75, tr. 199 - 244] [96, tr. 10 – 14]) 
Bảng 12. Phân bố của một số loại hình công cụ đá giai đoạn Hậu kỳ Đá mới ở khu 
vực nghiên cứu 
Bảng 13: Niên đại C14 một số di tích vùng lòng hồ thủy điện Plei Krông 
(Nguồn: [86, tr. 380 – 381]) 
Bảng 14: Niên đại C14 di tích Lung Leng (Nguồn: [86, tr. 381 – 385]) 
Bảng 2.1: Di vật trong tầng văn hóa các di tích Trung kỳ Đá mới (Nguồn: [20] [28] 
[43] [91] [93]) 
Bảng 2.2: Nhóm công cụ ghè đẽo trong tầng văn hóa các di tích Trung kỳ Đá mới 
(Nguồn: [20] [28] [43] [91] [93]) 
Biểu đồ 1. Thành phần bào tử phấn hoa di chỉ Buôn Kiều (Nguồn: [54, tr.108 - 
110]). 
Biểu đồ 2. Thành phần bào tử phấn hoa di chỉ Thôn Tám (Nguồn: [55, tr.112 – 
114]) 
Biểu đồ 3. Thành phần bào tử phấn hoa di chỉ C6-1 (Nguồn: [91, tr.90 -92]) 
Biểu đồ 4. Phân bố phấn hoa và bào tử theo độ sâu địa tầng C6-1 (Nguồn: [91, tr.90 
-92]). 
Biểu đồ 5. Các tập hợp phấn hoa hang C6-1 (Nguồn: [86, tr.90 -92]). 
Biểu đồ 6: Loại hình rìu, bôn giai đoạn Hậu kỳ Đá mới (Nguồn: [3] [19] [21] [33] 
[34] [41] [42] [45] [63] [75]) 
Biểu đồ 7. Số lượng vỏ nhuyễn thể trong các lớp khai quật hang C6-1 (Nguồn: [91, 
tr.36]) 
Biểu đồ 8. Số lượng di cốt trong các lớp khai quật hang C6-1 (Nguồn: [91, tr.137]) 
Biểu đồ 9: Hình cây thể hiện hệ số tương quan giữa các nhóm di cốt người (Nguồn: 
[14])
1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
1.1. Tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông là hai tỉnh phía Nam Tây Nguyên, vốn 
tách ra từ tỉnh Đắk Lắk cũ từ năm 2004. Đắk Lắk và Đắk Nông là mái nhà chung 
của gần 50 tộc người, trong đó có 4 tộc người thiểu số tại chỗ (Êđê, J’rai, M’nông. 
Mạ). Tư liệu khảo cổ học đã chứng minh sự có mặt con người tại địa bàn tỉnh Đắk 
Lắk và tỉnh Đắk Nông từ thời tiền sử. Khởi nguồn từ những cộng đồng dân cư thời 
tiền sử đó, trải qua quá trình lịch sử phát triển lâu dài với những giai đoạn phát triển 
chung của nhân loại, các cư dân sinh sống trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk 
Nông đã hình thành nên những giá trị truyền thống văn hóa của vùng đất này. Do 
đó, nghiên cứu về các giai đoạn phát triển thời tiền sử tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk 
Nông cũng chính là nghiên cứu giai đoạn mở đầu trong diễn trình phát triển văn 
hóa, xã hội khu vực phía Nam vùng Tây Nguyên. 
Những nghiên cứu khảo cổ học tiền sử tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đắk Nông sẽ góp 
phần gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, qua đó cung cấp luận cứ, luận 
chứng cho chính sách xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trên cơ sở các bản sắc 
văn hóa vốn hình thành và phát triển qua nhiều cộng đồng cùng sinh sống trên cùng 
mảnh đất trong buổi đầu lịch sử; là tư liệu khoa học có tính pháp lý cho công tác 
xác định và bảo vệ chủ quyền dân tộc trên vùng đất biên cương chiến lược của tổ 
quốc; cung cấp thông tin chính xác về di tích khảo cổ cho các nhà quản lý trước khi 
hoạch định chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng, phá ...  Nguồn: [20] [28] 
Bảng 5: Thống ê chất liệu công cụ và phác vật đá C6-1 
Lo i hình 
Chất liệu 
Tổng 
Basalt Silic Chertz Gree Quartzite Quartz Sét ết 
Công cụ ghè đẽo 38 0 0 0 3 2 1 44 
Công cụ mảnh 3 0 1 0 1 1 6 
Cuội có vết ghè 6 0 0 0 0 0 0 
Cuội có vết mài 2 0 0 0 0 0 0 2 
Bàn mài 1 0 0 4 0 0 0 5 
Hòn ghè 6 0 0 1 0 0 0 7 
Hòn kê 1 0 0 1 0 0 0 2 
Hạch đá 8 0 0 0 0 0 0 8 
Phác vật 2 0 0 0 0 0 0 2 
Tổng 67 0 1 6 4 3 1 76 
Tỷ lệ % 88.16 0.00 1.32 7.89 5.26 3.95 1.32 100.00 
 Nguồn: [91] 
169 
Bảng 6: Thống ê chất liệu công cụ và phác vật Tân Lập 
Lo i hình 
Chất liệu 
Tổng 
Basalt Silic Opan 
Cát ết 
biến chất 
Quartzite Chert 
Công cụ ghè đẽo 6 2 0 1 1 1 11 
Công cụ mảnh 1 1 0 0 0 2 
Hạch đá 0 0 1 0 0 0 1 
Hòn kê 0 0 0 1 0 0 1 
Chì lưới 1 0 0 0 0 0 1 
Phác vật 2 1 0 0 0 0 3 
Tổng 10 3 2 2 1 1 19 
Tỷ lệ % 52.63 15.79 10.53 10.53 5.26 5.26 100.00 
Nguồn: [43] 
Bảng 7: Kết quả phân tích niên đ i C14 di tích Buôn Kiều và Buôn Hằng Năm 
TT Ký hiệu mẫu Chất liệu mẫu Niên đ i BP 
Buôn Kiều 
1 15.BK.H2.L1 Than 4.200 – 3.500 (độ tin cậy 68,2%) 
4.500 – 3.300 (độ tin cậy 95,4%) 
2 15.BK.H1.L2 Than 3.900 – 3.250 (độ tin cậy 68,2%) 
4.200 – 2.900 (độ tin cậy 95,4%) 
Buôn Hằng Năm 
1 15.BHN.TS1.L2 Than 3.950 – 3.400 (độ tin cậy 68,2%) 
4.300 – 3.000 (độ tin cậy 95,4%) 
Nguồn: [93]. 
Bảng 8: Kết quả phân tích niên đ i C14 hang C6’ và hang C6-1 Krông Nô 
TT Ký hiệu mẫu Độ sâu 
mẫu (cm) 
Chất 
liệu, mẫu 
Niên đ i 
BP 
Niên đ i sau 
hiệu chỉnh 
Hang C6’ 
1 18.C6’.F2 Than 4160±20 4.707BP 
Hang C6-1 
170 
1 18.C6-1.C4.L1.2 16 Than 4.680±20 5.391BP 
2 17.С6-1.D3.L3 32 Than 5.070±20 5.815BP 
3 17.C6-1.D3.L.6 43 Than 5.110±20 5.815BP 
4 17.C6-1.D3.L.7 56 Than 5.225±20 5.965BP 
5 17.C6-1.D3.L.8 63 Than 5.230±20 5.966BP 
6 18.C6-1.C2.L4.3 58 Than 5.760±25 6.560BP 
7 18.C6-1.D4.L4.5 99 Than 5.780±25 6.686BP 
8 18.C6-1.D2.L4.7 125 Than 6.030±25 6.876BP 
9 18.C6-1.C2.L4.9 126 Than 5.850±25 6.672BP 
10 18.C6-1.D4.L4.10 138 Than 5.945±25 6.768BP 
11 18.C6-1.C4.L4.12 154 Than 5.945±25 6.768BP 
12 18.C6-1.D4.L4.13 175 Than 5.970±25 6.800BP 
13 18.C6-1.C3.L4.16 183 Than 6.090±25 6.954BP 
 Nguồn: [91, tr. 85 – 86]. 
Bảng 9. Không gian phân bố các di tích Hậu k Đá mới khu vực nghiên cứu 
TT Tiểu vùng 
địa lý 
Địa danh hành 
chính 
Tên di tích 
1 Vùng núi 
cao Cư 
Yang Sin 
Một phần huyện 
Krông Bông 
Trên bề mặt di tích Buôn Kiều 
2 Vùng núi 
thấp Cư 
Dju 
huyện Ea H’leo, 
huyện Krông Năng 
và một phần phía 
Bắc huyện Ea Kar 
T’Sham A, Ea Knếch, Sình Mây, Chạc Hai 
(Ea H’leo); Lộc Xuân, Quảng An (Krông 
Năng); Cư K’tur, Ea Dar, Thanh Sơn, Bản 
Thái (Ea Kar) 
3 Vùng cao 
nguyên 
M’drắk 
Huyện M’drắk, 
phần phía Tây nam 
huyện Ea Kar 
Cư M’tar (M’đrắk), Ea Gar, Ea Păh (Ea 
Kar) 
171 
4 Vùng cao 
nguyên 
Buôn Ma 
Thuột 
Thành phố Buôn 
Ma Thuột, thị xã 
Buôn Hồ; huyện Cư 
M’gar, hyện Krông 
Búk, huyện Krông 
Năng; một phần 
huyện Cư Kuin và 
Krông Pắk 
Dhă Prông, Thôn Ba, Cao Thắng, Buôn 
Cao, Hòa Xuân, Đại Đồng, Thôn Mười 
(Buôn Ma Thuột) Thôn Một, Drai Si (Cư 
M’gar), Thôn Bảy, Cư Pơng (Krông Búk), 
Tân Hà (Buôn Hồ), Ea Tiêu (Cư Kuin) 
5 Vùng cao 
nguyên 
Đắk Nông 
Một phần huyện 
Đắk Mil, toàn bộ 
huyện Đắk Song, 
thị xã Gia Nghĩa, 
huyện Đắk G’long, 
huyện Tuy Đức, 
huyện Đắk R’lấp, 
huyện Krông Nô 
Cánh Nam, Nam Xuân (Krông Nô); Quảng 
Trực, Quảng Thành (Tuy Đức); Doãn Văn, 
Đắk Kar, Kiến Đức, Nghĩa Trang, Đồi 
Chợ, Suối Ba, Suối Bốn, Thôn Một, Thôn 
Bảy, Thôn Bốn Thôn Sáu, Thôn Mười 
Bốn, Đắk Rul (Đắk R’lấp); Đắk Tơn, Thôn 
Bốn, Bon Pu Pơng, Hồ Bong Nơr, Thôn 
Bốn, Thôn Sáu (xã Nam Bình), Nam Bình, 
Rừng Lạnh, Đắk Sơn II, Thôn Sáu (xã 
Thuận Hà), Thuận Hạnh (Đắk Song); Cửa 
khẩu Đắk Peur, Hồ Núi lửa Đắk Mil, Thôn 
9A, Thôn Xuân Phong, Đắk Sôr 1, Đắk Sôr 
2, Tây Sơn (Đắk Mil); Thôn Một, Thôn 
Hai, Bon Păng So, Tà Đùng, Đắk Nang, 
Thôn Sáu (xã Đắk Plao), Thôn Năm (xã 
Đắk R’măng), Thôn Mười, Thôn Chín, 
Thôn Ba, Đắk Ha 1, Đắk Ha 2, Đắk Ha 3 
(Đắk G’long) 
6 Vùng 
trũng 
Krông Pắk 
Huyện Lắk, Krông 
Ana; một phần các 
huyện Krông Pắk, 
Buôn Triết, Sar Luk, Đồi Cô Tiên (Lắk), 
Dúc Dôn, Quảng Điền, Buôn Trấp (Krông 
Ana), Hòa Hiệp, Ea Hwin (Cư Kuin) 
172 
- Lắk Krông Bông, Cư 
Kuin 
7 Vùng bán 
bình 
nguyên Ea 
Suóp 
Huyện Ea Suóp, 
huyện Buôn Đôn 
(tỉnh Đắk Lắk), 
huyện Cư Jút (tỉnh 
Đắk Nông) 
Núi Thôn (Buôn Đôn), Trung Sơn, Thác 
Lào, Suối Tre, Thôn Năm, Khối Bảy, Thôn 
Mười Một (xã Tâm Thắng), Thôn Một, Phú 
Sơn 1, Phú Sơn 2, Phú Sơn 3, Thôn Mười 
Một (xã Đắk D’rông), Thôn Bốn (Cư Jút); 
Trại Cá, Hồ Ea Suóp Hạ (Ea Suóp) 
(Nguồn: [3] [19] [21] [33] [41] [42] [45] [63][75][34]) 
Bảng 10: Rìu, bôn trong một số di tích giai đo n Hậu k Đá mới t i khu vực 
nghiên cứu đã hai quật, đào thám sát 
Di tích Số lƣợng rìu, bôn (chiếc) Tổng số công cụ đá (chiếc) Tỷ lệ (%) 
Dhă Prông 153 324 47,22 
Buôn Triết 38 46 82,61 
T’Sham A 34 41 82,93 
Cư K’tur 87 195 44,62 
Suối Ba 9 43 20,93% 
Nguồn: [17, tr. 27 – 30] [40, tr, 23] [24] [96] [75, tr. 204 - 212, 238 - 245] 
Bảng 11: Thống kê rìu, bôn không vai và rìu, bôn có vai t i một số di tích 
Hậu k Đá mới 
Địa điểm Rìu, bôn không vai 
(chiếc) 
Rìu, bôn có vai 
(chiếc) 
Tổng số (chiếc) 
Dhă Prông 103 27 130 
Thôn Ba 2 1 3 
Cao Thắng 3 1 4 
Thôn Mười 10 1 11 
Buôn Triết 29 9 38 
Kim Châu 3 3 6 
173 
T’Sham A 2 29 31 
Cư K’tur 19 48 67 
Đắk Song 1 1 2 
Đắk Tơn 10 3 13 
Quảng Trực 2 5 7 
Đồi Chợ 27 15 32 
Nguồn: [26, tr. 112 – 113] [33] [75, tr. 199 - 244] [96, tr. 10 – 14] 
Bảng 12. Phân bố của một số lo i hình công cụ đá giai đo n Hậu k Đá mới ở 
khu vực nghiên cứu 
Không gian phân bố Lo i hình 
Cả ba khu vực Rìu tứ giác, bôn hình thang, rìu vai 
xuôi, cuốc hình thang, bàn mài, hòn 
ghè, cưa, chày nghiền, bôn vai xuôi-
bôn có eo 
Cao nguyên Buôn Ma Thuột - khu vực phía 
Bắc Đắk Lắk 
Rìu vai ngang, cuốc vai ngang 
Cao nguyên Buôn Ma Thuột - khu vực phía 
Nam Đắk Lắk và cao nguyên Đắk Nông 
Rìu vai xuôi, cuốc hình mai mực, 
cuốc chim, đục đá, rìu hình mai mực. 
Khu vực phía Bắc Đắk Lắk - khu vực phía 
Nam Đắk Lắk và cao nguyên Đắk Nông 
Bôn chuôi nhọn, cuốc vai xuôi, bàn 
đập vỏ cây không có tay cầm 
Bảng 13. Niên đ i C14 một số di tích vùng lòng hồ thủy điện Plei Krông 
TT Di tích Ký hiệu mẫu Mẫu Niên đ i trƣớc 
hiệu chỉnh 
Niên đ i sau 
hiệu chỉnh 
1 Thôn Năm Kr.M1.hố B5.190 Than 3.130±165 BP 3.800-2.900BP 
2 Thôn Năm Kr.M2.(20/6/2006) Than 2.290±165 BP 2.800-1.950BP 
3 Thôn Năm Kr.M3.(B5.190) Than 2.580±160 BP 1.200-350BC 
4 Thôn Năm Kr.M4.(A3,L3,40) Than 2.470±165 BP 1.000-150BC 
5 Thôn Năm Kr.M5(05TNA3L3,6) Than 2.261±165 BP 1.250-350BC 
174 
6 Sa Nhơn 
Kr.M6(06SNB5L3, 
117) 
Than 2.430±160 BP 900 – 100BC 
7 Sa Nhơn Kr.M7(06SNB1L3) Than 2.360±165 BP 850-0AD 
8 Sa Nhơn Kr.M8(06SNB1L3) Than 2.270±165 BP 800-50AD 
9 Sa Nhơn Kr.M9(06SNL4C3G3) Than 2.180±165 BP 400-150AD 
10 Sa Nhơn 
Kr.M10(06SNB2L1G
5-0) 
Than 1.690±160 BP 0-700AD 
11 Đắk Rêi Kr.M11(A5H4L9) Than 2.530±160 BP 1.050-200 
12 Đắk Rêi Kr.M12(A5H3L5,6) Than 2.340±165BP 850-0AD 
13 Đắk Rêi Kr.M13(A5H4) Than 2.070±160 BP 500BC-350AD 
14 Đắk Rêi Kr.M14(A5H5) Than 2.160±165BP 800-250AD 
15 Đắk Rêi Kr.M15(A5d7L5) Than 2.310±160BP 850-0AD 
 Nguồn: [86, tr. 380 - 381] 
Bảng 14. Niên đ i C14 di tích Lung Leng 
TT Ký hiệu mẫu Mẫu Niên đ i truyền 
thống 
Niên đ i sau hiệu 
chỉnh 
1 99LL.H2-3 Than 2990±70 BP 1.400BC-1.200BC 
2 99LL.H1-4 Than 350±90BP 1.450 AD-1600 AD 
3 99LL.H1-3 Than 120±70BP 1640 AD-1795AD 
4 99LL.H1-2 Than 175±50BP 1.620 AD-1.735 AD 
5 01LL.HC7L3 Than 2.370±80 BP 760 BC-400 BC 
6 01LLHC7L3e1 Than 2.480±55 BP 800 BC-540 BC 
7 01LLHC7L4e2 Than 2.530±70 BP 900 BC-540 BC 
8 01.LLHC7.L5c8 Than 2.860±70 BP 1.290 BC-1.040 BC 
9 01LLHC7L6c10 Than 3.140±65 BP 1.610 BC-1.410 BC 
10 01LLHC7L7 Than 3410±85 BP 1.950 BC-1.690 BC 
11 01LLHC2L2(i-k)6 Than 2730±60 BP 1.050 BC-840 BC 
12 01LLHC2L3(i-k6) Than 2.360±85 BP 760 BC 400 BC 
13 01LLHC2L6M4 Than 3.220±105 BP 1.740-1.450 BC 
175 
14 01LLHC2L6M5 Than 3.110±80 BP 1.600 BC-1.320BC 
15 01LLHC2L6M5(c-d)10 Than 3.510±110 BP 2.140 BC -1.770 BC 
16 01LLHC2L7M4L3 Than 3.120±85 BP 1.610 BC - 1.390 BC 
17 01LLHD1L5:218 Than 3.130±95 BP 1.620 BC – 1.390 BC 
18 01LLGH10L5A3 Than 880±55 BP 1.060 AD -1 .270 AD 
19 01LLGH5-6L3:1 Than 2.860±105 BP 1320 BC - 1.000 BC 
20 01LLHI5L4M1 Than 2.020±65 BP 200 BC – 10 AD 
21 01LLH17L4M2 Than 2.310±65 BP 770 BC – 430 BC 
22 01LLIK2-3(a-b)8 Than 1.890±55 BP 20BC – 130 AD 
23 01LLHK7l3(e-g)7 Than 3.410±120 BP 2.030 BC - 1.680 BC 
24 01LLHC11L2 Than 2.150±60 BP 380 BC – 200 BC 
25 01LLHC9L8c8 Than 2.080±60 BP 350 BC – 80 BC 
 Nguồn: [86, tr. 381-385] 
Biểu đồ 1. Thành phần bào tử phấn hoa di chỉ Buôn Kiều 
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
Phấn hoa cây
thân gỗ
Phấn hoa cây
thân thảo
Bào tử dương
xỉ
Không xác
định
Trứng giun
Nguồn: [56, tr. 108-110] 
176 
Biểu đồ 2. Thành phần bào tử phấn hoa di chỉ Thôn Tám 
Nguồn: [57, tr. 112-114] 
Biểu đồ 3. Thành phần bào tử phấn hoa di chỉ C6-1 
Nguồn: [91, tr.90 -92] 
Biểu đồ 4. Phân bố phấn hoa và bào tử theo độ sâu địa tầng C6-1 
Nguồn: [91, tr. 90 - 92] 
Phấn hoa cây 
thân gỗ
3%
Phấn hoa cây 
thân thảo
62%
Bào tử dương 
xỉ
35%
177 
Biểu đồ 5. Các tập hợp phấn hoa hang C6-1 
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
50
55
60
65
70
75
80
85
90
95
100
105
110
115
120
125
130
135
140
145
150
155
160
165
170
175
180
D
e
p
th
4.680±20BP
5.070±20BP
5.110±20BP
5.225 ±20BP
5.230±20BP
5.760±25BP
5.780±25BP
6.030±25BP5.850±25BP
5.945±25BP
5.945±25BP
5.970±25BP
6.090±25BP
D
a
te
s
20
Se
qu
oi
a 
sp
.
Ru
bi
ac
ea
e
Pt
er
oc
ar
ya
 s
p.
20 40
M
yr
ica
 s
p.
20 40
Ca
re
x s
p.
Eu
ph
or
bi
ac
ea
e
20
M
ag
no
lia
ce
ae
Ly
th
ra
ce
ae
20 40 60
Pi
le
a 
sp
.
20 40
Po
ac
ea
e
20 40
Vi
le
br
un
ea
 s
p
20
Br
om
us
 s
p
20
Di
git
ar
ia
 s
p
20
Le
le
ba
 s
p.
20 40
Po
ly
po
dia
ce
ae
/P
ol
yp
od
ium
20
Ly
go
di
um
 s
p
20
Pl
ag
io
gy
ria
 sp
.
20
Cy
at
he
a 
sp
.
20
O
sm
um
da
 s
p.
20 40 60 80 100
M
on
ol
et
e
AP NAP FS
2 4 6 8
Total sum of squares
CONISS
Nguồn: [91, tr. 90 - 92] 
Biểu đồ 6: Rìu, bôn giai đo n Hậu k Đá tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Đắk Nông 
(Nguồn: [3] [19] [21] [33] [41] [42] [45] [63][75][34]) 
 Biểu đồ 7. Số lƣợng vỏ nhuyễn thể trong các lớp khai quật hang C6-1 
Nguồn: [91, tr.36] 
178 
Biểu đồ 8. Số lƣợng di cốt trong các lớp khai quật hang C6-1 
Nguồn: [91, tr.37] 
Biểu đồ 9. Hình cây thể hiện hệ số tƣơng quan giữa các nhóm di cốt ngƣời 
Tree Diagram for 17 Cases
Single Linkage
1-Pearson r
0.0000 0.0005 0.0010 0.0015 0.0020 0.0025 0.0030
Linkage Distance
17. Kroong nô M1
05.Australia
09. Mongol
13. Sumatra Island
08. Melanessia
11. North China I
07.Laos
04. Non Nok Tha
12. Philippines
10. Myanmer
14. Thai
06. Cambodia
15. Viet Nam
03. Man Bac 1
02. Gua Harimau
16. MDNM1
01.Con Co Ngua
 Nguồn: [14] 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_cac_di_tich_thoi_dai_da_moi_o_hai_tinh_dak_lak_va_da.pdf
  • jpgScan0049.JPG
  • jpgScan0050.JPG
  • pdfTT Eng VuTienDuc.pdf
  • pdfTT VuTienDuc.pdf
  • pdfTrichyeu_VuTienDuc.pdf