Luận án Nghiên cứu ứng dụng internet marketing tại các doanh nghiệp du lịch Việt Nam

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã

hội, mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp (DN) trên thế giới vì nó

không chỉ hướng vào công nghiệp, công nghệ số, mà nó còn đem những thành tựu

vượt bậc của công nghệ số tới mọi lĩnh vực trong đó có du lịch.

Về mặt lý luận, internet marketing (IM) thu hút sự quan tâm của các nhà

nghiên cứu thuộc nhiều lĩnh vực trên thế giới và Việt Nam, trong đó có du lịch.

Được đánh giá là một công cụ mang tính toàn cầu và là một trong những phương

tiện hiện đại đang trên đà phát triển nhanh, mạnh mẽ, IM được xem xét cả về chiều

rộng lẫn chiều sâu, từ phạm vi toàn cầu đến từng quốc gia, các điểm đến hay các

doanh nghiệp du lịch (DNDL) cụ thể. Các kết quả nghiên cứu này đã dựng lên bức

tranh toàn cảnh về hoạt động IM trong kinh doanh du lịch (KDDL). Việc nghiên

cứu được tiến hành theo nhiều hướng nghiên cứu khác nhau, cụ thể là những vấn đề

chung về IM, lợi ích của IM tại các DNDL hoặc là đi sâu vào các công cụ riêng của

IM mà chưa đưa ra được điều kiện ứng dụng IM hay quy trình cụ thể về ứng dụng

IM tại các DNDL. Nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận rằng khó khăn lớn nhất và hạn

chế phổ biến nhất trong lĩnh vực nghiên cứu về IM trong kinh doanh du lịch là các

doanh nghiệp du lịch hiện nay mới chỉ coi IM là một phần thích hợp trong kế hoạch

marketing của doanh nghiệp chứ không coi đó là tương lai lâu dài cần phải đầu tư

bài bản, chuyên nghiệp và có kế hoạch. Marketing mới cho thời đại mới đang là một

yêu cầu cấp thiết đối với các nhà kinh doanh du lịch trong khi khách du lịch (KDL)

ngày càng tiếp cận và sử dụng internet nhiều hơn cho chuyến đi của mình. Tuy

nhiên, trong thực tiễn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển còn nhiều nhà cung

ứng dịch vụ trong ngành du lịch (DL) vẫn tiếp tục coi marketing chỉ ngang bằng với

bán hàng. Nhiều lãnh đạo doanh nghiệp chưa hiểu đầy đủ vai trò chức năng của

marketing đối với việc đạt được mục đích của tổ chức. Vì vậy, nắm vững những

kiến thức cơ bản về internet marketing và áp dụng lý thuyết internet marketing tại

các DNDL trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa là rất cần thiết.

pdf 162 trang kiennguyen 20/08/2022 9720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu ứng dụng internet marketing tại các doanh nghiệp du lịch Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu ứng dụng internet marketing tại các doanh nghiệp du lịch Việt Nam

Luận án Nghiên cứu ứng dụng internet marketing tại các doanh nghiệp du lịch Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 
------------------------- 
KIỀU THU HƯƠNG 
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG INTERNET MARKETING 
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH VIỆT NAM 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ 
Hà Nội - 2021 
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 
------------------------- 
KIỀU THU HƯƠNG 
NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG INTERNET MARKETING 
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH VIỆT NAM 
Chuyên ngành: Kinh doanh Thương mại 
Mã số : 9340121 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ 
Người hướng dẫn khoa học: 
1. PGS, TS Bùi Xuân Nhàn 
2. PGS, TS Phạm Thúy Hồng 
 Hà Nội - 2021 
i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan luận án là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập của 
riêng tôi. Các nội dung nghiên cứu và các kết luận trong luận án là trung thực, có 
nguồn gốc rõ ràng. 
 Tác giả luận án 
 Kiều Thu Hương 
ii 
LỜI CẢM ƠN 
 Trong suốt quá trình nghiên cứu làm đề tài luận văn tốt nghiệp, em luôn nhận 
được sự hướng dẫn nhiệt tình và đầy trách nhiệm của hai giảng viên hướng dẫn là 
PGS.TS. Bùi Xuân Nhàn và PGS.TS. Phạm Thúy Hồng. Em xin bày tỏ lòng biết ơn 
sâu sắc và gửi lời cảm ơn chân thành tới hai Thầy, Cô đã giúp đỡ, động viên em rất 
nhiều để em có thể hoàn thành được luận án của mình. 
 Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn sự giúp đỡ của các Thầy, Cô giáo Trường 
Đại học Thương Mại, phòng Quản lý Sau đại học, khoa Khách sạn - Du lịch. Ý kiến 
góp ý của các Thầy, Cô là chuyên gia trong lĩnh vực marketing, lĩnh vực du lịch đã 
tạo điều kiện và giúp em có thêm những định hướng cho luận án. 
 Trong quá trình thu thập dữ liệu cho luận án, em còn nhận được sự hỗ trợ của 
các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực lưu trú và doanh nghiệp kinh doanh lữ 
hành tại Việt Nam. Em xin gửi lời cảm ơn tới các lãnh đạo các doanh nghiệp du lịch 
Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ em và cung cấp thông tin cần thiết trong quá trình 
nghiên cứu. Xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, đồng nghiệp và các em sinh viên đã hỗ 
trợ em hoàn thành khảo sát thực tế trong thời gian thực hiện đề tài luận án này. 
 Em xin trân trọng cảm ơn! 
 Hà Nội, tháng 11 năm 2021 
 Tác giả luận án 
Kiều Thu Hương 
iii 
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................ i 
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. ii 
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii 
DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................... vi 
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ................................................................................... vii 
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ............................................................................. viii 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................... ix 
PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án.............................................................................. 1 
2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................... 1 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 4 
4. Những đóng góp mới của đề tài luận án ................................................................. 7 
5. Kết cấu luận án ........................................................................................................ 8 
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VÀ 
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỬ DỤNG CỦA LUẬN ÁN ............................ 9 
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ................. 9 
1.1.1. Những nghiên cứu về ứng dụng internet marketing tại các doanh 
nghiệp nói chung .................................................................................................. 9 
1.1.2. Những nghiên cứu về ứng dụng internet marketing tại các doanh 
nghiệp du lịch .................................................................................................... 11 
1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu ........................................................................ 17 
1.2. Quy trình và phương pháp nghiên cứu của đề tài luận án .............................. 18 
1.2.1. Quy trình nghiên cứu đề tài luận án......................................................... 18 
1.2.2. Phương pháp nghiên cứu của đề tài luận án ............................................ 20 
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ ỨNG 
DỤNG INTERNET MARKETING TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH ..... 38 
2.1. Một số khái niệm cơ bản và vai trò của ứng dụng internet marketing tại 
các doanh nghiệp du lịch ....................................................................................... 38 
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản.......................................................................... 38 
2.1.2. Vai trò của ứng dụng internet marketing tại các doanh nghiệp du lịch ....... 42 
2.2. Điều kiện, quy trình và công cụ marketing – mix ứng dụng internet 
marketing tại các doanh nghiệp du lịch ................................................................. 46 
iv 
2.2.1 Điều kiện ứng dụng internet marketing tại các doanh nghiệp du lịch ...... 46 
2.2.2. Quy trình ứng dụng internet marketing tại các doanh nghiệp du lịch ..... 47 
2.2.3. Công cụ marketing - mix trong ứng dụng internet marketing. ................ 58 
2.3. Kinh nghiệm thực tiễn và bài học rút ra về ứng dụng internet marketing 
tại các doanh nghiệp du lịch .................................................................................. 69 
2.3.1. Kinh nghiệm thực tiễn về ứng dụng internet marketing tại các doanh 
nghiệp du lịch .................................................................................................... 69 
2.3.2. Bài học rút ra cho các doanh nghiệp du lịch Việt Nam ........................... 75 
Chương 3 THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG INTERNET MARKETING TẠI 
CÁC DOANH NGHIỆP DU LỊCH VIỆT NAM .................................................. 79 
3.1. Một số nét khái quát về tình hình du lịch Việt Nam và hoạt động kinh 
doanh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam ..................................................... 79 
3.1.1. Một số nét khái quát về tình hình du lịch Việt Nam................................ 79 
3.1.2. Tổng quan tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du 
lịch Việt Nam ..................................................................................................... 83 
3.2. Phân tích thực trạng ứng dụng internet marketing tại các doanh nghiệp 
du lịch Việt Nam ................................................................................................... 86 
3.2.1. Thực trạng điều kiện ứng dụng internet marketing tại các doanh 
nghiệp du lịch Việt Nam .................................................................................... 86 
3.2.2. Về quy trình ứng dụng internet marketing tại các doanh nghiệp du 
lịch Việt Nam ..................................................................................................... 89 
3.2.3. Về các công cụ marketing - mix trong internet marketing tại các 
doanh nghiệp du lịch Việt Nam ......................................................................... 96 
3.3. Đánh giá chung về thực trạng ứng dụng internet marketing tại các doanh 
nghiệp du lịch Việt Nam ...................................................................................... 119 
3.3.1. Những thành công và nguyên nhân ....................................................... 119 
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân............................................................. 122 
Chương 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ TĂNG CƯỜNG ỨNG 
DỤNG INTERNET MARKETING TẠI CÁC DOANH NGHIỆP DU 
LỊCH VIỆT NAM ................................................................................................. 127 
4.1. Dự báo xu hướng ứng dụng internet marketing tại các doanh nghiệp du 
lịch và phương hướng phát triển internet marketing tại các doanh nghiệp du 
lịch Việt Nam ...................................................................................................... 127 
v 
4.1.1. Dự báo xu hướng ứng dụng internet marketing tại các doanh nghiệp 
du lịch .............................................................................................................. 127 
4.1.2. Phương hướng phát triển internet marketing tại các doanh nghiệp du 
lịch Việt Nam ................................................................................................... 129 
4.2. Đề xuất một số giải pháp tăng cường ứng dụng internet marketing tại 
các doanh nghiệp du lịch Việt Nam .................................................................... 131 
4.2.1. Nâng cao nhận thức của lãnh đạo và nhân viên về việc ứng dụng 
internet marketing tại doanh nghiệp ................................................................ 131 
4.2.2. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin .......................... 132 
4.2.3. Xây dựng mô hình internet marketing tại các doanh nghiệp du lịch 
Việt Nam .......................................................................................................... 132 
4.2.4. Áp dụng công nghệ thực tế ảo vào thiết kế website .............................. 141 
4.2.5. Tận dụng thế mạnh của điện thoại di động thông minh, nghiên cứu 
thiết kế các công cụ internet marketing theo hướng thân thiện với điện 
thoại di động .................................................................................................... 142 
4.2.6. Mở rộng các mối quan hệ hợp tác với các OTA trong và ngoài nước .. 142 
4.2.7. Sáng tạo nội dung marketing, tăng cường các video marketing ........... 143 
4.2.8. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân lực trực tuyến ................ 143 
4.2.9. Kết hợp giữa các công cụ internet marketing và marketing 
truyền thống .................................................................................................... 144 
4.3. Một số kiến nghị ........................................................................................... 145 
4.3.1. Đối với Nhà nước .................................................................................. 145 
4.3.2. Đối với Tổng cục Du lịch ...................................................................... 146 
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 148 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
vi 
DANH MỤC CÁC BẢNG 
Trang 
Bảng 1.1: Các công cụ marketing - mix online ảnh hưởng tới ý định mua dịch vụ 
du lịch ..... ... kết hội nhập của Việt Nam. Có thể thấy rằng, môi trường pháp lý 
về TMĐT được hình thành và phát triển từ hệ thống lập pháp của hệ thống chính trị. 
Nhà nước cần thường xuyên rà soát khung khổ pháp lý để có các điều chỉnh, thay đổi 
cho phù hợp với các giai đoạn phát triển của đất nước, cũng như phù hợp với xu 
146 
hướng công nghệ và luật pháp quốc tế. Các chính sách nhằm hỗ trợ phát triển thị 
trường công nghệ thông tin và TMĐT cần được xây dựng. Việt Nam cũng xác định 
ngành du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, vì vậy, nhà nước cần đặc biệt chú ý đến việc 
hỗ trợ về chính sách thuế. Hiện nay, dịch Covid - 19 khiến ngành du lịch bị ảnh 
hưởng nặng nề, Nhà nước nên có những gói hỗ trợ các DN giúp các DNDLVN có thể 
sớm vượt qua giai đoạn khó khăn này. Và chuẩn bị các phương án tiếp nhận điều kiện 
mở cửa, từng bước đón khách du lịch quốc tế quay trở lại Việt Nam. Tại các địa 
phương có các DNDL hoạt động kinh doanh cũng cần có nhiều các hoạt động rà soát, 
kiểm tra hàng năm để nắm vững tình hình phát triển TMĐT trên địa bàn, làm cơ sở 
cho việc triển khai chính sách và thực thi pháp luật về TMĐT được tốt hơn. 
- Cần tổ chức nhiều khoá đào tạo ngắn hạn, các lớp tập huấn, các cuộc hội 
thảo hay nói chuyện chuyên đề ở nhiều cấp khác nhau, nhiều địa phương khác nhau 
nhằm phổ biến cho mọi người dân, mọi đối tượng và mọi thành phần kinh tế những 
kiến thức cơ bản nhất về internet và TMĐT. Hiện nay, đã thực hiện việc triển khai 
các chương trình đào tạo về TMĐT, về marketing có lồng ghép thêm nội dung IM ở 
bậc đại học, cao đẳng trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố để nâng cao kiến thức cho 
đội ngũ nhân lực TMĐT. Tuy nhiên, nhà nước cần tạo điều kiện, khuyến khích mối 
quan hệ hợp tác giữa nhà trường và DN giúp cho nguồn nhân lực về TMĐT có cơ 
hội được thực hành ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. 
- Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến về hoạt động IM, vai trò, lợi ích 
của việc ứng dụng IM trong kinh doanh nói chung và KDDL nói riêng. Như qua 
quá trình tìm hiểu thực trạng hoạt động ứng dụng IM tại các DNDLVN đã cho thấy, 
vấn đề quan trọng nhất không phải ở chỗ việc thực hiện việc ứng dụng IM gặp khó 
khăn mà chính là ở chỗ bản thân các nhà lãnh đạo DN (đặc biệt là các DN có quy 
mô vừa và nhỏ) nhận thức về việc ứng dụng IM chưa đầy đủ, chưa biết và chưa tiếp 
cận các công cụ hiệu quả của hoạt động IM. Chính vì lẽ đó việc đầu tư cho hoạt 
động IM vẫn chưa được quan tâm đúng mức, làm giảm hiệu quả của việc ứng dụng 
IM trong kinh doanh. Việc tuyên truyền sẽ giúp nâng cao nhận thức và giúp DN 
định hướng sao cho hoạt động IM được đầu tư bài bản và hiệu quả nhất. 
4.3.2. Đối với Tổng cục Du lịch 
- Tổng cục Du lịch cần xác định IM là một giải pháp, công cụ lớn, hiệu quả, 
đáng được ưu tiên phát triển mang lại hiệu quả thiết thực cho việc quảng bá xúc tiến 
147 
đến đến du lịch quốc gia, xây dựng và củng cố, phát triển thương hiệu du lịch quốc 
gia từ đó có những chính sách ưu tiên cụ thể cho việc nghiên cứu, ứng dụng một 
cách đồng bộ, bài bản IM trong hoạt động marketing chung của toàn ngành. 
- Xem xét có chính sách ưu tiên cho các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng 
công nghệ thông tin nói chung trong các hoạt động IM của DNDL. Cũng cần tìm ra 
cơ chế phối hợp, hợp tác chặt chẽ hơn nữa, cùng chia sẻ tầm nhìn, chiến lược, kinh 
nghiệm và các giải pháp cụ thể để tối ưu hóa nguồn lực của các bên, hỗ trợ cho các 
DNDLVN trong ứng dụng IM. Quan tâm bố trí tài lực dài hạn đối với hoạt động 
IM, để hoạt động IM có thể phát huy hết những ưu điểm của nó. Bố trí nguồn nhân 
lực phù hợp để có bộ phận chuyên trách về IM, hỗ trợ các DN ứng dụng IM. Thông 
tin được thông suốt từ trên xuống dưới, tạo sự thống nhất trong các hoạt động IM. 
 - Làm đầu mối liên kết, phối hợp các DNDL trong thực hiện các hoạt động IM. 
Phối hợp với các DN xây dựng cơ sở dữ liệu khách du lịch, hỗ trợ nghiên cứu thị 
trường mục tiêu, cập nhật các thông tin du lịch, thông tin và kết quả nghiên cứu thị 
trường lên các website cổng thông tin du lịch cho các DNDL có thể sử dụng kết quả đó 
phát triển hoạt động IM. Liên kết các website giữa các DN cung cấp dịch vụ du lịch, có 
thể tạo ra một website riêng kết nối các DNDL dưới sự xác thực của Tổng cục Du lịch. 
Các DN lữ hành, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú và các DN kinh doanh dịch vụ 
du lịch khác sẽ có được lợi ích thông qua việc xác thực này. Bên cạnh đó có thể phối 
hợp nội dung và triển khai việc xây dựng các hình thức IM tới các DNDLVN. 
4.3.3. Đối với các bên liên quan khác 
 - Bộ thông tin và truyền thông chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan trình 
Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển DNDLVN 
trong lĩnh vực thông tin và truyền thông internet; phối hợp với các cơ quan, tổ chức có 
liên quan chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện của các DNDLVN theo 
đúng quy định của pháp luật, tăng cường hoạt động ứng dụng công nghệ trong hoạt động 
kinh doanh nói chung và hoạt động marketing nói riêng tại các DNDLVN. 
 - Các cơ quan truyền thông liên kết, hỗ trợ các DNDLVN trong hoạt động 
ứng dụng IM, truyền tải các thông điệp, thông tin về du lịch trên internet, tạo các 
banner, các video, phim ngắn về du lịch qua phương tiện truyền thông internet để 
truyền thông cho các DNDLVN nói riêng và ngành du lịch nói chung. 
148 
KẾT LUẬN 
Sự xuất hiện của internet đã thay đổi hoàn toàn cách làm du lịch và việc ứng 
dụng IM vào hoạt động kinh doanh là tất yếu nếu DN không muốn bị loại khỏi thị 
trường. Có thể nói, việc xuất hiện và phát triển internet giúp mọi người trên khắp 
thế giới truy cập và tìm hiểu tất cả những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh du 
lịch nổi tiếng toàn cầu là cú hích quan trọng làm nảy sinh nhu cầu đi du lịch của mọi 
người dân. Trước đây, để truyền thông cho DN, cho SP, để phát triển điểm đến, 
người ta phải mất rất nhiều thời gian và phải trả một khoản kinh phí khá lớn cho 
việc quảng cáo trên truyền hình, báo, đài, phát tờ rơi, tập gấp, bản đồ, giới thiệu các 
tour và giá mỗi tour du lịch thì nay thông qua ứng dụng các website thông minh 
và tổng đài ảo, giá thành chi phí truyền thông đã giảm đi rất nhiều. 
Mặc dù ứng dụng IM trong hoạt động kinh doanh mang lại nhiều lợi ích, 
nhưng tại Việt Nam việc ứng dụng IM tại các DNDLVN còn nhiều bất cập, ứng 
dụng không đầy đủ, bỏ qua việc xây dựng một quy trình ứng dụng IM thống nhất, 
IM được hiểu không đầy đủ, chưa có sự quan tâm đầu tư tới hoạt động IM dẫn tới 
chưa khai thác hết được những lợi ích to lớn của hoạt động ứng dụng IM. Luận án 
đã tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: 
Thứ nhất, với việc tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến khái 
niệm IM, lợi ích của việc ứng dụng IM, các quy trình ứng dụng IM và các công cụ 
marketing - mix trực tuyến trong IM, xác định khoảng trống nghiên cứu, xây dựng 
quy trình và phương pháp nghiên cứu luận án. 
Thứ hai, nghiên cứu sinh đã tóm lược một số vấn đề lý luận về IM trong 
KDDL, xây dựng mô hình nghiên cứu các công cụ marketing - mix trực tuyến ảnh 
hưởng tới ý định mua sản phẩm du lịch của khách du lịch, nghiên cứu các bài học 
kinh nghiệm của các DN lữ hành, các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú để rút ra các 
bài học kinh nghiệm cho các DNDLVN trong ứng dụng IM. 
Thứ ba, nghiên cứu sinh đã tiến hành phân tích và đánh giá thực trạng ứng 
dụng IM tại các DNDLVN thông qua khảo sát 115 DN lữ hành, các cơ sở kinh 
doanh dịch vụ lưu trú và 263 khách du lịch nội địa, khách từ những thị trường quốc 
tế đến hàng đầu Việt Nam. 
Thứ tư, từ việc nghiên cứu và đánh giá thực trạng, nghiên cứu sinh đề xuất giải 
pháp và các kiến nghị liên quan đến điều kiện ứng dụng IM, quy trình ứng dụng IM, 
công cụ marketing - mix trực tuyến đối với các DNDLVN. 
149 
Ứng dụng công nghệ vào hoạt động du lịch là xu hướng tất yếu. Các 
DNDLVN không muốn mất khả năng cạnh tranh, vị thế ngay trên chính sân nhà của 
mình thì cần phải thay đổi tư duy và cách thức tiến hành hoạt động IM thì mới có 
thể tận dụng hết lợi thế mà việc ứng dụng IM mang lại cho DN. 
Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo 
 Mặc dù đạt được một số thành công như vậy, luận án vẫn còn một số điểm hạn chế: 
 - Chưa tập hợp một cách hệ thống các dữ liệu để đánh giá đầy đủ hơn theo 
các tiêu chí đánh giá để đi tìm hiểu thực trạng các tiêu chí đánh giá hoạt động IM 
này tại các DNDLVN. 
 - Chưa phân định được hoạt động ứng dụng IM tại các nhóm DN khác 
nhau trong ngành du lịch (nhóm các DNLH, nhóm các cơ sở kinh doanh lưu trú, 
nhóm các DN vận chuyển hàng không, nhóm các DN kinh doanh các dịch vụ vu 
lịch khác). 
- Chưa chỉ ra được cách thức làm IM khác nhau cho những DN có quy mô 
khác nhau, cũng như cách thức ứng dụng IM khác nhau với những đoạn thị trường 
khác nhau. 
Những hạn chế trong nghiên cứu này của nghiên cứu sinh đều có thể là 
hướng nghiên cứu tiếp theo trong tương lai của bản thân nghiên cứu sinh cũng như 
các tác giả khác. 
Internet đã ngày càng trở nên thân thuộc đối với khách hàng và đối với các 
DN, việc ứng dụng internet vào các hoạt động kinh doanh, đặc biệt là IM đã không 
còn xa lạ, tuy nhiên, việc ứng dụng IM như thế nào để đạt hiệu quả cao vẫn đang là 
một câu hỏi khó cho nhiều DNDLVN. Internet marketing có những yêu cầu lớn hơn 
rất nhiều về chất lượng nguồn nhân lực cũng như công nghệ và những kỹ thuật, kỹ 
xảo riêng. Thêm nữa, trong bối cảnh thế giới phẳng, sức lan tỏa nhanh chóng và 
mạnh mẽ của thông tin qua hệ thống mạng xã hội, vấn đề an ninh mạng, bảo mật 
thông tin trở thành thách thức cho tất cả các DN nói chung và DNDL nói riêng. Vì 
vậy, các DNDLVN cũng như cơ quan truyền thông nhà nước về du lịch cần tiếp tục 
đầu tư về nhân lực, nghiên cứu, tìm tòi kỹ lưỡng, xây dựng chiến lược phù hợp 
trước khi áp dụng IM vào hoạt động thực tiễn. 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 
1. Kiều Thu Hương (2015), Xúc tiến du lịch Việt Nam trên Internet, Tạp chí 
Du lịch số 4/2015. 
2. Kiều Thu Hương, Vũ Lan Hương (2018), Cách mạng 4.0 tại các doanh 
nghiệp lữ hành việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Công Thương 
số 5+6, tháng 4/2018. 
3. Bùi Xuân Nhàn, Kiều Thu Hương (2018), Ứng dụng internet marketing 
trong kinh doanh du lịch tại các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, Hội thảo 
quốc tế: Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ hội và thách thức đối với phát 
triển kinh tế Việt Nam, trường Đại học Thương mại Hà Nội tháng 8/2018. 
4. Kiều Thu Hương (2020), Nhân lực internet marketing tại các doanh 
nghiệp du lịch Việt Nam, Hội thảo quốc gia: Nâng cao chất lượng nguồn 
nhân lực du lịch trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 tháng 1/2020. 
5. Kiều Thu Hương (2021), Quy trình ứng dụng internet marketing tại các 
doanh nghiệp du lịch Việt Nam: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra, Tạp 
chí Kinh tế và Dự báo số 33, tháng 11/2021. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_ung_dung_internet_marketing_tai_cac_doanh.pdf
  • docx2. Diem moi cua LA - Tiếng Anh NCS Kieu Thu Huong.docx
  • docx3. Diem moi cua LA - Tiếng Việt NCS Kieu Thu Huong.docx
  • docx4. Tóm tắt LA tiếng Anh NCS Kieu Thu Huong.docx
  • doc5. Tóm tắt LA tiếng Việt NCS Kieu Thu Huong.doc