Luận văn Phân tích và đề xuất giải pháp chiến lược kinh doanh điện năng của tổng Công ty Điện lực miền Bắc giai đoạn đến năm 2015
Điện lực là một ngành đặc thù đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, sản phẩm của nó là một trong các nhu cầu thiết yếu đối với sinh hoạt của nhân dân và cũng chính là yếu tố đầu vào không thể thiếu của rất nhiều ngành kinh tế khác, có tác động ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Chính vì vậy, việc tập trung chỉ đạo, đầu tư cho phát triển ngành điện luôn được Đảng và Nhà nước ta ưu tiên chú trọng, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia. Qua quá trình hình thành và phát triển của mình, với vai trò là một đơn vị thành viên của ngành điện Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã liên tục hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước, dần đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng mua điện.
Bên cạnh việc kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận hằng năm năm sau cao hơn năm trước, Công ty đã đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định phục vụ các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội, nhất là vào các dịp Lễ lớn, các hội nghị trong nước và quốc tế diễn ra trên địa bàn các tỉnh phía Bắc. Trong những năm gần đây, đặc biệt là kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, cùng với xu thế hòa nhập nền kinh tế thị trường trên cả nước, ngành điện Việt nam đã và đang có những bước chuyển mình, dần từng bước xóa bỏ cơ chế độc quyền, quan liêu bao cấp. Do đó, cũng như các doanh nghiệp hoạt động điện lực khác, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đang đứng trước những khó khăn, thách thức tiềm ẩn, việc phải cạnh tranh với đối thủ trên thương trường đã trở nên hiện hữu. Điều này đòi hỏi trong từng giai đoạn Tổng Công ty phải xây dựng được chiến lược đúng đắn và khả thi, không ngừng đổi mới, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Phân tích và đề xuất giải pháp chiến lược kinh doanh điện năng của tổng Công ty Điện lực miền Bắc giai đoạn đến năm 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ------------------------------------- NGUYỄN HOÀNG TRUNG PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ĐIỆN NĂNG CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2015 Chuyên ngành: LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ LỆ THÚY HÀ NỘI - 2012 Học viên: Nguyễn Hoàng Trung Luận văn Thạc sỹ: QTKD 2009 – 2011 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Lệ Thúy. Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều được trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Hà Nội, ngày 08 tháng 02 năm 2012 Người thực hiện Nguyễn Hoàng Trung -1- Học viên: Nguyễn Hoàng Trung Luận văn Thạc sỹ: QTKD 2009 – 2011 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................... 1 ĐỊNH NGHĨA CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................... 4 DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................ 5 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ ...................................................... 6 MỞ ĐẦU.......... ......................................................... .....................................7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC ........ 9 1.1. Tổng quan về chiến lược ................................................................. 9 1.1.1. Khái niệm ....................................................................................... 9 1.1.2. Vai trò của chiến lược ................................................................... 10 1.1.3. Các cấp độ quản trị chiến lược ...................................................... 10 1.1.4. Phân loại chiến lược ..................................................................... 12 1.2. Phân tích môi trường kinh doanh .................................................. 13 1.2.1. Môi trường vĩ mô .......................................................................... 13 1.2.2. Phân tích môi trường vi mô .......................................................... 18 1.3. Thiết lập mục tiêu ......................................................................... 25 1.3.1. Các tiền đề .................................................................................... 25 1.3.2. Mục tiêu chiến lược ...................................................................... 25 1.3.3. Mục đích và tầm quan trọng của chiến lược .................................. 27 1.4. Nội dung và yêu cầu hoạch định chiến lược .................................. 27 1.5. Các đặc điểm của một đơn vị kinh doanh phân phối điện ............. 29 1.6. Các phương hướng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp ....... 33 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH ĐIỆN NĂNG CỦA TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC .................................................... 40 2.1. Phân tích môi trường kinh doanh điện năng ở Việt Nam ............... 40 2.1.1. Môi trường vĩ mô .......................................................................... 40 2.1.2. Môi trường ngành ......................................................................... 46 2.2. Phân tích thực trạng kinh doanh điện năng của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc ................................................................................. 52 -2- Học viên: Nguyễn Hoàng Trung Luận văn Thạc sỹ: QTKD 2009 – 2011 2.2.1 Chức năng nhiệm vụ của Tổng Công ty ........................................ 52 2.2.2 Kết quả kinh doanh điện năng của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc trong mười năm qua. .............................................................. 62 2.2.3. Phân tích nội bộ và những nguyên nhân tồn tại chủ yếu ................ 68 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC CỦA TÔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2015 . 79 3.1. Các mục tiêu ................................................................................. 79 3.1.1 Mục tiêu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ................................... 79 3.1.2 Mục tiêu của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc. ........................... 80 3.2. Các giải pháp chiến lược của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc trong giai đoạn đến năm 2015 ...................................................... 81 3.2.1. Phương pháp Ma trận SWOT ....................................................... 82 3.2.2. Giải pháp đầu tư củng cố, nâng cấp và phát triển lưới điện ( chiến lược SO) ....................................................................................... 83 3.2.3. Giải pháp quản lý nhu cầu phụ tải DSM (Demand side Management) (chiến lược ST) ...................................................... 86 3.2.4. Giải pháp tăng cường quan hệ khách hàng ( chiến lược ST) ......... 88 3.2.5. Giải pháp đổi mới công nghệ ( chiến lược WO) ............................ 92 3.2.6. Các giải pháp nhân sự ( chiến lược WO) ...................................... 94 3.2.7. Giải pháp chủ động tạo nguồn vốn ( chiến lược WT) .................... 97 3.2.8. Giải pháp xây dựng mô hình quản lý hiệu quả (chiến lược WT) . 100 3.3. Tiến trình của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc tham gia vào thị trường Điện lực Việt Nam .......................................................... 101 KẾT LUẬN.............. ................................................................................. 103 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 105 PHỤ LỤC ... 106 -3- Học viên: Nguyễn Hoàng Trung Luận văn Thạc sỹ: QTKD 2009 – 2011 ĐỊNH NGHĨA CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Định nghĩa ASEAN Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam á CDMA Code Division Multiple Access (mạng điện thoại di động CMIS Hệ thống quản lý thông tin khách hàng CPH Cổ phần hóa ĐDK Đường dây không DSM Demand side Management - Quản lý nhu cầu phụ tải EPTC Công ty Mua bán điện EVN Tập đoàn Điện lực Việt Nam FMIS Hệ thống quản lý thông tin tài chính GSM Global System for Mobile Communications (mạng điện thoại HHC Thiết bị đọc chỉ số công tơ tự động EVN NPC Northern Power Corporation – Tổng Công ty Điện lực miền IMF Quỹ Tiền tệ Quốc tế IPP Dự án điện độc lập, nhà máy điện độc lập LAN Local Area Network MBO Management by Objectives QMS Hệ thống quản lý xếp hàng tự động Recloser Thiết bị tự động đóng lại SBU Strategic Business Unit SCADA Hệ thống kiểm soát và thu thập thông tin tình trạng vận hành TBA Trạm biến áp Tunnel Hệ thống hầm cáp WAN Wide Area Network WB World Bank WTO Tổ chức thương mại Thế giới MFN Most favoured nation-Nguyên tắc tối huệ quốc NT National Treatment-Nguyên tắc đối xử quốc gia -4- Học viên: Nguyễn Hoàng Trung Luận văn Thạc sỹ: QTKD 2009 – 2011 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1: Tổng khối lượng và dung lượng MBA do Tổng công ty và khách hàng quản lý ...55 Bảng 2.2: Tổng chiều dài đường dây do Tổng công ty và khách hàng quản lý ...56 Bảng 2.3: Khách hàng mua điện của Tổng công ty từ năm 2001-2010 ...............62 Bảng 2.4: Tình hình thực hiện chỉ tiêu tổn thất điện năng của Tổng công ty điện lực miền Bắc 2001-2010 .............................66 Bảng 2.5: Giá bán điện bình quân của Tổng công ty từ năm 2001-2010 67 Bảng 2.6: Báo cáo kết quả hoạt động SXKD năm 2010 ..72 Bảng 2.7: Bảng thống kê sự cố lưới điện cao thế và trung thế ...106 Bảng 2.8: Bảng thống kê số hộ sử dụng điện sinh hoạt .106 Bảng 3.1: Kế hoạch sử dụng vốn giai đoạn 2012-2016 . ..98 -5- Học viên: Nguyễn Hoàng Trung Luận văn Thạc sỹ: QTKD 2009 – 2011 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 1.1: Mối quan hệ giữa chiến lược tổng quát, chiến lược bộ phận .12 Hình 1.2: Mô hình gồm 5 lực lượng của M.Porter .18 Hình 2.1: Sơ đồ hệ thống điện miền Bắc .57 Hình 2.2: Mô hình tổ chức của Tổng công ty điện lực miền Bắc 61 Hình 2.3: Điện đầu nguồn và thương phẩm của Tổng công ty điện lực miền Bắc các năm 2001-2010 .63 Hình 2.4: Biểu đồ tỷ trọng điện năng theo thành phần phụ tải ............63 Hình 2.5: Tỷ lệ tổn thất điện năng của Tổng công ty điện lực miền Bắc từ năm 2001-2010 ....................66 Hình 2.6: Doanh thu bán điện của Tổng công ty điện lực miền Bắc từ năm 2001- 2010 .......................68 Hình 3.1: Hệ thống thông tin khách hàng...............................................................89 Hình 3.2: Chương trình chăm sóc khách hàng..................... ...92 Hình 3.3: Chu trình quản lý chất lượng ........100 -6- Học viên: Nguyễn Hoàng Trung Luận văn Thạc sỹ: QTKD 2009 – 2011 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Điện lực là một ngành đặc thù đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, sản phẩm của nó là một trong các nhu cầu thiết yếu đối với sinh hoạt của nhân dân và cũng chính là yếu tố đầu vào không thể thiếu của rất nhiều ngành kinh tế khác, có tác động ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Chính vì vậy, việc tập trung chỉ đạo, đầu tư cho phát triển ngành điện luôn được Đảng và Nhà nước ta ưu tiên chú trọng, nhằm đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia. Qua quá trình hình thành và phát triển của mình, với vai trò là một đơn vị thành viên của ngành điện Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã liên tục hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Tập đoàn Điện lực Việt Nam giao, thực hiện tốt nghĩa vụ với Nhà nước, dần đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng mua điện. Bên cạnh việc kinh doanh có hiệu quả, lợi nhuận hằng năm năm sau cao hơn năm trước, Công ty đã đảm bảo cung ứng điện an toàn, liên tục và ổn định phục vụ các hoạt động chính trị, văn hóa, xã hội, nhất là vào các dịp Lễ lớn, các hội nghị trong nước và quốc tế diễn ra trên địa bàn các tỉnh phía Bắc. Trong những năm gần đây, đặc biệt là kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO, cùng với xu thế hòa nhập nền kinh tế thị trường trên cả nước, ngành điện Việt nam đã và đang có những bước chuyển mình, dần từng bước xóa bỏ cơ chế độc quyền, quan liêu bao cấp. Do đó, cũng như các doanh nghiệp hoạt động điện lực khác, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đang đứng trước những khó khăn, thách thức tiềm ẩn, việc phải cạnh tranh với đối thủ trên thương trường đã trở nên hiện hữu. Điều này đòi hỏi trong từng giai đoạn Tổng Công ty phải xây dựng được chiến lược đúng đắn và khả thi, không ngừng đổi mới, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, đảm bảo sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp. Ý thức được tính cấp thiết của vấn đề này, với mục đích hoàn thiện và phát triển các kiến thức đã được tích lũy ở nhà trường để ứng dụng hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh tại đơn vị, được sự quan tâm giúp đỡ của Tiến sĩ Nguyễn -7- Học viên: Nguyễn Hoàng Trung Luận văn Thạc sỹ: QTKD 2009 – 2011 Thị Lệ Thúy, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Phân tích và đề xuất giải pháp chiến lược kinh doanh điện năng của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc giai đoạn đến năm 2015”. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Đề tài đi sâu vào nghiên cứu ba vấn đề chính đó là: Thứ nhất: Phân tích các căn cứ xây dựng chiến lược. Thứ hai: Phân tích hoạt động kinh doanh điện năng hiện tại của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, từ đó phát hiện các điểm mạnh yếu, cơ hội thách thức làm căn cứ để xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty trong những năm tới. Thứ ba: Đưa ra một số giải pháp, kiến nghị có tính khả thi để thực hiện nâng cao hiệu quả kinh doanh điện năng của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc và vị trí của Tổng Công ty trong tương quan chung toàn ngành. - Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu các số liệu thống kê thực tiễn từ năm 2001 đến năm 2010 trên địa bàn các Tỉnh/Thành phố phía Bắc và xây dựng chiến lược kinh doanh điện năng của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc giai đoạn đến năm 2015. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở các phương pháp: duy vật biện chứng, thống kê, phân tích tổng hợp và phương pháp so sánh. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo và các danh mục khác, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở phương pháp luận về chiến lược. Chương 2: Phân tích các căn cứ xây dựng chiến lược kinh doanh điện năng hiện tại của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc. Chương 3: Giải pháp chiến lược kinh doanh điện năng của Tổng Công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) giai đoạn đến năm 2015. -8- Học viên: Nguyễn Hoàng Trung Luận văn Thạc sỹ: QTKD 2009 – 2011 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC 1.1. Tổng quan về chiến lược 1.1.1. Khái niệm Trong quản trị kinh doanh khái niệm chiến lược được thể hiện qua các quan niệm sau: - Chiến lược như những quyết định, những hành động hoặc những kế hoạch liên kết với nhau, được thiết kế để đề ra và thực hiện những mục tiêu của tổ chức. - Chiến lược là tập hợp những quyết định và hành động hướng mục tiêu để các năng lực và nguồn lực của tổ chức đáp ứng được những cơ hội và thách thức từ bên ngoài. - Chiến lược như là một mô hình, vì ở một khía cạnh nào đó, chiến lược của một tổ chức phản ảnh được cấu trúc, khuynh hướng mà người ta dự định trong tương lai. - Chiến lược như là một triển vọng, quan điểm này muốn đề cập đến sự liên quan đến chiến lược với những mục tiêu cơ bản, thế chiến lược và triển vọng của nó trong tương lai. Vậy chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu là sự tập hợp một cách thống nhất các mục tiêu, các chính sách và sự phối hợp các hoạt động của một đơn vị kinh doanh trong chiến lược tổng thể nhất định. Chiến lược kinh doanh phản ảnh các hoạt động của đơn vị kinh doanh bao gồm quá trình đặt ra các mục tiêu và các biện pháp, các phương tiện sử dụng để đạt được mục tiêu đó. Hoạch định chiến lược kinh doanh nhằm giúp các doanh nghiệp đạt được mục tiêu trước mắt và lâu dài, tổng thể và bộ phận, là một điều hết sức quan trọng và cần thiết. Mục đích của việc hoạch định chiến lược kinh doanh là “ Dự kiến tương lai trong hiện tại” dựa vào chiến lược kinh doanh các nhà quản lý có thể lập ra các kế hoạch cho những năm tiếp theo. Tuy nhiên quá trình đó phải có sự kiểm soát chặt chẽ, hiệu chỉnh trong từng bước đi. Một chiến lược vững mạnh luôn cần đến khả năng, điều hành linh hoạt, sử dụng được các nguồn lực vật chất, tài chính và con người thích ứng. -9-
File đính kèm:
luan_van_phan_tich_va_de_xuat_giai_phap_chien_luoc_kinh_doan.pdf