Luận văn Phân tích và đề suất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Điện lực Long Biên

Đất nước ta đang trên đà phát triển, cơ chế kế hoạch hoá tập chung đã qua đi, thay vào đó là cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của nhà nước, với chính sách mở cửa và hội nhập từng bước với nền kinh tế thế giới đã tạo ra môi trường kinh doanh và động lực mới cho các doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự cạnh tranh gay gắt các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải kinh doanh có hiệu quả và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả của hoạt động kinh doanh là thước đo để đánh giá trình độ quản lý và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp.

Tất cả những cải tiến đổi mới về nội dung, phương pháp quản lý, phương pháp kinh doanh cải tiến về kỹ thuật công nghệ phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp chỉ thực sự có ý nghĩa nếu nó làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không những cho biết doanh nghiệp đạt trình độ nào mà còn cho phép những nhà quản trị phân tích, tìm ra biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty Điện lực Long Biên là đơn vị thuộc Tổng Công ty Điện lực TP. Hà Nội - một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, kinh doanh một loại hàng hoá chiến lược là điện năng. Trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, điện năng chưa được coi là hàng hoá, hiệu quả kinh doanh điện năng chưa được coi trọng. Từ khi có chủ trương đổi mới kinh tế, điện năng mới thực sự được coi là hàng hoá.

pdf 115 trang Bách Nhật 03/04/2025 40
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận văn Phân tích và đề suất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Điện lực Long Biên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Phân tích và đề suất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Điện lực Long Biên

Luận văn Phân tích và đề suất một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty Điện lực Long Biên
 NGUY
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
ỄN ỄN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 
TH ------------------------------------- 
Ị
 B 
ÍCH
 NG 
À
CHUY NGUYỄN TH Ị BÍCH NGÀ 
Ê
N NGN 
 PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP 
ÀNH 
 NHẰM NÂNG CAO HI ỆU QUẢ KINH DOANH 
 QU CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC LONG BIÊN 
ẢN
 TR 
Ị 
 KINH DOANH 
 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC 
 NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH 
KHO
Á
 200 
9
- 
 201 HÀ NỘI - 2012 
1
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 
 ------------------------------------- 
 NGUYỄN THỊ BÍCH NGÀ 
PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP 
 NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH 
 CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC LONG BIÊN 
 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC 
 NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH 
 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TỪ SỸ SÙA 
 HÀ NỘI - 2012 
 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 3 Khoa Kinh tế và Quản lý 
 MỤC LỤC 
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................... 6 
CHƯƠNG I ....................................................................................................... 9 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH 
NGHIỆP ............................................................................................................ 9 
 1.1. Tổng quan về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp .............................. 9 
 1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh..................................................... 9 
 1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh .....................................................11 
 1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh.........................................12 
 1.1.3.1 Các chỉ tiêu về sức sinh lợi ..............................................................13 
 1.1.3.2 Các chỉ tiêu về năng suất .................................................................14 
 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ..15 
 1.1.4.1 Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ...............................................15 
 1.1.4.2 Các nhân tố nội bộ doanh nghiệp.....................................................17 
 1.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh ................................................................ 19 
 1.2.1. Thực chất ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả kinh doanh....................19 
 1.2.2. Trình tự và nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh ..........................21 
 1.2.2.1. Tổng quát hiệu quả kinh doanh.......................................................21 
 1.2.2.2. Nội dung phân tích hiệu quả kinh doanh.........................................24 
 1.2.3. Phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh......................................28 
 1.2.3.1 Phương pháp so sánh.......................................................................29 
 1.2.3.2 Phương pháp thay thế liên hoàn.......................................................29 
 1.2.3.3 Phương pháp liên hệ cân đối............................................................30 
 1.2.3.4 Phương pháp đồ thị..........................................................................30 
 1.2.3.5 Phương pháp phân bổ ......................................................................30 
 1.2.3.6 Phương pháp so sánh tương quan ....................................................30 
 1.2.3.7 Phương pháp toán học ứng dụng khác .............................................31 
 1.2.4 Tài liệu dùng để phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 
 1.3. Ý nghĩa phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh........ 31 
 1.3.1 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh.................................... 31 
 1.3.2 Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh................... 33 
CHƯƠNG II.................................................................................................... 35 
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG 
TY ĐIỆN LỰC LONG BIÊN......................................................................... 35 
 2.1. Tổng quan về Công ty Điện lực Long Biên............................................. 35 
 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Điện lực Long Biên ..... 35 
 2.1.2 Chức năng nhiệm vụ............................................................................. 36 
 2.1.3 Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý............................................................ 37 
 2.1.4 Một số kết quả hoạt động kinh doanh trong thời gian qua..................... 39 
 2.2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu của Công ty Điện lực Long Biên có 
 ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh điện....................................................... 47 
Học viên: Nguyễn Thị Bích Ngà Lớp: Cao học Quản trị kinh doanh 2009-2011 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 4 Khoa Kinh tế và Quản lý 
 2.2.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành điện .........................................47 
 2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh điện của Công ty 
 Điện lực Long Biên 
 2.2.2.1 Nhóm các nhân tố nội bộ .................................................................... 
 2.2.2.2 Nhóm các nhân tố bên ngoài............................................................... 
 2.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh điện của Công ty Điện lực Long Biên..... 50 
 2.3.1 Phân tích tổng quát hiệu quả hoạt động kinh doanh .............................. 50 
 2.3.1.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh điện năng. 
 2.3.1.2 Phân tích tình hình tổn thất điện năng................................................ 
 2.3.1.3 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư xây dựng ..................... 
 2.3.1.4 Tính toán các chỉ tiêu hiệu quả ........................................................... 
 2.3.2. Phân tích các chỉ tiêu thành phần........ Error! Bookmark not defined. 
 2.3.2.1 Phân tích tỷ suất lợi nhuận lao động ................................................56 
 2.3.2.2 Phân tích tỷ suất lợi nhuận theo tài sảnError! Bookmark not defined. 
 2.3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng .......................................................... 
 2.3.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu .............................................58 
 2.3.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí..................................................60 
 2.3.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả lao động.................................65 
 2.3.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác tài sản .....................63 
 2.4. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của Công ty Điện lực Long BiênError! Bookmark not defined.
 2.4.1. Những kết quả đã đạt được................. Error! Bookmark not defined. 
 2.4.2. Những tồn tại của Công ty Điện lực Long Biên.................................68 
 2.4.3. Nguyên nhân .....................................................................................71 
 2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan ...................................................................71 
 2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan................................................................72 
CHƯƠNG III .................................................................................................. 73 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA 
CÔNG TY ĐIỆN LỰC LONG BIÊN ............................................................ 74 
 3.1. Định hướng phát triển của Tổng Công ty Điện lực Hà Nội và Công ty 
 Điện lực Long Biên ....................................................................................... 74 
 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty 
 Điện lực Long Biên ....................................................................................... 75 
 3.2.1 Giảm tổn thất điện năng........................................................................ 75 
 3.2.1.1 Nội dung giải pháp ..........................................................................76 
 3.2.1.2. Điều kiện thực hiện.........................................................................80 
 3.2.1.3. Hiệu quả dự kiến của giải pháp.......................................................82 
 3.2.2 Hoàn thiện công tác tổ chức lực lượng lao động ................................... 83 
 3.2.2.1. Nội dung giải pháp .........................................................................84 
 3.2.2.2 Điều kiện thực hiện .........................................................................88 
 3.2.2.3. Hiệu quả dự kiến của giải pháp.......................................................89 
 3.2.3. Hoàn thiện tổ chức bộ máy quản trị ..................................................... 90 
Học viên: Nguyễn Thị Bích Ngà Lớp: Cao học Quản trị kinh doanh 2009-2011 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 5 Khoa Kinh tế và Quản lý 
 3.2.3.1. Nội dung giải pháp. ........................................................................91 
 3.2.3.2. Điều kiện thực hiện.........................................................................96 
 3.2.3.3 Hiệu quả dự kiến của giải pháp........................................................96 
 3.2.4. Hoàn thiện công tác kinh doanh bán điện............................................. 98 
 3.2.4.1. Nội dung giải pháp .........................................................................98 
 3.2.4.2. Điều kiện thực hiện.......................................................................102 
 3.2.4.3. Hiệu quả dự kiến của giải pháp.....................................................102 
 3.2.5. Đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao giá bán điện bình quân ....... 103 
 3.2.5.1. Nội dung của giải pháp.................................................................104 
 3.2.5.2. Điều kiện thực hiện.......................................................................106 
 3.2.5.3. Hiệu quả dự kiến của giải pháp.....................................................108 
KẾT LUẬN ................................................................................................... 109 
Học viên: Nguyễn Thị Bích Ngà Lớp: Cao học Quản trị kinh doanh 2009-2011 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 6 Khoa Kinh tế và Quản lý 
 LỜI MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
 Đất nước ta đang trên đà phát triển, cơ chế kế hoạch hoá tập chung đã 
qua đi, thay vào đó là cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa có sự 
điều tiết của nhà nước, với chính sách mở cửa và hội nhập từng bước với nền 
kinh tế thế giới đã tạo ra môi trường kinh doanh và động lực mới cho các 
doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự cạnh tranh 
gay gắt các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải kinh doanh có hiệu 
quả và không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả của hoạt động 
kinh doanh là thước đo để đánh giá trình độ quản lý và sử dụng các nguồn lực 
của doanh nghiệp. 
 Tất cả những cải tiến đổi mới về nội dung, phương pháp quản lý, 
phương pháp kinh doanh cải tiến về kỹ thuật công nghệ phù hợp với điều kiện 
kinh tế thị trường và quy mô kinh doanh của doanh nghiệp chỉ thực sự có ý 
nghĩa nếu nó làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 
 Việc xem xét và tính toán hiệu quả kinh doanh không những cho biết 
doanh nghiệp đạt trình độ nào mà còn cho phép những nhà quản trị phân tích, 
tìm ra biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi 
phí kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 
 Công ty Điện lực Long Biên là đơn vị thuộc Tổng Công ty Điện lực TP. 
Hà Nội - một doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc Tập đoàn Điện lực Việt 
Nam, kinh doanh một loại hàng hoá chiến lược là điện năng. Trong cơ chế tập 
trung quan liêu bao cấp, điện năng chưa được coi là hàng hoá, hiệu quả kinh 
doanh điện năng chưa được coi trọng. Từ khi có chủ trương đổi mới kinh tế, 
điện năng mới thực sự được coi là hàng hoá. 
 Để kinh doanh có hiệu quả, bù đắp được các chi phí bỏ ra, Nhà Nước đã 
thực hiện giao chỉ tiêu và để các đơn vị kinh doanh trong ngành điện tự hạch 
toán. Trước những thử thách mới đòi hỏi các Công ty Điện lực nói chung và 
Công ty Điện lực Long Biên nói riêng phải có những giải pháp đúng đắn trong 
Học viên: Nguyễn Thị Bích Ngà Lớp: Cao học Quản trị kinh doanh 2009-2011 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 7 Khoa Kinh tế và Quản lý 
công tác kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh bán điện thì mới có thể mang lại 
hiệu quả kinh tế cao. 
 Xuất phát từ thực tế nêu trên, trong thời gian làm việc tại Công ty Điện 
lực Long Biên – Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội, qua việc nghiên cứu lý 
luận và thực tiễn, tôi đã quyết định chọn nghiên cứu đề tài “Phân tích và đề 
xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty 
Điện lực Long Biên ”. 
2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu 
 - Nghiên cứu các lý luận có liên quan đến hiệu quả kinh doanh. 
 - Phân tích môi trường kinh doanh, hiện trạng hoạt động kinh doanh của 
Công ty Điện lực Long Biên, từ đó tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu của Công 
ty Điện lực. 
 - Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty 
Điện lực Long Biên . 
Luận văn này tập trung nghiên cứu các vấn đề lý luận có liên quan đến việc 
thiết lập hoạt động kinh doanh của các Công ty, từ đó vận dụng để phân tích 
thực trạng kinh doanh điện năng của Công ty Điện lực Long Biên, phát hiện 
các vấn đề còn tồn tại và đưa ra các giải pháp khắc phục cụ thể để nâng cao 
hiệu quả kinh doanh. 
3. Phương pháp nghiên cứu 
 Trong quá trình thực hiện luận văn, các phương pháp nghiên cứu được 
sử dụng là : thống kê, mô phỏng, so sánh tổng hợp, phân tích kinh tế. 
 Dữ liệu được thu thập dựa trên 2 nguồn sơ cấp và thứ cấp: 
 - Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua việc lĩnh hội thông tin từ lãnh 
đạo của Tổng Công ty điện lực TP Hà Nội và Tập đoàn điện lực Việt Nam. 
 - Dữ liệu thứ cấp được thu thập trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên 
cứu, khảo sát của ấn phẩm liên quan đến ngành điện lực Việt Nam nói chung, 
các báo cáo của Tổng Công ty điện lực TP Hà Nội, Công ty Điện lực Long 
Biên nói riêng và trên mạng Internet. 
Học viên: Nguyễn Thị Bích Ngà Lớp: Cao học Quản trị kinh doanh 2009-2011 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 8 Khoa Kinh tế và Quản lý 
5. Kết cấu của luận văn: 
 Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, Luận văn gồm có 3 
chương. Kết cấu như sau: 
 Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 
 Chương 2: Phân tích hiệu quả kinh doanh của Công ty Điện lực Long 
Biên 
 Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty 
Điện lực Long Biên. 
Học viên: Nguyễn Thị Bích Ngà Lớp: Cao học Quản trị kinh doanh 2009-2011 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 9 Khoa Kinh tế và Quản lý 
 CHƯƠNG I 
 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA 
 DOANH NGHIỆP 
1.1. Tổng quan về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 
 Doanh nghiệp là một đơn vị kinh tế cơ sở độc lập, một tập hợp gồm 
những bộ phận gắn bó với nhau, có vốn và các phương tiện vật chất kỹ thuật, 
hoạt động theo những nguyên tắc và mục tiêu thống nhất, thực hiện hạch toán 
kinh doanh hoàn chỉnh, có nghĩa vụ và được hệ thống pháp luật thừa nhận cũng 
như bảo vệ. 
 Với chức năng là một đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp bán ra thị trường 
thành quả sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ, đổi lại doanh nghiệp sẽ thu về tiền 
hoặc các hình thức thanh toán khác của khách hàng. Về phía doanh nghiệp, 
doanh nghiệp cũng phải thanh toán các khoản phí, đóng thuế, trả lương Thực 
hiện chức năng phân phối, doanh nghiệp phân phối hợp lý thành quả nhằm tạo 
ra động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, đồng thời bảo đảm sự công bằng xã hội. 
1.1.1. Khái niệm về hiệu quả kinh doanh 
 Sản xuất là hoạt động có ích của con người, trên cơ sở ứng dụng có hiệu 
quả đất đai, vốn, thiết bị, máy móc, các phương tiện quản lý và các công cụ lao 
động khác, tác động lên các yếu tố như vật liệu, bán thành phẩm và biến các 
yếu tố đầu vào thành sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với nhu cầu của xã hội. 
 Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn từ đầu tư 
sản xuất, đến tiêu thụ sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm 
mục đích sinh lời. 
 Quan điểm thứ nhất cho rằng : “Hiệu quả kinh doanh là kết quả đạt 
được từ hoạt động kinh tế, là doanh nghiệp tiêu thụ được hàng hoá". Quan 
điểm này đã thống nhất hiệu quả kinh doanh và kết quả hoạt động kinh doanh. 
 Quan điểm thứ 2 cho rằng : "Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa 
phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí". Quan điểm này đã 
Học viên: Nguyễn Thị Bích Ngà Lớp: Cao học Quản trị kinh doanh 2009-2011 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội 10 Khoa Kinh tế và Quản lý 
biểu hiện được mối quan hệ so sánh tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí 
tiêu hao. Tuy nhiên xem xét trên quan điểm triết học Mac - Lênin thì sự vật 
hiện tượng đều có mối quan hệ ràng buộc hữu cơ lẫn nhau chứ không tồn tại 
một cách riêng lẻ. Kinh doanh là một quá trình trong đó các yếu tố tăng thêm 
sự liên kết mật thiết với các yếu tố sẵn có, các mối quan hệ này trực tiếp hoặc 
gián tiếp tác động làm hiệu quả kinh doanh thay đổi. Quan điểm trên chỉ tính 
đến hiệu quả kinh doanh trên phần chi phí bổ sung và hiệu quả bổ sung. 
 Quan điểm thứ 3 cho rằng : “Hiệu quả kinh doanh đo bằng hiệu số giữa 
kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó". Ưu điểm của quan điểm này 
là phản ánh được mối quan hệ bản chất của hiệu quả kinh tế đã gắn liền với 
toàn bộ chi phí, coi hiệu quả kinh doanh này là sự phản ánh trình độ sử dụng 
các yếu tố của quá trình kinh doanh. Tuy nhiên quan điểm này chưa biểu hiện 
được mối tương quan giữa chất và lượng của kết quả đó và mức độ chặt chẽ 
của mối quan hệ này. 
 Hiệu quả kinh doanh vừa là một phạm trù cụ thể, vừa là phạm trù trừu 
tượng. Nếu là phạm trù cụ thể thì trong công tác quản lý phải định lượng thành 
các chỉ tiêu, con số để tính toán, so sánh như các quan niệm đã nêu trên. Nếu là 
phạm trù trừu tượng phải được định tính thành mức độ quan trọng hoặc vai trò 
của nó trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Có thể nói rằng, phạm trù hiệu quả 
là kiến thức thường trực của mọi cán bộ quản lý, được ứng dụng rộng rãi vào 
mọi khâu, mọi bộ phận trong quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đây ta có thể 
chia hiệu quả thành hai loại: hiệu quả kinh doanh (hiệu quả kinh tế) và hiệu 
quả kinh tế - xã hội. Hiệu quả trực tiếp của doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế, 
còn hiệu quả của ngành hiệu quả của nền Kinh tế Quốc dân là hiệu quả kinh tế 
- xã hội. 
 Cả hai hiệu quả này đều có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế - 
xã hội của đất nước. Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp bảo đảm bù đắp chi 
phí đã bỏ ra và vừa có tích lũy để tiếp tục quá trình tái sản xuất mở rộng. Còn 
hiệu quả kinh tế - xã hội đem lại lợi ích cho xã hội và nền Kinh tế Quốc dân, 
Học viên: Nguyễn Thị Bích Ngà Lớp: Cao học Quản trị kinh doanh 2009-2011 

File đính kèm:

  • pdfluan_van_phan_tich_va_de_suat_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu.pdf
  • pdf000000254870_tt_7072.pdf