Luận án Nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn vay ưu đãi của doanh nghiệp tại các quỹ bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Tại hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc năm 2015 (COP 21), 195
quốc gia tham gia đã ký thỏa thuận Paris về giảm thiểu biến đổi khí hậu, đạt được đồng
thuận hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu xuống dưới 2oC trên mức tiền công nghiệp
(pre-industrial levels). Để đạt được các mục tiêu dài hạn về khí hậu như vậy, nhiều quốc
gia đã nỗ lực thúc đẩy phát triển công nghiệp xanh và đổi mới xanh (Yu và cộng sự
2021). Điều đó cho thấy, bảo vệ môi trường (BVMT) và chống biến đổi khí hậu là một
trong những vấn đề cấp thiết trong xã hội hiện đại ngày nay. Ở cấp độ toàn cầu, thế giới
đã áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để kiểm soát ô nhiễm và chống lại sự nóng lên
toàn cầu đồng thời phải đảm bảo phát triển kinh tế, trong đó công cụ tài chính xanh
(green finance) hay còn gọi là tài chính môi trường (environmental finance) đóng vai
trò quan trọng trong bối cảnh hiện nay (Campiglio 2016). Các cơ chế tài chính xuyên
quốc gia được thành lập nhằm mục đích hỗ trợ tài chính cho bảo vệ môi trường thông
qua các tổ chức tài chính quốc tế như Quỹ Môi trường toàn cầu (Global Environment
Facility), Quỹ khí hậu xanh (Green Climate Fund), Quỹ thích ứng (Adaption Fund)
(Azhgaliyeva và Liddle 2020).
Ở cấp độ quốc gia, các nước cũng đề ra những biện pháp và chính sách khác nhau
nhằm hỗ trợ công tác BVMT và phát triển xanh. Ngoài các công cụ hỗ trợ chính sách và
kiểm soát bằng các quy định pháp luật, công cụ tài chính cũng đóng vai trò rất quan
trọng. Quỹ Bảo vệ môi trường (Environment Fund) là một trong những tổ chức tài chính
được thành lập và hoạt động tại các quốc gia với mục đích ngăn chặn và giảm thiểu ô
nhiễm môi trường, hỗ trợ và thúc đẩy phát triển xanh bền vững. Quỹ BVMT là tổ chức
tài chính nhà nước, là một trong những kênh dẫn vốn chính nhằm giải quyết những hạn
chế của thị trường trong việc thiếu hụt các nguồn vốn cho đầu tư bảo vệ môi trường
(Akihisa 2008; OECD 2015; 2018; Oh và Kim 2018). Phụ thuộc vào trình độ phát triển
của thị trường tài chính, các quốc gia giới thiệu các công cụ hỗ trợ tài chính phù hợp đối
với các Quỹ BVMT. Đối với các quốc gia có nền kinh tế phát triển, công cụ hỗ trợ lãi
suất và tài trợ không hoàn lại là một trong những công cụ chính cho tài chính xanh.
Trong khi đó, cho vay ưu đãi bảo vệ môi trường là công cụ hỗ trợ tài chính môi trường
quan trọng của các nước nghèo hơn, đang trong thời kỳ phát triển (Hossain 2018; Park
và Kim 2020).
Lấy bối cảnh Việt Nam hiện nay là một nền kinh tế mới nổi tại Châu Á, với tốc
độ phát triển công nghiệp hóa cao, nhưng sự phát triển của thị trường tài chính còn nhiều
hạn chế (Bui 2020). Vì vậy, môi trường chịu tác động và áp lực lớn về ô nhiễm, suy
thoái và biến đổi khí hậu. Để chống lại các tác động tiêu cực này, nhà nước đã ban hành13
chính sách tài chính nhằm mục đích hỗ trợ các dự án bảo vệ môi trường thông qua hình
thái tổ chức tài chính gọi là Quỹ BVMT, được giới thiệu đầu tiên vào năm 2002 thông
qua Luật Bảo vệ môi trường. Quỹ BVMT là tổ chức tài chính nhà nước và là kênh dẫn
vốn chính cho hoạt động đầu tư bảo vệ môi trường tại Việt Nam hiện nay. Cho vay với
lãi suất ưu đãi là một trong những công cụ tài chính chủ yếu của Quỹ BVMT, chiếm
hơn 95% kết quả hoạt động. Hiện nay, hệ thống các Quỹ BVMT tại Việt Nam với số
lượng là 48 Quỹ, trong đó có 01 Quỹ BVMT cấp quốc gia (Quỹ BVMT Việt Nam) và
47 Quỹ BVMT cấp địa phương (Quỹ BVMT cấp tỉnh). Tuy nhiên, trong số này chỉ có
26 Quỹ BVMT đã đi vào hoạt động cho vay ưu đãi bảo vệ môi trường (Duong TPA và
Le HL 2021). Nguồn tài chính từ các Quỹ BVMT chỉ dành riêng hỗ trợ cho các dự án
liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển xanh và chống biến đổi khí hậu.
Theo báo cáo của Climate Bonds Initiative, nhu cầu cho đầu tư xanh chống biến
đổi khí hậu cũng như đầu tư bảo vệ môi trường tại Việt Nam là rất lớn trong khi đó sự
thiếu hụt lớn về tài chính cho hoạt động này là hiện hữu (Kristiane và cộng sự 2020).
Các ngân hàng thương mại đã bước đầu chú ý đến việc tài trợ cho các dự án bảo vệ môi
trường thông qua các danh mục xanh nhưng vẫn còn rất nhiều hạn chế với lý do các
ngân hàng chưa quen thuộc với danh mục đầu tư xanh cũng như các dự án bảo vệ môi
trường thường tiềm ẩn nhiều rủi ro và khả năng mất vốn lớn (Barbu và Boitan 2019;
Chen và cộng sự 2019; T. C. Nguyen, Chuc và Dang 2018). Điều này cho thấy, các Quỹ
BVMT ngày càng đóng vai trò quan trọng cũng như là một trong những tổ chức có nhiều
kinh nghiệm trong hoạt động tài chính môi trường. Câu hỏi đặt ra là với điều kiện lãi
suất ưu đãi như vậy thì nhân tố nào ảnh hưởng tới việc các doanh nghiệp tiếp cận nguồn
vốn vay ưu đãi từ các Quỹ BVMT? Các doanh nghiệp đầu tư các dự án bảo vệ môi
trường có thể đối mặt với các rào cản nào khi tiếp cận nguồn vốn từ các Quỹ BVMT?
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn vay ưu đãi của doanh nghiệp tại các quỹ bảo vệ môi trường ở Việt Nam
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ---------- LÊ HẢI LÂM NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬN VỐN VAY ƯU ĐÃI CỦA DOANH NGHIỆP TẠI CÁC QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2021 1 NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ---------- LÊ HẢI LÂM NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬN VỐN VAY ƯU ĐÃI CỦA DOANH NGHIỆP TẠI CÁC QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG MÃ SỐ: 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Phạm Thị Hoàng Anh 2. TS. Nguyễn Thanh Nhàn HÀ NỘI - 2021 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của tập thể giáo viên hướng dẫn là PGS. TS. Phạm Thị Hoàng Anh và TS. Nguyễn Thanh Nhàn. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu của tác giả nào khác. Nghiên cứu sinh Lê Hải Lâm 3 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của Ban lãnh đạo Học viện Ngân hàng, Khoa Sau đại học và Khoa Ngân hàng đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho nghiên cứu sinh trong quá trình học tập tại Học viện Ngân hàng cũng như việc hoàn thành luận án. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả những sự giúp đỡ này. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của tập thể giáo viên hướng dẫn là PGS. TS. Phạm Thị Hoàng Anh và TS. Nguyễn Thanh Nhàn đã giúp tôi hoàn thành luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Hội đồng các cấp, các nhà khoa học đã dành thời gian quý báu của mình để góp ý cho nghiên cứu sinh những kiến thức học thuật cả về mặt lý luận và thực tiễn, giúp cho luận án ngày càng được hoàn thiện. Đồng thời, tôi xin gửi lời trân trọng cảm ơn tới Ban lãnh đạo và các đồng nghiệp tại Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, các anh chị tại các Quỹ Bảo vệ môi trường địa phương, đại diện các doanh nghiệp đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập dữ liệu nghiên cứu. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận án. 4 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................. 8 DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................. 9 DANH MỤC HÌNH VẼ ............................................................................................... 10 DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................... 11 MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 12 1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu ......................................................................... 12 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................................ 14 2.1. Tình hình nghiên cứu về hoạt động cho vay ưu đãi bảo vệ môi trường ................. 14 2.2. Tình hình nghiên cứu về đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận vốn vay của doanh nghiệp.................................................................................................................. 18 2.3. Khoảng trống nghiên cứu ....................................................................................... 26 3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................ 26 3.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát ............................................................................... 26 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể ................................................................................... 26 4. Câu hỏi nghiên cứu .................................................................................................. 27 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 28 5.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 28 5.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 28 6. Phương pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu .................................................. 28 7. Đóng góp mới của luận án ...................................................................................... 29 7.1. Về mặt lý luận......................................................................................................... 29 7.2. Về mặt thực tiễn ..................................................................................................... 29 8. Kết cấu của luận án ................................................................................................. 30 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TIẾP CẬN VỐN VAY ƯU ĐÃI TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ............... 31 1.1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ƯU ĐÃI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ..................................................................................................................... 31 1.1.1. Lịch sử về cho vay ưu đãi trong hoạt động bảo vệ môi trường ........................... 31 1.1.2. Định nghĩa về cho vay ưu đãi bảo vệ môi trường ............................................... 34 1.1.3. Vai trò của cho vay ưu đãi trong hoạt động bảo vệ môi trường .......................... 37 1.1.4. Các chính sách về cho vay ưu đãi trong hoạt động bảo vệ môi trường .............. 42 5 1.2. TỔNG QUAN VỀ TIẾP CẬN VỐN VAY ƯU ĐÃI TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ..................................................................................................... 45 1.2.1. Quan điểm về tiếp cận vốn vay ưu đãi trong lĩnh vực bảo vệ môi trường .......... 45 1.2.2. Các yếu tố đặc trưng của tiếp cận vốn vay ưu đãi bảo vệ môi trường ................ 49 1.2.3. Đo lường khả năng tiếp cận vốn vay ưu đãi trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.. 50 1.3. TỔNG QUAN VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬN VỐN VAY ƯU ĐÃI TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ....................................... 53 1.3.1. Nhóm các nhân tố thuộc về đặc điểm của tổ chức vay vốn ................................ 57 1.3.2. Các rào cản từ tổ chức cho vay ảnh hưởng đến tiếp cận vốn vay ....................... 61 1.3.3. Nhóm các nhân tố liên quan đến chính sách nhà nước và điều kiện kinh tế vĩ mô ....................................................................................................................................... 63 TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 65 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................... 66 2.1. CÁC NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH ...................................................................... 66 2.1.1. Nghiên cứu thực trạng cho vay ưu đãi bảo vệ môi trường .................................. 66 2.1.2. Nghiên cứu định tính bằng phương pháp phỏng vấn sâu .................................... 66 2.2. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG VÀ CÁC GIẢ THUYẾT ............ 67 2.2.1. Nghiên cứu định lượng thông qua đánh giá mức độ tiếp cận.............................. 68 2.2.2. Nghiên cứu định lượng thông qua giá trị khoản vay ........................................... 71 2.3. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 78 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ............................................................................................. 78 2.3.2. Quy trình thực hiện nghiên cứu ........................................................................... 79 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 81 2.3.4. Mẫu nghiên cứu ................................................................................................... 81 2.3.5. Phương pháp thu thập dữ liệu .............................................................................. 83 2.3.6. Thiết kế và xây dựng bảng hỏi ............................................................................ 86 2.3.7. Phân tích dữ liệu .................................................................................................. 87 TÓM TẮT CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 88 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHO VAY ƯU ĐÃI TẠI CÁC QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM ............................................................................................ 89 3.1. KHUNG PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ƯU ĐÃI TẠI QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ..................................................................................................... 89 3.1.1. Khung pháp lý chung ........................................................................................... 89 6 3.1.2. Khung pháp lý chi phối hoạt động các Quỹ Bảo vệ môi trường ......................... 91 3.2. THỰC TRẠNG CHO VAY ƯU ĐÃI TẠI CÁC QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM ............................................................................................................... 92 3.2.1. Giới thiệu Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam (cấp quốc gia) ............................. 92 3.2.2. Giới thiệu hệ thống các Quỹ Bảo vệ môi trường địa phương (cấp tỉnh) ............. 94 3.2.3. Chính sách tín dụng, lãi suất, quy trình thẩm định, cho vay, giải ngân .............. 98 3.2.4. Kết quả hoạt động cho vay ưu đãi ..................................................................... 107 3.3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG CHO VAY ƯU ĐÃI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 117 3.3.1. Kết quả hoạt động cho vay ưu đãi tại các Quỹ Bảo vệ môi trường .................. 117 3.3.2. Một số hạn chế trong hoạt động cho vay ưu đãi................................................ 118 3.3.3. Nguyên nhân ...................................................................................................... 121 TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ............................................................................................ 126 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TIẾP CẬN VỐN VAY ƯU ĐÃI CỦA DOANH NGHIỆP TẠI QUỸ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM .......................................................................................... 127 4.1. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH BẰNG PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN SÂU CÁ NHÂN ................................................................................................ 127 4.1.1. Phân tích thống kê mô tả các đối tượng phỏng vấn sâu .................................... 127 4.1.2. Nhóm nhân tố ảnh hưởn ... n Hà Tĩnh) 31 Quỹ Bảo vệ môi trường Tuyên Quang 2010 32 Quỹ Bảo vệ môi trường Bình Thuận 2009 10 33 Quỹ Bảo vệ môi trường Sơn La 2012 34 Quỹ Bảo vệ môi trường Gia Lai 273 TT Tên các Quỹ Bảo vệ môi trường địa phương Năm thành lập Vốn điều lệ (tỷ đồng) 35 Quỹ Bảo vệ môi trường Ninh Thuận 2013 10 36 Quỹ Bảo vệ môi trường Đà Nẵng 2014 37 Quỹ Bảo vệ môi trường Thừa Thiên Huế 2008 2 38 Quỹ Bảo vệ môi trường Phú Thọ 39 Quỹ Bảo vệ môi trường Đắk Nông 2014 40 Quỹ Bảo vệ môi trường Hải Phòng 2014 30 IV Nhóm mới thành lập 41 Quỹ Bảo vệ môi trường Phú Yên 2017 5 42 Quỹ Bảo vệ môi trường Quảng Bình 2019 10 43 Quỹ Bảo vệ môi trường Quảng Trị 2016 5 44 Quỹ Bảo vệ môi trường Bình Phước 2016 10 45 Quỹ Bảo vệ môi trường Cà Mau 2016 10 46 Quỹ Bảo vệ môi trường Cao Bằng 2017 5 47 Quỹ Bảo vệ môi trường Tiền Giang 2015 20 274 Phụ lục 10: Kết quả cho vay theo vị trí địa lý và vùng kinh tế của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam Miền, vùng kinh tế và tỉnh Dự án Tỷ lệ % dự án Giá trị HĐ Tỷ lệ % HĐ Miền Bắc 152 48,41% 1.020.108.760.000 34,79% Đồng bằng sông Hồng 112 35,67% 776.533.600.000 26,48% Bắc Ninh 6 1,91% 48.800.000.000 1,66% Hà Nam 1 0,32% 15.000.000.000 0,51% Hà Nội 60 19,11% 165.993.600.000 5,66% Hải Dương 13 4,14% 110.890.000.000 3,78% Hải Phòng 7 2,23% 142.770.000.000 4,87% Hưng Yên 2 0,64% 50.000.000.000 1,71% Nam Định 9 2,87% 87.600.000.000 2,99% Ninh Bình 1 0,32% 15.000.000.000 0,51% Quảng Ninh 3 0,96% 14.150.000.000 0,48% Thái Bình 3 0,96% 26.280.000.000 0,90% Vĩnh Phúc 7 2,23% 100.050.000.000 3,41% Trung du và miền núi phía Bắc 40 12,74% 243.575.160.000 8,31% Bắc Giang 3 0,96% 15.175.000.000 0,52% Bắc Kạn 2 0,64% 1.800.000.000 0,06% Cao Bằng 2 0,64% 5.300.000.000 0,18% Điện Biên 1 0,32% 22.000.000.000 0,75% Hòa Bình 3 0,96% 54.000.000.000 1,84% Lạng Sơn 1 0,32% 2.340.000.000 0,08% Lào Cai 2 0,64% 5.293.560.000 0,18% Phú Thọ 14 4,46% 25.216.600.000 0,86% Sơn La 1 0,32% 7.700.000.000 0,26% Thái Nguyên 9 2,87% 86.950.000.000 2,97% Thanh Hóa 1 0,32% 4.800.000.000 0,16% Yên Bái 1 0,32% 13.000.000.000 0,44% Miền Nam 87 27,71% 1.054.046.600.000 35,95% Đồng bằng sông Cửu Long 27 8,60% 369.300.000.000 12,60% An Giang 1 0,32% 15.000.000.000 0,51% Cà Mau 3 0,96% 41.300.000.000 1,41% Cần Thơ 2 0,64% 29.000.000.000 0,99% Đồng Tháp 1 0,32% 10.000.000.000 0,34% Hậu Giang 1 0,32% 22.000.000.000 0,75% Kiên Giang 4 1,27% 68.000.000.000 2,32% 275 Miền, vùng kinh tế và tỉnh Dự án Tỷ lệ % dự án Giá trị HĐ Tỷ lệ % HĐ Long An 12 3,82% 143.000.000.000 4,88% Sóc Trăng 1 0,32% 5.000.000.000 0,17% Trà Vinh 2 0,64% 36.000.000.000 1,23% Đông Nam Bộ 60 19,11% 684.746.600.000 23,35% Bà Rịa - Vũng Tàu 8 2,55% 101.983.000.000 3,48% Bình Dương 8 2,55% 95.300.000.000 3,25% Bình Phước 15 4,78% 179.500.000.000 6,12% Đồng Nai 16 5,10% 169.700.000.000 5,79% Tây Ninh 9 2,87% 121.500.000.000 4,14% TP. HCM 4 1,27% 16.763.600.000 0,57% Miền Trung 75 23,89% 857.859.760.000 29,26% Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung 65 20,70% 762.359.760.000 26,00% Bình Định 3 0,96% 3.744.800.000 0,13% Bình Thuận 4 1,27% 60.200.000.000 2,05% Đà Nẵng 3 0,96% 24.800.000.000 0,85% Hà Tĩnh 3 0,96% 80.000.000.000 2,73% Khánh Hòa 2 0,64% 17.100.000.000 0,58% Ninh Thuận 5 1,59% 74.000.000.000 2,52% Nghệ An 5 1,59% 44.150.000.000 1,51% Phú Yên 2 0,64% 14.160.000.000 0,48% Quảng Bình 3 0,96% 35.000.000.000 1,19% Quảng Nam 7 2,23% 71.000.000.000 2,42% Quảng Ngãi 6 1,91% 87.270.660.000 2,98% Quảng Trị 2 0,64% 25.000.000.000 0,85% Thanh Hóa 17 5,41% 197.700.000.000 6,74% Thừa Thiên Huế 3 0,96% 28.234.300.000 0,96% Tây Nguyên 10 3,18% 95.500.000.000 3,26% Đắk Lăk 1 0,32% 5.500.000.000 0,19% Đắk Nông 2 0,64% 18.000.000.000 0,61% Gia Lai 4 1,27% 41.000.000.000 1,40% Kon Tum 1 0,32% 13.000.000.000 0,44% Lâm Đồng 2 0,64% 18.000.000.000 0,61% Tổng cộng 314 100.00% 2.932.015.120.000 100% 276 Phụ lục 11: Kiểm định giả định mô hình Ordered Probit Thực hiện kiểm định giải định đối với các mô hình Ordered Probit Model cho thấy: Đối với đồ thị Q - Q plot vẽ giá trị phần dư và giá trị kỳ vọng dựa vào phân bố chuẩn. Có thể thấy các số phần dư tập trung rất gần các giá trị trên đường chuẩn, do đó giả định sai số phân phối theo luật phân phối chuẩn cũng có thể đáp ứng. Biểu đồ tương quan giữa phần dư thay thế (suresiduals) và giá trị tiên lượng biến phụ thuộc (fitted values), giá trị tiên lượng biến Age và biến Size cho thấy các giá trị phần dư thay thế tập trung quanh đường y = 0 nên sai số có giá trị trung bình 0 là chấp nhận được. Hơn nữa, 03 biểu đồ hộp đối với các biến giả (Joint, Envi, Project) cho thấy trung vị của phần dư thay thế gần với 0 và sự phân bố của phần dư trong mỗi mức dường như là đối xứng và có độ biến thiên xấp xỉ như nhau (ngoại trừ một vài giá trị ngoại lệ). Như vậy, chấp nhận tất cả các giả định của mô hình hồi quy Ordered Probit. 1. Mô hình khả năng tiếp cận chung 277 2. Mô hình khả năng tiếp cận thông tin về ưu đãi bảo vệ môi trường 3. Mô hình khả năng tiếp cận các yêu cầu về tài sản bảo đảm 278 4. Mô hình khả năng tiếp cận các yêu cầu về hồ sơ, thủ tục vốn vay 5. Mô hình khả năng tiếp cận về thời gian xét duyệt hồ sơ vay vốn 279 6. Quỹ BVMT thiếu nguồn vốn cho vay 7. Chính sách nhà nước ảnh hưởng đến tiếp cận vốn vay 280 8. Chính sách Quỹ BVMT ảnh hưởng đến tiếp cận vốn vay 281 Phụ lục 12: Kiểm định giả định mô hình Ordinary Least Squares 1. Mối liên hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc là tuyến tính về tham số (Functional form): Bước đầu thực hiện kiểm định giả thuyết bằng biểu đồ tương quan giữa phần dư (residuals) và giá trị tiên lượng biến phụ thuộc (fitted values). Nếu giá trị trung bình cục bộ dường như nằm trong khoảng 0 theo các giá trị phụ thuộc thì kiểm định thông qua. Đồ thị bên dưới cho thây các giá trị phần dư tập trung quanh dường y = 0 nên giả định sai số có trung bình 0 là có thể chấp nhận được. Biều đồ tương quan phần dư và giá trị quan sát biến phụ thuộc Nguồn: Tác giả nghiên cứu và trích xuất Nhìn vào biểu đồ có thể thấy bằng mất thường có khả năng vi phạm giả định. Tác giả tiếp tục sử dụng kiểm định RESET của Ramsey (Gujarati 2011) (Ramsey 1969). Kiểm định RESET của Ramsey cho kết quả không có ý nghĩa thông kê, chứng tỏ rằng mô hình không vi phạm giả định này. Để trực quan về mối quan hệ tuyến tính, tác giả sử dụng biểu đồ thành phần cộng với phần dư. Biểu đồ cho thấy cơ bản trực quan mối quan hệ tuyến tính. 282 Biểu đồ mối quan hệ giữa các biến độc lập và phần dư Nguồn: Tác giả nghiên cứu và trích xuất 2. Kiểm tra giả định sai số là phương sai bất biến (Homoscedasticity) Sử dụng kiểm định Breusch-Pagan (Cameron và Trivedi 2005) để kiểm định giả định này của mô hình hồi quy. Kết quả cho thấy giả thuyết vô hiệu và chấp nhận kết quả phương sai là bất biến. 3. Kiểm tra giả định sai số là phân bố chuẩn (Normality) Để kiểm định giả định này, tác giả sử dụng 03 kiểm định khác nhau bao gồm vẽ biểu đồ histogram, Quantile và kiểm định phân bố chuẩn Shapiro-Wilk (Nguyễn Văn Tuấn 2014; Fogarty 2019). Đối với biểu đồ phân bố chuẩn cho thấy phần dư tương đối phân bố theo quy luận phân phối chuẩn. Biểu đồ phân bố chuẩn của phần dư mô hình OLS Nguồn: Tác giả nghiên cứu và trích xuất 283 Đối với đồ thị Q - Q plot mô tả mối tương quan giữa giá trị phần dư và giá trị kỳ vọng dựa theo quy luật phân bố chuẩn. Từ đồ thị cho thấy các giá trị phần dư tập trung rất gần xung quanh các giá trị trên đường chuẩn, do đó có thể xem xét đánh giá rằng giả định theo quy luật phân phối chuẩn được chấp thuận. Đồ thị Q - Q plot của phần dư Nguồn: Tác giả nghiên cứu và trích xuất Sử dụng kiểm định Shapiro-Wilk cho kết quả không có ý nghĩa thống kê do đó có thể kết luận giả định này có thể đáp ứng. 4. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến Bước đầu, tác giả sử dụng ma trận tương quan để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến, nếu trị tuyệt đối của giá trị tương quan lớn hơn 0,8 thì cần xem xét đánh giá để loại biến đó vì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến. Bảng kết quả ma trận cho thấy không có giá trị tuyệt đối mối tương quan nào lớn hơn 0,8, do đó bước đầu cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến. Ma trận tương quan giữa các biến độc lập Biến độc lập Age Size Ownership Envi Audit Guarantee Project Age 1 Size 0,514 1 Joint 0,186 0,314 1 Envi -0,009 -0,086 0,132 1 Audit 0,265 0,349 0,154 0,113 1 Guarantee -0,174 -0,241 -0,173 -0,082 -0,181 1 Project 0,219 0,254 0,060 0,141 0,330 -0,061 1 Nguồn: Tác giả nghiên cứu và trích xuất 284 Tuy nhiên, để khẳng định có hiện tượng đa cộng tuyến hay không tác giả sử dụng kiểm định hệ số phóng đại phương sai (VIF - Variance Inflation Factor). Nguyên tắc chung của kiểm định này là tìm ra các giá trị lớn hơn 10 thì có thể có hiện tượng đa cộng tuyến (James E. Monogan 2015; Fabozzi 2014). Kết quả kiểm định VIF cho thấy không có giá trị nào lớn hơn 10, nên có thể khẳng định không có hiện tượng đa cộng tuyến. Bảng kiểm định hệ số phóng đại phương sai VIF Biến dự báo Age Size Ownership Envi Audit Guarantee Project VIF2 1,388 1,648 1,155 1,089 1,262 1,095 1,186 Nguồn: Tác giả nghiên cứu và trích xuất 5. Các giá trị bất thường, dữ liệu đòn bẩy và có ảnh hưởng Trong mô hình hồi quy tuyến tính OLS, có thể có các quan sát có thể không ‘điển hình’ như phần còn lại của mẫu dữ liệu. Các quan sát, hoặc các điểm dữ liệu, như thế được biết với tên gọi là các quan sát bất thường (outliers), các điểm dữ liệu đòn bẩy (leverage points - các điểm dữ liệu quan trọng có ảnh hưởng nhiều đến việc ước lượng) hoặc có ảnh hưởng (leverage or influence points) (Gujarati 2011). Tác giả xem xét các những quan sát nào, chúng có ảnh hưởng ra sao đến kết quả hồi quy. Đối với quan sát bất thường, nguyên tắc chung là bất kỳ điểm dữ liệu nào có phần dư cách ± 2 độ lệch chuẩn đều được coi là giá trị ngoại lai (Field, Miles và Field 2012; Kabacoff 2011). Đối với các điểm dữ liệu đòn bẩy (leverage points), tác giả sử dụng hat-value để đánh giá. Bất kỳ giá trị hat-value nào bằng hoặc trên 2*(k + 1)/n, trong đó k là số biến dự báo và n là số quan sát. Với 07 biến độc lập và 203 mẫu quan sát, ta có 2*(7+1)/203 = 0,08. Bất kỳ điểm dữ liệu nào có giá trị hat-value bằng hoặc lớn hơn 0,08 được coi là điểm có đòn bẩy cao (Fox 2002). Đối với giá trị có ảnh hưởng (influence points) sử dụng phương pháp cook’s distance. Nguyên tắc là bất cứ quan sát nào có giá trị cook’s distance bằng 1 hoặc lớn hơn 1 đều được xem là quan sát có ảnh hưởng (Lafaye de Micheaux, Drouilhet và Liquet 2013; James E. Monogan 2015). 2 VIF: Variance Inflation Factor 285 Biểu đồ giá trị ngoại vi, dữ liệu đòn bẩy và có ảnh hưởng Nguồn: Tác giả nghiên cứu và trích xuất Qua kiểm tra cho thấy, có các giá trị mang tính ngoại lai nhưng mức độ ảnh hưởng thấp, tác giả nhận thấy các mẫu quan sát khá ít vì vậy tác giả nhận định đáp ứng được mô hình dữ liệu, chấp nhận một số giá trị ngoại vi.
File đính kèm:
- luan_an_nhan_to_anh_huong_den_tiep_can_von_vay_uu_dai_cua_do.pdf
- Đóng góp mới của Luận án Tiến sĩ Lê Hải Lâm (Bản Tiếng Anh).pdf
- Đóng góp mới của Luận án Tiến sĩ Lê Hải Lâm (Bản Tiếng Việt).pdf
- Tóm tắt Luận án Tiến sĩ kinh tế Lê Hải Lâm (Bản Tiếng Anh).pdf
- Tóm tắt Luận án Tiến sĩ kinh tế Lê Hải Lâm (Bản Tiếng Việt).pdf