Luận văn Phân tích đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuất tại Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Hà Nội
Nền sản xuất vật chất luôn phát triển cùng với nền văn minh của con người, yếu tố vật chất luôn là cốt lõi của mọi hình thái kinh tế, hoạt động sản xuất vật chất làm cho khoa học phát triển qua những cải tiến phát minh, sáng chế trong sản xuất. Chính vì vậy văn minh loài người mới đạt đến trình độ như ngày hôm nay. Trong nền kinh tế tri thức như hiện nay tỷ trọng nền kinh tế dịch vụ đang chiếm một tỷ trọng rất lớn nhưng nó luôn cần một nền móng vững chắc để phát triển đó chính là sản xuất vật chất. Hơn lúc nào hết khi trình độ khoa học kỹ thuật của con người đạt tới đỉnh cao cộng với sự toàn cầu hoá giúp cho những thành tựu khoa học đó đến được với từng cá nhân trên khắp thế giới nhờ chuyển giao công nghệ.
Sự cạnh tranh khốc liệt khi sân chơi có nhiều đối thủ khiến các doanh nghiệp sản xuất phải không ngừng đầu tư nghiên cứu từ công nghệ cho đến khoa học quản lý nhằm cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với giá thành thấp nhất mới có thể tồn tại và phát triển được. Ngành sản xuất cơ khí chính xác, máy móc công cụ, kết cấu thép và công nghệ đúc chỉ tính riêng trên thị trường Hà Nội đã có rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia. Mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhưng nhu cầu của thị trường không tăng nhiều theo mức độ gia tăng của các nhà sản xuất.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Phân tích đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuất tại Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Hà Nội

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ------------------------------------------------------ HOÀNG ANH TUẤN PHÂN TÍCH ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT HỆ THỐNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH NN MTV CƠ KHÍ HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SỸ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ KINH DOANH HÀ NỘI – 2013 Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Viện Kinh tế và Quản lý LỜI CAM ĐOAN Tác giả của đề tài “Phân tích đề xuất một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuất tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Nhà nước Một thành viên Cơ khí Hà Nội ” xin cam đoan đây là công trình do tác giả nghiên cứu các tài liệu, thu thập các thông tin của môi trường vĩ mô, môi trường ngành và quan sát, nghiên cứu thực trạng kiểm soát hệ thống sản xuất tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Nhà nước Một thành viên Cơ khí Hà nội, nhìn ra điểm mạnh điểm yếu trong công tác kiểm soát để từ đó đưa ra một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuất cho Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Nhà nước Một thành viên Cơ khí Hà nội với mong muốn nâng cao hiệu quả trong sản xuất, giảm chi phí, giúp cho công ty có cơ hội phát triển vững chắc trong tương lai. Đề tài này hoàn toàn không sao chép của bất kỳ ai. Hoàng Anh Tuấn Cao học Quản trị kinh doanh Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Viện Kinh tế và Quản lý MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT VÀ KIỂM SOÁT HỆ THỐNG SẢN XUẤT ..................................................................................... 4 1.1. Khái niệm về hệ thống sản xuất ........................................................... 4 1.1.1. Khái niệm sản xuất ....................................................................... 4 1.1.2. Đặc điểm của sản xuất hiện đại .................................................... 5 1.1.3. Khái niệm quản trị sản xuất và tác nghiệp .................................... 6 1.1.4. Mục tiêu của quản trị sản xuất ...................................................... 8 1.2. Khái niệm và tầm quan trọng của kiểm soát trong quản lý ................... 9 1.2.1 Khái niệm kiểm soát....................................................................... 9 1.2.2. Mục đích cơ bản của kiểm soát ..................................................... 9 1.2.3. Tầm quan trọng của hoạt động kiểm soát ................................... 10 1.3. Khái niệm kiểm soát hệ thống sản xuất, chức năng, nhiệm vụ và nội dung của quá trình kiểm soát hệ thống sản xuất. ....................................... 11 1.3.1. Khái niệm kiểm soát hệ thống sản xuất ....................................... 11 1.3.2. Các chức năng của kiểm soát hệ thống sản xuất ......................... 11 1.3.3. Nhiệm vụ và nội dung của kiểm soát hệ thống sản xuất .............. 13 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát hệ thống sản xuất và các phương hướng hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuất.......................................... 26 1.4.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến kiểm soát hệ thống sản xuất ............ 26 1.4.2. Các phương hướng hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuất ....... 28 Kết luận cuối chương 1............................................................................. 29 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT HỆ THỐNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TNHH NN MTV CƠ KHÍ HÀ NỘI.....................30 2.1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Hà Nội ........................................................................................................... 30 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Hà Nội ............................................................................................ 30 2.1.2. Tổ chức nhân sự của Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Hà Nội .... 33 2.2. Phân tích thực trạng về kiểm soát hệ thống sản xuất tại Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Hà Nội .......................................................................... 36 2.2.1. Giới thiệu bộ máy kiểm soát hệ thống sản xuất của Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Hà Nội........................................................................ 36 2.2.2. Các quy định chung về hoạt động kiểm soát hệ thống sản xuất của Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Hà nội ................................................ 37 2.2.3. Giới thiệu các chính sách về khen thưởng, kỷ luật trong hệ thống sản xuất của Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Hà Nội .......................... 41 Hoàng Anh Tuấn Cao học Quản trị kinh doanh Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Viện Kinh tế và Quản lý 2.3. Phân tích thực trạng trong hoạt động thống kê tác nghiệp các thông tin kiểm soát hệ thống sx của Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Hà nội ........ 42 2.3.1. Bộ máy thực hiện chức năng thống kê tác nghiệp. ...................... 42 2.3.2. Hệ thống các loại sổ sách, báo cáo, các chỉ tiêu kiểm soát và người tham gia báo cáo. ....................................................................... 45 2.3.3. Quy định nộp báo cáo, lưu báo cáo, thời gian và nơi nhận ......... 55 2.3.4. Các phương tiện hỗ trợ hoạt động thống kê tác nghiệp sản xuất. 55 2.4. Phân tích thực trạng công tác kiểm tra - phân tích thông tin trong kiểm soát hệ thống sản xuất tại Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Hà Nội ........ 56 2.4.1. Bộ máy tham gia công tác kiểm tra, phân tích hoạt động sản xuất của Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Hà Nội ...................................... 567 2.4.2. Thực trạng chất lượng công tác kiểm tra .................................... 60 2.4.3. Mức độ sai lệch so sánh giữa định mức kế hoạch với thực hiện sản xuất của công ty TNHH NN MTV Cơ khí Hà Nội. ................................. 61 2.4.4. Mức độ quan tâm tới kết quả của việc kiểm tra - phân tích quá trình sản xuất của các lãnh đạo ............................................................ 64 2.5. Phân tích các quy định, kỷ luật chung về kiểm soát hệ thống sản xuất và việc thực hiện các quy định đó tại Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Hà nội ............................................................................................................ 64 Kết luận chương 2 .................................................................................... 66 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT HỆ THỐNG SẢN XUẤT CHO CÔNG TY TNHH NN MTV Cơ khí Hà nội ................... 67 3.1. Định hướng phát triển của Công ty TNHH NN Một thành viên Cơ khí Hà Nội ...................................................................................................... 67 3.2. Một số giải pháp hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuất cho Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Hà nội ............................................................... 67 3.2.1. Giải pháp 1: Hoàn thiện hệ thống sổ sách, báo cáo tại Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Hà Nội ............................................................ 68 3.2.2. Giải pháp 2: Hoàn thiện bộ máy, cơ cấu tổ chức kiểm soát hệ thống sản xuất tại Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Hà Nội .................. 74 3.2.3. Giải pháp 3: Hoàn thiện hệ thống các định mức, kế hoạch sản xuất tại Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Hà Nội .......................................... 82 3.2.4. Giải pháp 4: Hoàn thiện hệ thống thông tin kiểm soát tại Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Hà Nội ............................................................ 84 3.2.5. Giải pháp 5: Hoàn thiện chính sách kỉ luật và khen thưởng tại Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Hà Nội ............................................... 87 Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 90 Tài liệu tham khảo .................................................................................... 91 PHỤ LỤC................................................................................................. 92 Hoàng Anh Tuấn Cao học Quản trị kinh doanh Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Viện Kinh tế và Quản lý PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Nền sản xuất vật chất luôn phát triển cùng với nền văn minh của con người, yếu tố vật chất luôn là cốt lõi của mọi hình thái kinh tế, hoạt động sản xuất vật chất làm cho khoa học phát triển qua những cải tiến phát minh, sáng chế trong sản xuất. Chính vì vậy văn minh loài người mới đạt đến trình độ như ngày hôm nay. Trong nền kinh tế tri thức như hiện nay tỷ trọng nền kinh tế dịch vụ đang chiếm một tỷ trọng rất lớn nhưng nó luôn cần một nền móng vững chắc để phát triển đó chính là sản xuất vật chất. Hơn lúc nào hết khi trình độ khoa học kỹ thuật của con người đạt tới đỉnh cao cộng với sự toàn cầu hoá giúp cho những thành tựu khoa học đó đến được với từng cá nhân trên khắp thế giới nhờ chuyển giao công nghệ. Sự cạnh tranh khốc liệt khi sân chơi có nhiều đối thủ khiến các doanh nghiệp sản xuất phải không ngừng đầu tư nghiên cứu từ công nghệ cho đến khoa học quản lý nhằm cung cấp cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất với giá thành thấp nhất mới có thể tồn tại và phát triển được. Ngành sản xuất cơ khí chính xác, máy móc công cụ, kết cấu thép và công nghệ đúc chỉ tính riêng trên thị trường Hà Nội đã có rất nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia. Mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhưng nhu cầu của thị trường không tăng nhiều theo mức độ gia tăng của các nhà sản xuất. Do đó đề tài: “PHÂN TÍCH ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KIỂM SOÁT HỆ THỐNG SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN NHÀ NƯỚC MỘT THÀNH VIÊN CƠ KHÍ HÀ NỘI” sẽ giúp cho công ty hoàn thiện hệ thống kiểm soát sản xuất trên các quan điểm khoa học hơn, phù hợp hơn với thời đại, và hơn nữa nó sẽ giúp công ty TNHH NN MTV Cơ khí Hà Nội có được những sản phẩm chất lượng tốt, đảm bảo tiến độ với giá thành cạnh tranh so với các đối thủ trong ngành, điều đó có nghĩa là công ty TNHH NN MTV Cơ khí Hà Nội sẽ dần tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước. Hoàng Anh Tuấn 1 Cao học Quản trị kinh doanh Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Viện Kinh tế và Quản lý 2. Mục đích nghiên cứu đề tài: Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích và đánh giá thực trạng trong công tác kiểm soát hệ thống sản xuất của công ty TNHH NN MTV Cơ khí Hà Nôi hiện tại, trên cơ sở đó đề xuất những biện pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát sản xuất của công ty TNHH NN MTV Cơ khí Hà Nội nhằm tạo cho công ty có cơ hội phát triển vững chắc trong tương lai. Đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ trong thời kỳ hội nhập Quốc tế. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động của hệ thống kiểm soát sản xuất công ty TNHH NN MTV Cơ khí Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động liên quan tới kiểm soát hệ thống sản xuất của công ty TNHH NN MTV Cơ khí Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2012, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể tập trung vào những vấn đề nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát sản xuất tại Công ty. 4. Phương pháp nghiên cứu: Để có cơ sở phân tích, đánh giá và đề ra giải pháp hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuất tại Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Hà Nội, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp nghiên cứu thu thập thông tin: Các số liệu phục vụ cho luận văn được thu thập từ các phòng chức năng của Công ty TNHH NN MTV Cơ khí Hà Nội: Phòng Bán hàng & Kinh doanh Xuất nhập khẩu, Phòng Kế toán Thống kê Tài chính, Trung tâm Quản lý sản xuất, Phòng cung ứng vật tư , các website của Tổng Công ty Máy và thiết bị Công nghiệp, Bộ Công thương Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh trên cơ sở điều tra, quan sát thực tế và các số liệu thống kê thu thập thông tin từ sách, tài liệu nghiên cứu chuyên ngành có liên quan để đánh giá tình hình một cách sát thực, làm cơ sở vững vàng để đưa ra những nhận xét và đề xuất các giải pháp thực hiện. Hoàng Anh Tuấn 2 Cao học Quản trị kinh doanh Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Viện Kinh tế và Quản lý 5. Kết cấu của luận văn: Luận văn gồm 3 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về sản xuất và kiểm soát hệ thống sản xuất. Chương 2: Phân tích thực trạng kiểm soát hệ thống sản xuất tại công ty TNHH NN MTV Cơ khí Hà Nội. Chương 3: Một số đề xuất hoàn thiện kiểm soát hệ thống sản xuất cho công ty TNHH NN MTV Cơ khí Hà Nội. Kết luận. Hoàng Anh Tuấn 3 Cao học Quản trị kinh doanh Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Viện Kinh tế và Quản lý CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN XUẤT VÀ KIỂM SOÁT HỆ THỐNG SẢN XUẤT 1.1. Khái niệm về hệ thống sản xuất 1.1.1. Khái niệm sản xuất Theo quan niệm phổ biến trên thế giới thì sản xuất được hiểu là: “quá trình tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ ” [6, 1]. Một hệ thống sản xuất sử dụng các yếu tố đầu vào là nguyên vật liệu thô, tinh, con người, máy móc thiết bị, nhà xưởng, kỹ thuật công nghệ, tiền mặt và các nguồn tài nguyên khác để chuyển đổi nó thành sản phẩm hoặc dịch vụ. Sự chuyển đổi này là hoạt động trọng tâm và phổ biến của hệ thống sản xuất. Mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản trị hệ thống sản xuất là các hoạt động chuyển hoá của sản xuất. Đầu vào Chuyển hoá Đầu ra - Nguyên nhân lực - Nguyên liệu - Công nghệ - Biến đổi - Hàng hoá - Máy móc, thiết bị - Tăng thêm giá trị - Dịch vụ - Tiền vốn - Khoa học và nghệ thuật quản trị Sơ đồ 1-1: Quá trình sản xuất [6, 1] Như vậy, về thực chất sản xuất chính là quá trình chuyển hoá các yếu tố đầu vào, biến chúng thành các sản phẩm hoặc dịch vụ ở đầu ra. Ta có thể hình dung quá trình này như trong sơ đồ 1-1. Theo nghĩa rộng, sản xuất bao hàm bất kỳ hoạt động nào nhằm thoả mãn nhu cầu của con người. Phân loại các hoạt động sản xuất theo ba bậc: sản xuất bậc 1, sản xuất bậc 2 và sản xuất bậc 3. [6, 1-2] Hoàng Anh Tuấn 4 Cao học Quản trị kinh doanh Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Viện Kinh tế và Quản lý - Sản xuất bậc 1 (sản xuất sơ chế): là hình thức sản xuất dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên hoặc là những hoạt động sử dụng các nguồn tài nguyên có sẵn, còn ở dạng tự nhiên như khai thác quặng mỏ, khai thác dầu khí, khai thác lâm sản, đánh bắt hải sản, trồng trọt. - Sản xuất bậc 2 (công nghiệp chế biến): là hình thức sản xuất, chế tạo, chế biến các loại nguyên liệu thô hay tài nguyên thiên nhiên biến thành hàng hoá như gỗ chế biến thành bàn ghế, quặng mỏ chế biến thành sắt thép... Sản xuất bậc 2 bao gồm cả việc chế tạo các bộ phận cấu thành dùng để lắp ráp thành sản phẩm tiêu dùng và sản phẩm công nghiệp. - Sản xuất bậc 3: (công nghiệp dịch vụ): Cung cấp hệ thống các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu đa dạng của con người. Trong nền sản xuất bậc 3, dịch vụ được sản xuất ra nhiều hơn các hàng hoá hữu hình. Các nhà sản xuất công nghiệp được cung cấp những điều kiện thuận lợi và dịch vụ trong phạm vi rộng lớn. Các công ty vận tải chuyên chở sản phẩm của các nhà máy sản xuất từ nhà máy đến các nhà bán lẻ. Các nhà buôn bán và nhà bán lẻ cung cấp dịch vụ đến người tiêu dùng cuối cùng. Ngoài ra còn nhiều loại dịch vụ khác như: bốc dỡ hàng hoá, bưu điện, viễn thông, ngân hàng, tài chính, bảo hiểm, y tế, giáo dục, nhà hàng, khách sạn... 1.1.2. Đặc điểm của sản xuất hiện đại. Quản trị sản xuất ngày nay ngày càng được các nhà quản trị cấp cao quan tâm, coi đó như là một vũ khí cạnh tranh sắc bén. Sự thành công chiến lược của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào sự đánh giá, tạo dựng, phát triển các nguồn lực từ chức năng sản xuất. Sản xuất hiện đại có những đặc điểm sau: - Thứ nhất, sản xuất hiện đại yêu cầu phải có kế hoạch hợp lý, khoa học, có đội ngũ kỹ sư giỏi, công nhân được đào tạo tốt và thiết bị hiện đại. - Thứ hai, quan tâm ngày càng nhiều đến thương hiệu và chất lượng sản phẩm. Đây là một tất yếu khách quan khi mà tiến bộ kỹ thuật ngày càng phát triển với mức độ cao và yêu cầu của cuộc sống ngày càng nâng cao. Hoàng Anh Tuấn 5 Cao học Quản trị kinh doanh Luận văn thạc sỹ kỹ thuật Viện Kinh tế và Quản lý - Thứ ba, càng nhận thức rõ con người là tài sản quý nhất của công ty. Yêu cầu ngày càng cao của quá trình sản xuất, cùng với sự phát triển của máy móc thiết bị, vai trò năng động của con người trở nên chiếm vị trí quyết định cho sự thành công cho trong các hệ thống sản xuất. - Thứ tư, sản xuất hiện đại ngày càng quan tâm đến vấn đề kiểm soát chi phí. Việc kiểm soát chi phí được quan tâm thường xuyên hơn trong từng chức năng, trong mỗi giai đoạn quản lý. - Thứ năm, sản xuất hiện đại dựa trên nền tảng tập trung và chuyên môn hoá cao. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã làm các công ty thấy rằng không thể tham gia vào mọi lĩnh vực, mà cần phải tập trung vào lĩnh vực nào mình có thế mạnh để giành vị thế cạnh tranh. - Thứ sáu, sản xuất hiện đại cũng thừa nhận yêu cầu về tính mềm dẻo của hệ thống sản xuất. Sản xuất hàng loạt, quy mô lớn đã từng chiếm ưu thế làm giảm chi phí sản xuất. Nhưng khi nhu cầu ngày càng đa dạng, biến đổi càng nhanh thì các đơn vị vừa và nhỏ, độc lập mềm dẻo có vị trí thích đáng. - Thứ bảy, sự phát triển của cơ khí hoá trong sản xuất từ chỗ thay thế cho lao động nặng nhọc, đến nay đã ứng dụng nhiều hệ thống sản xuất tự động điều khiển bằng chương trình. - Thứ tám, mô phỏng các mô hình toán học được sử dụng rộng rãi để hỗ trợ cho việc ra các quyết định sản xuất – kinh doanh. [6, 2]. 1.1.3. Khái niệm quản trị sản xuất và tác nghiệp. Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn nhu cầu thị trường và thu về cho mình một khoản lợi nhuận nhất định. Mỗi doanh nghiệp là một hệ thống có mối quan hệ chặt chẽ với môi trường bên ngoài và có cấu trúc bên trong gồm nhiều phân hệ khác nhau. Để thực hiện mục tiêu của mình, mỗi doanh nghiệp phải tổ chức tốt các bộ phận cấu thành nhằm thực hiện các chức năng cơ bản. Sản xuất là một trong những phân hệ chính có ý nghĩa quyết định đến việc tạo ra sản phẩm và cung cấp Hoàng Anh Tuấn 6 Cao học Quản trị kinh doanh
File đính kèm:
luan_van_phan_tich_de_xuat_mot_so_giai_phap_hoan_thien_kiem.pdf