Luận án Nghệ thuật xây dựng nhân vật phim truyện hoạt hình Walt Disney

Walter Elias “Walt” Disney, “cha đẻ” của chú chuột Mickey nổi tiếng là một huyền thoại của Hollywood. Không chỉ là họa sĩ nổi danh, sáng lập hãng phim Walt Disney, một trong những hãng phim lớn nhất của Hollywood, ông còn là người tạo ra các Công viên giải trí (Disney land), các Vương quốc thần tiên (Wonder land), nơi khơi gợi ước mơ, trí tượng tưởng của bao thế hệ trẻ em trên toàn thế giới.

Từ một xưởng phim nhỏ được thành lập vào tháng 10 năm 1923, cho đến nay, Walt Disney được coi là tập đoàn Giải trí truyền thông đa phương tiện lớn nhất thế giới, với hơn 10 lĩnh vực giải trí, 7 mạng truyền hình, có doanh thu 65,39 tỷ đô la (năm 2020) [113]. Các bộ phim của Walt Disney, từ thời sơ khai với những chú chuột Mickey đen trắng được vẽ tay, đến những bộ phim “bom tấn” kỹ thuật số, trị giá hàng trăm triệu đô la như Nữ hoàng băng giá (Frozen, 2013), đều là những tác phẩm điện ảnh có giá trị cả về nghệ thuật (được công nhận bởi rất nhiều giải thưởng điện ảnh uy tín như Oscar) và có sức hút lớn với người xem, đặc biệt là người xem trẻ (được kiểm chứng bằng doanh thu phòng vé). Không chỉ giới hạn trong thị trường nước Mỹ, phim hoạt hình của Walt Disney được phát hành và gặt hái thành công ở nhiều quốc gia có các nền văn hóa khác nhau, từ Anh, Pháp, Đức đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam. Phim của Walt Disney là những câu chuyện thần tiên đã đi theo suốt tuổi thơ của nhiều thế hệ trẻ em, cùng cả người lớn, và đặc biệt, những nhân vật hoạt hình mà Disney sáng tạo trở thành kinh điển, thậm chí có sức sống vượt ra khỏi những bộ phim. Bên cạnh những nhân vật như chuột Mickey, vịt Donald, những bộ phim hoạt hình dài trong suốt lịch sử phát triển của Disney đã tạo ra một “đế chế” Những nàng công chúa Disney (Disney Princess) mê hoặc trẻ em, dù đó là nàng Bạch Tuyết đã 80 “tuổi đời” hay công chúa Moana mới xuất hiện từ năm 2016. Có thể nói, sức hấp dẫn của những nhân vật là một phần không thể thiếu tạo nên thành công của phim hoạt hình Disney. Bên cạnh kỹ thuật làm phim “thượng thừa”, là những kịch bản xuất sắc, là các nhân vật mang vẻ độc đáo, ấn tượng. Đó là những yếu tố then chốt đưa Walt Disney trở thành dòng phim hoạt hình hàng đầu, có sức sống mạnh mẽ và lan tỏa khắp toàn cầu.

Vấn đề đặt ra là, “Tại sao các nhân vật của phim truyện hoạt hình Walt Disney lại có hấp lực mạnh mẽ và mê hoặc được người xem trẻ em cùng người xem người lớn đến như thế?”.

 

docx 163 trang kiennguyen 7001
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghệ thuật xây dựng nhân vật phim truyện hoạt hình Walt Disney", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghệ thuật xây dựng nhân vật phim truyện hoạt hình Walt Disney

Luận án Nghệ thuật xây dựng nhân vật phim truyện hoạt hình Walt Disney
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU – ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI
 PHẠM HOÀNG MAI
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
PHIM TRUYỆN HOẠT HÌNH WALT DISNEY
 LUẬN ÁN TIẾN SỸ 
 HÀ NỘI - 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU – ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI
	 PHẠM HOÀNG MAI
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT
PHIM TRUYỆN HOẠT HÌNH WALT DISNEY
 LUẬN ÁN TIẾN SỸ 
Chuyên ngành: Lý luận, Lịch sử và Phê bình Điện ảnh – Truyền hình
Mã số: 9 21 02 31
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS, TS. Hoàng Trần Doãn
PGS, TS. Trần Duy Hinh
 HÀ NỘI - 2021
i
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi cam đoan cũng như chịu trách nhiệm về luận án có tên là Nghệ thuật xây dựng nhân vật phim truyện hoạt hình Walt Disney. 
Đây là công trình nghiên cứu khoa học của tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS, TS. Hoàng Trần Doãn và PGS, TS. Trần Duy Hinh, cùng sự giúp đỡ của các nhà khoa học, các nhà chuyên môn về nghệ thuật điện ảnh khác. 
Các trích dẫn sử dụng trong luận án có nguồn gốc, được chú thích rõ ràng, Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Nghiên cứu sinh
PHẠM HOÀNG MAI
 ii 
 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT	
PGS.TS
Ths.
NCS
NXB
NSND 
NSƯT
tr.
VN
XHCN
Phó giáo sư, Tiến sĩ
Thạc sĩ
Nghiên cứu sinh
Nhà xuất bản 
Nghệ sĩ nhân dân
Nghệ sĩ ưu tú
Trang
Việt Nam
Xã hội chủ nghĩa
iii
MỘT SỐ THUẬT NGỮ CÓ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN
(Tiếng Việt và tiếng Anh)
Ấn định – Inditification
Biểu tượng – Symbol
Cách kể chuyện (tự sự, trần thuật) – Narration
Cốt truyện – Plot
Chuyển thể (kịch bản) - Adaptation 
Chức năng nhân vật - Character function
Hư cấu – Fiction
Cao trào (đỉnh) – Climax
Nhân vật – Character
Sự đồng cảm – Empathy
Sự thông cảm - Sympathy
MỤC LỤC
Lời cam đoan.i
Danh mục các chữ cái viết tắt.........ii
Một số thuật ngữ sử dụng trong luận án....iii
DANH SÁCH CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ..155
MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Walter Elias “Walt” Disney, “cha đẻ” của chú chuột Mickey nổi tiếng là một huyền thoại của Hollywood. Không chỉ là họa sĩ nổi danh, sáng lập hãng phim Walt Disney, một trong những hãng phim lớn nhất của Hollywood, ông còn là người tạo ra các Công viên giải trí (Disney land), các Vương quốc thần tiên (Wonder land), nơi khơi gợi ước mơ, trí tượng tưởng của bao thế hệ trẻ em trên toàn thế giới. 
Từ một xưởng phim nhỏ được thành lập vào tháng 10 năm 1923, cho đến nay, Walt Disney được coi là tập đoàn Giải trí truyền thông đa phương tiện lớn nhất thế giới, với hơn 10 lĩnh vực giải trí, 7 mạng truyền hình, có doanh thu 65,39 tỷ đô la (năm 2020) [113]. Các bộ phim của Walt Disney, từ thời sơ khai với những chú chuột Mickey đen trắng được vẽ tay, đến những bộ phim “bom tấn” kỹ thuật số, trị giá hàng trăm triệu đô la như Nữ hoàng băng giá (Frozen, 2013), đều là những tác phẩm điện ảnh có giá trị cả về nghệ thuật (được công nhận bởi rất nhiều giải thưởng điện ảnh uy tín như Oscar) và có sức hút lớn với người xem, đặc biệt là người xem trẻ (được kiểm chứng bằng doanh thu phòng vé). Không chỉ giới hạn trong thị trường nước Mỹ, phim hoạt hình của Walt Disney được phát hành và gặt hái thành công ở nhiều quốc gia có các nền văn hóa khác nhau, từ Anh, Pháp, Đức đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam... Phim của Walt Disney là những câu chuyện thần tiên đã đi theo suốt tuổi thơ của nhiều thế hệ trẻ em, cùng cả người lớn, và đặc biệt, những nhân vật hoạt hình mà Disney sáng tạo trở thành kinh điển, thậm chí có sức sống vượt ra khỏi những bộ phim. Bên cạnh những nhân vật như chuột Mickey, vịt Donald, những bộ phim hoạt hình dài trong suốt lịch sử phát triển của Disney đã tạo ra một “đế chế” Những nàng công chúa Disney (Disney Princess) mê hoặc trẻ em, dù đó là nàng Bạch Tuyết đã 80 “tuổi đời” hay công chúa Moana mới xuất hiện từ năm 2016. Có thể nói, sức hấp dẫn của những nhân vật là một phần không thể thiếu tạo nên thành công của phim hoạt hình Disney. Bên cạnh kỹ thuật làm phim “thượng thừa”, là những kịch bản xuất sắc, là các nhân vật mang vẻ độc đáo, ấn tượng. Đó là những yếu tố then chốt đưa Walt Disney trở thành dòng phim hoạt hình hàng đầu, có sức sống mạnh mẽ và lan tỏa khắp toàn cầu. 
Vấn đề đặt ra là, “Tại sao các nhân vật của phim truyện hoạt hình Walt Disney lại có hấp lực mạnh mẽ và mê hoặc được người xem trẻ em cùng người xem người lớn đến như thế?”. 
Với mong muốn tìm ra những trả lời cho câu hỏi trên, nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứu và viết luận án với đề tài Nghệ thuật xây dựng nhân vật phim truyện hoạt hình Walt Disney. Một mặt tìm hiểu, phân tích, đánh giá những điểm tạo nên sức hấp dẫn của nghệ thuật xây dựng nhân vật trong phim truyện hoạt hình Disney, mặt khác, hệ thống một số “công thức” cơ bản, cần thiết trong xây dựng nhân vật hoạt hình theo phong cách Disney. Và cũng là mong muốn giúp ích phần nào đó cho những người làm phim hoạt hình Việt Nam trong sáng tạo và phát triển thể loại phim này của nước nhà.
Mục đích của nghiên cứu 
 Tìm hiểu, phân tích, đánh giá và hệ thống lại nghệ thuật xây dựng nhân vật trong phim truyện hoạt hình Disney. 
 Đưa ra những gợi ý cho sáng tạo và sản xuất phim hoạt hình Việt Nam, đặc biệt là trong xây dựng nhân vật để hoàn thiện và hấp dẫn hơn.
Đối tượng của nghiên cứu 
Đối tượng của nghiên cứu là “Nghệ thuật xây dựng nhân vật phim truyện hoạt hình Disney”, được thể hiện ở: Các loại nhân vật và chức năng của chúng; Tính cách, hành động; Thể hiện qua diễn xuất. Tất cả những yếu tố này được xem xét qua cách kể chuyện trên cơ sở kịch bản chuyển thể từ truyện thần thoại, dân gian, cổ tích của phim truyện hoạt hình Disney.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, nghiên cứu tập trung vào nghệ thuật xây dựng nhân vật trong dòng phim truyện hoạt hình Walt Disney, qua một số bộ phim hoạt hình dài tiêu biểu của hoạt hình Disney theo từng giai đoạn: 
- Giai đoạn Walt Disney trực tiếp tham gia đạo diễn và sản xuất các bộ phim (1930-1967) 
- Giai đoạn Phục hưng của Walt Disney (1989-1999), với sự quay trở lại của các bộ phim hoạt hình chuyển thể từ chuyện cổ tích, mang lại những thành công to lớn cả về thương mại và nghệ thuật. 
- Giai đoạn Phục sinh (từ 2010 đến nay), cũng vẫn là những bộ phim chuyển thể từ truyện cổ tích đạt thành công vang dội, được kiến tạo từ sự kết hợp của công nghệ CGI và vẽ tay truyền thống cùng những sáng tạo lớn trong kịch bản. 
- Nghiên cứu còn tiến hành khảo sát một số phim hoạt hình Việt Nam được đánh giá là thành công, làm trên kịch bản chuyển thể từ truyện ngắn hay truyện cổ tích.
Cơ sở lý thuyết của nghiên cứu
Đề tài Nghệ thuật xây dựng nhân vật phim truyện hoạt hình Walt Disney được nghiên cứu và viết thành luận án dựa trên cơ sở những lý thuyết sau:
5.1. Lý thuyết Nhân vật 
Nền tảng cơ bản của xây dựng nhân vật chính là lý thuyết Nhân vật. Nổi bật có công trình nghiên cứu của V. Propp về Hình thái học truyện cổ tích (Morphology of the Folk Tale) [81], bàn về chức năng và vai trò của nhân vật trong các câu chuyện cổ tích, được xuất bản những năm đầu thế kỷ XX. Cùng với đó là một số lý thuyết khác về Nhân vật, đã được các học giả theo trường phái nghiên cứu của Đức như Jens Eder, Fotis Jannidis... phát triển trong vài chục năm trở lại đây. 
5.2. Lý thuyết Diễn xuất nhân vật hoạt hình 
Có lẽ về Lý thuyết diễn xuất, Konstantin Stanislavski là người nghiên sâu và có những thành công. Các kết quả nghiên cứu của ông được đúc kết trong 3 cuốn sách là Tạo vai (Creating a role) [65]; Chuẩn bị vai diễn (An actors Prepares) [66]; Xây dựng nhân vật (Building character) [67]. Nghiên cứu sinh sẽ sử dụng lý thuyết diễn xuất của ông để làm cơ sở lý luận cho việc bàn luận về vấn đề diễn xuất của diễn viên trong luận án. 
Nhân vật trong phim truyện hoạt hình có nhiều điểm khác với nhân vật ở trong phim truyện bình thường, tuy nhiên chúng lại khá giống nhau về nguyên lý diễn xuất. Dựa trên nền tảng lý luận về Diễn xuất nhân vật hoạt hình được trình bày trong cuốn sách Diễn xuất cho người làm phim hoạt hình (Acting for Animator) của Ed Hook [48], nghiên cứu đi sâu vào phân tích thể hiện “diễn xuất các nhân vật”, nguyên nhân tạo nên và thể hiện dấu ấn riêng của tính cách các nhân vật trong phim Disney đã được người xem ghi nhận.
5.3. Một số lý thuyết về điện ảnh 
a/ Lý thuyết Chuyển thể kịch bản 
Với phần lớn các bộ phim Disney được chuyển thể từ các câu chuyện cổ tích, dân gian hoặc thần thoại, lý thuyết Chuyển thể kịch bản là cơ sở lý luận cần thiết khi bàn về nghệ thuật xây dựng nhân vật của hãng phim hoạt hình này. 
b/ Lý thuyết Kể chuyện điện ảnh 
Phương pháp kể chuyện tuyến tính với nhiều kịch tính, trên cơ sở kịch bản chuyển thể trung thành với nguyên tác, về căn bản của các bộ phim Disney đã tạo ra những nhân vật hoạt hình đặc sắc, thu hút và hấp dẫn người xem. 
c/ Lý thuyết Tiếp nhận (Cognitive theory)
Lý thuyết Tiếp nhận, một trong những lý thuyết nghiên cứu về sự cảm nhận của người xem như sự thấu hiểu, sự đồng cảm đối với tác phẩm điện ảnh cùng các nhân vật trong tác phẩm đó, được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tâm. Nó cũng là cơ sở lý luận cho khuynh hướng nghiên cứu mới về tác động của điện ảnh, phân tích sự kết nối của nhân vật trong phim với người xem và cách nhân vật truyền tải thông điệp của tác giả.
6. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 
6.1. Câu hỏi nghiên cứu
Các nhân vật của phim truyện hoạt hình Walt Disney đã được xây dựng như thế nào, và có những đặc điểm gì để có thể mê hoặc người xem trẻ em cũng như người xem người lớn đến như thế? 
6.2. Giả thuyết nghiên cứu
 Các nhân vật phim truyện hoạt hình Walt Disney được xây dựng và phát triển dựa trên chuyển thể kịch bản, kể chuyện điện ảnh, các thủ pháp xây dựng tính cách nhân vật và sự kết hợp ngôn ngữ điện ảnh một cách nhuần nhuyễn. 
Các nhân vật được chuyển thể từ chuyện cổ tích, thần thoại, dân gian phù hợp với thời đại với thông điệp và ý nghĩa rõ ràng.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
7.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận văn học và điện ảnh về nhân vật, xây dựng nhân vật, chuyển thể kịch bản từ văn học và cách kể chuyện... Từ đó, xây dựng hệ thống lý thuyết công cụ của nghiên cứu cho việc phân tích và làm rõ nghệ thuật xây dựng nhân vật trong phim truyện hoạt hình của Walt Disney.
7.2. Chỉ ra nghệ thuật xây dựng nhân vật trong phim truyện hoạt hình của Disney trên kịch bản chuyển thể từ truyện thần thoại, dân gian hoặc cổ tích và cách kể chuyện.
7.3. Đánh giá những sáng tạo và thành công trong nghệ thuật sáng tạo nhân vật phim truyện hoạt hình Walt Disney. Từ đây, có những nhận xét về xây dựng nhân vật phim hoạt hình của Việt Nam.
8. Phương pháp nghiên cứu 
Để giải quyết các nhiệm vụ nêu trên, nghiên cứu sử dụng hệ thống các phương pháp sau:
8.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành (lý luận lịch sử điện ảnh, lý luận điện ảnh, lý luận văn học, mỹ học, văn hóa học, tâm lý học). Bằng phương pháp này nghiên cứu sinh có cái nhìn tổng thể về nghệ thuật xây dựng nhân vật trong phim truyện hoạt hình Walt Disney. 
8.2. Phương pháp nghiên cứu so sánh. Từ nguyên mẫu nhân vật văn học trong các câu truyện cổ tích, thần thoại so sánh với nhân vật trong kịch bản chuyển thể, người viết  ... ciniak, The Appeal of Literature - to Film Adaptations (Sự quyến rũ của chuyển thể văn học sang phim);  
Lingua _17/lin-5.pdf; (19/12/2018)
Maria Stirbetiu, Adaptation of literary and film scripts (Chuyển thể kịch bản văn học và phim), Constanta Uni, Rumanie.
Martin McQuillan và Eleanor Byrne (1999), Deconstructing Disney (Giải 
cấu trúc Disney), Pluto Press, USA.
Michael Hauge, Adaptation: Michael Hauge’s 4 Rules of Adaptation (Chuyển thể: Bốn nguyên tắc của Michael Hauge).  industry/articles-screenwriters/michael-hauges-rules-adaptation/ (22/2/17)
Michael Tierno (2002), Aristotle's Poetics for Screenwriters (Thi pháp Aristotle dành cho người viết kịch bản), NXB. Hyperion, USA.
Minsky M. A Framework for Representing Knowledge// Frame Conceptions and Text Understanding (Một khung trình bày kiến thức // Khung khái niệm và hiểu văn bản)/ Ed. by D. Menzing. New York, 1979. Pp. 1―25
Monika Leigh Norcross (2013), Performance Animation Developing Strong Character Performances in Animation Through Additional Performance Techniques and Methods, Savannah, Georgia
Neal Gabler (2006), Walt Disney: The Triumph of the American Imagination (Walt Disney: Thành công lớn của trí tưởng tượng), Random House, Inc. NY, USA.
Carroll, N. (2008), The Philosophy of Motion Pictures (Triết học về hình 
ảnh động) Malden: Blackwell Publishing, p. 179.
Charles Solomon, John Laseter, Chris Buck (2013), The Art of Frozen (Nghệ 
thuật phim Nữ hoàng băng giá), Chronicle Books; Mti Edition, USA.
Victor Aertsen, Sympathy for Fictional Characters: An Examination of the Factor Involved from a Social Psychology and Cognitive Film Theory (Sự cảm thông đối với các nhân vật hư cấu: Nghiên cứu dựa trên các yếu tố
Tâm lý học xã hội và nhận thức từ Lý luận phim) Universidad Carlos III de Madrid. (vaertsen@db.uc3m.es).
Vladimir Propp, Morphology of the Folk Tale (Hình thái học của truyện 
cổ tích), Translation ©1968, The American Folklore Society and 
Indiana Uni.  alberti/Mm10/doc/propp.pdf;
Vyrna Santosa, The Grammar of Disney Long Animations: A Structuralist Reading (Ngữ pháp của phim truyện hoạt hình Disney: Một cách hiểu về cấu trúc), English Department, Faculty of Letters, Petra Christia University 
Surabaya, Indonesia –  /journals/letters. (10/9/2017)
Steven Cohan (1991), Sơ đồ nhân vật (TIỂU THUYẾT: A Thematics of Character (NOVEL: A Forum on Fiction; Vol. 24, No. 3; Spring, 1991), pp.328 – 330 (Diễn đàn về Hư cấu; Quyển 24, Số 3, Mùa Xuân 1991), tr. 328-330)  (12/9/2018)
Richard L.W. Clark, Tzvetan Todorov’s “Structural Analysis of Narrative” (Phân tích cấu trúc kể chuyện của Tzvetan Todorov) https://hallcrossmedia.fileswordpress.com/2011/01/11btodorostructuralanalysisofnarrative-1.pdf (12/9/2018)
Roland Barthes (1977), Introduction to the Structural Analysis of Narratives (Dẫn luận về lý thuyết phân tích cấu trúc kể chuyện), in Image-Music-Text, trans. Stephen Heath, Fontana/Collins: Glasgow, page 89, Eng. https://warwick.ac.uk/fac/arts/modernlanguages/postgra duate/modules
/ctml/structuralism/barthes_introduction_to_the_structural_analysis_of_narratives_1966.pdf. (22/9/2017) 
Frank Thomas và Ollie Johnston (1995), The Illusion of Life (Ảo ảnh cuộc sống), Disney Edition, Rev Sub Edition. USA.
Tracey Mollet (2013), With a smile and a song ...: Walt Disney and the birth of American Faire Tale (Với nụ cười và bài ca...: Walt Disney và sự ra đời của các câu chuyện cổ tích Mỹ), Marvels and Tale, Vol. 27, number 1, p. 121.
86. Watts, Steven (1997), Vương quốc thần tiên: Walt Disney và lối sống Mỹ (The magic kingdom: Wakt Disney and the American way of life) NY: Houghton Mifflin Company, USA.
87. Willem g. Weststeijn, Toward a Cognitive Theory of Character (Bàn về lý thuyết nhận biết nhân vật); chapter/HamburgUP_Analysieren_Weststeijn
.pdf.; (14/9 /2018)
88. Wendy Friedmeyere, The Disneyfication of Folklore: Adolescence and Archetypes, (Phân loại phim cổ tích Disney: Cho thanh thiếu niên và nguyênmẫu); (9/9/2018)
Нгуен Ти Бен, Теоретические концепции В.Я. Проппа и их применение
в изучении вьетнамского фольклора (Lý thuyết của V. Ia. Propp và ứng dụng vào nghiên cứu văn hóa dân gian ở Việt Nam), B Российско-вьетнамские отношения сегодня: Сферны совпадение интересов. Российской академии наук, Федерального государственного бюджетного института науки, Дальневосточного института, Центра вьетнамских исследований 
и ACEAH, Москва ИДВ 2020, Ст. 311
90. С. Асенин (1974), Bолшебики экран, (Những phù thủy màn ảnh) Изд. Искусство, Москв
III. BÁO CHÍ VÀ TRANG MẠNG ĐIỆN TỬ
91. Mỹ Anh, Khoảng trống phim hoạt hình Việt Nam, Báo Nhân dân điện tử, (23/3/2019).
92. Như Ý, Đạo diễn Phùng Văn Hà: “Tôi luôn tự đặt áp lực cho mình!”. http:// dienanhvietnam.com.vn/chan-dung/chi-tiet-dao-dien-phung-van-ha-%E2%80%9Ctoi-luon-tu-dat-ap-luc-chominh%E2%80%9D.html (23/3/2020)
93. Báo Thể thao Văn hóa, Người con của Rồng – hoạt hình 3D về vua Lý Công Uẩn, Phỏng vấn đạo diễn Nguyễn Minh Trí. https://thethaovanhoa.vn/van hoa-giai-tri/ngươi-con-cua-rong-hoat-hinh-3d-ve-vua-ly-cong-uan-n20 
0080813013329181.htm;. (23/3/2020)
94. Cục Điện ảnh, Truyền thuyết chiếc khăn piêu; https://cucdienanh.vn/noi-dung-phim/truyen-thuyet-chiec-khan-pieu-225.html,; (2/3/2016).
95. Jolene Ewert, A tale as old as Time: An Analyse of negative stereotypes in Disney Princess movies, Montana State Uni..  Ewert.html.; (10/3/2016)
96. Kiara M. Hill, The Making of a Disney Princess, (Cách tạo ra một công chúa của Disney), Cali. State Uni., McNair, Scholars Journal, Vol 11, p. 83.
97. Frances Clarke Sayers, Walt Disney Accused, (Phán xét Walt Disney), LosAngeles Times.https://www.hbook.com/1965/12/vhe/controversies-v/walt-disney-accused-vhe/.; (27/8/2018)
98. Faith Dickens (2011), The Guy with the Problem: Reform Narrative in Disney's “Beautyand the Beast” (Chàng trai rắc rối: Thử tái tạo lại cách kết chuyện trong bộ phim “Người đẹp và Quái thú” của Disney)- The Uni. of Central Florida. Undergraduate Reseach Journal, December 7, 2011 Vol. 5. Issue 2: 79-85; https://www.urj.ucf.edu/doc/dickens.pdf; (15/9/2018)
99. Richard L. ,W. Clarke (1969), Tzvetan Todorov “Structural analysis of Narrative” (TzvetanTodorov “Phân tích cấu trúc kể chuyện”), Journal Structural Analysisof Narative Novel 3 (1969), p.70 - 76;https://hallcross media.files.wordpress.com/2011/01/11btodorovstructuralanalysisofnarrative1. pdf.; (27/8/2018)
100. Difference modes of adaptation (Các cách chuyển thể khác nhau). 
101. Critical Perspectives in Media, Narative Key Concepst (Những khái niệm kể chuyện cơ bản); https://cpbeuw2.wpmucdn.com/blogs.grammar.sch.gg/ dist/a/4/files/2014/01/Narrative-Theory-Booklet-1sltlto.pdf.; (28/3/19) 
102. Pocahontas. https://en.wikipedia.org/wiki/Pocahontas (23/3/2019)
103. Roberta Trites (1991), Sub: Version of Andersen’s The Little Mermaid (Dẫn giải về Disney: Một phiên bản Nàng tiên cá của Andersen Disney’s), Journal of Popular Film and Television18.4/1991, p.145;  (27/8/2018)
104. J.B. Kaufman, Snow White and the Seven Dwarfs: The Art and Creation of Walt Disney's Classic Animated Film (Nàng Bạch tuyết và bảy chú lùn: Nghệ thuật và sáng tạo của phim hoạt hình Walt Disney cổ điển); https://loc.gov/static/programs/national-film-preservation-board/docum- ents/snow_white_dwarfs.rev.pdf; (24/8/2018)
105. Wikipedia: Belle.https://en.wikipedia.org/wiki/Belle_(Beauty_and_ the Best)
 (9/9/2018)
106. Wikipedia: Gaston. https://en.wikipedia.org/wiki/Gaston_(Beauty_and_ the Best); (9/9/2018)
107. Wikipedia: Walt Disney. https://en.wikipedia.org/wiki/Walt_Disney; (9/9/18)
108. Wikipedia: Character theory (Lý thuyết nhân vật); 
wiki/Character_theory_dspace.ceu.es/bitstream/10637/8767/Sympathy_VictorAertsen_Doxa_2017.pdf; (24/8/2018)
109. Wikipedia. Beauty and the Beast (Người đẹp và Quái thú). 
	https://en.wikipedia.org/wiki/Beauty_and_the_Beast; (15/9/2018)
110. Wikipedia Ursula (The Little Mermaid). https://en.wikipedia.org/wiki/
	Ursula_(The_Little_Mermaid) (23/3/2019)
111. Wikipedia Beauty and the Beast (Disney song). https://en.wikipedia.org 
/wiki/Beauty_and_the_Beast_(Disney_song). (24/3/2019)
112. https://www.leludi.ru/5-principov-sistemy-stanislavskogo (23/9/2020)
113. https://www.google.com/search?client=firefox (22/2/2020)
PHIM MỤC
Các bộ phim hoạt hình Việt Nam 
Mèo Con (1965)
Người con của Rồng (2010)
Dưới bóng cây (2011)
Cô bé bán diêm (2011)
Truyền thuyết chiếc khăn piêu (2012)
Bù nhìn rơm (2013)
Các bộ phim truyện hoạt hình Walt Disney
Nàng Bạch Tuyết vqaf bảy chú lùn (Snow White and the Seven Dwarfs, 1937)
Chú bé người gỗ (Pinocchio, 1940)
Chú nai Bambi (Bambi, 1942)
Cô bé Lọ Lem (Cinderella, 1950)
Peter Pan, cậu bé không chịu lớn (Peter Pan, 1953)
Người đẹp ngủ trong rừng (Sleeping Beauty, 1959)
Cậu bé rừng xanh (The Jungle Book, 1967)
Nút bấm giường và cái chổi (Bedknobs and Broomsticks, 1971)
Nàng Tiên cá (The Little Mermaid, 1990)
Người đẹp và Quái thú (Beauty and The Beast, 1991)
Aladdin (Aladdin, 1992)
Công chúa Jasmine (Jasmine, 1992)
Vua Sư tử (The Lion King, 1994)
Pocahontas (Pocahontas, 1995)
Thằng gù ở nhà thờ Đức Bà (The Hunchback of Notre Dame, 1996)
101 Chú chó đốm (101 Dalmatians, 1996)
Dũng sĩ Hercules (Hercules, 1997)
Hoa Mộc Lan (Mulan, 1998)
Tarzan (Tarzan, 1999)
Nàng công chúa và con ếch (The Princess and the Frog, 2009)
Công chúa tóc mây (Tangled, 2010)
Nữ hoàng băng giá (Frozen, 2013)
Chú voi biết bay Dumbo (Dumbo, 2019)
Raya và Rồng thần cuối cùng (Raya and the Last Dragon, 2021)
Các bộ phim truyện hoạt hình của hãng Pixar
Câu chuyện đồ chơi (Toy Story, 1995-2019)
Công ty quái vật (Monster Inc., 2001)
DANH SÁCH CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ 
Xây dựng nhân vật và cách kể chuyện trong bộ phim hoạt hình 3D Việt Nam Cô bé bán diêm, Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu và Điện ảnh, số 12 (12/ 2016), tr. 88 – 92 và số 13 (3/2017), trang 80 - 84 
Sự khác nhau trong nhân vật của phim hoạt hình Disney và Ghibli, Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu và Điện ảnh số, 14 (6/ 2017), tr. 51 - 56
Lý thuyết về diễn xuất hoạt hình của Ed Hooks và áp dụng vào phân tích bộ phim Mèo con, Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu và Điện ảnh, số 16 (12 /2017), tr. 52 - 58
Khái lược về lý thuyết chuyển thể kịch bản, Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu và Điện ảnh số, 18 (6/ 2018), tr. 66 - 71
Bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện qua một số bộ phim hoạt hình Việt Nam Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 410 (8/ 2018) , tr. 79 - 81
Phim truyện hoạt hình chuyển thể Walt Disney: Phân tích từ phim chuyển thể “Nàng tiên cá”, Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu và Điện ảnh, số 19 (9/ 2018), tr. 45 - 52
Bộ ba nhân vật trong phim truyện hoạt hình “Người đẹp và Quái thú” của Disney, Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu và Điện ảnh số, 20 (12/ 2018), tr. 37 - 42
Khái lược về Lý thuyết về nhân vật, Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu và Điện ảnh số, 21 (3/ 2019), tr. 47 - 52 
 Sức quyến rũ của âm nhạc trong các phim truyện hoạt hình Disney, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 419, (tháng 5/2019), tr. 67 - 69
 Sự truyền cảm của hai bộ phim hoạt hình Việt Nam: “Truyền thuyết chiếc khăn piêu” và “Bù nhìn rơm”, Tạp chí Nghiên cứu Sân khấu và Điện ảnh, số 22 (6/2019), tr. 47 - 50

File đính kèm:

  • docxluan_an_nghe_thuat_xay_dung_nhan_vat_phim_truyen_hoat_hinh_w.docx
  • docx1. PHMai - Thông tin tóm tắt luận án (VIE).docx
  • docx2. PHMai - Thông tin tóm tắt luận án (ENG).docx
  • docx3. PHMai - Trích yếu luận án (VIE).docx
  • docx4. PHMai - Trích yếu luận án (ENG).docx
  • docx5. PHMai - TÓM TĂT (VIE).docx
  • docx6. PHMai - TÓM TĂT (ENG).docx