Luận án Khái niệm hàm số mũ ở trung học phổ thông: Nghiên cứu khoa học luận và chuyển hóa sư phạm
Chương trình giáo dục phổ thông môn Toán năm 2018 xác định: “môn Toán
thường mang tính logic, trừu tượng, khái quát. Do đó, để hiểu và để học được Toán,
chương trình Toán ở trường phổ thông cần đảm bảo sự cân đối giữa “học” kiến thức và
“vận dụng” kiến thức vào giải quyết vấn đề cụ thể” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018b,
tr.3). Do đó, một trong những yêu cầu hiện nay của chương trình môn Toán là “phát triển
khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn học khác
như Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Công nghệ, Lịch sử, Nghệ thuật,.; tạo cơ
hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn” (Bộ Giáo dục và Đào
tạo, 2018b, tr.6) .Như vậy, chương trình môn Toán phổ thông đã xác định rõ các vấn đề
cần đạt được là:
- Dạy học phát triển năng lực người học.
- Dạy học định hướng tích hợp liên môn trong môn Toán.
- Chú trọng việc gắn dạy học Toán với thực tiễn và trải nghiệm.
Thêm vào đó, những đặc điểm trên cũng được cụ thể hóa qua các mục tiêu cụ thể
như sau (nội dung được in đậm và nghiêng bên dưới là dụng ý của chúng tôi nhằm để
nhấn mạnh):
a) Hình thành và phát triển năng lực toán học bao gồm các thành tố cốt lõi sau: năng lực tư duy
và lập luận toán học; năng lực mô hình hoá toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao
tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
b) Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung theo
các mức độ phù hợp với môn học, cấp học được qui định tại Chương trình tổng thể.
c) Có kiến thức, kĩ năng toán học phổ thông, cơ bản, thiết yếu; phát triển khả năng giải quyết vấn
đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn học khác như Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí,
Tin học, Công nghệ, Lịch sử, Nghệ thuật,.; tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học
vào thực tiễn.
d) Có hiểu biết tương đối tổng quát về sự hữu ích của toán học đối với từng ngành nghề liên quan để
làm cơ sở định hướng nghề nghiệp, cũng như có đủ năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề liên quan
đến toán học trong suốt cuộc đời. (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018b, tr,6)
Như vậy, các vấn đề trên nếu được áp dụng vào dạy học hàm số mũ (HSM) trong sách
giáo khoa (SGK) Toán 12 hiện hành, nội dung nào của HSM có thể đáp ứng được? Cụ thể
thêm, các nhà giáo dục, giáo viên (GV) triển khai như thế nào? Học sinh (HS) có thể học
được gì từ các hoạt động dạy học chủ đề HSM như định hướng bên trên? HSM sẽ được vận
dụng như thế nào trong các bài toán thực tiễn?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Khái niệm hàm số mũ ở trung học phổ thông: Nghiên cứu khoa học luận và chuyển hóa sư phạm
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Hữu Lợi KHÁI NIỆM HÀM SỐ MŨ Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LUẬN VÀ CHUYỂN HÓA SƯ PHẠM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Nguyễn Hữu Lợi KHÁI NIỆM HÀM SỐ MŨ Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LUẬN VÀ CHUYỂN HÓA SƯ PHẠM Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán Mã số : 62 14 01 11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. TRẦN LƯƠNG CÔNG KHANH 2. PGS. TS. LÊ VĂN TIẾN Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai khác công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Nguyễn Hữu Lợi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1 1.1. Về vấn đề dạy học phát triển năng lực, tích hợp liên môn, mô hình hóa và dạy học thông qua hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn Toán ............................................ 1 1.2. Về khái niệm hàm số mũ ................................................................................................. 3 1.3. Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................................ 4 1.3.1. Những nghiên cứu về dạy học phát triển năng lực HS, dạy học tích hợp liên môn, dạy học mô hình hóa và dạy học thông qua thực hành và trải nghiệm trong môn Toán .... 4 1.3.2. Những nghiên cứu về khái niệm hàm số mũ ở nước ngoài .................................... 14 1.3.3. Những nghiên cứu về khái niệm hàm số mũ ở Việt Nam ...................................... 16 1.3.4. Định hướng nghiên cứu .......................................................................................... 17 2. Phạm vi lý thuyết tham chiếu ................................................................................. 18 3. Giới hạn phạm vi đề tài ........................................................................................... 18 4. Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu .............................................................................. 18 4.1. Giải thích thuật ngữ: ...................................................................................................... 18 4.2. Mục tiêu nghiên cứu: ..................................................................................................... 20 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 21 5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận ................................................................................... 21 5. 2. Phương pháp nghiên cứu khoa học luận ....................................................................... 22 5.3. Phương pháp phân tích tài liệu ...................................................................................... 22 5.4. Thực nghiệm sư phạm ................................................................................................... 22 6. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................................. 22 7. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................... 22 8. Đóng góp của luận án và ý nghĩa của luận án ....................................................... 23 8.1. Đóng góp của luận án .................................................................................................... 23 8.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ....................................................................... 23 9. Cấu trúc của luận án ............................................................................................... 24 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ................................................................................ 25 1.1. Một số cơ sở lý luận về dạy học phát triển năng lực trong môn Toán .......................... 25 1.1.1. Quan điểm về năng lực ........................................................................................... 25 1.1.2. Phân loại năng lực toán học trong môn Toán ......................................................... 26 1.1.3. Năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn ...................................................................... 26 1.1.4. Năng lực mô hình hóa toán học .............................................................................. 31 1.1.5. Đặc điểm của dạy học phát triển năng lực trong môn Toán ................................... 32 1.1.6. Tổ chức dạy học phát triển năng lực ...................................................................... 34 1.2. Một số cơ sở lý luận về dạy học tích hợp liên môn ....................................................... 34 1.2.1. Quan điểm về tích hợp ............................................................................................ 35 1.2.2. Quan điểm về liên môn ........................................................................................... 35 1.2.3. Quan điểm về dạy học tích hợp liên môn ............................................................... 36 1.2.4. Ý nghĩa của dạy học tích hợp liên môn trong môn Toán ....................................... 37 1.2.5. Tổ chức dạy học tích hợp liên môn trong môn Toán ............................................. 37 1.3. Một số cơ sở lý luận về dạy học mô hình hóa trong môn Toán .................................... 38 1.3.1. Mô hình hóa toán học ............................................................................................. 38 1.3.2. Ý nghĩa của mô hình hóa ........................................................................................ 39 1.3.3. Tổ chức dạy học mô hình hóa trong môn Toán ...................................................... 40 1.3.4. Quá trình mô hình hóa toán học ............................................................................. 40 1.3.5. Phân loại các mức độ năng lực mô hình hóa .......................................................... 43 1.4. Một số cơ sở lý luận về dạy học thông qua hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn Toán .............................................................................................................................. 45 1.4.1. Một số khái niệm cơ bản ........................................................................................ 45 1.4.2. Sự cần thiết phải tổ chức hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn Toán .... 47 1.4.3. Đặc điểm của hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn Toán ...................... 48 1.4.4. Vai trò của hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn Toán .......................... 50 1.4.5. Các hình thức, phương pháp tổ chức hoạt động thực hành và trải nghiệm trong môn Toán .......................................................................................................................... 51 1.4.6. Một số mô hình dạy học thông qua hoạt động trải nghiệm .................................... 52 1.5. Một số yếu tố lý thuyết của didactic Toán..................................................................... 56 1.5.1. Didactic toán và đối tượng nghiên cứu của didactic toán....................................... 56 1.5.2. Nghiên cứu khoa học luận ...................................................................................... 58 1.5.3. Chuyển hóa sư phạm .............................................................................................. 59 1.5.4. Khái niệm kiểu nhiệm vụ........................................................................................ 61 1.5.5 Hợp thức hóa nội tại và hợp thức hóa ngoại vi ....................................................... 61 1.6. Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 62 CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LUẬN HÀM SỐ MŨ ......................... 63 2.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của hàm số mũ ............................................... 63 2.1.1. Giai đoạn cổ xưa đến thế kỷ 17 .............................................................................. 64 2.1.2. Giai đoạn từ thế kỷ 17 đến nay ............................................................................... 74 2.2. Hàm số mũ ở cấp độ đại học ......................................................................................... 84 2.2.1. Hàm số mũ trong giáo trình Toán cao cấp, Tập 2: Phép tính vi phân – Các hàm thông dụng, Guy Lefort, Viện Đại học Sài gòn, 1975. ..................................................... 84 2.2.2. Hàm số mũ trong giáo trình Les Logarithmes et leurs applications, André Delachet, Presses Universitaire de France, 1960 .............................................................. 90 2.2.3. Hàm số mũ trong Fonction_exponentielle .............. 93 2.3. Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 95 2.3.1. Tiến trình đưa vào hàm số mũ ................................................................................ 95 2.3.2. Phạm vi tác động của khái niệm hàm số mũ .......................................................... 96 2.3.3. Các đối tượng có liên quan ..................................................................................... 96 2.3.4. Một số bài toán liên quan hàm số mũ ..................................................................... 96 2.3.5. Về vấn đề mô hình hóa, áp dụng hàm số mũ vào giải bài toán thực tiễn ............... 97 CHƯƠNG 3: HÀM SỐ MŨ TRONG CÁC SÁCH GIÁO KHOA VÀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC ..................................................................................................... 98 3.1. Hàm số mũ trong sách giáo khoa phổ thông Việt Nam ................................................. 98 3.1.1. Sách giáo khoa chỉnh lí hợp nhất năm 2000 ........................................................... 98 3.1.2. Sách giáo khoa Giải tích 12 ban khoa học tự nhiên – bộ 1 .................................. 100 3.1.3. Sách giáo khoa Giải tích 12 ban khoa học tự nhiên – bộ 2 .................................. 103 3.1.4. Sách giáo khoa Giải tích 12 nâng cao................................................................... 104 3.2. Hàm số mũ trong sách giáo khoa Pháp ....................................................................... 106 3.2.1. Giai đoạn cải cách toán học hiện đại những năm 1970 theo trường phái Bourbaki ....................................... ... .................... ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ PL40 PHIẾU 3-MHH-NHÓM Bài toán 2: Hàm số 0,4( ) 5 xy f x e dùng để xấp xỉ lượng miligram y của một loại ma túy có trong máu của bệnh nhân sau x giờ sử dụng. Hỏi có bao nhiêu miligram ma túy trong máu bệnh nhân sau 6 giờ sử dụng (kết quả lấy đến 2 chữ số thập phân). Bài làm ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ PL41 PHIẾU 4-TN-HS. HS làm cá nhân trong 10 phút để giải bài toán và trả lời các câu hỏi sau: Bài toán 3: Áp suất không khí p (mmHg) trên máy bay giảm khi nó tăng độ cao và được xấp xỉ bởi hàm số 0,145( ) 760 hp h e , trong đó h (km) là độ cao của máy bay so với mặt nước biển. Tính áp suất không khí khi máy bay ở độ cao 2 km so với mực nước biển (kết quả lấy đến 3 chữ số thập phân). Bài làm ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................ PL42 PHIẾU 4-TN-HS.. TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA HỌC SINH Các em hãy tự đánh giá về việc tham gia hoạt động bằng cách đánh dấu X vào ô tương ứng. (Cụ thể: 5. Rất tốt; 4: Tốt hơn các thành viên trong nhóm; 3: Trung bình; 2: Không tốt bằng các thành viên trong nhóm; 1: Không giúp gì cho nhóm). Mục đánh giá Điểm đánh giá 1 2 3 4 5 1. Nhiệt tình trách nhiệm hoạt động học tập 2. Tinh thần hợp tác, tôn trọng, lắng nghe trong nhóm 3. Đưa ra ý kiến đóng góp có giá trị cho nhóm 4. Góp phần trong việc hoàn thành sản phẩm 5. Hiệu quả công việc đã tham gia PL43 PHỤ LỤC 8: Fonction_exponentielle (2008) (Bản dịch) Truy cập ngày 01/12/2020, từ HÀM SỐ MŨ Hàm số mũ là một trong những ánh xạ quan trọng nhất trong giải tích, hoặc tổng quát hơn trong toán học và trong những lĩnh vực ứng dụng. Có nhiều định nghĩa tương đương về hàm số mũ: - một đồng cấu liên tục từ nhóm cộng R (hoặc C) vào nhóm nhân R* (tương ứng C*), - một nghiệm của phương trình vi phân tuyến tính cấp 1, - một hàm giải tích một biến thực (hoặc phức) là tổng của một chuỗi lũy thừa. Ba định nghĩa trên cho phép mở rộng sang hình học Riemann, lý thuyết nhóm Lie và đại số Banach. Không đề cập đến các mở rộng này, các tính chất của hàm mũ cũng vô cùng phong phú. Các ứng dụng sơ cấp của nó liên quan đến phép giải phương trình vi phân, xây dựng lý thuyết Fourier, khảo sát các nhóm 1. Tiếp cận phổ thông Nếu a là một số thực và n là một số nguyên, « a mũ n » bằng « a lũy thừa n » : expa (n) = an = n anaa .... Ta có thể mở rộng định nghĩa này cho các số không nguyên. Ta chứng minh được rằng hàm số mũ là hàm ngược của hàm số lôgarit loga và các hàm lượng giác có thể biểu diễn một cách đơn giản bằng hàm mũ. Các hàm này có đạo hàm và nguyên hàm rất đơn giản và xuất hiện trong nhiều lời giải các phương trình vi phân. Tồn tại một cơ số a sao cho hàm mũ với cơ số này là hàm ngược của lôgarit Nepear ln. Với cơ số này, đạo hàm của hàm số mũ bằng chính nó (ex) = ex. 2. Các định nghĩa 2.1. Đồng cấu liên tục Một cách tự nhiên, ta tìm cách mô tả các đồng cấu liên tục f: R R* (hoặc f: C C*). Nói cách khác, ta đi tìm các ánh xạ liên tục f thỏa phương trình hàm: f(u + v) = f(u) + f(v) Một các cần thiết, f có đạo hàm và thỏa mãn phương trình vi phân: f’(x) = f’(0).f(x) Bằng cách đặt f’(0) = 1, ta xác định được f sai khác một hằng số nhân. Phương trình hàm suy ra f(0) = 1 nên f xác định một cách duy nhất. 2.2. Phương trình vi phân Định nghĩa thứ hai tương đương với định nghĩa trước, là ánh xạ có đạo hàm duy nhất f: R R* thỏa mãn phương trình vi phân: f’(x) = x với f(0) = 1. PL44 Định nghĩa này được tổng quát hóa đối với nhóm Lie. 2.3. Chuỗi Cuối cùng, bằng cách áp dụng phương pháp tìm nghiệm giải tích của phương trình vi phân tuyến tính, ta có thể định nghĩa hàm số mũ exp hoặc xex như là tổng của một chuỗi lũy thừa có bán kính hội tụ vô hạn: exp(x) = 0 !n n n x 3. Các ứng dụng 3.1. Trong lượng giác Hàm số mũ được ứng dụng nhiều trong lượng giác. Công thức Euler exp(iz) = cos(z) + isin(z) cho ta định nghĩa bất chấp x thực hoặc phức: cosx = 2 ixix ee sinx = i ee ixix 2 Các công thức này cho phép tìm lạI phần lớn các công thức lượng giác, đặc biệt: cos(a + b) = cosa cosb – sinasinb sin(a + b) = sinacosb + sinbcosa Hàm số mũ cũng là một công cụ đơn giản để tuyến tính hóa các hàm lượng giác: cosnx = n ixix ee 2 sinnx = n ixix i ee 2 Hàm số mũ cũng được sử dụng để chứng minh công thức Moivre. 3.2. Hàm lượng giác hypebolic Từ hàm mũ, ta có thể định nghĩa các hàm lượng giác hypebolic ch và sh thường được sử dụng trong phương trình vi phân cấp hai. 3.3. Lý thuyết Fourier Tầm quan trọng chủ yếu của hàm mũ trong khoa học xuất phát từ tính chất: (λeax)' = aλeax hoặc chính xác hơn: ta có khi và chỉ khi và . Nếu một đại lượng tăng hoặc giảm theo thời gian và vận tốc “tăng” tỷ lệ với “kích thước” mẫu như trong trường hợp biến thiên dân số, lãi suất kép hoặc độ giảm phóng xạ, đạI lượng này có thể biểu diễn bằng một hàm mũ theo thờI gian nhân vớI một hằng số. Hàm mũ cơ số e là nghiệm của phương trình vi phân sơ cấp y' = y mà ta thường gặp. Đặc biệt, các nghiệm của phương trình vi phân tuyến tính có thể viết thông qua hàm mũ. Ta cũng thấy sự can thiệp của hàm mũ trong phương trình vi phân Schrödinger, phương trình vi phân Laplace hoặc trong phương trình vi phân của chuyển động điều hòa đơn.
File đính kèm:
- luan_an_khai_niem_ham_so_mu_o_trung_hoc_pho_thong_nghien_cuu.pdf
- TOM TAT LUAN AN-English.pdf
- TOM TAT LUAN AN-Viet.pdf
- TRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN-English.pdf
- TRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN-Viet.pdf