Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần Viễn Thông và Tin học Kasati
Nhân lực của một tổ chức được hình thành trên cơ sở của các cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định. Nhân lực của doanh nghiệp do chính bản chất của con người. Nhân viên có năng lực, đặc điểm cá nhân khác nhau, có tiềm năng phát triển, có khả năng hình thành nhóm, tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi của họ, có thể đặt câu hỏi với nhà quản trị, hành vi của họ có thể thay đổi phụ thuộc vào chính bản thân họ hoặc do sự tác động của môi trường xung quanh.
Do đó, quản trị nhân lực khó khăn và phức tạp hơn nhiều so với các công tác quản trị khác. Quan điểm chủ đạo của quản trị nhân lực là: Con người là một nguồn tài sản quý báu của doanh nghiệp, các doanh nghiệp chuyển từ tình trạng “tiết kiệm chi phí lao động để giảm giá thành” sang “đầu tư vào nguồn nhân lực để có lợi thế cạnh tranh cao hơn, có lợi nhuận cao hơn”.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần Viễn Thông và Tin học Kasati

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUY --------------------------------------- ỄN VĂN CHUNG NGUYỄN VĂN CHUNG QU ẢN TRỊ KINH DOANH MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG VÀ TIN HỌC KASATI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH KHOÁ 2011 Hà Nội – Năm 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI --------------------------------------- NGUYỄN VĂN CHUNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG VÀ TIN HỌC KASATI Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. PHAN DIỆU HƯƠNG Hà Nội – Năm 2013 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADSL Asymmetric Digital Subscriber Line BCVT Bưu chính viễn thông BTS Trạm thu phát sóng di động (Base Transceiver Station) CBCNV Cán bộ công nhân viên CNTT Công nghệ thông tin EVN Tập đoàn điện lực Việt Nam GTGT Giá trị gia tăng HĐQT Hội đồng quản trị ILO Tổ chức Lao động Quốc tế LĐTBXH Lao động thương binh – xã hội SXKD Sản xuất kinh doanh TT Trung tâm VNPT Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organization) DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1: Một số phương pháp đào tạo trên thế giới 19 Bảng 1.2: Các yếu tố của một chương trình lương bổng và đãi ngộ toàn diện 21 Bảng 2.1: Báo cáo tình hình thực hiện SXKD 2010-1012 38 Bảng 2.2: Cơ cấu lao động của Công ty cổ phần viễn thông Kasati Hà Nội 40 Bảng 2.3: Cơ cấu lao động theo giới tính 40 Bảng 2.4: Cơ cấu lao động phân theo độ tuổi 41 Bảng 2.5: Bản mô tả công việc 43 Bảng 2.6: Bản yêu cầu công việc 45 Bảng 2.7: Bản tiêu chuẩn công việc 46 Bảng 2.8: Kết quả tổng hợp phiếu đánh giá công tác phân tích công việc 47 Bảng 2.9: Kết quả tổng hợp phiếu đánh giá công tác tổ chức và sử dụng nhân lực 52 Bảng 2.10: Kết quả tổng hợp phiếu đánh giá công tác đào tạo và phát triển 55 Bảng 2.11: Kinh phí đạo tạo của Công ty cổ phần viễn thông và tin học Kasati Hà Nội 2010- 2012 57 Bảng 2.12: Kết quả tổng hợp phiếu đánh giá công tác đánh giá, trả công và khuyến khích nhân viên 59 Bảng 2.13 Hệ số phức tạp công việc của từng nhóm 60 Bảng 2.14: Thu nhập bình quân của CBCNV Công ty Kasati Hà Nội 2010-2012 61 Bảng 2.15: Kết quả tổng hợp phiếu đánh giá công tác quan hệ lao động 63 Bảng 3.1: Biểu mẫu phân tích công việc 74 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1.1: Sơ đồ phân tích công việc 5 Hình 1.2: Sơ đồ quy trình tuyển dụng nhân viên 9 Hình 1.3: Quy trình lập chương trình đào tạo và phát triển 18 Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty Viễn thông và tin họcKasati 34 Hình 3.1 Quy trình đào tạo nhân viên 79 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục bảng Danh mục các hình vẽ PHẦN MỞ ĐẦU Chương I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 1 1.1Khái niệm, vai trò của quản trị nhân lực trong doanh nghiệp 1 1.1.1 Khái niệm về quản trị nhân lực trong doanh nghiệp 1 1.1.2 Vai trò của quản trị nhân lực trong doanh nghiệp 2 1.2 Nội dung của công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp 3 1.2.1 Hoạch định nhân lực 4 1.2.2 Tổ chức và sử dụng nhân lực 11 1.2.3 Đào tạo và phát triển nhân lực 17 1.2.4 Trả công và khuyến khích nhân viên 20 1.2.5 Quan hệ lao động 24 1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến quản trị nhân lực 25 1.4 Những kinh nghiệm quản trị nhân lực tại một số công ty tại Việt Nam 26 TÓM TẮT CHƯƠNG I 32 Chương II: PHÂN TÍCH CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG VÀ TIN HỌC KASATI HÀ NỘI 2010-2012 33 2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty Cổ phần viễn thông và tin học Kasati Hà Nội 33 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty 33 2.1.2 Cơ cấu tổ chức hoạt động và chức năng nhiệm vụ của Công ty 34 2.1.3 Đặc điểm về sản phẩm dịch vụ của công ty 35 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty 2010-2012 38 2.2 Phân tích công tác quản trị nhân lực tại công ty 2010-2012 39 2.2.1 Giới thiệu một số đặc điểm về nhân lực của Công ty 39 2.2.2 Phân tích công tác quản trị nhân lực tại công ty 42 2.2.2.1 Công tác hoạch định nhân lực 42 2.2.2.2 Công tác tổ chức và sử dụng nhân lực 51 2.2.2.3 Công tác đào tạo và phát triển nhân lực 54 2.2.2.4 Công tác đánh giá, trả công và khuyến khích nhân viên 58 2.2.2.5 Công tác quan hệ lao động 62 2.3 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản trị nhân lực tại công ty Cổ phần viễn thông và tin học Kasati 64 2.4 Các nguyên nhân chính ảnh hưởng chưa tốt đến công tác quản trị nhân lực tại công Cổ phần viễn thông và tin học Kasati 65 TÓM TẮT CHƯƠNG II 66 Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỄN THÔNG VÀ TIN HỌC KASATI HÀ NỘI 68 3.1 Một số chính sách của nhà nước về thu hút và sử dụng nhân lực 68 3.2 Định hướng phát triển của Công ty viễn thông và tin học Kasati trong tương lai 70 3.3 Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực 72 3.3.1 Giải pháp thực hiện công tác phân tích công việc 72 3.3.2 Giải pháp đào tạo và phát triển nhân lực 77 3.3.3 Giải pháp tạo động lực và duy trì nhân lực 84 TÓM TẮT CHƯƠNG III 90 KẾT LUẬN 91 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 92 Tính cấp thiết của đề tài Sự tác động mạnh mẽ từ môi trường kinh doanh, tính chất khốc liệt của cạnh tranh và yêu cần phải đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân lực trong nền kinh tế thị trường đã và đang tạo ra sức ép lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có các quan điểm mới, lĩnh hội được những phương pháp mới và nắm vững được những kỹ năng mới về quản trị nhân lực. Ngày nay, các công ty luôn xem nhân lực là một tài sản quý báu, là một sản phẩm giá trị nhất của Công ty. Và các nhà lãnh đạo công ty hàng đầu thế giới đều hiểu rằng các công ty hơn thua nhau ở chỗ họ có được một lực lượng nhân sự như thế nào. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, Việt Nam gia nhập WTO. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải có những chính sách chú trọng đặc biệt tới nhân lực của mình. Tuy nhiên, một thực tế là khoa học và nghệ thuật quản trị nhân lực chưa được ứng dụng hiệu quả tại các doanh nghiệp Việt Nam. Với những kiến thức được trang bị trong quá trình học tập tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, tôi xin chọn đề tài “Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty Viễn thông và tin học Kasati” để làm đề tài luận văn Thạc sỹ. Mục đích nghiên cứu + Tổng hợp và hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị nhân lực trong doanh nghiệp. + Phân tích thực trạng công tác quản trị nhân lực tại công ty viễn thông và tin học Kasati. Tìm được các nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến công tác quản trị nhân lực tại công ty. + Đề xuất một số giải pháp hữu hiệu nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại công ty cổ phần viễn thông và tin học Kasati. Đối tượng nghiên cứu: Công ty viễn thông và tin học Kasati. Phạm vi nghiên cứu: Phân tích và đánh giá thực trạng nhân lực và công tác quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần viễn thông và tin học Kasati chi nhánh Hà Nội (gọi tắt là Công ty cổ phần viễn thông và tin học Kasati Hà Nội) từ 2010 đến 2012, từ đó đề ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty viễn thông và tin học Kasati Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng trong luận văn này là: phương pháp thống kê; phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp so sánh số liệu tại công ty cổ phần viễn thông và tin học Kasati Hà Nội. Đóng góp về khoa học và thực tiễn của luận văn. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản trị nhân lực trong doanh nghiệp. Phân tích, đánh giá thực trạng nhân lực và công tác quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần viễn thông và tin học Kasati trong thời gian qua. Xác định những điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao công tác quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần viễn thông và tin học Kasati. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn cấu trúc thành 3 chương: CHƯƠNG I: Cơ sở lý thuyết về quản trị nhân lực trong doanh nghiệp. CHƯƠNG II: Phân tích công tác quản trị nhân lực tại Công ty viễn thông và tin học Kasati Hà Nội 2010- 2012. CHƯƠNG III: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần viễn thông và tin học Kasati Hà Nội. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ CỦA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP 1.1.1 Khái niệm Nhân lực của một tổ chức được hình thành trên cơ sở của các cá nhân có vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định. Nhân lực của doanh nghiệp do chính bản chất của con người. Nhân viên có năng lực, đặc điểm cá nhân khác nhau, có tiềm năng phát triển, có khả năng hình thành nhóm, tổ chức công đoàn để bảo vệ quyền lợi của họ, có thể đặt câu hỏi với nhà quản trị, hành vi của họ có thể thay đổi phụ thuộc vào chính bản thân họ hoặc do sự tác động của môi trường xung quanh. Do đó, quản trị nhân lực khó khăn và phức tạp hơn nhiều so với các công tác quản trị khác. Quan điểm chủ đạo của quản trị nhân lực là: Con người là một nguồn tài sản quý báu của doanh nghiệp, các doanh nghiệp chuyển từ tình trạng “tiết kiệm chi phí lao động để giảm giá thành” sang “đầu tư vào nguồn nhân lực để có lợi thế cạnh tranh cao hơn, có lợi nhuận cao hơn”. Từ quan điểm này, quản trị nhân lực được phát triển trên cơ sở của các nguyên tắc chủ yếu sau: - Nhân viên cần được đầu tư thỏa đáng để phát triển các năng lực riêng nhằm thỏa mãn các nhu cầu cá nhân, đồng thời tạo ra hiệu quả làm việc cao. - Các chính sách, chương trình và thực tiễn quản trị cần được thiết lập và thực hiện sao cho có thể thỏa mãn cả nhu cầu vật chất lẫn tinh thần của nhân viên. Ở các nước phát triển người ta đưa ra một số khái niệm về quản trị nhân lực: “Quản trị nhân lực là những hoạt động nhằm tăng cường những đóng góp có hiệu quả của các cá nhân vào mục tiêu của tổ chức trong khi đồng thời cố gắng đạt được các mục tiêu xã hội và mục tiêu cá nhân.” [6, trang 9]. - 1 -
File đính kèm:
luan_van_mot_so_giai_phap_hoan_thien_cong_tac_quan_tri_nhan.pdf