Luận án Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
Văn hóa chính trị có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc và sự phát triển, tiến bộ, nhân văn của nhân loại. Ở Việt Nam, văn hóa chính trị là văn hóa chính trị xã hội chủ nghĩa, dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; là sự kết tinh tổng thể những giá trị văn hóa chính trị dân tộc và nhân loại; phản ánh năng lực hoạt động và trình độ của Đảng, Nhà nước ta theo giá trị chân, thiện, mỹ trên lĩnh vực chính trị, để thực hiện thắng lợi mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, văn hóa chính trị có ý nghĩa to lớn, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.
Trong Quân đội nhân dân Việt Nam, cán bộ chính trị cấp phân đội là người chủ trì về chính trị, trực tiếp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị đảm bảo cho hoạt động quân sự, hậu cần, kỹ thuật của đơn vị theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; phát huy sức mạnh của tổ chức đảng, tổ chức quần chúng, của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị bảo đảm thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Ở họ không chỉ là lãnh đạo, chỉ huy đơn vị mà còn trực tiếp giải quyết các mối quan hệ: “Đối với bộ đội, đối với nhân dân, đối với quân địch; chính trị viên phải làm người kiểu mẫu trong mọi việc” [90, tr.484]. Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam là giá trị chân, thiện, mỹ của ý thức chính trị, hành vi chính trị, phản ánh năng lực hoạt động chính trị, góp phần hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ của bản thân và đơn vị. Đồng thời, là một trong những nhân tố quan trọng, nền tảng để xây dựng, nâng cao văn hóa chính trị trong quân đội đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị hiện nay.
Trong những năm qua, văn hóa chính trị của đại đa số cán bộ chính trị cấp phân đội được thể hiện ở mức độ khác nhau trong các hoạt động theo cương vị chức, trách. Ý thức và hành vi chính trị của nhiều cán bộ chính trị cấp phân đội thể hiện chuẩn mực văn hóa cao trong thực hiện nhiệm vụ, giải quyết các mối quan hệ ở đơn vị, góp phần quan trọng hoàn thiện nhân cách, phát triển năng lực hoạt động chính trị của từng cá nhân và cả đội ngũ. Tuy nhiên, văn hóa chính trị của một bộ phận cán bộ chính trị cấp phân đội vẫn còn hạn chế nhất định. Ý thức, hành vi chính trị chưa đạt tới những giá trị chân, thiện, mỹ; việc giải quyết các mối quan hệ còn thiếu tính nguyên tắc và nhân văn, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chính trị còn thấp; một số ít cán bộ chính trị cấp phân đội có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm tư cách người cán bộ quân đội. Trong khi đó, việc nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng và phát huy văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ này trong thực tiễn, cũng như bồi đắp, nâng cao văn hóa chính trị của họ ở một số đơn vị có thời điểm chưa được quan tâm đúng mức, còn nhiều hạn chế.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả luận án. Các số liệu, tư liệu sử dụng trong luận án trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tác giả luận án Khất Trọng Nam MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11 1.1. Các công trình khoa học nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước liên quan đến luận án 11 1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình nghiên cứu liên quan đã công bố và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết 23 Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CỦA CÁN BỘ CHÍNH TRỊ CẤP PHÂN ĐỘI QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 33 2.1. Quan niệm văn hóa chính trị và văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam 33 2.2. Những yếu tố quy định văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam 62 Chương 3 THỰC TRẠNG VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CỦA CÁN BỘ CHÍNH TRỊ CẤP PHÂN ĐỘI QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 75 3.1. Thực trạng văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 75 3.2. Nguyên nhân ưu điểm, hạn chế văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam và một số vấn đề đặt ra hiện nay 90 Chương 4 YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO VĂN HÓA CHÍNH TRỊ CỦA CÁN BỘ CHÍNH TRỊ CẤP PHÂN ĐỘI QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 112 4.1. Yêu cầu nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 112 4.2. Giải pháp cơ bản nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 120 KẾT LUẬN 162 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 164 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 166 PHỤ LỤC 182 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Văn hóa chính trị có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc và sự phát triển, tiến bộ, nhân văn của nhân loại. Ở Việt Nam, văn hóa chính trị là văn hóa chính trị xã hội chủ nghĩa, dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam; là sự kết tinh tổng thể những giá trị văn hóa chính trị dân tộc và nhân loại; phản ánh năng lực hoạt động và trình độ của Đảng, Nhà nước ta theo giá trị chân, thiện, mỹ trên lĩnh vực chính trị, để thực hiện thắng lợi mục tiêu, con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Trong xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, văn hóa chính trị có ý nghĩa to lớn, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Trong Quân đội nhân dân Việt Nam, cán bộ chính trị cấp phân đội là người chủ trì về chính trị, trực tiếp tiến hành công tác đảng, công tác chính trị đảm bảo cho hoạt động quân sự, hậu cần, kỹ thuật của đơn vị theo đúng đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước; phát huy sức mạnh của tổ chức đảng, tổ chức quần chúng, của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị bảo đảm thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao. Ở họ không chỉ là lãnh đạo, chỉ huy đơn vị mà còn trực tiếp giải quyết các mối quan hệ: “Đối với bộ đội, đối với nhân dân, đối với quân địch; chính trị viên phải làm người kiểu mẫu trong mọi việc” [90, tr.484]. Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam là giá trị chân, thiện, mỹ của ý thức chính trị, hành vi chính trị, phản ánh năng lực hoạt động chính trị, góp phần hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ của bản thân và đơn vị. Đồng thời, là một trong những nhân tố quan trọng, nền tảng để xây dựng, nâng cao văn hóa chính trị trong quân đội đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị hiện nay. Trong những năm qua, văn hóa chính trị của đại đa số cán bộ chính trị cấp phân đội được thể hiện ở mức độ khác nhau trong các hoạt động theo cương vị chức, trách. Ý thức và hành vi chính trị của nhiều cán bộ chính trị cấp phân đội thể hiện chuẩn mực văn hóa cao trong thực hiện nhiệm vụ, giải quyết các mối quan hệ ở đơn vị, góp phần quan trọng hoàn thiện nhân cách, phát triển năng lực hoạt động chính trị của từng cá nhân và cả đội ngũ. Tuy nhiên, văn hóa chính trị của một bộ phận cán bộ chính trị cấp phân đội vẫn còn hạn chế nhất định. Ý thức, hành vi chính trị chưa đạt tới những giá trị chân, thiện, mỹ; việc giải quyết các mối quan hệ còn thiếu tính nguyên tắc và nhân văn, hiệu lực, hiệu quả hoạt động chính trị còn thấp; một số ít cán bộ chính trị cấp phân đội có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm tư cách người cán bộ quân đội. Trong khi đó, việc nhận thức ý nghĩa, tầm quan trọng và phát huy văn hóa chính trị của đội ngũ cán bộ này trong thực tiễn, cũng như bồi đắp, nâng cao văn hóa chính trị của họ ở một số đơn vị có thời điểm chưa được quan tâm đúng mức, còn nhiều hạn chế. Trước yêu cầu mới của cách mạng, Đảng ta nhấn mạnh nhiệm vụ xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, một số quân chủng, binh chủng thực hiện tiến thẳng lên hiện đại, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở. Trong đó, xây dựng đội ngũ cán bộ trong quân đội nói chung, cán bộ chính trị nói riêng “có chuẩn mực văn hóa lãnh đạo, quản lý” là yêu cầu đặt ra ngày càng cao. Bên cạnh đó, những mặt trái của cơ chế thị trường, âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng chính trị, văn hóa tác động mạnh mẽ đến tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, nhất là việc bồi dưỡng, nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ những luận cứ khoa học trên, tác giả chọn vấn đề: “Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ, là có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Mục đích nghiên cứu Làm rõ một số vấn đề lý luận, thực tiễn về văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam; trên cơ sở đó đề xuất yêu cầu và giải pháp cơ bản nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, tổng quan những công trình nghiên cứu ở nước ngoài và trong nước có liên quan đến đề tài luận án, khái quát kết quả chủ yếu của các công trình nghiên cứu liên quan, từ đó xác định những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết. Thứ hai, nghiên cứu làm rõ một số vấn đề lý luận về văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam. Thứ ba, đánh giá thực trạng văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam và chỉ rõ nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần phải giải quyết hiện nay. Thứ tư, đề xuất yêu cầu và giải pháp cơ bản nâng cao văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu Văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Phạm vi nghiên cứu Về nội dung: Nghiên cứu văn hóa chính trị của chủ thể cán bộ chính trị cấp phân đội, chủ yếu tập trung ở những giá trị ở ý thức chính trị (tri thức, tình cảm, niềm tin, ý chí chính trị), hành vi chính trị, kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị và cá nhân cán bộ là chính trị viên, chính trị viên phó đại đội, tiểu đoàn Quân đội nhân dân Việt Nam. Về không gian: Đề tài tập trung điều tra khảo sát thu thập tài liệu báo cáo, tổng kết đánh giá về văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp đại đội, tiểu đoàn (chính trị viên) ở một số đơn vị chủ lực thuộc Sư đoàn 316, Quân khu 2; Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không quân; Lữ đoàn 126, Quân chủng Hải quân; Sư đoàn 3, Quân khu 1; Sư đoàn 395, Quân khu 3, Sư đoàn 2, Quân khu 5. Về thời gian: Các tài liệu, số liệu thu thập, khảo sát từ năm 2012 đến nay (từ khi có Nghị quyết 769 của Quân uỷ Trung ương về Chiến lược xây dựng đội ngũ cán bộ Quân đội đến năm 2020 và các năm tiếp theo). 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa, văn hóa chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng, cán bộ quân đội và xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị. Cơ sở thực tiễn Thực tiễn văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay; các tài liệu báo cáo, tổng kết, đánh giá trong nghị quyết các cấp, chỉ huy cấp đại đội, tiểu đoàn; kết quả nghiên cứu các công trình trước và khảo sát, điều tra xã hội học của tác giả. Phương pháp nghiên cứu Đề tài luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học xã hội và nhân văn, trong đó chủ yếu dựa vào phương pháp logic - lịch sử, phân tích, tổng hợp, hệ thống cấu trúc, thống kê, so sánh; điều tra khảo sát xã hội học, phương pháp phỏng vấn và phương pháp chuyên gia để thực hiện mục đích nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tiếp cận theo các phương pháp cụ thể sau: Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử: được sử dụng xuyên suốt trong toàn bộ nội dung của luận án. Phương pháp logic - lịch sử: sử dụng trong nhiều nội dung của luận án nhưng chủ yếu nhất là luận giải quan niệm văn hóa chính trị và yếu tố quy định văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội. Phương pháp phân tích tổng hợp, hệ thống cấu trúc, thống kê, so sánh. Đây là phương pháp được sử dụng xuyên suốt của đề tài từ khi hình thành ý tưởng cho tới khi hoàn thành nghiên cứu; các thông tin cũng sẽ được sử dụng vào quá trình thực hiện đề tài luận án nhằm thực hiện mục đích, nhiệm vụ của luận án. Phương pháp điều tra: bằng phiếu trưng cầu ý kiến với sĩ quan và hạ sĩ quan, binh sĩ. Tổng thể điều tra: Sư đoàn 316, Quân khu 2; Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không quân; Lữ đoàn 142, Quân chủng Hải quân. Do tính chất của tổ chức quân sự, đơn vị có tính chất tương đồng về biên chế, tổ chức, chức năng, nhiệm vụ. Vì vậy, tác giả chỉ chọn ba đơn vị điển hình cụ thể để khảo sát và điều tra nhằm đánh giá thực trạng văn hóa chính trị của cán bộ chính trị cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Mẫu điều tra: Sư đoàn 316, Sư đoàn 361, Lữ đoàn 142 tiến hành điều tra toàn bộ số sĩ quan ở cấp đại đội, tiểu đoàn. Tổng số mẫu điều tra bằng phiếu: đối với sĩ quan là 400 người; hạ sĩ quan, binh sĩ là 300 người (Số có mặt tại đơn vị vào thời điểm điều tra). Phương pháp phân tích, xử lý số liệu: Số liệu của cuộc điều tra được phân tích, xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0 trên máy vi tính và được phân tích tần suất, tương quan so sánh theo các biến số cơ bản. Kết quả cho thấy, nhìn chung chất lượng số liệu đảm bảo độ tin cậy, logic, đáp ứng yêu cầu đặt ra của nghiên cứu của luận án. Phương pháp phỏng vấn: phỏng vấn sâu dùng cho cán bộ cấp trung đoàn, sư đoàn của các đơn vị đã chọn điều tra; ... g sạch lành mạnh. 3. Có văn hóa, tri thức khoa học, trình độ quân sự, năng lực, phương pháp, tác phong công tác và sức khỏe tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. 4. Đẩy mạnh thực hành dân chủ, kỷ luật tự giác, nghiêm minh. 5. Tích cực chăm lo xây dựng đoàn kết nội bộ tốt, tôn trọng, giúp đỡ, gắn bó máu thịt với nhân dân, có tinh thần quốc tế trong sáng. Phụ lục 11 THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG CHÍNH TRỊ CỦA CÁN BỘ CHÍNH TRỊ CẤP PHÂN ĐỘI Ở MỘT SỐ ĐƠN VỊ QUA KHẢO SÁT TT Nội dung Tỉ lệ % các năm 2016 2017 2018 2019 2020 1. Quân hàm Thiếu úy, trung úy 26,4 23,6 25,8 27,3 29,1 Thượng úy, đại úy 57, 6 59,18 60,9 60, 7 61,1 Thiếu tá, trung tá 15,18 16,6 12,9 11,7 9, 53 2. Văn hóa Đào tạo tại Sĩ quan Chính trị 44,7 45,8 46,5 48,2 43,9 Chuyển loại CBCT, VB2 55, 3 53,9 54,4 51, 7 56,1 3. Tuổi đời Dưới 30 31,4 27,5 26,9 28,3 29,9 31-35 35,5 38,4 39,8 37,4 36,4 36-40 23, 3 26,3 27,3 27,9 29,6 Trên 40 9,2 7,3 5,9 6,0 4,12 4. Tuổi quân Từ 5 đến 10 năm 43,4 47,3 49,23 50, 7 49,96 Từ trên 10 đến 15 năm 23,6 27,2 25,8 23,9 26,72 Từ trên 15 đến 20 năm 12,3 14,6 13,6 13,8 14,25 Từ trên 20 đến 25 năm 14,9 10,8 11,4 10,9 9,96 5. Trình độ Giỏi Khá 95 95,5 96 93,9 95,33 Trung bình 5 4,5 4,0 6,0 4,7 6. Kỷ luật Cảnh cáo Khiển trách 0,7 0,5 0,4 0,7 0,3 7. Thành phần xuất thân Trí thức 5,44 4,36 4,4 5,21 6,2 Công nhân 20,33 21,43 20,96 19,8 17,3 Nông dân 70,3 71,45 70,3 69,97 70,3 Thành phần khác 3,3 2,96 4,44 5,1 6,2 8. Dân tộc Dân tộc thiểu số 11,5 10,3 11,2 9,7 11,6 (Nguồn do Phòng Chính trị Sư đoàn 316, Quân khu 2; Sư đoàn 395, Quân khu 3; Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không quân; Lữ đoàn 126, Quân chủng Hải quân; Sư đoàn 2, Quân khu 5, tháng 5/2021). Phụ lục 12 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ CỦA CÁN BỘ CHÍNH TRỊ CẤP PHÂN ĐỘI Ở MỘT SỐ ĐƠN VỊ (Đơn vị tính %) Cán bộ chính trị tiểu đoàn NĂM Cán bộ chính trị đại đội HTSXNV HTTNV HTNV KHTNV HTSXNV HTTNV HTNV KHTNV % % % % % % % % 8,50 79 10,25 2,25 2016 4,75 81,25 10,25 3,25 11,75 77,25 9,00 1,25 2017 9,70 79,75 6,00 4,25 12,25 72,75 12,00 3, 25 2018 8,25 76,00 9,35 6,00 9,45 82,25 5,25 3,25 2019 5,00 83,25 7,25 5,45 9,25 77,45 11,15 2,20 2020 8,25 80,75 7,3 3,7 (Nguồn do Phòng Chính trị Sư đoàn 3, Quân khu 1; Sư đoàn 316, Quân khu 2; Sư đoàn 395, Quân khu 3; Sư đoàn 2, Quân khu 5; Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không quân; Lữ đoàn 216, Quân chủng Hải quân, tháng 5/2021). Phụ lục 13 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG ĐẢNG VIÊN ĐỐI VỚI CÁN BỘ CHÍNH TRỊ CẤP PHÂN ĐỘI Ở MỘT SỐ ĐƠN VỊ ( Đơn vị tính %) Cán bộ chính trị tiểu đoàn NĂM Cán bộ chính trị đại đội HTSXNV HTTNV HTNV KHTNV HTSXNV HTTNV HTNV KHTNV % % % % % % % % 9,2 78,35 10,4 2,25 2016 7,52 80,75 8,5 3,60 13,30 75,40 10,00 1,25 2017 8,30 83,10 6,23 2,41 11,15 72,60 12,00 4,30 2018 11,1 79,75 4, 2 4,1 9,25 80,75 7,25 2,25 2019 9,36 78,67 9,27 2,3 12,30 74,35 12,2 1,1 2020 6,25 81,50 9,07 3, 16 (Nguồn do Phòng Chính trị Sư đoàn 3, Quân khu 1; Sư đoàn 316, Quân khu 2; Sư đoàn 395, Quân khu 3; Sư đoàn 2, Quân khu 5; Sư đoàn 361, Quân chủng phòng Phòng không - Không quân; Lữ đoàn 216, Quân chủng Hải quân, tháng 5/2021). Phụ lục 14 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI CHẤT LƯỢNG ĐẢNG BỘ TIỂU ĐOÀN, CHI BỘ ĐẠI ĐỘI Ở MỘT SỐ ĐƠN VỊ (Đơn vị tính %) Đảng bộ tiểu đoàn NĂM Chi bộ đại đội HTSXNV (Trong sạch vững mạnh) HTTNV HTNV KHTNV (Yếu kém) HTSXNV (Trong sạch vững mạnh) HTTNV HTNV KHTNV (Yếu kém) % % % % % % % % 11,12 73,25 13,16 2,11 2016 12,30 77,28 9,15 1,20 9,35 79,25 9,00 2,35 2017 15,03 78,06 5,73 1,10 10,30 76,10 11,75 1,05 2018 11,34 78,01 9,45 1,04 12,31 75,85 10,25 1,00 2019 12,83 78,04 7,46 1,63 13,27 71,20 14,15 1,36 2020 12,65 76,57 9,14 1,32 (Nguồn do Phòng Chính trị Sư đoàn 3, Quân khu 1; Sư đoàn 316, Quân khu 2; Sư đoàn 395, Quân khu 3; Sư đoàn 2, Quân khu 5; Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không quân; Lữ đoàn 216, Quân chủng Hải quân; Sư đoàn 312, Quân đoàn 1, tháng 5/2021). Phụ lục 15 THỐNG KÊ KẾT QUẢ KIỂM TRA CHÍNH TRỊ HẰNG NĂM CỦA CÁN BỘ CHÍNH TRỊ CẤP PHÂN ĐỘI Ở MỘT SỐ ĐƠN VỊ (Đơn vị tính %) Năm Phân loại kết quả kiểm tra chính trị hàng năm Xuất sắc (Từ 9 – 10 điểm) Giỏi (từ 8 - 8,9 điểm) Khá (từ 7,0 - 7,9 điểm) Trung bình (từ 5,0 - 6,9 điểm) Không đạt (dưới 5) 2016 0 11,29 70,13 18,52 0 2017 0 12,17 68,07 19,14 0 2018 0 13,96 67,77 17,57 0 2019 0 13,25 69,06 18,09 0 2020 0 15,19 64,30 20,32 0 (Nguồn do Phòng Chính trị Sư đoàn 3, Quân khu 1; Sư đoàn 316, Quân khu 2; Sư đoàn 395, Quân khu 3; Sư đoàn 2, Quân khu 5; Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không quân; Lữ đoàn 216, Quân chủng Hải quân, tháng 5/2021). Phụ lục 16 THỐNG KÊ MỘT SỐ HÌNH THỨC ĐƯA CÁN BỘ CHÍNH TRỊ CẤP PHÂN ĐỘI VÀO HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI Ở MỘT SỐ ĐƠN VỊ (Đơn vị tính:Số lượt) TT Nội dung Thời gian 2016 2017 2018 2019 2020 Trung đoàn Sư đoàn Trung đoàn Sư đoàn Trung đoàn Sư đoàn Trung đoàn Sư đoàn Trung đoàn Sư đoàn 1 Tập huấn cán bộ 33 8 38 6 28 7 36 6 37 8 2 Hội thi bí thư chi bộ, bí thư đảng ủy 17 8 3 Hội thi cán bộ giảng dạy chính trị 13 7 17 6 4 Hội thi báo cáo viên, tuyên truyền viên 19 8 16 5 5 Sơ kết, tổng kết CTĐ, CTCT; công tác giáo dục chính trị 17 8 19 7 19 7 17 7 37 13 6 Phòng chống bão lũ, khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn 10 5 13 6 16 7 19 8 23 9 7 Diễn tập sẵn sàng chiến đấu 17 6 13 7 9 5 12 7 30 8 8 Công tác vận động nhân dân giỏi 15 7 10 9 18 9 15 5 19 7 (Nguồn do Phòng Chính trị Sư đoàn 3, Quân khu 1; Sư đoàn 316, Quân khu 2; Sư đoàn 395, Quân khu 3; Sư đoàn 2, Quân khu 5; Sư đoàn 361, Quân chủng Phòng không - Không quân; Lữ đoàn 216, Quân chủng Hải quân, tháng 5/2021). Phụ lục 17 CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC (Trích) (Ban hành kèm theo Thông tư số 73/2018/TT-BQP, ngày 30 tháng 5 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng) - Trình độ đào tạo: Đại học - Ngành đào tạo: Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước - Mã ngành: 52310202 I. MỤC TIÊU, YÊU CẤU ĐÀO TẠO A. Mục tiêu Đào tạo nam quân nhân, công nhân và viên chức quốc phòng, thanh niên có đủ tiêu chuẩn quy định trở thành sĩ quan chính trị cấp phân đội; có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực lãnh đạo, chỉ huy quản lý và huấn luyện bộ đội. Sẵn sàng nhận và hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Học viên tốt nghiệp được cấp bằng đại học ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước; đảm nhiệm chức vụ ban đầu là chính trị viên phó, chính trị viên đại đội và tương đương, có thể tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng để phát triển cao hơn. B. Yêu cầu 1. Phẩm chất chính trị, đạo đức - Có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, Tổ quốc và nhân dân; phấn đấu trở thành đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. - Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, gương mẫu, chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật nhà nước, điều lệnh, điều lệ của Quân đội; trách nhiệm cao trong học tập, công tác và xây dựng đơn vị; tác phong làm việc khoa học, dân chủ. - Phẩm chất chính trị và đạo đức tốt, lối sống trong sạch, lành mạnh, đoàn kết, trung thực, khiêm tốn, giản dị; luôn gần gũi, thương yêu, giúp đỡ quần chúng và được quần chúng tín nhiệm. 2. Trình độ kiến thức và năng lực thực hành - Nắm vững những vấn đề lý luận cơ bản của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng; có thế giới quan và phương pháp luận khoa học, nhân sinh quan cộng sản. - Có kiến thức về khoa học cơ bản, kiến thức giáo dục đại cương theo chương trình quy định; nắm chắc và biết vận dụng các tiến bộ khoa học công nghệ vào nhiệm vụ công tác theo chức trách, nhiệm vụ được phân công. - Có năng lực huấn luyện, quản lý và chỉ huy đơn vị; tư duy độc lập sáng tạo, biết tổ chức nghiên cứu, khai thác hiệu quả các trang thiết bị có trong biên chế. 3. Sức khỏe: Có sức khoẻ tốt, đủ điều kiện phục vụ lâu dài trong Quân đội. II. KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO A. Khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo theo thiết kế 1. Khối lượng kiến thức tối thiểu: 240 đơn vị học trình. 2. Thời gian đào tạo: 5 năm, chia thành 10 học kỳ. B. Cấu trúc của chương trình đào tạo: 240 đvht 1. Kiến thức giáo dục đại cương 59 đvht = 24,58% 2. Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 181 đvht = 75,42% - Kiến thức cơ sở khối ngành, cơ sở ngành 41 đvht = 17,08% - Kiến thức ngành 44 đvht = 18,34% - Kiến thức chuyên ngành 72 đvht = 30% - Thực tập 08 đvht = 3,33% - Thi tốt nghiệp (Khóa luận) 16 đvht = 6,67% (Nguồn do Phòng Đào tạo, Trường Đại học Chính trị, tháng 5/2021) Phụ lục 18 KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO CÁN BỘ CHÍNH TRỊ CẤP PHÂN ĐỘI Năm học Quân số Kết quả học tập (%) G K TBK TB 2014 - 2015 2400 71 = 2,97% 1983 = 82,54% 341 = 14,28% 05 = 0,21% 2015 - 2016 2722 74 = 2,72% 2314 = 85,01% 333 = 12,23% 01 = 0,04% 2016 - 2017 3037 128 = 4,21% 2650 = 7,26% 259 = 8,53% 2017 - 2018 3371 140 = 4,15% 2986 = 88,58% 244 = 7,24% 01 = 0,03% 2018 - 2019 3482 139 = 3,99% 3023 = 86,81% 320 = 9,10% 2019 - 2020 3711 152 = 4,1% 3199 = 8,62% 360 = 9,7% (Nguồn do Phòng Đào tạo, Trường Sĩ quan Chính trị cấp tháng 5/2021). Phụ lục 19 KẾT QUẢ RÈN LUYỆN CỦA HỌC VIÊN ĐÀO TẠO CÁN BỘ CHÍNH TRỊ CẤP PHÂN ĐỘI Năm học Quân số Kết quả học tập (%) G K TBK TB 2014 - 2015 2400 2297 = 95,71% 78 = 3,26% 15 = 0,63% 2015 - 2016 2722 2607 = 95,78% 83 = 3,05% 32 = 1,18% 2016 - 2017 3037 2946= 97% 84 = 2,77% 07 = 0,23% 2017 - 2018 3371 3278 = 97,24% 84= 2,5% 02= 0,26% 07= 0,2% 2018 - 2019 3482 3360 = 96,49% 97 = 2,78% 22 = 0,63% 03 = 0,08% 2019 - 2020 3711 3629= 97,80 69 = 1,86% 12 = 0,32% 01 = 0,02% (Nguồn do Phòng Đào tạo, Trường Đại học Chính trị, tháng 5/2021). Phụ lục 20 KẾT QUẢ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP HỌC VIÊN ĐÀO TẠO CÁN BỘ CHÍNH TRỊ CẤP PHÂN ĐỘI TT Năm học Kết quả thực tập (%) Xuất sắc Giỏi Khá TB Khá 1 2014 - 2015 1,86% 41,30% 56,21% 0,63% 2 2015 - 2016 3,20% 29,60% 65,90% 1,30% 3 2016 - 2017 0,61% 28,63% 70,14% 0,62% 4 2017 - 2018 1, 49% 22,34% 73,92% 2,25%. 5 2018 - 2019 0,29% 91,27% 6,89%. 1,55% 6 2019 - 2020 1,23% 75,3% 20, 8% 2, 0% (Nguồn do Phòng Đào tạo, Trường Đại học Chính trị, tháng 5/2021). Phụ lục 21 KẾT QUẢ PHÂN LOẠI TỐT NGHIỆP HỌC VIÊN ĐÀO TẠO CÁN BỘ CHÍNH TRỊ CẤP PHÂN ĐỘI Năm học Tổng số học viên Phân loại tốt nghiệp G K TBK TB 2014-2015 318 02 = 0,63% 263=82,70% 51= 16,04% 02=0,63% 2015-2016 891 06 = 0,67% 661=80,07% 144 =17,58 16=1,95% 2016-2017 709 08 = 1,10% 569=80,25% 121=17,06% 11=1,55% 2017-2018 709 10 = 1,41% 672 = 87,87% 70= 10,44% 02= 0,28% 2018-2019 903 23 = 2,54% 820=90,84% 42 = 4,65% 18= 1,99% 2019- 2020 903 34 = 3,76% 814 = 90,14% 46 = 5,1% 9 = 0,1% (Nguồn do Phòng Đào tạo, Trường sĩ quan Chính trị, tháng 5/2021
File đính kèm:
- luan_an_van_hoa_chinh_tri_cua_can_bo_chinh_tri_cap_phan_doi.doc
- 1.BÌA LUẬN ÁN - Khuat Trong Nam.doc
- 3.BIA TOM TAT TIẾNG VIỆT - Khuat Trong Nam.DOC
- 4.TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Khuat Trong Nam.doc
- 5.BIA TÓM TẮT TIẾNG ANH - Khuat Trong Nam.doc
- 6.TÓM TẮT TIẾNG ANH - Khuat Trong Nam.doc
- 7.THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH - Khuat Trong Nam.doc
- 8.THÔNG TIN MẠNG TIẾNG VIỆT - Khuat Trong Nam.doc