Luận án Sự biến đổi nhân vật trong phim truyện Đề tài chiến tranh Việt Nam của điện ảnh Việt Nam và điện ảnh Mỹ sau 1975

Các loại hình nghệ thuật, trong đó có điện ảnh đều bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống. Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến kéo dài, ác liệt trong thế kỉ XX. Bằng khả năng phản ánh hiện thực rộng lớn và trung thực, điện ảnh đã phản ánh cuộc chiến tranh này ở các góc nhìn đa chiều. Điều này phần nào lí giải sự ra đời những bộ phim điện ảnh đề tài chiến tranh Việt Nam của điện ảnh Việt Nam và điện ảnh Mỹ.

Từ bộ phim truyện điện ảnh đầu tiên Chung một dòng sông của đạo diễn Nguyễn Hồng Nghi và Phạm Hiếu Dân (1959), chiến tranh đã trở thành đề tài lớn của điện ảnh Cách mạng Việt Nam. Nghiên cứu những bộ phim đề tài chiến tranh cũng chính là nghiên cứu đặc điểm nổi bật nhất của nền điện ảnh được ra đời trong khói lửa chiến tranh. Nghiên cứu này không chỉ khảo sát những bộ phim về chiến tranh của điện ảnh Việt Nam, mà còn cả những bộ phim cùng đề tài của điện ảnh Mỹ. Do quan điểm chính trị, truyền thống văn hóa - nghệ thuật và điều kiện sản xuất khác nhau mà các bộ phim về chiến tranh Việt Nam của điện ảnh Việt Nam và Mỹ đã thể hiện nhiều khác biệt về nội dung cũng như nghệ thuật. Tuy nhiên, vì cùng phản ánh một hiện thực (chiến tranh Việt Nam), nên chúng cũng có những nét tương đồng về xây dựng nhân vật, hay các góc nhìn đa chiều về cuộc chiến này.

Nhân vật trong tác phẩm của các loại hình nghệ thuật nói chung, và điện ảnh nói riêng là yếu tố không thể thiếu. Nhân vật có thể là con người, cá nhân với diện mạo cụ thể, cùng với đời sống bên ngoài và hành vi, tâm lí, tính cách riêng biệt bên trong. Nhân vật cũng có thể là các con vật, hay thậm chí đồ vật được nhân cách hóa,. Nhà biên kịch, đạo diễn, bằng hình thức, thủ pháp nghệ thuật xây dựng nên nhân vật, qua đó chuyển tải cách nhìn, quan niệm về cuộc sống, về thế giới và thông điệp của mình đến người xem. Nhiều nhà nghiên cứu, lý luận nghệ thuật đã bàn về vấn đề nhân vật, hình tượng nhân vật trong các tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau, ở những góc độ khác nhau. Điều đó giúp làm rõ các giá trị nghệ thuật và nhân sinh ở những tác phẩm này, góp phần quan trọng vào thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật.

Nhìn nhận vai trò của nhân vật trong sự vận động của tiến trình, biến đổi lịch sử xã hội nói chung, cũng như trong sự phát triển của cùng một đề tài, thể loại, loại hình nghệ thuật nói riêng là điều rất cần thiết. Điều này cho thấy sự vận động, tương tác giữa đời sống, văn hóa - xã hội và nghệ thuật, tác động tới nhân vật - yếu tố cơ bản cấu thành tác phẩm nghệ thuật như thế nào. Chúng cũng cho thấy quá trình thay đổi tư duy, phương pháp nghệ thuật phù hợp với đối tượng thẩm mĩ mới của những người sáng tạo nghệ thuật. Bên cạnh đó, nghiên cứu nhân vật trong các phim đề tài chiến tranh Việt Nam của điện ảnh Mỹ giúp ta hiểu điện ảnh Mỹ trong xử lí đề tài chiến tranh Việt Nam. Từ đó, cho ta cách nhìn khách quan hơn, sâu sắc hơn để rồi xây dựng tốt hơn các tác phẩm điện ảnh đề tài chiến tranh Việt Nam. Không những thế, chúng còn cho thấy vị trí, vai trò quan trọng của nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật nói chung và trong phim truyện điện ảnh nói riêng, đặc biệt, nhấn mạnh ý nghĩa khoa học của đề tài luận án.

Chiến tranh đã lùi xa, cuộc chiến nào cũng để lại những dấu ấn, thương đau cho các bên tham chiến. Hiện thực cuộc sống đi qua lăng kính của nghệ thuật, trở thành một hiện thực khác trong tâm tưởng. Lịch sử là những gì đã “cũ”, đã qua, tuy nhiên “dân ta phải biết sử ta” (chủ tịch Hồ Chí Minh), đó chính là nền tảng để dân tộc tồn tại và phát triển. Việc nghiên cứu những tác phẩm điện ảnh đề tài chiến tranh như một lời nhắc nhở về một dân tộc với những năm tháng bi hùng, nhắc nhở trân trọng quá khứ, sống xứng đáng với các thế hệ đi trước.

 

doc 216 trang kiennguyen 20/08/2022 7020
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Sự biến đổi nhân vật trong phim truyện Đề tài chiến tranh Việt Nam của điện ảnh Việt Nam và điện ảnh Mỹ sau 1975", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Sự biến đổi nhân vật trong phim truyện Đề tài chiến tranh Việt Nam của điện ảnh Việt Nam và điện ảnh Mỹ sau 1975

Luận án Sự biến đổi nhân vật trong phim truyện Đề tài chiến tranh Việt Nam của điện ảnh Việt Nam và điện ảnh Mỹ sau 1975
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÂN KHẤU - ĐIỆN ẢNH HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC
***
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT
SỰ BIẾN ĐỔI NHÂN VẬT TRONG PHIM TRUYỆN 
ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH VIỆT NAM 
CỦA ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM VÀ ĐIỆN ẢNH MỸ SAU 1975
Chuyên ngành	: Lý luận, lịch sử và phê bình
	 điện ảnh - truyền hình
Mã số	: 9.21.02.31
Hà Nội - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Công trình nghiên cứu này là của tác giả luận án, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của các nhà khoa học và sự giúp đỡ của các nhà chuyên môn trong lĩnh vực điện ảnh. Trong toàn bộ nội dung của luận án, các thông tin tổng hợp lấy từ các nguồn tài liệu được trích dẫn đầy đủ. Tất cả các tài liệu tham khảo đều có xuất xứ rõ ràng.
Tác giả luận án
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
GS	: Giáo sư
NCS	: Nghiên cứu sinh
NSND	: Nghệ sĩ Nhân dân
NSƯT	: Nghệ sĩ ưu tú
NXB	: Nhà xuất bản
PGS	: Phó giáo sư
TS	: Tiến sĩ
tr	: Trang
Ths : Thạc sĩ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Các loại hình nghệ thuật, trong đó có điện ảnh đều bắt nguồn từ hiện thực cuộc sống. Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến kéo dài, ác liệt trong thế kỉ XX. Bằng khả năng phản ánh hiện thực rộng lớn và trung thực, điện ảnh đã phản ánh cuộc chiến tranh này ở các góc nhìn đa chiều. Điều này phần nào lí giải sự ra đời những bộ phim điện ảnh đề tài chiến tranh Việt Nam của điện ảnh Việt Nam và điện ảnh Mỹ. 
Từ bộ phim truyện điện ảnh đầu tiên Chung một dòng sông của đạo diễn Nguyễn Hồng Nghi và Phạm Hiếu Dân (1959), chiến tranh đã trở thành đề tài lớn của điện ảnh Cách mạng Việt Nam. Nghiên cứu những bộ phim đề tài chiến tranh cũng chính là nghiên cứu đặc điểm nổi bật nhất của nền điện ảnh được ra đời trong khói lửa chiến tranh. Nghiên cứu này không chỉ khảo sát những bộ phim về chiến tranh của điện ảnh Việt Nam, mà còn cả những bộ phim cùng đề tài của điện ảnh Mỹ. Do quan điểm chính trị, truyền thống văn hóa - nghệ thuật và điều kiện sản xuất khác nhau mà các bộ phim về chiến tranh Việt Nam của điện ảnh Việt Nam và Mỹ đã thể hiện nhiều khác biệt về nội dung cũng như nghệ thuật. Tuy nhiên, vì cùng phản ánh một hiện thực (chiến tranh Việt Nam), nên chúng cũng có những nét tương đồng về xây dựng nhân vật, hay các góc nhìn đa chiều về cuộc chiến này. 
Nhân vật trong tác phẩm của các loại hình nghệ thuật nói chung, và điện ảnh nói riêng là yếu tố không thể thiếu. Nhân vật có thể là con người, cá nhân với diện mạo cụ thể, cùng với đời sống bên ngoài và hành vi, tâm lí, tính cách riêng biệt bên trong. Nhân vật cũng có thể là các con vật, hay thậm chí đồ vật được nhân cách hóa,... Nhà biên kịch, đạo diễn, bằng hình thức, thủ pháp nghệ thuật xây dựng nên nhân vật, qua đó chuyển tải cách nhìn, quan niệm về cuộc sống, về thế giới và thông điệp của mình đến người xem. Nhiều nhà nghiên cứu, lý luận nghệ thuật đã bàn về vấn đề nhân vật, hình tượng nhân vật trong các tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác nhau, ở những góc độ khác nhau. Điều đó giúp làm rõ các giá trị nghệ thuật và nhân sinh ở những tác phẩm này, góp phần quan trọng vào thúc đẩy sự phát triển của nghệ thuật.
Nhìn nhận vai trò của nhân vật trong sự vận động của tiến trình, biến đổi lịch sử xã hội nói chung, cũng như trong sự phát triển của cùng một đề tài, thể loại, loại hình nghệ thuật nói riêng là điều rất cần thiết. Điều này cho thấy sự vận động, tương tác giữa đời sống, văn hóa - xã hội và nghệ thuật, tác động tới nhân vật - yếu tố cơ bản cấu thành tác phẩm nghệ thuật như thế nào. Chúng cũng cho thấy quá trình thay đổi tư duy, phương pháp nghệ thuật phù hợp với đối tượng thẩm mĩ mới của những người sáng tạo nghệ thuật. Bên cạnh đó, nghiên cứu nhân vật trong các phim đề tài chiến tranh Việt Nam của điện ảnh Mỹ giúp ta hiểu điện ảnh Mỹ trong xử lí đề tài chiến tranh Việt Nam. Từ đó, cho ta cách nhìn khách quan hơn, sâu sắc hơn để rồi xây dựng tốt hơn các tác phẩm điện ảnh đề tài chiến tranh Việt Nam. Không những thế, chúng còn cho thấy vị trí, vai trò quan trọng của nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật nói chung và trong phim truyện điện ảnh nói riêng, đặc biệt, nhấn mạnh ý nghĩa khoa học của đề tài luận án. 
Chiến tranh đã lùi xa, cuộc chiến nào cũng để lại những dấu ấn, thương đau cho các bên tham chiến. Hiện thực cuộc sống đi qua lăng kính của nghệ thuật, trở thành một hiện thực khác trong tâm tưởng. Lịch sử là những gì đã “cũ”, đã qua, tuy nhiên “dân ta phải biết sử ta” (chủ tịch Hồ Chí Minh), đó chính là nền tảng để dân tộc tồn tại và phát triển. Việc nghiên cứu những tác phẩm điện ảnh đề tài chiến tranh như một lời nhắc nhở về một dân tộc với những năm tháng bi hùng, nhắc nhở trân trọng quá khứ, sống xứng đáng với các thế hệ đi trước. 
Hiện nay, nghiên cứu phim truyện đề tài chiến tranh Việt Nam mới chỉ dừng lại ở những bộ phim riêng lẻ của điện ảnh Việt Nam hoặc điện ảnh Mỹ, chưa có công trình nghiên cứu nào có tính hệ thống cũng như mang tính so sánh, dù chỉ là bước đầu. Không những vậy, nghiên cứu sự biến đổi nhân vật trong phim truyện đề tài chiến tranh Việt Nam của hai nền điện ảnh Việt Nam và Mỹ nhằm hiểu phần nào quy luật của sự phát triển, để có những tác phẩm phim truyện đề tài chiến tranh của Việt Nam chất lượng hơn, hay hơn còn chưa có công trình nào thực hiện. 
Với những lí do trên, chúng tôi thực hiện nghiên cứu và viết luận án với đề tài Sự biến đổi nhân vật trong phim truyện đề tài chiến tranh Việt Nam của điện ảnh Việt Nam và điện ảnh Mỹ sau 1975. 
Mục đích nghiên cứu 
Tìm ra những biến đổi nhân vật trong phim truyện điện ảnh Việt Nam và Mỹ về đề tài chiến tranh Việt Nam sản xuất sau năm 1975 ở các phương diện: Đối tượng nhân vật, nhân vật trung tâm, khía cạnh được tập trung khắc họa, nghệ thuật xây dựng nhân vật. Từ kết quả nghiên cứu, bước đầu có cái nhìn so sánh nhìn thấy điểm tương đồng. 
Đối tượng nghiên cứu
Trên cơ sở lí luận về nhân vật trong phim truyện điện ảnh, luận án tập trung nghiên cứu sự biến đổi nhân vật trong phim truyện đề tài chiến tranh Việt Nam của điện ảnh Việt Nam và điện ảnh Mỹ được sản xuất sau năm 1975. 
Sự biến đổi thể hiện qua sự lựa chọn nhân vật, nhân vật trung tâm, khía cạnh được tập trung khắc họa, nghệ thuật xây dựng nhân vật thuộc hai giai đoạn trước và sau năm 1975 của hai nền điện ảnh - Việt Nam, Mỹ. 
Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lí luận về nhân vật trong phim truyện điện ảnh. 
Trong mối quan hệ giữa hiện thực với nghệ thuật, chiến tranh Việt Nam là một hiện thực đặc biệt được phản ánh trong nhiều loại hình nghệ thuật, trong đó có điện ảnh. Hiện thực đặc biệt ấy cùng truyền thống văn hóa chi phối tới sự lựa chọn nhân vật cũng như nhân vật trung tâm của điện ảnh Việt Nam và điện ảnh Mỹ. 
Phim truyện đề tài chiến tranh Việt Nam của điện ảnh Việt Nam và điện ảnh Mỹ sản xuất trong thời gian chiến tranh và sau chiến tranh có số lượng không nhỏ. Người viết chỉ lựa chọn một số bộ phim tiêu biểu, có thể thể hiện rõ sự biến đổi phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình. 
Trên cơ sở điều kiện lịch sử cụ thể, tâm lí dân tộc, tâm lí thời chiến và thời hậu chiến, truyền thống nghệ thuật của hai nước, có thể lí giải việc lựa chọn nhân vật, sự biến đổi nhân vật trong các phim truyện điện ảnh đề tài chiến tranh Việt Nam sau năm 1975 ở cả hai nước. 
Ở đây cũng cần nói thêm rằng: Điện ảnh Mỹ là một nền điện ảnh lớn, có sự phát triển rất phong phú. Nghiên cứu sự biến đổi của nhân vật trong phim truyện đề tài chiến tranh Việt Nam của điện ảnh Mỹ là vấn đề không nhỏ. Người viết nghiên cứu một số sự biến đổi nhân vật trong phim truyện đề tài chiến tranh của điện ảnh Mỹ từ góc nhìn của Việt Nam như chúng ta đã xem xét phim của điện ảnh Việt Nam. Kết quả nghiên cứu phần nào giúp chúng ta trong giai đoạn mới để phim về chiến tranh có chất lượng hơn. 
Nhiệm vụ của nghiên cứu
- Trên cơ sở lý luận về nhân vật, phân tích, so sánh nhân vật trong các phim truyện đề tài chiến tranh Việt Nam sản xuất trong thời gian chiến tranh và sự biến đổi nhân vật trong các phim truyện đề tài chiến tranh sản xuất sau năm 1975 của điện ảnh Việt Nam và của điện ảnh Mỹ, bước đầu khái quát, lí giải nguyên nhân sự biến đổi nhân vật trong phim truyện đề tài chiến tranh Việt Nam của điện ảnh Việt Nam và điện ảnh Mỹ.
- Từ sự biến đổi nhân vật trong các phim đề tài chiến tranh, tìm ra sự khác biệt và điểm tương đồng, điểm chung của điện ảnh hai nước - Việt Nam và Mỹ - khi khai thác đề tài chiến tranh Việt Nam. 
 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
6.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Trong những bộ phim đề tài chiến tranh Việt Nam, trên cơ sở truyền thống nghệ thuật và thực tiễn khắc nghiệt của chiến tranh, điện ảnh Việt Nam và điện ảnh Mỹ đã quan niệm như thế nào về nhân vật?
- Từ những khuôn mẫu đã định hình trong các phim truyện đề tài chiến tranh, nhân vật trong các phim truyện đề tài chiến tranh của điện ảnh Việt Nam sau năm 1975 đã biến đổi như thế nào? Điều gì tạo nên sự biến đổi ấy?
- Từ góc độ Việt Nam với một cái nhìn toàn cảnh điện ảnh Mỹ, các nhân vật trong phim truyện đề tài chiến tranh Việt Nam của điện ảnh Mỹ sau năm 1975 đã biến đổi như thế nào? Điều gì đã tạo nên sự biến đổi ấy?
- Sự biến đổi nhân vật trong phim truyện đề tài chiến tranh Việt Nam của điện ảnh hai nước tương đồng điều gì, từ đó giúp chúng ta hiểu sâu hơn hiện thực chiến tranh, để rồi có những tác phẩm sâu sắc hơn về cuộc chiến tranh đã qua?
6.2. Giả thuyết nghiên cứu
Nhân vật trong các phim truyện đề tài chiến tranh của điện ảnh Việt Nam chỉ có thể đồng hành cùng dân tộc khi có sự biến đổi chứa đựng khám phá chân thực về con người, trong hoàn cảnh đầy khắc nghiệt.
Sự biến đổi nhân vật trong các phim truyện đề tài chiến tranh Việt Nam của điện ảnh Mỹ sau năm 1975 gắn liền với nhận thức hiện thực nghiệt ngã, sự phi nghĩa của cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành ở Việt Nam và khát vọng chân chính bảo vệ giá trị Mỹ. 
 Cách diễn tả, thể hiện chiến tranh và con người trong chiến tranh có thể khác nhau, điểm chung của các phim đề tài chiến tranh Việt Nam của điện ảnh Việt Nam và điện ảnh Mỹ trong xây dựng nhân vật - chiến tranh là bi kịch của con người. 
Cơ sở lí thuyết của nghiên cứu
Luận án sử dụng các lí thuyết: 
Lí thuyết cơ bản nhất để nghiên cứu đề tài này là lý luận của Điện ảnh học. Chúng cung cấp cho nghiên cứu cái nhìn chung về kịch học điện ảnh, tạo hình điện ảnh, nghệ thuật dàn dựng của đạo diễn, nghệ thuật quay phim, nghệ thuật diễn xuất điện ảnh, nghệ thuật montage và các đặc trưng của ngôn ngữ điện ảnh.
Lí thuyết trần thuật học, một nhánh của thi pháp học hiện đại cung cấp bộ công cụ sắc bén giúp nghiên cứu phương thức, phương pháp và kỹ xảo kể chuyện của điện ảnh, nghiên cứu cấu trúc văn bản tự sự, nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trần thuật. Trong lí thuyết này có sự phân biệt “kể cái gì?” và “kể như thế nào?”, từ đó làm nổi bật vai trò của chủ thể trong trần thuật. Lí thuyết không chỉ cho thấy kỹ thuật trần thuật của các tác phẩm điện ảnh với những dấu ấn của các tác giả mà còn cho chúng ta thấy truyền thống văn hóa, những dấu ấn văn hóa với sự phủ định và kế thừa, sự biến đổi để phát triển. 
Các lí thuyết về nhân vật, phân loại nhân vật trong văn học nghệ thuật nói chung và điện ảnh nói riêng.
Lí thuyết về mối quan hệ giữa hiện thực cuộc sống và nghệ thuật. 
Những lí thuyết trên là cơ sở để tác giả luận án lựa chọn cách t ... er,Historical memory and representations of the Vietnam War- Ký ức lịch sử và những biểu hiện về chiến tranh Việt Nam, Garland Publishing, 2000, ISBN 0-8153-3536-9
Kinder, Marsha"The Power of Adaptation in Apocalypse Now."Film Quarterly 33 (1979-1980): 12-20. 
Mark Cronlund Anderson; How to win the Vietnam war: More Rambo - Làm thế nào để chiến thắng cuộc chiến tranh Việt Nam: Cần nhiều hơn những Rambo
West East Journal of Social Sciences-August 2013 Volume 2 Number 2; mark.anderson@uregina.ca
Lawrence Suid,Hollywood and Vietnam- Hollywood và Việt Nam
ải về ngày 08/07/2014
Linda Dittmar, Gene Michaud, From Hanoi to Hollywood: the Vietnam War in American film- Từ Hà nội tới Hollywood: chiến tranh Việt Namtrong các bộ phim Mỹ, Rutgers University Press, 1990,ISBN 0-8135-1586-6
McKenzie, Ashlie P,Casualties of war: The demasculinization of the Vietnam veteran in American film- Tổn thất chiến tranh:sự phá hủy nam tính của các cựu chiến binh Việt Nam trong những bộ phim MỹM.A University of Houston -clear lake 2010, 102 pages; 1484907
ải về ngày 30/07/2015
Owen W. Gilman, Jr. and Lorrie Smith, Eds, America Rediscovered: Critical Essays on Literature and Film of the Vietnam War - Tìm lại nước Mỹ: những bài luận nghiên cứu văn học và điện ảnh nói về cheiens tranh Việt NamNew York: Garland Publishing, Inc. 1990.
Philip D. Beidler, Re-Writing America: Vietnam Authors in Their Generation - Viết lại lịch sử nước Mỹ - những tác giả Việt
SHAO Bing-qing, LIU XiaoThe Vietnam War in the New Century: The Evolution ofApocalypse Now Redux (2001) in Narrative Perspective- Chiến tranh Việt Nam trong thế kỷ mới: Sự thay đổi lối dẫn chuyện của phim của Giờ là tận thế bản bổ sung (2001) 
National University of Defense Technology, Changsha, China
Journal of Literature and Art Studies, February 2015, Vol. 5, No. 2, 100-106 
Sylvia Shin Huey Chong ; Restaging the War: "The Deer Hunter" and the Primal Scene of Violence Đưa cuộc chiến tranh lên màn ảnh: Bộ phim Người săn hươu và Cảnh bạo lực nguyên thủy
Cinema Journal, Vol. 44, No. 2 (Winter, 2005), pp. 89-106
Svenja Fehlhaber,The Anti-Experience as Cultural Memory: Francis Ford Coppola’s Apocalypse Now and the Vietnam War
ải về ngày 30/07/2015
Taylor, Mark, The Vietnam War in History, Literature, and Film- Cuộc chiến tranh Việt Nam qua Lịch sử, văn học và điện ảnh, University of Alabama Press, 2003, ISBN 0-8173-1401-6
The Vietnam War Through the Eyes of American Filmmakers- Chiến tranh Việt Nam dưới góc nhìn của các nhà làm phim Mỹ
ải về ngày 08/07/14
Tony Williams, Viet Nam War Studies: A Cultural Materialist - Nghiên cứu về Việt Nam: Góc độ văn hóa duy vật
ải về ngày 22/06/2015
Tomasulo, Frank P"The Politics of Ambivalence: Apocalypse Now asProwar and Antiwar Film.- Tính lưỡng đề trong chính trị: Phim Giờ là tận thế là phim vừa ủng hộ vừa chống chiến tranh Bài đăng trong cuốn " From Hanoi to Hollywood: The Vietnam WarAmerican Film.- Từ Hà nội đến Hollywood: chiến tranh Việt Nam trong phim Mỹ Eds. Linda Dittmar và Gene Michaud. New Brunswick:Rutgers UP, 145-158.
Jani Kontra,Vietnam by Hollywood - Three Hollywood Films as Narratives of History.- Hollywoood làm phim về Việt Nam - Ba bộ phim kể lại lịch sử University of Tampere Department of English
John Carlos Rowe and Rick Berg, Eds, The Vietnam War and American Culture - Chiến tranh Việt Nam và văn hóa Mỹ, New York: Columbia University Press, 1991.
Zuzana Hodboďová; The Vietnam War, Public Opinion and American Culture- Chiến tranh Việt Nam, quan điểm đại chúng và văn hóa Mỹ. Chapter Film Production - Master Thesis, Masaryk University BRNO, Faculty of Education 
MỘT SỐ TRANG WEB
125.https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam 
126.https://vi.wikipedia.org/wiki/K%E1%BA%BF_ho%E1%BA%A1ch_Staley-Taylor
127.https://vi.wikipedia.org/wiki/S%E1%BB%B1_ki%E1%BB%87n_T%E1%BA%BFt_M%E1%BA%ADu_Th%C3%A2n
128. https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%AFc_thu%E1%BB%99c
129. https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh
130.https://www.vcci.com.vn/nhung-cuoc-chien-dai-nhat-lich-su-nhan-loai
131.https://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A1c_cu%E1%BB%99c_chi%E1%BA%BFn_tranh_c%C3%B3_s%E1%BB%91_th%C6%B0%C6%A1ng_vong_l%E1%BB%9Bn_nh%E1%BA%A5t
132.https://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam#Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam_trong_v%C4%83n_ho%C3%A1_%C4%91%E1%BA%A1i_ch%C3%BAng
133.https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB%99i_ch%E1%BB%A9ng_Vi%E1%BB%87t_Nam
134.https://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_c%C3%A1c_s%C3%A1ch_v%E1%BB%81_chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam
135.https://duhocnamphong.vn/14-net-van-hoa-va-thoi-quen-cua-nguoi-my-n177.html
136.https://vi.wikipedia.org/wiki/L%E1%BB%91i_s%E1%BB%91ng_M%E1%BB%B9
137.https://vi.wikipedia.org/wiki/T%E1%BB%95n_th%E1%BA%A5t_nh%C3%A2n_m%E1%BA%A1ng_trong_Chi%E1%BA%BFn_tranh_Vi%E1%BB%87t_Nam
138.
139.The American Film Industry and Vietnam - Công nghiệp điện ảnh Mỹ và Việt Nam; Xuất bản trên tạp chí History Today, Volume 37, Isue 4, April 1987 
https://www.historytoday.com/archive/american-film-industry-vietnam
140. Adair, GilbertHollywood's Vietnam: From "The Green Berets" to "Apocalypse Now" - Việt Nam của Hollywood: từ “Mũ nồi xanh” đến “Giờ là tận thế” New York: Proteus. 1981https://rauli.cbs.dk/index.php/assc/article/viewFile/1443/1456
141. https://en.wikipedia.org/wiki/The_Green_Berets (film)
142. Renata AlderScreen: 'Green Berets' as Viewed by John Wayne:War Movie Arrives at the Warner Theater-Màn ảnh: phim Mũ nồi xanh và quan điểm của đạo diễn John Wayne: phim chiến tranhViệt Nam đã lên màn ảnh Mỹ ; Thời báo Nữu Ước, xuất bản ngày 20 tháng 6 năm 1968  Truy cập ngày 10/10/2014
143. Simon Gelten, Green Berets, Furios movies 
144. Gavin Davie; The Hero Soldier: Portrayals of Soldiers in War Films- Người hùng là lính: Những mô tả về người lính trong các bộ phim chiến tranh ; Thesis University of South Florida; 2011 https://scholarcommons.usf.edu/cgi/viewcontent.cgi?referer=https://www.google.com/vàhttpsredir=1vàarticle=4259vàcontext=etd
145. Steven Biel; The Deer Hunter Debate:Artistic License and Vietnam War Remembrance- Tranh luận về bộ phim Người Săn Hươu: Chứng chỉ nghệ thuật và những ký ức về chiến tranh Việt Nam
https://brightlightsfilm.com/wp-content/cache/all/deer-hunter-debate-michael-cimino-1978-artistic-license-and-vietnam-war-remembrance/#.W4pFqST-gps
156. Elizabeth Anne Simpson; Dark landscape and Destructive force subversion of warrior-hero archetype in the myth destroing terrain of the Vietnam War -Bức tranh đen tối và sự lật nhào sức mạnh hủy diệt nguyên mẫu chiến binh- người hùng trong vùng đất huyền thoại của Chiến tranh Việt Nam; Master’s thesis ; University South African, Faculty of Art ; 2002
147. Peter McInerney;Apocalypse Then: Hollywood Looks Back at Vietnam - Khi ấy là tận thế:Hollywood nhìn lại Việt Nam; Film Quarterly, Vol. 33, No. 2 (Winter, 1979-1980), pp. 21-32 ; University of California Press Stable ; URL: 
148. https://en.wikipedia.org/wiki/coming -home_(1978 film)
DANH SÁCH CÁC PHIM KHẢO SÁT
Bảng 1. Phim Việt Nam 
STT
Tên phim
Đạo diễn
Năm sản xuất
Trước năm 1975
1
Chung một dòng sông
Hồng Nghi - Hiếu Dân
1959
2
Chị Tư Hậu
Phạm Kỳ Nam
1963
3
Nổi gió
Huy Thành - Lê Bá Huyền
1966
4
Nguyễn Văn Trỗi
Bùi Đình Hạc - Lý Thái Bảo
1966
5
Khói
Trần Vũ - Nguyễn Thụ
1967
Cuộc chiến đấu vẫn còn tiếp diễn
Nguyễn Khắc Lợi - 
Hoàng Thỏi
1969
6
Chị Nhung
Nguyễn Đức Hinh - 
Đặng Nhật Minh
1970
7
Đường về quê mẹ
Bùi Đình Hạc 
1971
8
Vĩ tuyến 17 ngày và đêm
Hải Ninh 
1972
9
Em bé Hà Nội
Hải Ninh
1974
Sau năm 1975
10
Mùa gió chướng 
Hồng Sến
1978
11
Cánh đồng hoang
Hồng Sến
1979
12
Mẹ vắng nhà
Nguyễn Khánh Dư
1979
13
Không có đường chân trời
Nguyễn Khánh Dư 
1986
14
Cô gái trên sông 
Đặng Nhật Minh 
1987
15
Ngã ba Đồng Lộc
Lưu Trọng Ninh
1997
16
Đời cát
Nguyễn Thanh Vân
1999
17
Bến không chồng 
Lưu Trọng Ninh 
2000
18
Sống trong sợ hãi
Bùi Thạc Chuyên 
2005
19
Đừng đốt
Đặng Nhật Minh
2009
20
Mùi cỏ cháy
Nguyễn Hữu Mười
2011
Bảng 2. Phim Mỹ
STT
Tên phim
Đạo diễn
Năm sản xuất
Trước năm 1975
1
Một người Mỹ ở Việt Nam 
Marshall Thompson
1964
2
Chuyển đến bến bờ Địa ngục
Will Zens
1965
3
Mũ nồi xanh
John Wayne
1968
4
Lời chào
Brian de Palma
1968
5
Những kẻ hèn nhát
Nuchten
1969
6
Chào người hùng
Arthur Penn
1969
7
Con bồ câu đất sét
Tom Stern - Lane Slate
1973
Sau năm 1975
8
Người săn hươu 
Cinimo
1978
9
Trở về 
Hal Ashby
1978
10
Giờ là tận thế
Francis Coppola
1979
11
Trung đội
Oliver Stone
1986
12
Sinh ngày mùng bốn tháng bảy
Oliver Stone
1986
13
Trời và Đất
Oliver Stone
1993
14
Lần đầu đổ máu
Ted Kotcheff
1982
15
Áo Giáp sắt
Stanley Kubrick
1987
16
Đồi thịt băm
John Ivring
1987
17
Những nạn nhân chiến tranh
Brian De Palma
1989
18
Chúng tôi là lính
Randall Wallace
2002
19
Giải cứu lúc bình minh
Rescue Dawn -Werner Herzog
2007
PHỤ LỤC ẢNH
MỘT SỐ NHÂN VẬT TRONG PHIM ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH VIỆT NAM CỦA ĐIỆN ẢNH VIỆT NAM
Hình 1. Hoài và Vận trong phim Chung một dòng sông	204
Hình 2. Bé Ngọc Hà trong phim Em bé Hà Nội	204
Hình 3. Chị Tư Hậu trong phim Chị Tư Hậu	205
Hình 4. Ba Đô trong phim Cánh đồng hoang	205
Hình 5. Tâm trong phim Đời cát	206
Hình 6. Chị Nhân trong phim Bến không chồng	206
Hình 7. Nga trong phim Không có đường chân trời	207
Hình 8. Bé Ba trong phim Mùa gió chướng	207
Hình 9. Bộ đội Việt Nam trong phim Mùi cỏ cháy	208
Hình 10. Chị Vân trong phim Nổi gió	208
Hình 11. Chị Dịu trong phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm	209
MỘT SỐ NHÂN VẬT TRONG PHIM ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH VIỆT NAM CỦA ĐIỆN ẢNH MỸ
Hình 12. Lính Mỹ trong phim Trung đội (Platoom)	209
Hình 13. Người dân Việt Nam trong phim Người săn hươu (The Deer Hunter)	210
Hình 14. Lính Mỹ trong phim Chúng tôi là lính (We Were Soldiers)	210
Hình 15. Đại úy Willard trong phim Giờ tận thế (Apocalypse Now)	211
Hình 16. “Lính mũ nồi xanh” trong phim Mũ Nồi Xanh (The Green Berets)	211
Hình 17. Lính Mỹ trong phim Sinh ngày 4 tháng 7(Born on the Fourth of July)	 212
Hình 18. Cựu chiến binh Mỹ trong phim Trở về (Coming Home)	 212
 Hình 1. Hoài và Vận trong bộ phim Chung một dòng sông
Hình 2. Bé Ngọc Hà trong phim Em bé Hà Nội
Hình 3. Chị Tư Hậu trong phim Chị Tư Hậu
Hình 4. Ba Đô trong phim Cánh đồng hoang
Hình 5. Tâm trong phim Đời cát
Hình 6. Chị Nhân trong phim Bến không chồng
Hình 7. Nga trong phim Không có đường chân trời
Hình 8. Bé Ba trong phim Mùa gió chướng
Hình 9. Bộ đội Việt Nam trong phim Mùi cỏ cháy
Hình 10. Chị Vân trong phim Nổi gió
Hình 11. Chị Dịu trong phim Vĩ tuyến 17 ngày và đêm
Hình 12. Lính Mỹ trong phim Trung đội (Platoom)
Hình 13. Người dân Việt Nam trong phim Người săn hươu (The Deer Hunter)
Hình 14. Lính Mỹ trong phim Chúng tôi là lính (We Were Soldiers)
Hình 15. Đại úy Willard trong phim Giờ tân thế (Apocalypse Now )
Hình 16. “Lính mũ nồi xanh” trong phim Mũ Nồi Xanh (The Green Berets)
Hình 17. Lính Mỹ trong phim Sinh ngày 4 tháng 7(Born on the Fourth of July)
Hình 18. Cựu chiến binh Mỹ trong phim Trở về (Coming Home)

File đính kèm:

  • docluan_an_su_bien_doi_nhan_vat_trong_phim_truyen_de_tai_chien.doc
  • docx1.Trà My - Thông tin TT Luận án T.Việt.docx
  • docx2. Tra My - Thong tin TT Luan an Eng.docx
  • docx3.Trà My - Trích yếu Luận án T.Việt.docx
  • docx4.Tra My - Trich yeu luan an Eng.docx
  • docx5.Trà My - Tóm tắt Luận án T.Việt.docx
  • docx6. Tra My - Tom tat Luan an - TAnh.docx