Luận án Thị trường tác phẩm hội họa Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Thị trường tác phẩm hội họa là một hiện tượng xã hội văn hóa nhưng một
khái niệm chung nhất có thể hiểu là nơi chuyển giao quyền sở hữu tác phẩm hội họa
và các hoạt động dịch vụ có liên quan nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và
cầu về tác phẩm hội họa theo các quy định pháp luật. Phát triển thị trường văn hóa
nghệ thuật, trong đó có hội họa, là nhu cầu cấp thiết, đồng thời cũng là xu hướng tất
yếu để góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
và hội nhập quốc tế. Hiện nay, Việt Nam xếp hạng 42 trên tổng số 131 nền kinh tế
được đánh giá trong Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII - Global Innovation Index)
nhưng Việt Nam vẫn chưa có một thị trường tác phẩm hội họa phát triển một cách
lành mạnh, đúng với tiềm năng khi yếu tố bản quyền tác phẩm được đề cao và vai
trò quản lý của cơ quan QLNN trong hoạch định cơ chế, chính sách được phát huy.
Mùa thu 1925, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (École des Beaux -
Arts de l’Indochine) khai giảng khóa đầu tiên với ba chuyên ngành: Hội họa, Điêu
khắc và Kiến trúc, chuyên ngành Hội họa có nhiều người theo học nhất và từ đó đã
xuất hiện những hoạt động sáng tác, trưng bày giới thiệu, bán, mua những tác phẩm
tạo hình hiện đại (chủ yếu là hội họa). Tuy chưa thực sự đầy đủ nhưng vẫn có thể
coi đó là tiền đề của thị trường tác phẩm mỹ thuật nói chung hay thị trường tác
phẩm hội họa Việt Nam nói riêng. Kể từ khi khai mở và kết thúc sau 20 năm tồn tại,
cái tên “Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương” hay gọi tắt là “Mỹ thuật Đông
Dương” mà sau này trở thành thương hiệu hoặc gắn với sự chuẩn mực khi nói đến
những nghệ danh, nghệ phẩm tạo hình Việt Nam hiện đại. Kể từ sự kết thúc đó,
cùng với những năm tháng khốc liệt của các cuộc chiến tranh ở Việt Nam, hoạt
động công khai của thị trường này gần như đứt mạch. Phải đợi tới nửa thế kỷ sau,
đến những năm 90, khi Đổi Mới đi vào đời sống xã hội, “hoạt động triển lãm trong
nước cũng như giao lưu quốc tế ngày một sôi động. Các gallery tự do phát triển,
hình thành nên thị trường nghệ thuật ngay tại Việt Nam” [121, tr.9]. Một thị trường
hội họa non trẻ diễn triển trong sự tự phát, đã có lúc tưng bừng, nhộn nhịp nhưng
sau lại mờ nhạt, trì trệ rồi suy thoái cho đến ngày nay. Nhiều yếu tố được xác định
là nguyên nhân, nhưng đa phần đều cho rằng đó là vấn đề quan trọng về bản quyền,
họa sĩ, công chúng và những nhà sưu tầm ngoại, nội địa.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Thị trường tác phẩm hội họa Việt Nam từ năm 1986 đến nay
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Đỗ Quốc Việt THỊ TRƯỜNG TÁC PHẨM HỘI HỌA VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Hà Nội - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Đỗ Quốc Việt THỊ TRƯỜNG TÁC PHẨM HỘI HỌA VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 9229042 Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Chí Bền Hà Nội - 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa Thị trường tác phẩm hội họa Việt Nam từ năm 1986 đến nay là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Nghiên cứu sinh Đỗ Quốc Việt ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .... i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN . iii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG ... iv MỞ ĐẦU .. 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN .... 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .... 9 1.2. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu . 23 1.3. Cơ sở lý luận ....... 35 Tiểu kết ... 57 Chương 2. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG TÁC PHẨM HỘI HỌA .. 60 2.1. Người họa sĩ trong nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường .. 60 2.2. Thị trường tác phẩm hội họa 74 2.3. Người tiêu thụ tác phẩm hội họa .......... 89 2.4. Thành tố tác động thị trường tác phẩm hội họa: bản quyền .... 106 Tiểu kết ..... 119 Chương 3. PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG TÁC PHẨM HỘI HỌA, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ................................................................................... 121 3.1. Định hướng ... 121 3.2. Giải pháp .............. 128 Tiểu kết ................................................................................................................. 171 KẾT LUẬN ...... 173 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ . 177 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...... 178 PHỤ LỤC ......... 189 iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BRIC CNVH CNXH CĐMTĐD H. Brasil, Nga (Russia), Ấn độ (Indian) và Trung quốc (China) Công nghiệp văn hóa Chủ nghĩa xã hội Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương Hà Nội MTĐD MTNATL Mỹ thuật Đông Dương Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm MTVN Mỹ thuật Việt Nam NCPBMT Nghiên cứu phê bình mỹ thuật NCS Nghiên cứu sinh NTTH Nghệ thuật tạo hình Nxb QLNN SHTT Nhà xuất bản Quản lý nhà nước Sở hữu trí tuệ Tp.HCM UBND USD VBQPPL VHTT Thành phố Hồ Chí Minh Ủy ban Nhân dân Đô la Mỹ Văn bản quy phạm pháp luật Văn hóa - Thông tin VHTTDL Văn hóa, Thể thao và Du lịch WIPO Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới XHCN Xã hội chủ nghĩa iv DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG Sơ đồ 1.1. Mô hình diễn biến thị trường tác phẩm hội họa trước năm 1986 tại Việt Nam Sơ đồ 1.2. Mô hình diễn biến thị trường tác phẩm hội họa từ sau năm 1986 đến nay tại Việt Nam Bảng 2.1. Đồ thị phân bố hội viên Hội MTVN ở Việt Nam Bảng 2.2. Đồ thị diễn biến thay đổi về số lượng gallery/phòng tranh tại Hà Nội, Tp.HCM, phố cổ Hội An - Quảng Nam và các tỉnh thành phố khác trong phạm vi cả nước (các năm 1986, 1996, 2006, 2016 và 2020) Bảng 2.3. Đồ thị chỉ số thống kê việc đăng ký bản quyền tác phẩm mỹ thuật và mỹ thuật ứng dụng ở Việt Nam (3 năm từ 2006 - 2008 và 5 năm từ 2015 - 2019) 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thị trường tác phẩm hội họa là một hiện tượng xã hội văn hóa nhưng một khái niệm chung nhất có thể hiểu là nơi chuyển giao quyền sở hữu tác phẩm hội họa và các hoạt động dịch vụ có liên quan nhằm thỏa mãn nhu cầu của hai bên cung và cầu về tác phẩm hội họa theo các quy định pháp luật. Phát triển thị trường văn hóa nghệ thuật, trong đó có hội họa, là nhu cầu cấp thiết, đồng thời cũng là xu hướng tất yếu để góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và hội nhập quốc tế. Hiện nay, Việt Nam xếp hạng 42 trên tổng số 131 nền kinh tế được đánh giá trong Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII - Global Innovation Index) nhưng Việt Nam vẫn chưa có một thị trường tác phẩm hội họa phát triển một cách lành mạnh, đúng với tiềm năng khi yếu tố bản quyền tác phẩm được đề cao và vai trò quản lý của cơ quan QLNN trong hoạch định cơ chế, chính sách được phát huy. Mùa thu 1925, Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (École des Beaux - Arts de l’Indochine) khai giảng khóa đầu tiên với ba chuyên ngành: Hội họa, Điêu khắc và Kiến trúc, chuyên ngành Hội họa có nhiều người theo học nhất và từ đó đã xuất hiện những hoạt động sáng tác, trưng bày giới thiệu, bán, mua những tác phẩm tạo hình hiện đại (chủ yếu là hội họa). Tuy chưa thực sự đầy đủ nhưng vẫn có thể coi đó là tiền đề của thị trường tác phẩm mỹ thuật nói chung hay thị trường tác phẩm hội họa Việt Nam nói riêng. Kể từ khi khai mở và kết thúc sau 20 năm tồn tại, cái tên “Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương” hay gọi tắt là “Mỹ thuật Đông Dương” mà sau này trở thành thương hiệu hoặc gắn với sự chuẩn mực khi nói đến những nghệ danh, nghệ phẩm tạo hình Việt Nam hiện đại. Kể từ sự kết thúc đó, cùng với những năm tháng khốc liệt của các cuộc chiến tranh ở Việt Nam, hoạt động công khai của thị trường này gần như đứt mạch. Phải đợi tới nửa thế kỷ sau, đến những năm 90, khi Đổi Mới đi vào đời sống xã hội, “hoạt động triển lãm trong nước cũng như giao lưu quốc tế ngày một sôi động. Các gallery tự do phát triển, hình thành nên thị trường nghệ thuật ngay tại Việt Nam” [121, tr.9]. Một thị trường hội họa non trẻ diễn triển trong sự tự phát, đã có lúc tưng bừng, nhộn nhịp nhưng sau lại mờ nhạt, trì trệ rồi suy thoái cho đến ngày nay. Nhiều yếu tố được xác định là nguyên nhân, nhưng đa phần đều cho rằng đó là vấn đề quan trọng về bản quyền, họa sĩ, công chúng và những nhà sưu tầm ngoại, nội địa. 2 Theo Fracis Gurry (2008) Thông điệp của Tổng giám đốc WIPO năm 2008, “Các quyền sở hữu trí tuệ đã giúp nuôi dưỡng và mở đường cho sức sáng tạo, làm cho nó trở thành động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội”. Vũ Ngọc Hoan (2009) Một số ý kiến về bảo hộ quyền tác phẩm mỹ thuật tại Việt Nam cho rằng, “sở hữu trí tuệ là một trong những yếu tố tiên quyết cho phát triển sáng tạo, góp phần thúc đẩy sự phát triển mọi mặt của đời sống văn hóa, xã hội, đồng thời là động lực phát triển kinh tế tại mỗi quốc gia”. Tuy nhiên, những điều đó còn khá xa rời với thực tế ở nước ta, đặc biệt là bản quyền tác giả tác phẩm hội họa. 35 năm đã qua kể từ khi đất nước Đổi Mới, 15 năm Luật SHTT có hiệu lực, Việt Nam từ một nước nghèo nàn lạc hậu nay vào nhóm 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới nhưng chưa có được đột phá đáng kể về diện cũng như về chất để mang lại hiệu quả tích cực cho thị trường tác phẩm hội họa Việt Nam. Thị trường này tiếp tục duy trì tình trạng bất ổn, không ít bán tín bán nghi bởi một diện mạo méo mó xuất hiện từ nhiều thập kỷ về trước khi tình trạng thật - giả lẫn lộn do dữ liệu thông tin về tác giả, tác phẩm khó kiểm chứng và còn nhiều những lý do khác nên việc bán - mua vẫn sơ khai, chưa chuyên nghiệp, phần nhiều dựa vào niềm tin, những thỏa thuận cá nhân với nhau, chấp nhận may rủi, thuế thu nộp ngân sách nhà nước chưa đúng với thực tế trong khi vai trò của cơ quan quản lý mờ nhạt. Mặc dù, thị trường này ở khu vực và trên thế giới đã phát triển đạt tới đỉnh cao. Chợ mỹ thuật, nhà đấu giá mỹ thuật ở một số thành phố lớn đã biến nơi đó thành trung tâm mỹ thuật uy tín, trở thành thương hiệu là nơi cung cấp những sản phẩm mỹ thuật, tác phẩm hội họa đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trên toàn thế giới và đồng thời tạo cũng tạo thành chuỗi cung ứng dịch vụ phụ trợ đem lại nhiều việc làm, những giá trị lợi ích khổng lồ trong sự phát triển kinh tế xanh từ hoạt động giao thương nghệ thuật như thế. Tác phẩm hội họa Việt Nam đã đóng góp vào chuỗi giá trị đó. NCS nghiên cứu thị trường tác phẩm hội họa Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1986 đến nay vì giai đoạn này nền mỹ thuật và thị trường tác phẩm hội họa Việt Nam có rất nhiều biến đổi. Ở mỗi thị trường mỹ thuật không chỉ Việt Nam, tác phẩm hội họa luôn là thành phần chính yếu, mang tính kiến tạo, dẫn dắt tạo nên thị trường. Thị trường tác phẩm hội họa ở Hà Nội là phần quan trọng nhất của thị trường tác phẩm hội họa tại Việt Nam. Hà Nội là nơi đầu tiên ở Việt Nam xuất hiện các tác phẩm hội họa do những họa sĩ người Việt có danh sáng tác, được trưng bày 3 giới thiệu cùng với hoạt động bán - mua, tiền đề hình thành thị trường tác phẩm hội họa Việt Nam hiện đại. Từ dữ liệu trong những lần trao đổi phỏng vấn họa sĩ, người bán, v.v. những chuyến công tác, khảo sát, điền dã ở một số trung tâm mỹ thuật khác ngoài Hà Nội như Tp.HCM, Hội An, thành phố Huế, Singapore, Hồng Kông, v.v. của NCS được sử dụng để cập nhật, bổ sung một cách đầy đủ hơn những vấn đề lớn để có thể làm rõ thêm những nghiên cứu về diện mạo của thị trường tác phẩm hội họa Việt Nam. Thị trường tác phẩm hội họa được hoàn thiện sẽ trở thành thị trường đúng nghĩa, có uy tín, thương hiệu khi yếu tố tiên quyết như bản quyền được đề cao, cơ sở dữ liệu thông tin được kiểm chứng minh bạch, truyền thông hoạt động tích cực, quyền và nghĩa vụ thuế được thực hiện đầy đủ, v.v. thì thị trường này sẽ là một trong yếu tố quan trọng góp phần hiệu quả cho thành công của Chiến lược phát triển các ngành CNVH, quảng bá hình ảnh Việt Nam ra quốc tế. Với vị trí công tác và hoạt động nghề nghiệp của NCS trong thời gian qua ở các lĩnh vực: giáo dục đào tạo mỹ thuật, báo chí và công tác QLNN lĩnh vực mỹ thuật, nghệ thuật, đồng thời là hoạ sĩ sáng tác, người tư vấn giới thiệu mua bán tác phẩm mỹ thuật. Từ trải nghiệm thực tế của mình, NCS nhận thấy cần có những nghiên cứu mang tính chất tổng hợp, nhân học thực địa, điều tra, thu thập dữ liệu chi tiết, chính xác trên cơ sở tiếp cận khách quan từ nhiều nguồn, nhiều giác độ khác nhau để có những đánh giá, đề xuất những giải pháp nhằm mục đích phát triển thị trường tác phẩm hội họa Việt Nam. Do đó, tác giả lựa chọn đề tài: Thị trường tác phẩm hội họa Việt Nam từ năm 1986 đến nay làm luận án Tiến sĩ Quản lý Văn hóa. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích tổng quát: Luận án đề xuất một số quan điểm, giải pháp góp phần hoàn thiện nội dung QLNN, thúc đẩy phát triển thị trường một cách bền vững, để thay đổi tạo ra cấu trúc vận hành mới tác động tích cực đến thị trường tác phẩm hội họa Việt Nam. Mục đích cụ thể: Để thực hiện được mục tiêu tổng quát trên cần thực hiện các mục tiêu cụ thể sau: - Luận án phân tích các công trình đã nghiên cứu liên quan đến luận án; đánh giá khách quan những vấn đề đã nghiên cứu, vấn đề tiếp tục nghiên cứu. 4 - Hệ thống hóa những vấn đề về cơ sở thị trường tác phẩm hội họa tại Việt Nam. - Phân tích thực trạng vấn đề thị trường tác phẩm hội họa tại ... hận cách làm như vậy nữa. 11. 31 họa sĩ cho rằng vẫn muốn tiếp tục bán tranh qua gallery và phòng trưng bày; 19 họa sĩ cho rằng sẽ tự bán qua trang website và những quan hệ của mình. 12. 37 họa sĩ cho rằng sẽ duy trì các phương thức giới thiệu và bán tranh trực tuyến sẽ là phương thức chủ yếu trong thời gian tới. 12 họa sĩ cho rằng bán tranh qua gallery, nhà đấu giá là phương thức chủ yếu trong thời gian tới. 1 họa sĩ chưa xác định được phương thức nào. 224 13. 28 họa sĩ cho rằng việc gửi bán tranh qua hình thức gallery là phù hợp với tình hình và xu hướng phát triển của thị trường. 14. 7 họa sĩ rất hài lòng 39/50 người cho rằng gallery và nhà đấu giá là khá hài lòng và 4 người không hài lòng. 15. 6 họa sĩ có tranh từ bị người khác làm giả. 16. 46 họa sĩ cho rằng tình trạng vi phạm bản quyền tranh hiện nay chưa hạn chế được. 17. 2 họa sĩ đã từng có lần đi đăng ký bản quyền tranh của mình. 18. 50 họa sĩ cho rằng tình trạng vi phạm bản quyền tác giả tác phẩm hội họa Việt Nam hiện nay làm ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển của thị trường. 19. 7 họa sĩ đã từng có lần nộp thuế bán tác phẩm của mình. 20. 45 họa sĩ cho rằng tranh của các họa sĩ Việt nam trên thị trường có giá thấp so với mặt bằng chung. 225 DANH SÁCH HỌA SĨ ĐÃ THAM GIA TRAO ĐỔI, TRẢ LỜI PHỎNG VẤN (Sắp xếp theo nhóm tuổi và thứ tự A-B-C) Nguồn: NCS thực hiện 226 227 Phụ lục 7 BẢNG HỎI KHẢO SÁT VÀ TỔNG HỢP KẾT QUẢ BẢNG HỎI KHẢO SÁT (Dành cho người bán tác phẩm hội họa tại các gallery, phòng triển lãm) Nguồn: NCS thực hiện 228 TỔNG HỢP KẾT QUẢ BẢNG HỎI KHẢO SÁT Có 05 người bán tranh hội họa ở 05 phòng tranh được hỏi và trao đổi, trong số đó có 03 người đồng ý thực hiện việc trả lời bảng hỏi nhưng không đồng ý việc ghi họ tên và địa chỉ nơi làm việc. NCS chỉ có thể tập hợp theo ý kiến do các cá nhân đồng ý trả lời và đã tích vào các ô trong bảng hỏi cho kết quả như sau: 229 Phụ lục 8 DANH SÁCH CÁC NHÀ SƯU TẦM TRANH ĐÃ THAM GIA TRAO ĐỔI, TRẢ LỜI PHỎNG VẤN Nguồn: NCS thực hiện 10 nhà sưu tập tác phẩm hội họa Việt Nam ở trong và ngoài nước trong số những người đã trao đổi, trả lời một số câu hỏi của NCS trong thời gia thực hiện luận án. Vì lý do cá nhân và một số yếu tố bí mật nghề nghiệp khác, NCS không đăng đầy đủ tên đệm, tên của nhà sưu tập và hạn chế những thông tin khác có liên quan tới yếu tố cá nhân khi thực hiện nội dung trao đổi, phỏng vấn theo thỏa thuận từ ban đầu với các nhà sưu tập. NCS tập hợp các ý kiến của họ để nghiên cứu, phân tích, tổng hợp thực hiện cho Luận án ở từng nội dung: Nguồn: NCS thực hiện 230 Phụ lục 9 SỐ LƯỢNG HỘI VIÊN HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM, CHI HỘI MỸ THUẬT VIỆT NAM, HỘI MỸ THUẬT ĐỊA PHƯƠNG VÀ SỐ LƯỢNG NGƯỜI ĐƯỢC ĐÀO TẠO Ở TRÌNH ĐỘ CỬ NHÂN NGÀNH MỸ THUẬT TẠI MỘT SỐ CƠ SỞ ĐÀO TẠO TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 1. Số liệu hội viên hội mỹ thuật Việt Nam, Chi hội Mỹ thuật Việt Nam và Hội Mỹ thuật địa phương Thị trường tác phẩm hội họa Việt Nam trong giai đoạn này đã tạo điều kiện cho công chúng có cơ hội tiếp cận rất nhiều tác phẩm với chất liệu thể hiện mới, lần đầu tiên xuất hiện cùng sự đa dạng phong cách, khác biệt đề tài, nội dung phong phú của các họa sĩ trong số gần 2.000 hội viên Hội MTVN và gần 1.000 họa sĩ mới là sinh viên được đào tạo kiến thức về mỹ thuật ra trường hằng năm. Theo Trần Khánh Chương biên soạn (2017), Hội Mỹ thuật Việt Nam 60 năm xây dựng và phát triển cho biết, ngày đầu thành lập Hội có 123 Hội viên đầu tiên thì “Tính đến tháng 10 năm 2017, số lượng Hội viên của Hội được kết nạp là 2.329, trong đó có 425 hội viên đã mất và 1.904 Hội viên đang sinh hoạt tại 73 Chi hội thuộc 63/63 tỉnh thành trong cả nước” [15, tr.185]. Lượng phân bổ hội viên trong Hội MTVN, Chi hội ở các địa phương và Hội Mỹ thuật ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh cũng có nhiều đặc thù. Trong cuốn Hội Mỹ thuật Việt Nam 60 năm xây dựng và phát triển Trần Khánh Chương biên soạn năm 2017 đã đưa ra số liệu chi tiết và cụ thể như sau: “Do ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có đông hội viên nên các Chi hội được thành lập theo chuyên ngành; trường hợp một chuyên ngành có đông hội viên sẽ được chia thành nhiều Chi hội chuyên ngành để đảm bảo Chi hội đông nhất không quá 150 hội viên, cụ thể thành phố Hà Nội có 9 Chi hội - 974 người (Hội họa 1 - 133 người, Hội họa 2 - 114 người, Hội họa 3 - 117 người, Hội họa 4 - 147 người, Đồ họa 1 - 104 người, Đồ họa 2 - 89 người, Điêu khắc 126 người, Mỹ thuật ứng dụng - 109 người, Phê bình mỹ thuật - 35 người) và Thành phố Hồ Chí Minh có 5 Chi hội - 310 người (Hội họa 1 - 111 người, Hội họa 2 - 112 người, Đồ họa - 35 người, Điêu khắc - 45 người, Phê bình mỹ thuật - 7 người. Có 12 tỉnh , thành có số lượng hội viên Chi hội Hội MTVN trên 15 người: Thừa Thiên - Huế - 48 người; Đà Nẵng - 28 người; Bình Dương - 22 người; Hải Phòng, Thanh Hóa - 21 người; 231 Bắc Ninh - 20 người; Khánh Hòa - 19 người; Quảng Ninh - 18 người; Vĩnh Phúc, Nghệ An 17 người; Thái Binh, Đắc Lắc - 15 người. Có 13 tỉnh, thành có số lượng hội viên Chi hội Hội MTVN từ 10 đến 15 người: Ninh Bình, Lâm Đồng -14 người; Phú Thọ, Cà Mau - 13 người; Hải Dương, Bình Định, Đồng Nai, Vĩnh Long -12 người; Thái Nguyên -11 người; Nam Định, Bắc Giang, Quảng trị, Đồng Tháp - 10 người. 35 Chi hội còn lại có từ 3 đến 9 hội viên: Hòa Bình, Tiền Giang - 9 người; Lạng Sơn, Yên Bái, Quảng Nam, Long An, An Giang - 8 người; Quảng Bình, Gia Lai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bến Tre, Kiên Giang - 7 người; Bắc Kạn, Lai Châu, Hà Tĩnh, Tây Ninh, Ninh Thuận, Đắc Nông, Trà Vinh - 6 người; Hưng Yên, Lào Cai, Điện Biên, Phú Yên, Quảng Ngãi, Bình Phước, Bạc Liêu - 5 người; Hà Nam, Hà Giang, Tuyên Quang, Sơn La, Kom Tum, Bình Thuận, Cần Thơ, Sóc Trăng - 4 người; Hậu Giang - 3 người [15, tr.185-186]. 2. Số lượng người được đào tạo ở trình độ cử nhân ngành mỹ thuật tại một số cơ sở đào tạo trong những năm gần đây NCS tổng hợp số liệu sinh viên được đào tạo thuộc các nhóm ngành về mỹ thuật từ nhiều nguồn, trong đó có báo cáo hằng năm về công tác giáo dục, đào tạo lĩnh vực mỹ thuật của Bộ VHTTDL, một số tài liệu đã được công bố của Vụ Đào tạo - Bộ VHTTDL; Bộ Giáo dục Đào tạo và trên trang website, cổng thông tin tuyển sinh của các trường có đào tạo về mỹ thuật, có khả năng vẽ, sáng tác tranh hội họa theo bảng danh sách có mã số: 72101 trong đó hội họa (7210103); Đồ họa (7210104); Điêu khắc (7210105 ), v.v. Cụ thể mã ngành từ 7210101 đến 7210110 của nhóm ngành Mỹ thuật và Mỹ thuật ứng dụng từ trang thông tin tuyển sinh như: www.thongtintuyensinh.vn; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Thông tư số 24/2017/TT- BGDDT Ban hành Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV trình độ đại học. Nhóm ngành Mỹ thuật Mã ngành Tên ngành 7210101 Lý luận, lịch sử và phê bình mỹ thuật 7210103 Hội hoạ 7210104 Đồ hoạ 7210105 Điêu khắc 7210107 Gốm 7210110 Mỹ thuật đô thị 232 Nhóm ngành Mỹ thuật ứng dụng Mã ngành Tên ngành 7210402 Thiết kế công nghiệp 7210403 Thiết kế đồ họa 7210404 Thiết kế thời trang 7210406 Thiết kế mỹ thuật sân khấu, điện ảnh Danh sách 29 trường đại học có tuyển sinh đào tạo một hoặc một số ngành trong các nhóm ngành nêu trên Tên trường Mã ngành đào tạo Khu vực thành phố Hà Nội Trường Đại học Công nghiệp Dệt may Hà Nội 7210404 Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội 7210404 Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 7210403-7210404-7210105 Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp 7210103-7210105-7210107- 7210402-7210403-7210404 Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Á Châu 7210403-7210404 Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam 7210101-7210103-7210104- 7210105-7210403 Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội 7210406 Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương 7210103-7210403-7210404 Viện Đại học Mở Hà Nội 7210403-7210404 Trường Đại học FPT 7210403 Trường Đại học Hòa Bình 7210403-7210404 Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 7210402-7210403 Trường Đại học Nguyễn Trãi 7210403 Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh Trường Đại học Công nghiệp Tp.HCM 7210404 Trường Đại học Kiến trúc Tp.HCM 7210402-7210403-7210404 Trường Đại học Mỹ thuật Tp.HCM 7210101-7210103-7210104- 7210105-7210403 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM 7210403-7210404 Trường Đại học Tôn Đức Thắng 7210402-7210403-7210404 233 Trường Đại học Công nghệ Sài Gòn 7210402 Trường Đại học Công nghệ Tp.HCM 7210403-7210404 Trường Đại học Hoa Sen 7210403-7210404 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành 7210403 Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng 7210402-7210403-7210404 Trường Đại học Văn Lang 7210402-7210403-7210404 Các khu vực khác Trường Đại học Văn hóa Thể thao và Du lịch Thanh Hóa 7210103-7210104-7210404 Trường Đại học Kinh Bắc 7210403-7210404 Trường Đại học Nghệ thuật – Đại học Huế 7210103-7210104-7210105- 7210403-7210404 Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng 7210403 Trường Đại học Trà Vinh 7210402 Nguồn: Cổng thông tin tuyển sinh; địa chỉ truy cập http//:www.thituyensinh.vn Một số trường hoặc trường có ban, khoa đào tạo ngành học mỹ thuật ở trình độ đại học và cao đẳng có nhiều người tham gia các hoạt động mỹ thuật TT TÊN TRƯỜNG/KHOA NĂM SỐ LƯỢNG GHI CHÚ (Mỹ thuật) (Chính thức/chỉ tiêu) (Hình thức khác) 1 Đại học Mỹ thuật Việt Nam 2020 142/140 2 Đại học Mỹ thuật TP.HCM 2020 209/200 + 15 liên thông 3 Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế (Đại học Mỹ thuật Huế) 2020 49/60 + 30 4 Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội/Khoa Thiết kế Mỹ thuật 2020 60/82 5 Cao đẳng Mỹ thuật trang trí Đồng Nai 2020 282/250 6 Đại học Mỹ thuật Công nghiệp (hội họa, đồ họa và điêu khắc) 2020 170/419 + 45 234 7 Trường Đại học mở Hà Nội 2020 191/150 8 Đại học Sư phạm nghệ thuật trung ương 2020 330/300 + 100 liên thông 9 Đại học Sư phạm Hà Nội (Sư phạm Mỹ thuật) 2020 20/283 10 Cao đẳng Nghệ thuật Hà nội (Hội họa và thiết kế đồ họa hệ cao đẳng) 2020 75/65 + 145 (trung cấp có thể liên thông lên cao đẳng) Tổng cộng 1428/2095 190 Nguồn: NCS tham khảo ý kiến từ cán bộ lãnh đạo của các trường, ban, khoa và chỉ tiêu tuyển sinh tổng hợp từ trang website của các trường nêu trên Số lượng người được đào tạo về mỹ thuật được NCS thống kê và ước tính (do nguồn cung cấp số liệu về số lượng người học chính thức chưa tuyệt đối chính xác) thông qua báo cáo tổng kết, thông tin trao đổi với các cán bộ lãnh đạo các trường, ban khoa và thông tin đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh đăng tải trên các trang tin điện tử của những cơ sở đào tạo có một hoặc một số ngành trong nhóm ngành mỹ thuật nêu trên. Học viên được đào tạo tại những cơ sở này có thể sáng tác tác phẩm hội họa và tham gia vào các hoạt động mỹ thuật qua nhiều hình thức khác nhau. Đến nay, chưa có một tài liệu, báo cáo nào đề cập chi tiết, chính xác và đầy đủ số lượng người được đào tạo về mỹ thuật ở trình độ cao đẳng, đại học hằng năm. Những di biến động ngoài số lượng học viên sau đại học, cao đẳng chính quy còn có hình thức đào tạo tương đương khác như vừa học – vừa làm; liên thông (hệ không chính quy) NCS chưa đủ được điều kiện để cập nhật bổ sung.
File đính kèm:
- luan_an_thi_truong_tac_pham_hoi_hoa_viet_nam_tu_nam_1986_den.pdf
- 2. Tom tat luan an.pdf
- 3. Trich yeu luan an tieng Viet.pdf
- 4. Abstract of the dissertation.pdf
- 5.Thong tin tom tat ket luan moi tieng Viet.pdf
- 6. Summary of new conclusion of the dissertation.pdf