Luận án Chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
Kể từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới, kinh tế thế giới vẫn
còn nhiều khó khăn, bên cạnh đó, nhiều diễn biến phức tạp như căng thẳng địa
chính trị, biến đổi khí hậu ngày càng tăng và dịch bệnh đã đe doạ đến nền kinh tế
thế giới. Do đó, hầu hết các nước, từ nước phát triển cho đến các nước đang phát
triển đều đang dần thực hiện chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, nhằm hướng tới sự
phục hồi, bảo tồn hệ sinh thái, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu. Mục tiêu
và chiến lược hướng tới nền kinh tế xanh ở các nước khác nhau và để đạt được mục
tiêu này, các nước đã xây dựng nhiều chính sách kinh tế - xã hội nhằm thúc đẩy nền
kinh tế xanh. Trong đó, chính sách tài chính được xem là công cụ kinh tế hiệu quả
nhất nhằm hướng tới nền kinh tế xanh.
Chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh được chú trọng phát triển,
góp phần thúc đẩy đầu tư vào các dự án và cơ sở hạ tầng quan trọng liên quan tới
biến đổi khí hậu và bền vững môi trường toàn cầu. Chính sách tài chính có thể làm
giảm các biến dạng kinh tế và khai thác sức mạnh của thị trường để đạt được các
mục tiêu của nền kinh tế xanh. Lợi ích trực tiếp bao gồm kết quả việc giảm thiểu ô
nhiễm, cải thiện sức khoẻ của con người và nền kinh tế hiệu quả hơn với ít biến
dạng thị trường hơn. Lợi ích gián tiếp bao gồm tăng cường huy động nguồn thu nội
địa, cải thiện phúc lợi, khuyến khích việc làm xanh và nền kinh tế tiết kiệm hiệu quả
năng lượng.
Ở Việt Nam, trải qua 30 năm tăng trưởng nhanh và bao trùm, vị thế của Việt
Nam đã dần được cải thiện. Tăng trưởng GDP bình quân đầu người đạt trung bình
5,5%/năm kể từ năm 1990, mang lại tổng thu nhập quốc dân (GNI) bình quân đầu
người là 3.285 USD vào năm 2019. Tăng trưởng bao trùm thể hiện qua thu nhập
tăng trong phân phối thu nhập trong khi bất bình đẳng giảm và tỷ lệ người sống
trong cảnh nghèo cùng cực (1,9 USD/ngày) ở dưới mức 3%. Các chỉ số xã hội như
giáo dục, tuổi thọ, tỷ lệ tử vong và khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng cơ bản đã được
cải thiện. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này kéo theo việc sử dụng lao động, tài nguyên
thiên nhiên và vốn, dẫn đến hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên và năng lượng thấp10
trong thực tế, cũng như gia tăng mức độ ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước và đất,
liên tục gia tăng phát thải khí nhà kính trên đơn vị GDP.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --------***-------- LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HƯỚNG TỚI NỀN KINH TẾ XANH: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế TRẦN THỊ QUỲNH HOA Hà Nội – 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG --------***-------- LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HƯỚNG TỚI NỀN KINH TẾ XANH: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Ngành: Kinh tế Quốc tế Mã số: 9310106 TRẦN THỊ QUỲNH HOA Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Từ Thúy Anh Hà Nội – 2021 1 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, Nghiên cứu sinh xin được chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc người hướng dẫn khoa học PGS, TS Từ Thúy Anh vì những chỉ bảo, hướng dẫn tận tình, quý báu trong thời gian nghiên cứu sinh thực hiện Luận án. Thứ hai, Nghiên cứu sinh xin được trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngoại thương, cơ quan chủ quản của nghiên cứu sinh, đã tạo điều kiện về tài chính, về tinh thần và về thời gian cho nghiên cứu sinh; tới Ban chủ nhiệm Khoa Sau Đại học và toàn bộ đội ngũ cán bộ Khoa Sau Đại học Trường Đại học Ngoại Thương vì những hỗ trợ, giúp đỡ cần thiết cho nghiên cứu sinh trong thời gian thực hiện Luận án. Thứ ba, Nghiên cứu sinh cũng xin gửi lời cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa Kinh tế Quốc tế vì đã tạo điều kiện vật chất và tinh thần cho nghiên cứu sinh, các giảng viên Khoa Kinh tế Quốc tế vì đã có những góp ý bổ ích khi nghiên cứu sinh thực hiện Luận án. Cuối cùng, Nghiên cứu sinh xin được trân trọng gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và đồng nghiệp cơ quan đã hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất để Nghiên cứu sinh thực hiện luận án. 2 LỜI CAM ĐOAN Nghiên cứu sinh xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập, và chưa từng được công bố ở Việt Nam và trên thế giới. Các số liệu được thu thập từ các nguồn số liệu chính thức của các đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế và thông qua trực tiếp điều tra thực địa. Mô hình nghiên cứu trong Luận án được thực hiện hoàn toàn mới. Nếu sai, nghiên cứu sinh xin chịu mọi trách nhiệm. Nghiên cứu sinh Trần Thị Quỳnh Hoa 3 MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... 5 DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... 7 DANH MỤC HÌNH ...................................................................................................... 8 LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 9 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NỀN KINH TẾ XANH VÀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HƯỚNG TỚI NỀN KINH TẾ XANH ......................................................... 24 1.1. Tổng quan về nền kinh tế xanh .......................................................................... 24 1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của nền kinh tế xanh ................................................ 24 1.1.2. Mục tiêu của việc hướng tới nền kinh tế xanh ............................................... 26 1.1.3. Vai trò của nền kinh tế xanh ........................................................................ 27 1.1.4. Hệ thống chính sách nhằm hướng tới nền kinh tế xanh .................................. 28 1.2. Tổng quan về chính sách tài chính ..................................................................... 30 1.2.1. Khái niệm chính sách tài chính ...................................................................... 30 1.2.2. Vai trò của chính sách tài chính .................................................................. 32 1.3. Tổng quan về chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh ....................... 33 1.3.1. Các bộ phận của chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh ............... 33 1.3.2. Các giác độ ảnh hưởng của chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh34 1.4. Phương pháp nghiên cứu chính sách tài chính tới nền kinh tế xanh ............... 38 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................... 42 CHƯƠNG 2 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HƯỚNG TỚI NỀN KINH TẾ XANH ....................................................................... 43 2.1. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách thu hướng tới nền kinh tế xanh ............... 43 2.1.1. Kinh nghiệm của Nhật Bản ............................................................................ 43 2.1.1.1. Các chính sách thu hướng tới nền kinh tế xanh của Nhật Bản ............................. 43 2.1.1.2. Kết quả và bài học rút ra ................................................................................... 46 2.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc .................................................................... 49 2.1.2.1. Chính sách thu hướng tới nền kinh tế xanh của Trung Quốc .......................... 49 2.1.2.2. Kết quả và bài học rút ra .................................................................................. 56 2.1.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ........................................................................... 58 2.1.3.1. Chính sách thu hướng tới nền kinh tế xanh của Hàn Quốc ............................. 58 2.1.3.2. Kết quả và bài học rút ra .................................................................................. 61 2.2. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách chi hướng tới nền kinh tế xanh ................ 63 2.2.1 Kinh nghiệm của Nhật Bản ............................................................................. 64 2.2.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ........................................................................ 65 2.2.3. Kinh nghiệm của Hàn Quốc ........................................................................... 68 2.3. Kinh nghiệm quốc tế về việc thực hiện một số chính sách tài chính khác hướng tới nền kinh tế xanh ................................................................................................... 70 2.3.1. Hệ thống trao đổi tín chỉ các-bon ................................................................... 70 2.3.2. Trái phiếu xanh ............................................................................................. 77 2.3.3. Tín dụng xanh ............................................................................................... 79 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................... 82 CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH HƯỚNG TỚI NỀN KINH TẾ XANH Ở VIỆT NAM ........................................................................................... 83 3.1. Tổng quan các chính sách hướng tới nền kinh tế xanh ở Việt Nam ................. 83 3.2. Phân tích chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh ở Việt Nam ......... 85 3.2.1. Thực trạng chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh .......................... 85 4 3.2.1.1. Chính sách thu hướng đến nền kinh tế xanh ............................................. 85 3.2.1.2. Chính sách chi hướng tới nền kinh tế xanh ............................................... 95 3.2.1.3. Chính sách tài chính khác hướng tới nền kinh tế xanh .............................. 98 3.2.2. Kết quả đạt được của việc thực hiện chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh ........................................................................................................................... 100 3.2.2.1. Kết quả đạt được của việc thực hiện chính sách thu hướng tới nền kinh tế xanh ........................................................................................................................... 101 3.2.2.2. Kết quả đạt được của chính sách chi ngân sách hướng tới nền kinh tế xanh ................................................................................................................................... 107 3.2.2.3. Kết quả đạt được của việc thực hiện chính sách tài chính khác hướng tới nền kinh tế xanh ........................................................................................................................ 107 3.2.2.4. Một số vấn đề đặt ra trong việc thực hiện các chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh của Việt Nam .......................................................................................... 110 3.3. Đánh giá lượng hóa tác động của chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh của Việt Nam ................................................................................................... 113 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ......................................................................................... 121 CHƯƠNG 4 BÀI HỌC CHO VIỆT NAM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH NHẰM HƯỚNG TỚI NỀN KINH TẾ XANH Ở VIỆT NAM ........................................................................................................... 122 4.1. Mục tiêu hướng tới nền kinh tế xanh của Việt Nam đến năm 2030 ............... 122 4.1.1. Mục tiêu tổng quát ....................................................................................... 122 4.1.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................ 122 4.2. Bài học rút ra cho Việt Nam từ kinh nghiệm quốc tế ..................................... 124 4.2.1. Bài học đối với chính sách thu ..................................................................... 125 4.2.2. Bài học đối với chính sách chi ..................................................................... 128 4.2.3. Bài học đối với chính sách tài chính khác .................................................... 130 4.3. Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tài chính hướng tới nền kinh tế xanh tại Việt Nam .................................................................................................... 132 4.3.1. Giải pháp về chính sách thu hướng tới nền kinh tế xanh .............................. 132 4.3.1.1. Rà soát hệ thống pháp luật về thuế hướng tới nền kinh tế xanh .............. 132 4.3.1.2. Nghiên cứu khả năng xây dựng và áp dụng thuế các-bon ....................... 136 4.3.2. Giải pháp về chính sách chi hướng tới nền kinh tế xanh .............................. 138 4.3.3. Giải pháp đối với chính sách tài chính khác hướng tới nền kinh tế xanh ..... 140 4.3.3.1. Đối với thị trường tín chỉ các-bon .......................................................... 140 4.3.3.2. Trái phiếu xanh ...................................................................................... 141 4.3.3.3. Tín dụng xanh ........................................................................................ 143 4.3.4. Một số giải pháp bổ trợ khác để hướng tới nền kinh tế xanh ....................... 145 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 ......................................................................................... 148 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...... ... đầu tiên áp dụng ở Việt Nam theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ được miễn thuế tối đa không quá 05 năm kể từ ngày có doanh thu từ bán sản phẩm; Thu nhập từ bán sản phẩm sản xuất thử nghiệm trong thời gian sản xuất thử nghiệm theo quy định của pháp luật. a) Thu nhập từ việc thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được miễn thuế phải đảm bảo các điều kiện sau: - Có chứng nhận đăng ký hoạt động nghiên cứu khoa học; - Được cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học có thẩm quyền xác nhận là hợp đồng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. b) Thu nhập từ doanh thu bán sản phẩm làm ra từ công nghệ mới lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam được miễn thuế phải đảm bảo công nghệ mới lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam được cơ quan quản lý Nhà nước về khoa học có thẩm quyền xác nhận 4. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp có số lao động là người khuyết tật, người sau cai nghiện ma túy, người nhiễm HIV bình quân trong năm chiếm từ 30% trở lên trong tổng số lao động bình quân trong năm của doanh nghiệp. Thu nhập được miễn thuế quy định tại Khoản này không bao gồm thu nhập khác quy định tại Điều 7 Thông tư này. Doanh nghiệp thuộc diện được miễn thuế quy định tại Khoản này là doanh nghiệp có số lao động bình quân trong năm ít nhất từ 20 người trở lên và không bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, kinh doanh bất động sản. Doanh nghiệp có thu nhập được miễn thuế theo quy định tại Khoản này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: a) Đối với doanh nghiệp có sử dụng lao động là người khuyết tật (bao gồm cả thương binh, bệnh binh) phải có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về số lao động là người khuyết tật. b) Đối với doanh nghiệp có sử dụng lao động là người sau cai nghiện ma túy phải có giấy chứng nhận hoàn thành cai nghiện của các cơ sở cai nghiện hoặc xác nhận của cơ quan có thẩm quyền liên quan. c) Đối với doanh nghiệp có sử dụng lao động là người nhiễm HIV phải có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền về số lao động là người nhiễm HIV 5. Thu nhập từ hoạt động dạy nghề dành riêng cho người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, người đang cai nghiện, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS. Trường hợp cơ sở dạy nghề có cả đối tượng khác thì phần thu nhập được miễn thuế được xác định tương ứng với tỷ lệ học viên là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, người đang cai nghiện, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS trong tổng số học viên. Thu nhập từ hoạt động dạy nghề được miễn thuế tại Khoản này phải đáp ứng đủ các điều kiện sau: - Cơ sở dạy nghề được thành lập và hoạt động theo quy định của các văn bản hướng dẫn về dạy nghề. - Có danh sách các học viên là người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đối tượng tệ nạn xã hội, người đang cai nghiện, người sau cai nghiện, người nhiễm HIV/AIDS. 6. Thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần, liên doanh, liên kết kinh tế với doanh nghiệp trong nước, sau khi bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, liên doanh, liên kết đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, kể cả trường hợp bên nhận góp vốn, phát hành cổ phiếu, bên liên doanh, liên kết được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. 7. Khoản tài trợ nhận được để sử dụng cho hoạt động giáo dục, nghiên cứu khoa học, văn hóa, nghệ thuật, từ thiện, nhân đạo và hoạt động xã hội khác tại Việt Nam. Trường hợp tổ chức nhận tài trợ sử dụng không đúng mục đích các khoản tài trợ trên thì tổ chức nhận tài trợ phải tính nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên phần sử dụng sai mục đích trong kỳ tính thuế phát sinh việc sử dụng sai mục đích. Tổ chức nhận tài trợ quy định tại Khoản này phải được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, thực hiện đúng quy định của pháp luật về kế toán thống kê. 8. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) lần đầu của doanh nghiệp được cấp chứng chỉ giảm phát thải; các lần chuyển nhượng tiếp theo nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định. Thu nhập từ chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) được miễn thuế phải đảm bảo khi bán hoặc chuyển nhượng chứng chỉ giảm phát thải (CERs) phải được cơ quan có thẩm quyền về môi trường xác nhận theo quy định. 9. Thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của Ngân hàng Phát triển Việt Nam trong hoạt động tín dụng đầu tư phát triển, tín dụng xuất khẩu; thu nhập từ hoạt động tín dụng cho người nghèo và các đối tượng chính sách khác của Ngân hàng chính sách xã hội; thu nhập của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam; thu nhập từ hoạt động có thu do thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của các quỹ tài chính Nhà nước: Quỹ Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tổ chức Bảo hiểm tiền gửi, Quỹ Bảo hiểm Y tế, Quỹ hỗ trợ học nghề, Quỹ hỗ trợ việc làm ngoài nước thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Quỹ hỗ trợ nông dân, Quỹ trợ giúp pháp lý Việt Nam, Quỹ viễn thông công ích, Quỹ đầu tư phát triển địa phương, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ hỗ trợ phát triển Hợp tác xã, Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo, Quỹ bảo hộ công dân và pháp nhân tại nước ngoài, Quỹ phát triển nhà, Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, thu nhập từ thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao của Quỹ phát triển đất và quỹ khác của Nhà nước hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quy định hoặc quyết định được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Trường hợp các đơn vị phát sinh các khoản thu nhập khác ngoài các khoản thu nhập từ hoạt động có thu do thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao phải tính và nộp thuế theo quy định 10. Phần thu nhập không chia: a) Phần thu nhập không chia của các cơ sở xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác (bao gồm cả Văn phòng giám định tư pháp) để lại để đầu tư phát triển cơ sở đó theo quy định của pháp luật chuyên ngành về giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác. Phần thu nhập không chia được miễn thuế của các cơ sở xã hội hóa quy định tại khoản này không bao gồm trường hợp đơn vị để lại để đầu tư mở rộng các ngành nghề, hoạt động kinh doanh khác không thuộc lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế và lĩnh vực xã hội hóa khác. Cơ sở thực hiện xã hội hóa là: - Các cơ sở ngoài công lập được thành lập và có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong các lĩnh vực xã hội hóa. - Các doanh nghiệp được thành lập để hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa và có đủ điều kiện hoạt động theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Các cơ sở sự nghiệp công lập thực hiện góp vốn, huy động vốn, liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật thành lập các cơ sở hạch toán độc lập hoặc doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực xã hội hóa theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cơ sở xã hội hóa phải đáp ứng danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quy định. b) Phần thu nhập không chia của hợp tác xã để lại để hình thành tài sản của hợp tác xã. c) Trường hợp phần thu nhập không chia để lại theo quy định tại khoản này mà các đơn vị có chia hoặc chi sai mục đích sẽ bị truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp theo mức thuế suất tại thời điểm chia hoặc chi sai mục đích và xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo quy định. 11. Thu nhập từ chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực ưu tiên chuyển giao cho tổ chức, cá nhân ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Thủ tục chuyển giao công nghệ được thực hiện theo quy định tại Luật chuyển giao công nghệ, Nghị định số 133/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chuyển giao công nghệ và các văn bản quy pháp luật hướng dẫn thi hành Luật chuyển giao công nghệ. Lĩnh vực ưu tiên chuyển giao công nghệ là các lĩnh vực thuộc danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao (ban hành kèm theo Nghị định số 133/2008/NĐ-CP) và các văn bản sửa đổi, bổ sung Nghị định này (nếu có). 12. Thu nhập của văn phòng thừa phát lại (trừ các khoản thu nhập nhập từ các hoạt động khác ngoài hoạt động thừa phát lại) trong thời gian thực hiện thí điểm theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự. PHỤ LỤC 7. TỔNG HỢP CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH VỀ MỐI LIÊN HỆ GIỮA CO2 VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG Tác giả Giai đoạn nghiên cứu Phương pháp Nước nghiên cứu Kết quả nghiên cứu Menyah và Wolde-Rufael (2010) 1965-2006 Quan hệ nhân quả Granger và ARDL Nam Phi - Có mối liên hệ trong ngắn và dài hạn giữa vốn, tiêu thụ năng lượng, lao động và lượng khí thải. - GDP và khí thải CO2 có mối quan hệ thuận. Wang và các cộng sự (2011) 1995-2007 Quan hệ nhân quả Granger Trung Quốc - Trong dài hạn, tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa GDP, tiêu thụ năng lượng, và khí thải CO2. - Giữ GDP và khí thải CO2 tồn tại quan hệ hình chữ U Hosain (2011) 1960-2009 Kiểm tra giới hạn, mô hình VEC và Johansen- Juseliues Nhật Bản - Trong dài hạn, lượng tiêu thụ năng lượng ảnh hưởng tới lượng khí thải CO2. - Độ mở thương mại có tác động âm, trong khi đô thị hoá và GDP có tác động dương. Omri (2013) 1990-2011 Phương pháp hồi quy GMM Khu vực Trung Đông – Bắc Phi - Tồn tại mối quan hệ nhân quả hai chiều giữa tiêu thụ năng lượng và GDP; - Tồn tại mối quan hệ giữa GDP và lượng khí thải CO2 Dritsaki (2014) 1960-2009 ECM và Kỹ thuật hồi quy FMOLS và OLS động (DOLS) Hy Lạp, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha - Trong dài hạn, tồn tại mối quan hệ giữa tiêu thụ năng lượng, GDP và khí thải CO2 Rehman và Rashid (2017) 1960-2015 Johansen Fissher, đồng liên kết Pedroni, FMOLS và OLS động (DOLS) Các nước Nam Á - Tồn tại mối quan hệ giữa GDP, tiêu thụ năng lượng và khí thải CO2. - Tồn tại mối quan hệ hình chữ U ngược giữa GDP và khí thải CO2 Assaad và các cộng sự (2020) 1990-2017 Mô hình so sánh bằng điểm xu hướng EU28 - Thuế các-bon có ảnh hưởng tích cực tới lượng khí thải CO2 - Tiêu thụ năng lượng, dân số và thu nhập là nguyên nhân chính dẫn đến khí CO2 tăng Muhamad và các cộng sự (2020) 1995- 2015 GMM Các nước OECD - Các loại thuế môi trường có tác động tiêu cực đến lượng khí thải các-bon (thuế tăng thì lượng khí thải các-bon giảm) - Tiêu thụ năng lượng, đổi mới công nghệ và phát triển tài chính có tác động cải thiện chất lượng môi trường bằng cách giảm khí thải Sevgi và Betul 1994-2015 FMOLS, DOLS Thổ Nhĩ Kỳ Trong dài hạn, thuế môi trường có tác động làm giảm lượng khí thải CO2 Nguồn: Tổng hợp
File đính kèm:
- luan_an_chinh_sach_tai_chinh_huong_toi_nen_kinh_te_xanh_kinh.pdf
- 2.FTU-Tran Thi Quynh Hoa-KTQT-Tom tat LA Tieng Viet.pdf
- 3.FTU-Tran Thi Quynh Hoa-KTQT Tom tat LA English.pdf
- 4.FTU-Tran Thi Quynh Hoa-KTQT-Diem moi_Tieng Viet + English.pdf
- 5.FTU-Tran Thi Quynh Hoa-KTQT-Trich yeu LA.pdf