Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH Dược Hanvet
Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt, sự cạnh tranh không còn là giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau mà mang tính toàn cầu. Mặt khác khủng hoảng tài chính tiền tệ trên thế giới lan rộng Châu Âu và lan sang cả Châu Á kéo theo nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu phá sản. Việt Nam là nước đang phát triển nên phụ thuộc rất nhiều vào nguồn hàng nhập khẩu, như máy móc thiết bị nguồn nguyên liệu . Với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, đã góp phần không nhỏ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như lạm phát tăng cao, để khắc phục lạm phát Nhà nước phải sử dụng các chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt như giảm chi tiêu công, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng thương mại.
Hệ quả là hàng ngàn doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản hoặc giải thể do mất khả năng thanh toán. Số doanh nghiệp còn trụ lại phần lớn là hoạt động cầm chừng theo kiểu chờ thời, đa số các doanh nghiệp tư nhân nhỏ không thể tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng nợ do đầu tư tràn lan và không hiệu quả vào những lĩnh vực như tài chính và bất động sản từ những năm trước. Sản xuất kinh doanh nội địa tăng trưởng chậm, hàng hoá ứ đọng không tiêu thụ được, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, bong bóng bất động sản xì hơi, hệ thống ngân hàng suy yếu, nợ xấu tăng cao. Câu hỏi đặt ra cho các nhà quản trị là làm thế nào để doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển bền vững trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và sự biến động khó lường của môi trường kinh doanh. Một trong những lời giải là đòi hỏi doanh nghiệp phải có đường lối chiến lược đúng đắn trong quản trị doanh nghiệp nói chung và quản lý tài chính nói riêng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận văn Phân tích và đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH Dược Hanvet

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN HỮU HÙNG PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH DƯỢC HANVET Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. ĐOÀN XUÂN THUỶ HÀ NỘI - 2013 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Học viên Nguyễn Hữu Hùng i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn đến các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế và Quản lý, Viện đào tạo sau Đại học - Trường đại học Bách khoa Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Tôi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty HANVET, các anh chị em và đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ, tạo điều kiện về thời gian, kiến thức để tôi có thể hoàn thành tốt công việc trong thời gian vừa qua. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của Thầy giáo – TS. Đoàn Xuân Thuỷ- Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã có sự cố gắng, nhưng với thời gian và kiến thức còn hạn chế, nên luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ các thầy, cô và bạn bè đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 09 năm 2013 Tác giả Nguyễn Hữu Hùng ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii MỤC LỤC ............................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................. v DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG ......................................................................vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................ viii PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP ................................................................................... 1 1.1 Cơ sở lý luận về tài chính doanh nghiệp ..................................................... 1 1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp ............................................................ 1 1.1.2 Chức năng, vai trò của tài chính doanh nghiệp ......................................... 1 1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp ................... 2 1.2 Một số khái niệm cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp .................. 4 1.2.1 Khái niệm ................................................................................................ 4 1.2.2 Mục tiêu phân tích tài chính doanh nghiệp ............................................... 4 1.2.3 Tổ chức công tác phân tích tài chính doanh nghiệp .................................. 5 1.2.4 Các loại hình phân tích tài chính doanh nghiệp ........................................ 6 1.2.5 Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp ........................... 6 1.2.6 Nhiệm vụ của phân tích tài chính doanh nghiệp ....................................... 7 1.2.7 Khái quát về nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp ........................... 7 1.2.8 Quy trình phân tích và đề xuất các biện pháp cải thiện tình hình TC ........ 8 1.2.9 Tài liệu cơ sở dùng trong trong phân tích ................................................. 8 1.2.10 Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp ...................................... 9 1.3 Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp .............................................. 16 1.3.1 Phân tích khái quát báo cáo tài chính ..................................................... 16 1.3.2 Phân tích hiệu quả tài chính ................................................................... 18 1.3.3 Phân tích rủi ro tài chính ........................................................................ 23 1.3.4 Phân tích tổng hợp tình hình tài chính .................................................... 25 iii PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC HANVET ................................................................................................. 31 2.1 Giới thiệu chung về công ty TNHH Dược HANVET .............................. 31 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Công ty ............................................. 31 2.1.2 Lĩnh vực sản suất kinh doanh của Công ty TNHH Dược Hanvet ............ 35 2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý .............................................................. 35 2.1.4 Đặc điểm của đội ngũ lao động .............................................................. 40 2.1.5 Đặc điểm về thị trường và khách hàng ................................................... 41 2.1.6 Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ..................... 43 2.2 Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH dược HANVET ......... 44 2.2.1 Phân tích khái quát tình hình tài chính qua các báo cáo tài chính ............ 44 2.2.2 Phân tích hiệu quả tài chính ................................................................... 63 2.2.3 Phân tích rủi ro tài chính: ....................................................................... 71 2.2.4 Phân tích tổng hợp tình hình tài chính .................................................... 74 PHẦN 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH DƯỢC HANVET ......................................... 88 3.1 Định hướng phát triển của Công ty trong những năm tới: ...................... 88 3.2 Đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty ........ 89 3.2.1 Giải pháp 1: Giảm hàng tồn kho ............................................................. 89 3.2.2 Giải pháp 2: Tiết kiệm chi phí quản lý DN và chi phí chung .................. 92 3.2.3 Giải pháp 3: Giảm các khoản phải thu ................................................... 94 3.2.4 Giải pháp 4: Sử dụng lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh. ............................................................................................. 98 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 105 iv DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Stt Chữ viết tắt Nghĩa của cụm từ viết tắt 1 AU Vòng quay tổng tài sản 2 Bảng CĐKT Bảng Cân đối kế toán 3 BCKQKD Báo cáo kết quả kinh doanh 4 BCLCTT Báo cáo lưu chuyển tiền tệ 5 BCTC Báo cáo tài chính 6 BEP Hệ số doanh lợi trước thuế (sức sinh lợi cơ sở) 7 BQ Bình quân 8 CBCNV Cán bộ công nhân viên 9 DN Doanh nghiệp 10 DNNN Doanh nghiệp nhà nước 11 DT Doanh thu 12 ĐTDH Đầu tư dài hạn 13 ĐTNH Đầu tư ngắn hạn 14 EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay 15 EM Hệ số nhân vốn chủ sở hữu 16 HH-DV Hàng hóa dịch vụ 17 HTK Hàng tồn kho 18 QLDN Quản lý doanh nghiệp 19 QTKD Quản trị kinh doanh 20 ROA Tỷ suất thu hồi tài sản 21 ROE Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu 22 ROS Sức sinh lợi doanh thu 23 SL Số lượng 24 SXKD Sản xuất kinh doanh 25 TC Tài chính 26 TL Tỷ lệ 27 TNDN Thu nhập doanh nghiệp 28 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 29 TSCĐ Tài sản cố định 30 TSLĐ Tài sản lưu động 31 UBND TP Uỷ ban nhân dân Thành phố 32 VCSH Vốn chủ sở hữu 33 VQTTS Vòng quay tổng tài sản v DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH, BẢNG Sơ đồ 1.1: Quy trình phân tích và đề xuất các biện pháp cải thiện tình hình TC ................. 8 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ phân tích DUPONT .............................................................................. 26 Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Quản lý của công tyTNHH Dược Hanvet ..................... 36 Hình 1.1: Phân tích cân đối tài chính ............................................................................... 17 Bảng 2.1: Đội ngũ lao động của Công ty giai đoạn 2011 – 2012 ...................................... 40 Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu kết quả hoạt động kinh doanh ......................................................... 43 Bảng 2.3 Tình hình biến động tài sản qua các năm 2011- 2012 ........................................ 44 Bảng 2.4: Tỷ trọng các loại tài sản ................................................................................... 47 Bảng 2.5: Tỷ trọng TSLĐ và đầu tư ngắn hạn/TSCĐ và đầu tư dài hạn ........................... 48 Bảng 2.6: Phân tích tỷ suất đầu tư 2011 - 2012 ................................................................ 49 Bảng 2.7: Biến động nguồn vốn năm 2011-2012 ............................................................. 51 Bảng 2.8: Phân tích cơ cấu nguồn vốn năm 2011-2012 .................................................... 54 Bảng 2.9: Phân tích tỷ suất tự tài trợ năm 2011-2012 ....................................................... 55 Bảng 2.10: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ngân quỹ ròng ........................................ 57 Bảng 2.11: Phân tích biến động của doanh thu, chi phí và lợi nhuận .............................. 58 Bảng 2.12: Phân tích lưu chuyển tiền tệ.......................................................................... 61 Bảng 2.13: Sức sinh lợi doanh thu ROS ........................................................................... 63 Bảng 2.14: Sức sinh lợi cơ sở BEP .................................................................................. 63 Bảng 2.15 Phân tích tỷ suất thu hồi tài sản ....................................................................... 64 Bảng 2.16: Phân tích tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu ........................................................ 64 Bảng 2.17 Phân tích tình trạng TSCĐ .............................................................................. 65 Bảng 2.18 Sản lượng sản xuất năm 2011 và 2012 ........................................................... 66 Bảng 2.19 Phân tích vòng quay TSCĐ ............................................................................. 67 Bảng 2.20 Phân tích vòng quay TSLĐ (Tiền+Các khoản phải thu+ Hàng tồn kho+ TSLĐ khác) 68 Bảng 2.21: Vòng quay hàng tồn kho ................................................................................ 68 Bảng 2.22: Phân tích kỳ thu nợ bán chịu .......................................................................... 69 Bảng 2.23 Phân tích vòng quay tổng tài sản ..................................................................... 70 Bảng 2.24: Phân tích chỉ số thanh toán hiện hành ............................................................ 71 Bảng 2.25: Phân tích chỉ số thanh toán nhanh ................................................................ 72 vi Bảng 2.26: Phân tích chỉ số nợ ........................................................................................ 73 Bảng 2.27: Chỉ số khả năng thanh toán lãi vay................................................................. 73 Bảng 2.28: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố của tỷ suất thu hồi tài sản................... 74 Bảng 2.29: Phân tích mối liên hệ giữa các yếu tố của tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu ...... 76 Bảng 2.30: Phân tích tổng hợp ROE theo đẳng thức Dupont tổng hợp ............................. 79 Hình 2.1: Sơ đồ phân tích đẳng thức DUPONT năm 2012 ............................................... 80 Bảng 2.31: Điểm hoà vốn và đòn bẩy kinh doanh DOL ................................................... 81 Bảng 2.32: Đòn bẩy tài chính DFL .................................................................................. 83 Bảng 2.33: Đòn bẩy tổng DTL ........................................................................................ 84 Bảng 3.1 Kết quả sản xuất kinh doanh sau khi thực hiện giải pháp 1 ............................. 92 Bảng 3.2: Tổng hợp một số chỉ tiêu sau khi thực hiện giải pháp 2 .................................... 94 Bảng 3.3: Tổng hợp các khoản phải thu ........................................................................... 95 Bảng 3.4: Tổng hợp lãi suất chiết khấu áp dụng ............................................................... 96 Bảng 3.5: Tổng hợp các khoản phải thu dự tính ............................................................... 97 Bảng 3.6: Tổng hợp một số chỉ tiêu sau khi thực hiện giải pháp 3 .................................... 97 Bảng 3.7: Những thay đổi trên BCĐKT sau khi thực hiện giải pháp 3 ............................. 98 Bảng 3.8 Báo cáo thu nhập dự báo năm 2013 .................................................................. 98 Bảng 3.9 Bảng cân đối kế toán dự báo năm 2013 ............................................................. 99 Bảng 3.10 Kết quả sản xuất kinh doanh sau khi thực hiện giải pháp 4 ............................ 100 vii MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết phải thực hiện đề tài Trong xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng trở nên gay gắt, sự cạnh tranh không còn là giữa các doanh nghiệp trong nước với nhau mà mang tính toàn cầu. Mặt khác khủng hoảng tài chính tiền tệ trên thế giới lan rộng Châu Âu và lan sang cả Châu Á kéo theo nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu phá sản. Việt Nam là nước đang phát triển nên phụ thuộc rất nhiều vào nguồn hàng nhập khẩu, như máy móc thiết bị nguồn nguyên liệu . Với tác động của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, đã góp phần không nhỏ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như lạm phát tăng cao, để khắc phục lạm phát Nhà nước phải sử dụng các chính sách tài chính, tiền tệ thắt chặt như giảm chi tiêu công, tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với ngân hàng thương mại. Hệ quả là hàng ngàn doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản hoặc giải thể do mất khả năng thanh toán. Số doanh nghiệp còn trụ lại phần lớn là hoạt động cầm chừng theo kiểu chờ thời, đa số các doanh nghiệp tư nhân nhỏ không thể tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng. Các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng lâm vào tình trạng khủng hoảng nợ do đầu tư tràn lan và không hiệu quả vào những lĩnh vực như tài chính và bất động sản từ những năm trước. Sản xuất kinh doanh nội địa tăng trưởng chậm, hàng hoá ứ đọng không tiêu thụ được, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, bong bóng bất động sản xì hơi, hệ thống ngân hàng suy yếu, nợ xấu tăng cao. Câu hỏi đặt ra cho các nhà quản trị là làm thế nào để doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển bền vững trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt và sự biến động khó lường của môi trường kinh doanh. Một trong những lời giải là đòi hỏi doanh nghiệp phải có đường lối chiến lược đúng đắn trong quản trị doanh nghiệp nói chung và quản lý tài chính nói riêng. Phân tích tài chính được sử dụng như một công cụ đánh giá tình hình tài chính trong quá khứ, hiện tại, đánh giá rủi ro và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, giúp các nhà quản trị có cái nhìn sâu hơn, toàn diện hơn, thực chất hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp mình để từ đó nhà viii quản trị đưa ra những chính sách, quyết định tài chính hợp lý,đạt hiệu quả cao và giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp. Phân tích tài chính là một quá trình xuyên suốt tất cả các khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ khi huy động vốn cho tới khâu cuối cùng là phân phối lợi nhuận thu được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh đó. Đối với mỗi doanh nghiệp thì phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng, trong bối cảnh nguồn lực ngày càng trở nên khan hiếm. Ngày nay các quan hệ kinh tế được mở rộng, thông tin về tài chính của mỗi doanh nghiệp không chỉ được các nhà quản trị quan tâm mà các đối tượng khác cũng rất quan tâm như các nhà đầu tư, các chủ nợ, đối tác làm ăn cơ quan quản lý nhà nước, người lao động Chính vì vậy kết quả của việc phân tích tài chính đưa ra thường xuyên sẽ giúp các đối tượng sử dụng thông tin của doanh nghiệp nắm bắt được tình hình tài chính một cách rõ ràng hơn và xác định được các nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến tình hình tài chính của doanh nghiệp để đưa ra các quyết định chuẩn xác. Tuy nhiên hiện nay các doanh nghiệp nước ta nói chung các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói riêng một mặt chưa nhận thức được đầy đủ tầm quan trọng của phân tích tài chính, mặt khác các doanh nghiệp còn chưa sẵn sàng chi phí cho hoạt động này do vậy sự ứng phó với sự biến động của môi trường kinh doanh nhất là thị trường tài chính (thị trường vốn), các chính sách kinh tế vĩ mô là rất thụ động, cụ thể như năm 2011 để chống lạm phát nhà nước đưa ra chính sách tiền tệ thắt chặt dẫn đến hàng chục nghìn doanh nghiệp giải thể, phá sản sau đó do thiếu vốn và mất khả năng thanh toán. Trong bối cảnh đó phân tích tài chính tại công ty TNHH dược Hanvet là một yêu cầu bức thiết do vậy tác giả đã lựa chọn Đề tài “Phân tích và đề xuất một số giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH Dược Hanvet” làm luận văn tốt nghiệp của mình nhằm góp phần đáp ứng đòi hỏi trên của thực tiễn. ix
File đính kèm:
luan_van_phan_tich_va_de_xuat_mot_so_giai_phap_cai_thien_tin.pdf