Luận án Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở qua môn giáo dục công dân

1.1. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà chúng ta đang trải qua đã tác động

mạnh mẽ đến tất cả các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đặc biệt sự phát

triển như vũ bão của các lĩnh vực: công nghệ sinh học; công nghệ thông tin và truyền

thông và vật lí học đã làm biến đổi căn bản thị trường lao động. Trong bối cảnh cần

đáp ứng tốt cả về số lượng lẫn chất lượng sản phẩm để nâng cao hiệu quả kinh tế thì

hoạt động sản xuất không còn đòi hỏi nguồn lao động với số lượng lớn mà yêu cầu lực

lượng lao động phải có trình độ cao. Hay nói cách khác là thị trường cần lực lượng lao

động chất xám. Chính thực tiễn ấy đã đặt ra những đòi hỏi đối với nền giáo dục và đào

tạo của các nước - nơi cung cấp nguồn lao động theo nhu cầu của thị trường, đó là phải

đổi mới chương trình giáo dục - đào tạo đáp ứng yêu cầu mới của tình hình.

1.2. Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2013 xác

định cần “tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào

tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học

tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt

nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu

đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả. Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực

nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phương thức giáo dục hợp lí, gắn với

xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lượng; chuẩn hóa, hiện

đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo;

giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030,

nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực”. Và đối với giáo dục phổ

thông, cần chú trọng “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng

lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học

sinh (HS). Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng,

truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành,

vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích

học tập suốt đời” [6].

pdf 281 trang kiennguyen 19/08/2022 8041
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở qua môn giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở qua môn giáo dục công dân

Luận án Tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở qua môn giáo dục công dân
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM 
------------------ 
HOÀNG PHI HẢI 
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 
QUA MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC 
HÀ NỘI, 2021 
i 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM 
------------------ 
HOÀNG PHI HẢI 
TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 
CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 
QUA MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 
Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử giáo dục 
Mã số: 9.14.01.02 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC 
Người hướng dẫn khoa học : 
Cán bộ hướng dẫn 1 
TS. Lưu Thu Thủy 
Cán bộ hướng dẫn 2 
PGS.TS. Đặng Quốc Bảo 
HÀ NỘI, 2021 
ii 
MỤC LỤC 
TRANG PHỤ BÌA ........................................................................................................... i 
MỤC LỤC ....................................................................................................................... ii 
DANH MỤC NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN ÁN ........................ vi 
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ vii 
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................................ ix 
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ......................................................................................... x 
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1 
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 3 
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu ................................................................................ 4 
4. Giả thuyết khoa học ..................................................................................................... 4 
5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 4 
6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .......................................................... 4 
7. Những luận điểm cần bảo vệ ....................................................................................... 6 
8. Những đóng góp mới của luận án ............................................................................... 7 
9. Cấu trúc của luận án .................................................................................................... 7 
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ QUA MÔN 
GIÁO DỤC CÔNG DÂN .............................................................................................. 8 
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề .................................................................................. 8 
1.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến hoạt động trải nghiệm và tổ chức hoạt động 
trải nghiệm ....................................................................................................................... 8 
1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi 
mới phương pháp dạy học môn Giáo dục Công dân nói riêng ...................................... 17 
1.1.3. Một số nhận xét và những vấn đề đặt ra cho luận án .......................................... 20 
1.2. Một số vấn đề lí luận về Hoạt động trải nghiệm .................................................... 21 
1.2.1. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................... 21 
1.2.2. Mô hình học tập qua trải nghiệm ......................................................................... 27 
1.2.3. Mô hình dạy học qua trải nghiệm ........................................................................ 29 
1.2.4. Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm trong dạy học ............................................ 30 
1.2.5. Vai trò của tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học ................................... 31 
1.3. Đặc điểm học sinh cấp trung học cơ sở .................................................................. 33 
1.3.1. Đặc điểm sinh lí học sinh trung học cơ sở .......................................................... 33 
iii 
1.3.2. Đặc điểm tâm lí học sinh trung học cơ sở ........................................................... 34 
1.3.3. Đặc điểm phát triển nhân cách học sinh trung học cơ sở .................................... 35 
1.4. Một số vấn đề lí luận về dạy học môn Giáo dục Công dân ở trường trung học 
cơ sở .............................................................................................................................. 36 
1.4.1. Mục tiêu môn Giáo dục Công dân ở cấp trung học cơ sở ................................... 36 
1.4.2. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù trong môn Giáo dục Công dân cấp trung 
học cơ sở ........................................................................................................................ 37 
1.4.3. Nội dung môn Giáo dục Công dân cấp trung học cơ sở...................................... 40 
1.4.4. Hình thức tổ chức dạy học môn Giáo dục Công dân ở cấp trung học cơ sở ....... 45 
1.4.5. Phương pháp dạy học môn Giáo dục Công dân ở cấp trung học cơ sở .............. 48 
1.5. Đặc điểm tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở qua môn 
Giáo dục Công dân ........................................................................................................ 50 
1.6. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh 
trung học cơ sở qua môn Giáo dục Công dân ............................................................... 54 
1.6.1. Yếu tố chủ quan ................................................................................................... 54 
1.6.2. Yếu tố khách quan ............................................................................................... 55 
Kết luận Chương 1 ......................................................................................................... 56 
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO 
HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ QUA MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN ........... 57 
2.1. Khái quát về quá trình khảo sát thực trạng ............................................................. 57 
2.1.1. Mục đích và đối tượng khảo sát .......................................................................... 57 
2.1.2. Nội dung và phương pháp khảo sát ..................................................................... 58 
2.2. Kết quả khảo sát thực trạng .................................................................................... 60 
2.2.1. Thực trạng nhận thức của giáo viên Giáo dục Công dân .................................... 60 
2.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở qua 
môn Giáo dục Công dân ................................................................................................ 64 
2.2.3. Thực trạng kiểm tra đánh giá kết quả tham gia hoạt động trải nghiệm của 
học sinh trung học cơ sở qua môn Giáo dục Công dân ................................................. 72 
2.2.4. Thực trạng kết quả tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở 
qua môn Giáo dục Công dân ......................................................................................... 75 
2.2.5. Những thuận lợi, khó khăn của quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho 
học sinh trung học cơ sở qua môn Giáo dục Công dân ................................................. 76 
2.3. Nguyên nhân của thực trạng ................................................................................... 77 
2.3.1. Nguyên nhân khách quan .................................................................................... 77 
2.3.2. Nguyên nhân chủ quan ........................................................................................ 78 
Kết luận Chương 2 ......................................................................................................... 79 
iv 
CHƯƠNG 3. NGUYÊN TẮC VÀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG 
TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ QUA MÔN 
GIÁO DỤC CÔNG DÂN ............................................................................................ 80 
3.1. Nguyên tắc tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở qua môn 
Giáo dục Công dân ........................................................................................................ 80 
3.1.1. Phải phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình môn Giáo dục Công dân cấp 
trung học cơ sở .............................................................................................................. 80 
3.1.2. Phải phù hợp với mô hình học qua trải nghiệm nhằm phát triển những năng lực 
cần thiết cho học sinh .................................................................................................... 81 
3.1.3. Phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí, nhu cầu giáo dục và nhu cầu hoạt động 
của học sinh trung học cơ sở ......................................................................................... 81 
3.1.4. Phải phù hợp với điều kiện kinh tế - văn hóa - xã hội, yêu cầu giáo dục địa 
phương và nguồn lực thực tế của nhà trường ................................................................ 83 
3.1.5. Phải đảm bảo huy động được sự tham gia tích cực của học sinh, phụ huynh học 
sinh và cộng đồng .......................................................................................................... 83 
3.2. Quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh trung học cơ sở qua môn 
Giáo dục Công dân ........................................................................................................ 85 
3.2.1. Bước 1: Giáo viên hướng dẫn học sinh trải nghiệm để khơi gợi cho các em nhớ 
lại những tri thức, kinh nghiệm cũ có liên quan đến chủ đề bài mới; đồng thời tạo sự 
chú ý, tâm thế tích cực cho học sinh trước khi học bài mới .......................................... 85 
3.2.2. Bước 2: Giáo viên chú trọng hướng dẫn học sinh tham gia vào các hoạt động trải 
nghiệm đã được thiết kế để giải quyết các mục tiêu học tập đặt ra. Với sự hướng dẫn, 
hỗ trợ của giáo viên, học sinh sẽ huy động những tri thức, kinh nghiệm đã có để giải 
quyết các nhiệm vụ hoạt động, từ đó học sinh khám phá và chiếm lĩnh những kiến thức 
mới, hình thành những kinh nghiệm mới, phát triển những phẩm chất, năng lực theo 
yêu cầu của bài học ........................................................................................................ 87 
3.2.3. Bước 3: Giáo viên tổ chức hoạt động dạy học để hướng dẫn học sinh luyện tập, 
thực hành vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm mới vào việc giải quyết các nhiệm 
vụ, tình huống mô phỏng ............................................................................................... 88 
3.2.4. Bước 4: Giáo viên giao nhiệm vụ và hướng dẫn học sinh vận dụng tri thức, kinh 
nghiệm mới  ... hưa kịp thời và 
phải có người 
nhắc nhở. 
Không điều 
chỉnh gì trong 
suốt quá trình 
giải quyết tình 
huống. 
 P95 
PHỤ LỤC 14 
BÀI KIỂM TRA 
CHỦ ĐỀ: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG (Lớp 8) 
Câu 1. Môi trường là gì ? 
A. Là tất cả những gì liên quan đến tự nhiên. 
B. Là tất cả những gì do con người tạo ra. 
C. Là toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người. 
D. Cả A, B, C đều đúng. 
Câu 2. Đâu là hành vi bảo vệ môi trường? 
A. Khai thác tài nguyên tối đa để phục vụ phát triển xã hội. 
B. Buôn bán động vật quý hiếm thu lợi nhuận. 
C. Trồng cây phủ xanh đồi trọc. 
D. Sử dụng túi ni lông để thuận tiện trong đời sống xã hội. 
Câu 3. Đâu là hành vi phá hoại môi trường? 
A. Đốt rác thải nhựa đã qua sử dụng. 
B. Tái chế rác thải đã qua sử dụng. 
C. Sử dụng ly giấy thay cho ly nhựa. 
D. Từ chối sử dụng túi ni lông để đựng đồ. 
Câu 4. Công ty A được đầu tư một số tiền lớn để phát triển công ty. Ban 
lãnh đạo Công ty A nên lựa chọn đầu tư như thế nào để giúp Công ty phát triển 
bền vững? 
A. Đầu tư dây chuyền công nghệ tiên tiến trong sản xuất tạo ra được nhiều sản 
phẩm 
B. Đầu tư vào mở rộng diện tích công ty, giữ hệ thống công nghệ cũ. 
C. Đầu tư dây chuyền sản xuất công nghệ cao, khép kín trong quá trình xử lý rác 
thải. 
D. Tuyển dụng thêm nhân công để tăng năng suất lao động. 
Câu 5. Vai trò của rừng đối với môi trường? 
A. Làm cho môi trường xanh, sạch. 
B. Chống xói mòn đất. 
C. Môi trường sống của nhiều loại động vật. 
D. Cả A, B, C đều đúng. 
Câu 6. Môi trường bao gồm: 
A. Đất, nước và không khí. 
 P96 
B. Rừng và biển. 
C. Tất cả mọi thứ thuộc về thiên nhiên. 
D. Môi trường tự nhiên và môi trường nhân tạo. 
Câu 7. Ở các vùng rừng núi, chúng ta cần bảo vệ môi trường bằng cách: 
A. Khuyến khích đồng bào dân tộc thiểu số sống du canh, du cư. 
B. Nâng cao chất lượng cuộc sống người dân bằng cách khai thác các nguồn lợi 
từ rừng hợp lí. 
C. Chặt rừng nguyên thủy để thay thế bằng rừng trồng tạo nên sự đồng bộ. 
D. Tăng cường phát quang đồi núi để nhân dân trồng rẫy. 
Câu 8. Giờ ra chơi, An thấy Nga sau khi uống sữa xong vứt vỏ ngay trong 
hộc bàn. Theo em An nên làm gì? 
A. Nhắc nhở bạn chú ý giữ gìn vệ sinh lớp học. 
B. Tảng lờ vì đó không phải việc của mình. 
C. Đến lấy vỏ hộp sữa vứt vào thùng rác. 
D. Báo cáo giáo viên chủ nhiệm về hành vi của Nga. 
Câu 9. Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, chúng ta nên làm gì để góp 
phần bảo về môi trường? 
A. Sử dụng thuốc trừ sâu để diệt trừ sâu bọ bảo vệ mùa màng. 
B. Trồng các loại giống cây trồng theo quy trình hữu cơ. 
C. Sử dụng phân hóa học để tăng năng suất cây trồng. 
D. Sử dụng các chất bảo quản để bảo quản sản phẩm sau khi thu hoạch. 
Câu 10. Đối với hành vi vứt, thải rác thải sinh hoạt trên vỉa hè, đường phố 
hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt trong khu 
vực đô thị bị xử phạt như thế nào? 
A. 3.000.000 đến 5.000.000 đồng 
B. 4.000.000 đến 6.000.000 đồng 
C. 5.000.000 đến 7.000.000 đồng 
D. 6.000.000 đến 8.000.000 đồng 
 P97 
PHỤ LỤC 15 
KẾ HOẠCH DẠY HỌC 
CHỦ ĐỀ: YÊU THƯƠNG CON NGƯỜI (Lớp 6) 
I. Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau: 
- Nêu được khái niệm và biểu hiện của tình yêu thương con người. 
- Trình bày được giá trị của tình yêu thương con người. 
- Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương con người. 
- Đánh giá được thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương của người khác. 
- Phê phán những biểu hiện trái với tình yêu thương con người. 
II. Chuẩn bị: 
- GV: Máy tính, ti vi, SGK điện tử 
- HS: Sách giáo khoa, vở bài tập 
III. Các hoạt động dạy học: 
A. Khởi động 
- HS xem video về câu chuyện của tình yêu thương 
- Thảo luận lớp: 
+ Video nói về điều gì? 
- GV giới thiệu bài mới. 
 P98 
B. Khám phá 
Hoạt động 1: Biểu hiện của lòng yêu thương 
Mục tiêu: 
- HS nêu được những biểu hiện của lòng yêu thương. 
- HS rút ra được những giá trị mà lòng yêu thương mang lại. 
Cách tiến hành: 
GV tổ chức trò chơi: Ai nhanh hơn 
Yêu cầu: 
GV chia cả lớp thành 2 đội thi và đưa ra nội dung của trò chơi 
Từ việc quan sát nội dung của video về lòng yêu thương ở hình 1, GV yêu 
cầu: 
- HS chỉ ra ai là người cần được giúp đỡ và chia sẻ? Những biểu hiện của 
những người xung quanh như thế nào? 
- GV chia bảng thành 2 phần, HS ở các các đội thi trong vòng 60 giây lần lượt 
thay phiên nhau ghi ra tất cả các đáp án của đội mình. 
- Sau khi 2 đội hoàn thành, GV cùng toàn thể HS kiểm tra kết quả thông qua 
việc xem lại video 1 lần nữa. Đội nào có kết quả đúng nhiều hơn sẽ giành chiến thắng. 
- GV đặt câu hỏi: Hành động đầy tình yêu thương của cậu bé trong video đã 
mang đến giá trị gì? 
- HS nêu ý kiến. 
- GV kết luận: Hành động của cậu bé không chỉ giúp bà cụ trong câu chuyện 
ấm lòng trong hoàn cảnh khó khăn mà còn giúp những người có biểu hiện không đúng 
mực với bà cụ cắn rứt lương tâm, từ đó điều chỉnh hành vi của bản thân theo đúng 
chuẩn mực của xã hội. 
C. Luyện tập 
Hoạt động 1: Xử lí tình huống 
Mục tiêu: 
- HS biết lựa chọn cách quan tâm, chăm sóc người thân trong gia đình và ứng 
xử phù hợp với mọi người xung quanh. 
- HS được phát triển năng lực giải quyết vấn đề. 
Cách tiến hành: 
 P99 
- GV nêu tình huống xảy ra. 
Dũng nói với Hòa: 
- Hôm nay nghỉ, hai đứa mình cùng đi chơi nhé! 
Hòa lắc đầu: 
- Cảm ơn bạn nhưng mình bận rồi, mình phải đi đằng này một chút. 
- Bạn đi đâu? Dũng hỏi. 
- Bạn Hưng bị ốm, nghỉ học đã mấy hôm nay. Mình muốn đến thăm bạn ấy. 
Dũng can ngăn: 
- Bạn đến đó làm gì! Nói chuyện với người ốm có gì vui đâu? 
Em có đồng ý với suy nghĩ của Dũng không? Nếu là Hòa trong trường hợp đó, 
em sẽ làm gì? 
- Một số HS nhắc lại tình huống. 
- GV giới thiệu rõ nội dung tình huống và giao nhiệm vụ cho HS thảo luận theo 
cặp đôi để tìm cách ứng xử phù hợp trong tình huống. 
- HS làm việc theo cặp. 
- Với mỗi tình huống, GV mời một vài cặp HS nêu các cách ứng xử và lí do vì 
sao các em lại chọn cách ứng xử đó. (GV cho HS đóng vai xử lý lại tình huống) 
- GV tổng kết các ý kiến và kết luận: 
Các em không nên đồng tình với cách suy nghĩ của Dũng. Là Hòa, em nên 
khuyên Dũng .. 
Hoạt động 2: Chia sẻ và lan tỏa yêu thương 
Mục tiêu: 
- HS nhận diện được các hành động, việc làm thể hiện tình yêu thương đối với 
mọi người 
- Biết trách nhiệm phải nhắc nhở mọi người hãy yêu thương nhau. 
- HS được phát triển năng lực tư duy phê phán. 
Cách tiến hành: 
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp đôi chia sẻ với nhau những việc làm yêu 
thương. Sau đó, GV mời một vài bạn lên chia sẻ về câu chuyện của mình 
- Các HS nêu ý kiến. 
- GV kết luận: đánh giá về các câu chuyện mà các HS vừa chia sẻ, đồng thời 
 P100 
nhắc nhở HS hãy biết thực hiện những việc làm thể hiện tình yêu thương đối với người 
thân trong gia đình và mọi người xung quanh. 
D. Vận dụng 
- Biết tôn trọng, lễ phép với người lớn tuổi 
- Giúp đỡ bạn trong những tình huống cụ thể 
- Thực hiện nhưng việc làm thể hiện sự quan tâm chăm sóc với người thân 
trong gia đình. 
E. Tổng kết bài học 
- HS trả lời câu hỏi: Em rút ra được điều gì sau bài học này? 
- GV tóm tắt lại nội dung chính của bài: thế nào là lòng yêu thương con người; 
những biểu hiện của lòng yêu thương con người là gì; thực hiện những hành động yêu 
thương con người trong đời sống của các em. 
 P101 
PHỤ LỤC 16 
BÀI KIỂM TRA 
Chủ đề: Yêu thương con người 
Câu 1: Câu tục ngữ: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” nói đến điều gì? 
A. Tinh thần đoàn kết. 
B. Lòng yêu thương con người. 
C. Tinh thần yêu nước. 
D. Đức tính tiết kiệm. 
Câu 2 : Hành động nào là biểu hiện của lòng yêu thương con người? 
A. Quyên góp sách vở cho học sinh vùng lũ. 
B. Giúp đỡ người già qua đường. 
C. Giúp đỡ bạn học cùng tiến bộ. 
D. Cả A, B, C đều đúng. 
Câu 3: Trong mùa dịch Covid – 19, khẩu trang y tế trở nên khan hiếm. Gia 
đình của Lan kinh doanh vật dụng y tế, có bán mặt hàng khẩu trang. Lan nên 
khuyên gia đình mình kinh doanh như thế nào? 
A. Khuyên gia đình nên đầu cơ hàng, chờ giá lên thật cao rồi bán ra. 
B. Bán giá cao gấp 5 đến 7 lần để kiếm lời. 
C. Bán khẩu trang đúng theo giá niêm yết. 
D, Mua khẩu trang kém chất lượng để bán với giá rẻ kiếm lời. 
Câu 4. Em hãy cho biết, trong những hành vi sau đây, hành vi nào không 
thể hiện tình yêu thương con người? 
A. Bạn Hoa trong lớp học yếu, Nam liền giảng bài thêm giúp bạn hiểu bài nhiều 
hơn. 
B. Thúy đập heo đất lấy tiền tiết kiệm ủng hộ cho những người có hoàn cảnh khó 
khăn. 
C. Hương bị ốm phải xin phép nghỉ học nhiều ngày. Lớp cử Sơn chép bài và 
giảng lại bài cho Hương. Nhưng Sơn từ chối vì cho rằng đó không phải là trách nhiệm 
của mình, 
D. Minh luôn giúp đỡ người khác. 
Câu 5. Lòng yêu thương con người là: 
A. Quan tâm, giúp đỡ làm những điều tốt đẹp cho người khác. 
B. Làm những việc tốt giúp đỡ mọi người để được người khác khen ngợi. 
C. Làm những việc tốt giúp đỡ mọi người để được nổi tiếng. 
 P102 
D. Làm những việc tốt giúp đỡ mọi người để tích công đức cho đời sau. 
Câu 6. Ở tỉnh Thanh Hóa, có bạn Ngô Minh Hiếu cõng bạn Nguyễn Tất 
Minh cùng đến trường trong suốt 10 năm học phổ thông. Em thấy bạn Ngô Minh 
Hiếu là người như thế nào? 
A. Là người có đức tính kiên trì. 
B. Là người có lòng tự trọng. 
C. Là người có lòng yêu thương con người. 
D. Là người thích giúp đỡ người khác. 
Câu 7. Nam đang vội vàng đạp xe đến lớp vì đã trễ giờ. Đến ngã tư trước 
ngõ, Nam thấy một cụ già đang loay hoay tìm cách sang đường. Là Nam, em sẽ 
làm gì? 
A. Tảng lờ như không biết vì không phải việc của mình. 
B. Dừng xe giúp cụ già qua đường an toàn. 
C. Muốn giúp cụ già nhưng không giúp được vì sẽ trễ giờ đến lớp. 
D. Bảo một người đi đường khác giúp cụ già qua đường, rồi đạp xe đi tiếp. 
Câu 8. Đâu là câu ca dao, tục ngữ nói về lòng yêu thương con người? 
A. Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao. 
B. Nhiễu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng. 
C. Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. 
D. Cười người chớ có cười lâu, cười người hôm trước, hôm sau người cười. 
Câu 9. Đâu là quan niệm đúng nhất về lòng yêu thương con người ? 
A. Hoa cho rằng chỉ nên yêu thương chính bản thân mình là được không cần 
quan tâm đến người khác vì ai cũng có cuộc sống riêng của mình. 
B. Tùng cho rằng tình yêu thương chỉ nên dành cho những người thân, ruột thịt 
trong gia đình. 
C. Lan cho rằng tình yêu thương chỉ nên dành cho những người thân thiết mà 
mình biết. 
D. Hà cho rằng lòng yêu thương con người nên dành cho tất cả mọi người, đặc 
biệt những người có hoàn cảnh khó khăn. 
Câu 10. Hành động nào là hành động yêu thương đúng đắn? 
A. Thấy Nam đang đánh nhau với Sơn, bạn thân của mình, Hải liền vào giúp Sơn 
đánh lại Nam. 
B. Hùng quyết định sẽ ăn trộm tiền của nhà giàu để chia cho người nghèo. 
D. Tâm luôn giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn trong cuộc sống. 
C. Trong giờ kiểm tra, Tài thấy bạn Hưng ngồi cạnh mình không làm được bài 
liền đưa bài mình cho Hưng chép. 
 P103 
PHỤ LỤC 17 
 P104 
 P105 
 P106 
 P107 
 P108 
 P109 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_to_chuc_hoat_dong_trai_nghiem_cho_hoc_sinh_trung_hoc.pdf
  • pdf1. HoangPhiHai_TOMTAT TA.pdf
  • pdf2. HoangPhiHai_TOMTAT TV.pdf
  • docHoangPhiHai_THÔNG TIN LUẬN ÁN.doc