Luận án Ảnh hưởng của nhiệt độ và CO₂ cao lên tăng trưởng và phát triển của Tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) và Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931)
Nghiên cứu này được thực hiện với các nội dung gồm (i) khảo sát sự biến
động các yếu tố môi trường nước trong ao nuôi tôm thâm canh, và (ii) ảnh hưởng
của nhiệt độ và CO2 cao lên sự phát triển của tôm sú (Penaeus monodon
Fabricius, 1798) và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931)
gồm sự phát triển phôi, tỉ lệ nở, chiều dài và tỉ lệ sống của ấu trùng đến PL15,
tăng trưởng và phát triển ở giai đoạn ấu niên và tiền trưởng thành.
Các chỉ tiêu môi trường nước (nhiệt độ, pH, oxy hòa tan, CO2, độ kiềm
và độ mặn) trong ao nuôi tôm được thu thập ở 3 giai đoạn của chu kỳ nuôi gồm
đầu vụ, giữa vụ và cuối vụ, tương ứng với thời điểm sau khi thả giống là 15-20
ngày, 50-60 ngày và 80-90 ngày. Kết quả cho thấy ao tôm sú nhiệt độ dao động
29,3-29,7ºC, pH từ 7,82-8,04, oxy hòa tan 6,65-6,75 mg/L, CO2 3,18-3,50
mg/L, độ kiềm 79-102 mg/L và độ mặn 5,33-15,0‰. Ao nuôi tôm thẻ chân trắng
thì nhiệt độ dao động 28,9-29,5ºC, pH 7,82-8,07, oxy hòa tan 5,33-6,08 mg/L,
CO2 4,16-4,70 mg/L, độ kiềm 145-191 mg/L và độ mặn 10-11‰.
Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và CO2 lên tôm sú cho thấy,
tỉ lệ nở cao nhất ở nhiệt độ 28oC (92,2%) và 30oC (90,3%), nhiệt độ 34oC trứng
không nở; thời gian phát triển phôi ngắn và chiều dài ấu trùng (PL15) dài hơn ở
nhiệt độ 32oC, tỉ lệ sống PL15 cao nhất ở 28oC (50,8%). Tỉ lệ nở và tỉ lệ sống
của tôm giảm đáng kể ở hàm lượng CO2 cao, ở hàm lượng 44-45 mg/L (tương
đương pH=6,8) trứng không nở; hàm lượng CO2 cao phôi chậm phát triển và
chiều dài ấu trùng nhỏ hơn so với các nghiệm thức khác. Tỉ lệ nở và tỉ lệ sống
bị ảnh hưởng tương tác bởi nhiệt độ và CO2, nhiệt độ cao và CO2 cao giảm đáng
kể tỉ lệ nở và tỉ lệ sống PL15, trong khi đó chiều dài ấu trùng không bị ảnh hưởng
tương tác bởi nhiệt độ kết hợp CO2. Ở giai đoạn ấu niên của tôm sú cho thấy
tăng trưởng khối lượng và chiều dài cao nhất ở nghiệm thức 30-31oC và thấp
nhất ở 27-28oC; tỉ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức 27-28oC (65%) và nghiệm
thức không kiểm soát nhiệt độ (63,7%), nhiệt độ 36-37oC sau 15 ngày tôm chết
hoàn toàn; glucose, enzyme tiêu hóa tăng cao ở nhiệt độ cao (33-34oC). Tăng
trưởng, tỉ lệ sống, enzyme tiêu hóa giảm khi hàm lượng CO2 tăng cao, hàm
lượng glucose cao nhất ở nghiệm thức CO2 là 43,9 mg/L. Các chỉ tiêu tăng
trưởng, enzyme tiêu hóa, glucose, tỉ lệ sống của tôm không bị ảnh hưởng tương
tác bởi nhiệt độ và CO2. Giai đoạn tiền trưởng thành thì ở nhiệt độ 33-34°C tăng
trưởng cao nhất và thấp nhất ở nhiệt độ 27-28oC; hoạt tính enzyme tiêu hoá,
glucose gia tăng theo sự gia tăng của nhiệt độ; tỉ lệ sống tôm sú cao nhất ở
nghiệm thức không kiểm soát nhiệt độ (68,3%) và thấp nhất ở 36-37oC (0%),
nhiệt độ cao ảnh hưởng đến lớp biểu bì của mang tôm sú. Hàm lượng CO2 cao
làm giảm các chỉ tiêu tăng trưởng, tỉ lệ sống, hoạt tính enzyme tiêu hóa và tăngiv
hàm lượng glucose trong máu tôm; lớp biểu bì mang tôm ở hàm lượng CO2 cao
(44,7 mg/L) trở nên mỏng hoặc biến mất; nhiệt độ cao kết hợp với CO2 không
ảnh hưởng tương tác lên tăng trưởng, enzyme tiêu hóa, glucose, tỉ lệ sống của
tôm sú.
Tôm thẻ chân trắng có tỉ lệ nở, tỉ lệ sống ấu trùng đến PL15 cao nhất ở
nghiệm thức 28oC và 30oC, nhiệt độ cao thời gian phát triển phôi ngắn và chiều
dài ấu trùng dài hơn; hàm lượng CO2 cao làm giảm tỉ lệ nở, tỉ lệ sống, chiều dài
ấu trùng và kéo dài thời gian phát triển phôi; kết hợp nhiệt độ và CO2 không ảnh
hưởng tương tác lên tỉ lệ nở, tỉ lệ sống, chiều dài ấu trùng. Giai đoạn ấu niên
tôm tăng trưởng nhanh ở nhiệt độ 36-37oC và 33-34oC, nhưng tỉ lệ sống giảm
thấp; enzyme tiêu hóa, glucose gia tăng theo nhiệt độ cao. Tăng trưởng, tỉ lệ
sống, enzyme tiêu hóa giảm khi hàm lượng CO2 tăng cao, hàm lượng glucose
cao nhất ở hàm lượng CO2 là 45,6 mg/L (37,5 mg/100 mL); không có sự ảnh
hưởng tương giác giữa nhiệt độ cao và CO2 lên tăng trưởng, hoạt tính enzyme
tiêu hóa glucose, tỉ lệ sống của tôm. Tương tự, giai đoạn tiền trưởng thành nhiệt
độ cao tôm phát triển nhanh, nhiệt độ 33-34°C khối lượng và chiều dài đạt cao
nhất (13,8 g và 11,3 cm) và thấp nhất ở nhiệt độ 27-28oC; hoạt tính enzyme tiêu
hoá và hàm lượng glucose tăng ở nhiệt độ cao (33-34oC); tỉ lệ sống cao nhất ở
nghiệm thức không kiểm soát nhiệt độ (79,2%), thấp nhất ở nhiệt độ 36-37oC
(2,50±1,4%); nhiệt độ 33-34oC ảnh hưởng đến sự thay đổi cấu trúc mang tôm
thẻ chân trắng so với nhiệt độ thấp. Trong giai đoạn này hàm lượng CO2 cao
gây ảnh hưởng đáng kể lên tôm thẻ chân trắng như giảm tăng trưởng, ức chế
hoạt tính enzym tiêu hóa, gia tăng tình trạng căng thẳng (hàm lượng glucose
trong máu cao) và tỉ lệ sống tôm giảm (15,8% ở hàm lượng 44,1 mg/L); có sự
thay đổi về đặc điểm cấu trúc mang tôm khi tiếp xúc với hàm lượng CO2 cao
như một số sợi mang không còn tồn tại lớp biểu bì, khoảng không dưới lớp biểu
bì không hiện diện so với mang tôm tiếp xúc hàm lượng CO2 thấp; nhiệt độ cao
kết hợp với CO2 có ảnh hưởng tương tác lên tăng trưởng của tôm, trong khi đó
hoạt tính enzyme tiêu hóa, glucose, tỉ lệ sống không bị ảnh hưởng.
Như vậy, nhiệt độ và CO2 cao tác động tiêu cực đến quá trình tăng trưởng,
tỉ lệ nở, tỉ lệ sống và một số chỉ tiêu sinh lý của tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở
các giai đoạn từ phôi đến tiền trưởng thành.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Ảnh hưởng của nhiệt độ và CO₂ cao lên tăng trưởng và phát triển của Tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) và Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ĐỖ VĂN BƯỚC ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ CO2 CAO LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon Fabricius, 1798) VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ ĐỖ VĂN BƯỚC ẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ CO2 CAO LÊN TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon Fabricius, 1798) VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ NGÀNH: 9620301 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN GS.TS. NGUYỄN THANH PHƯƠNG PGS.TS. CHÂU TÀI TẢO 2021 i THÔNG TIN TỔNG QUÁT Họ tên Nghiên cứu sinh: Đỗ Văn Bước. Giới tính: Nam. Ngày tháng năm sinh: 23-08-1982. Nơi sinh: An Minh - Kiên Giang. Điện thoại: 0917488188. Đơn vị công tác: Chi cục Thủy sản tỉnh Kiên Giang. Địa chỉ hiện nay: Số 113, đường Trần Huy Liệu, thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Tốt nghiệp Đại học ngành: Nuôi trồng thủy sản. Năm: 2005. Tại: Trường Đại học Cần Thơ. Tốt nghiệp Thạc sĩ ngành: Nuôi trồng thủy sản. Năm: 2010. Tại: Trường Đại học Cần Thơ. Hình thức đào tạo tiến sĩ: Không tập trung. Thời gian đào tạo: 04 năm. Tên đề cương tiến sĩ: Ảnh hưởng của nhiệt độ và CO2 cao lên tăng trưởng và phát triển của tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931). Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản. Mã ngành: 9620301. Người hướng dẫn chính: GS.TS. Nguyễn Thanh Phương. Địa chỉ: Trường Đại học Cần Thơ. ii LỜI CẢM TẠ Trước hết, tôi xin trân trọng và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến GS.TS. Nguyễn Thanh Phương, GS.TS. Đỗ Thị Thanh Hương và PGS.TS. Châu Tài Tảo đã tận tình hướng dẫn, động viên, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành nội dung Luận án Tiến sĩ. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm Khoa Thủy sản và Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Cần Thơ; Thầy, Cô Bộ môn Dinh dưỡng và Chế biến Thủy sản và Bộ môn Thủy sinh học ứng dụng, Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu. Cám ơn Dự án hợp tác kỹ thuật (Teachnical Cooporation) của Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ kinh phí thực hiện nghiên cứu này. Xin gửi lời cảm ơn đến các em sinh viên, học viên cao học đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn các anh, chị và các bạn nghiên cứu sinh các Khóa 2013, 2014 và 2015 đã cùng nhau gắn bó, hỗ trợ trong suốt thời gian học tập. Cuối cùng xin được biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và những người thân đã chia sẻ, giúp đỡ, động viên tinh thần để tôi có động lực hoàn thành tốt kết quả học tập và nội dung nghiên cứu của Luận án Tiến sĩ. Đỗ Văn Bước iii TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện với các nội dung gồm (i) khảo sát sự biến động các yếu tố môi trường nước trong ao nuôi tôm thâm canh, và (ii) ảnh hưởng của nhiệt độ và CO2 cao lên sự phát triển của tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) và tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931) gồm sự phát triển phôi, tỉ lệ nở, chiều dài và tỉ lệ sống của ấu trùng đến PL15, tăng trưởng và phát triển ở giai đoạn ấu niên và tiền trưởng thành. Các chỉ tiêu môi trường nước (nhiệt độ, pH, oxy hòa tan, CO2, độ kiềm và độ mặn) trong ao nuôi tôm được thu thập ở 3 giai đoạn của chu kỳ nuôi gồm đầu vụ, giữa vụ và cuối vụ, tương ứng với thời điểm sau khi thả giống là 15-20 ngày, 50-60 ngày và 80-90 ngày. Kết quả cho thấy ao tôm sú nhiệt độ dao động 29,3-29,7ºC, pH từ 7,82-8,04, oxy hòa tan 6,65-6,75 mg/L, CO2 3,18-3,50 mg/L, độ kiềm 79-102 mg/L và độ mặn 5,33-15,0‰. Ao nuôi tôm thẻ chân trắng thì nhiệt độ dao động 28,9-29,5ºC, pH 7,82-8,07, oxy hòa tan 5,33-6,08 mg/L, CO2 4,16-4,70 mg/L, độ kiềm 145-191 mg/L và độ mặn 10-11‰. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ và CO2 lên tôm sú cho thấy, tỉ lệ nở cao nhất ở nhiệt độ 28oC (92,2%) và 30oC (90,3%), nhiệt độ 34oC trứng không nở; thời gian phát triển phôi ngắn và chiều dài ấu trùng (PL15) dài hơn ở nhiệt độ 32oC, tỉ lệ sống PL15 cao nhất ở 28oC (50,8%). Tỉ lệ nở và tỉ lệ sống của tôm giảm đáng kể ở hàm lượng CO2 cao, ở hàm lượng 44-45 mg/L (tương đương pH=6,8) trứng không nở; hàm lượng CO2 cao phôi chậm phát triển và chiều dài ấu trùng nhỏ hơn so với các nghiệm thức khác. Tỉ lệ nở và tỉ lệ sống bị ảnh hưởng tương tác bởi nhiệt độ và CO2, nhiệt độ cao và CO2 cao giảm đáng kể tỉ lệ nở và tỉ lệ sống PL15, trong khi đó chiều dài ấu trùng không bị ảnh hưởng tương tác bởi nhiệt độ kết hợp CO2. Ở giai đoạn ấu niên của tôm sú cho thấy tăng trưởng khối lượng và chiều dài cao nhất ở nghiệm thức 30-31oC và thấp nhất ở 27-28oC; tỉ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức 27-28oC (65%) và nghiệm thức không kiểm soát nhiệt độ (63,7%), nhiệt độ 36-37oC sau 15 ngày tôm chết hoàn toàn; glucose, enzyme tiêu hóa tăng cao ở nhiệt độ cao (33-34oC). Tăng trưởng, tỉ lệ sống, enzyme tiêu hóa giảm khi hàm lượng CO2 tăng cao, hàm lượng glucose cao nhất ở nghiệm thức CO2 là 43,9 mg/L. Các chỉ tiêu tăng trưởng, enzyme tiêu hóa, glucose, tỉ lệ sống của tôm không bị ảnh hưởng tương tác bởi nhiệt độ và CO2. Giai đoạn tiền trưởng thành thì ở nhiệt độ 33-34°C tăng trưởng cao nhất và thấp nhất ở nhiệt độ 27-28oC; hoạt tính enzyme tiêu hoá, glucose gia tăng theo sự gia tăng của nhiệt độ; tỉ lệ sống tôm sú cao nhất ở nghiệm thức không kiểm soát nhiệt độ (68,3%) và thấp nhất ở 36-37oC (0%), nhiệt độ cao ảnh hưởng đến lớp biểu bì của mang tôm sú. Hàm lượng CO2 cao làm giảm các chỉ tiêu tăng trưởng, tỉ lệ sống, hoạt tính enzyme tiêu hóa và tăng iv hàm lượng glucose trong máu tôm; lớp biểu bì mang tôm ở hàm lượng CO2 cao (44,7 mg/L) trở nên mỏng hoặc biến mất; nhiệt độ cao kết hợp với CO2 không ảnh hưởng tương tác lên tăng trưởng, enzyme tiêu hóa, glucose, tỉ lệ sống của tôm sú. Tôm thẻ chân trắng có tỉ lệ nở, tỉ lệ sống ấu trùng đến PL15 cao nhất ở nghiệm thức 28oC và 30oC, nhiệt độ cao thời gian phát triển phôi ngắn và chiều dài ấu trùng dài hơn; hàm lượng CO2 cao làm giảm tỉ lệ nở, tỉ lệ sống, chiều dài ấu trùng và kéo dài thời gian phát triển phôi; kết hợp nhiệt độ và CO2 không ảnh hưởng tương tác lên tỉ lệ nở, tỉ lệ sống, chiều dài ấu trùng. Giai đoạn ấu niên tôm tăng trưởng nhanh ở nhiệt độ 36-37oC và 33-34oC, nhưng tỉ lệ sống giảm thấp; enzyme tiêu hóa, glucose gia tăng theo nhiệt độ cao. Tăng trưởng, tỉ lệ sống, enzyme tiêu hóa giảm khi hàm lượng CO2 tăng cao, hàm lượng glucose cao nhất ở hàm lượng CO2 là 45,6 mg/L (37,5 mg/100 mL); không có sự ảnh hưởng tương giác giữa nhiệt độ cao và CO2 lên tăng trưởng, hoạt tính enzyme tiêu hóa glucose, tỉ lệ sống của tôm. Tương tự, giai đoạn tiền trưởng thành nhiệt độ cao tôm phát triển nhanh, nhiệt độ 33-34°C khối lượng và chiều dài đạt cao nhất (13,8 g và 11,3 cm) và thấp nhất ở nhiệt độ 27-28oC; hoạt tính enzyme tiêu hoá và hàm lượng glucose tăng ở nhiệt độ cao (33-34oC); tỉ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức không kiểm soát nhiệt độ (79,2%), thấp nhất ở nhiệt độ 36-37oC (2,50±1,4%); nhiệt độ 33-34oC ảnh hưởng đến sự thay đổi cấu trúc mang tôm thẻ chân trắng so với nhiệt độ thấp. Trong giai đoạn này hàm lượng CO2 cao gây ảnh hưởng đáng kể lên tôm thẻ chân trắng như giảm tăng trưởng, ức chế hoạt tính enzym tiêu hóa, gia tăng tình trạng căng thẳng (hàm lượng glucose trong máu cao) và tỉ lệ sống tôm giảm (15,8% ở hàm lượng 44,1 mg/L); có sự thay đổi về đặc điểm cấu trúc mang tôm khi tiếp xúc với hàm lượng CO2 cao như một số sợi mang không còn tồn tại lớp biểu bì, khoảng không dưới lớp biểu bì không hiện diện so với mang tôm tiếp xúc hàm lượng CO2 thấp; nhiệt độ cao kết hợp với CO2 có ảnh hưởng tương tác lên tăng trưởng của tôm, trong khi đó hoạt tính enzyme tiêu hóa, glucose, tỉ lệ sống không bị ảnh hưởng. Như vậy, nhiệt độ và CO2 cao tác động tiêu cực đến quá trình tăng trưởng, tỉ lệ nở, tỉ lệ sống và một số chỉ tiêu sinh lý của tôm sú và tôm thẻ chân trắng ở các giai đoạn từ phôi đến tiền trưởng thành. Từ khoá: CO2, nhiệt độ, tăng trưởng, tỉ lệ sống, tôm sú, tôm thẻ chân trắng. v ABSTRACT This study were consisted of a survey on the fluctuation of water parameters in intensive shrimp ponds (temperature, pH, dissolved oxygen, carbon dioxide, alkalinity, salinity, and ammonia); and the effects of elevated temperature and carbon dioxide (CO2) on embryo development, hatching rate, survival rate of Post larvae 15 (PL15), growth rate of juvenile and sub-adult of black tiger shrimp and white leg shrimp. Water parameters were collected at 3 time points of a production cycle including after stocking juveniles 15-20 days, 50-60 days and 80-90 days, respectively. The survey showed that in black tiger shrimp ponds had temperature, pH, dissolved oxygen, carbon dioxide, alkalinity and salinity varied from 29.3-29.7°C, 6.65-6.75 mg/L, 3.18-3.5 mg/L, 79-102 mg/L and 5.33-15.0‰, respectively. These parameters were recorded in white leg shrimp ponds as temperature from 28.9 to 29.5ºC, pH 7.82-8.07, dissolved oxygen 5.33- 6.08 mg/L, CO2 4.16-4.70 mg/L, alkalinity 145-191 mg/L and salinity 10-11‰. The experiment on the effects of temperature and CO2 on black tiger shrimp showed that the highest hatching rate was at 28°C (92.2%) followed by 30°C (with 90.3%), and the egg was not hatched at 34°C; the highest survival rate of PL15 was at 28°C (50.8%) and the embryo developed in a short period of time and the length of PL15 was longer at 32°C. The hatching rate and survival rate of shrimp decreased significantly as concentration of CO2 was high, the egg was unhatched at 44-45 mg/L (pH=6.8); high concentration of CO2 led to the embryo stunt and the length of larvae was shorter than other treatments. The hatching rate and the survival rate were interactively affected by temperature and CO2, high temperature and high concentration of CO2 caused the decline of the hatching rate and survival rate of PL15 significantly, whereas the length of larvae was not affected by the interaction of temperature and CO2. Rearing black tiger shrimp from PL15 to PL60 indicated that weight and length were highest at 30-31°C treatment and lowest at 27-28°C treatment; survival rate was highest at 27-28°C treatment (65%) and ambient temperature (63.7%), shrimp were entirely mortal at 36-37°C after 15 days. Glucose and digestive enzyme increased at high temperature (33-34°C). In addition, growth, survival rate and digestive enzymes decreased as concentration of CO2 increased; glucose was highest at 43.9 mgCO2/L. Growth indicators, digestive enzyme, glucose, and survival rate were not affected by the interaction between temperature and CO2. In the period of PL60 to PL120, growth gained highest at 33-34°C whilst lowest at 27-28°C; active digestive enzyme, glucose increased as the temperature increased, the survival rate of black tiger shrimp reached h ... in marine shrimp farming. Southern Regional Aquaculture Center Publication, (2600): 1–8. 218. Whiteley, N. M., (2011). Physiological and ecological responses of crustaceans to ocean acidification. Marine Ecology Progress Series, 430: 257–271. 219. Wickins, J. F., (1984). The effect of hypercapnic sea water on growth and mineralization in penaied prawns. Aquaculture, 41(1): 37–48. 220. Widdicombe, S., & Spicer, J. I., (2008). Predicting the impact of ocean acidification on benthic biodiversity: What can animal physiology tell us? Journal of Experimental Marine Biology and Ecology, 366(1–2): 187–197. 221. Wilcockson, D. C., Chung, S. J., & Webster, S. G., (2002). Is crustacean hyperglycaemic hormone precursor-related peptide a circulating neuro hormone in crabs? Cell and Tissue Research, 307(1): 129–138. 222. William C. G. Burns., (2008). Anthropogenic carbon dioxide emissions and ocean acidification: The Potential impacts on ocean biodiversity. Saving Biological Diversity Balancing Protection of Endangered Species and Ecosystems. 223. Wood, H. L., Sköld, H. N., & Eriksson, S. P.,(2014). Health and population- dependent effects of ocean acidification on the marine isopod Idotea balthica. 143 Marine Biology, 161(10): 2423–2431. 224. Wood, H. L., Spicer, J. I., & Widdicombe, S., (2008). Ocean acidification may increase calcification rates, but at a cost. Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences, 275(1644:, 1767–1773. 225. Wosnick, N., Ye, Y., Wang, C., Lin, W., Ren, Z., & Mu, C., (2020). Citation: Effects of elevated pCO2 on the survival and growth of Portunus trituberculatus. Front. Physiol, 11, 750. 226. Wouters, R., Cobo, M. L., Dhont, J., Wille, M., Nv, I. T., & Dendermonde, B., (2009). Developments in feed formulations , feeding practices and culture techniques for marine shrimp larvae. Craig L. Browdy and Darryl E. Jory, Editors. The Rising Tide, Proceedings of the special session on sustainable shrimp farming, Aquaculture 2009. The World Aquaculture Society, Baton Rouge Louisiana, USA: 79–91. 227. Wu, J. P., Chen, H. C., & Huang, D. J., (2009). Histopathological alterations in gills of white shrimp, Litopenaeus vannamei (Boone) after acute exposure to cadmium and zinc. Bulletin of Environmental Contamination and Toxicology, 82(1): 90–95. 228. Wurts, W. A., (1992). Alkalinity and hardness in production ponds. Kentucky State University CEP at UK Research and Education Center P.O. Box 469, Princeton, KY 42445, 4. 229. Wurts, W. A., & Durborow, R. M., (1992). Interactions of pH, carbon dioxide, alkalinity and hardness in fish ponds, 0(464): 1–4. 230. Wyban, James, Walsh, W. A., & Godin, D. M.,(1995). Temperature effects on growth, feeding rate and feed conversion of the Pacific white shrimp (Penaeus vannamei). Aquaculture, 138(1–4): 267–279. 231. Wyban, Jim, & Leung, P., (1987). Design, operation, and comparative financial analysis of shrimp farms in Hawaii and Texas. Technical Report, 87- 6,: 19. 232. Xie, S. wei, Tian, L. xia, Jin, Y., Yang, H. jun, Liang, G. ying, & Liu, Y., (2014). Effect of glycine supplementation on growth performance, body composition and salinity stress of juvenile Pacific white shrimp, Litopenaeus vannamei fed low fishmeal diet. Aquaculture, 418–419: 159–164. 233. Xingqiang, W., Shen, M., & Shuanglin, D., (2006). Effects of water temperature and dietary carbohydrate levels on growth and energy budget of juvenile Litopenaeus vannamei. Chinese Journal of Oceanology and Limnology, 24(3): 318–324. 234. Yıldırım, Ş., Çoban, D., Suzer, C., Kırım, B., Fırat, K., & Saka, Ş., (2014). Early morphological development and allometric growth patterns in hatchery- reared red porgy (Pagrus pagrus). Turkish Journal of Fisheries and Aquatic Sciences, 14: 817–824. 235. Yue, C. F., Wang, T. T., Wang, Y. F., & Peng, Y., (2009). Effect of combined photoperiod, water calcium concentration and pH on survival, growth, and moulting of juvenile crayfish (Procambarus clarkii) cultured under laboratory conditions. Aquaculture Research, 40(11): 1243–1250. 236. Zacharia, S., & Kakati, V. S., (2004). Optimal salinity and temperature for early developmental stages of Penaeus merguiensis De man. Aquaculture, 232(1–4): 373–382. 237. Zanotto, F. P., & Wheatly, M. G., (1993). The effect of ambient pH on electrolyte regulation during the postmoult period in freshwater crayfish Procambarus clarkii. Journal of Experimental Biology, 178(1): 1–19. 144 238. Zervoudaki, S., Frangoulis, C., Giannoudi, L., Krasakopoulou, E., (2013). Effects of low pH and raised temperature on egg production, hatching and metabolic rates of a Mediterranean copepod species (Acartia clausi) under oligotrophic conditions. Mediterranean Marine Science, 15(1), 74. 239. Zhang, P., Zhang, X., Li, J., & Huang, G., (2006). The effects of body weight, temperature, salinity, pH, light intensity and feeding condition on lethal DO levels of whiteleg shrimp, Litopenaeus vannamei (Boone, 1931). Aquaculture, 256(1): 579–587. 240. Zheng, C. qun, Jeswin, J., Shen, K. li, Lablche, M., Wang, K. jian, & Liu, H., (2015). Detrimental effect of CO2-driven seawater acidification on a crustacean brine shrimp, Artemia sinica. Fish and Shellfish Immunology, 43(1): 181–190. 241. Zheng CQ, Jeswin J, Shen KL, Lablche M, Wang KJ, L. H., (2015). Detrimental effect of CO2-driven seawater acidification on a crustacean brine shrimp, Artemia sinica. Fish Shellfish Immunol. 43(1): 181–190. 242. Zweig, R. D., Morton, J. D., & Stewart, M. M., (1999). Source water quality for aquaculture: a guide for assessment, 72 pp. 243. Zhou, M., Wang, A. L., & Xian, J. A., (2011). Variation of free amino acid and carbohydrate concentrations in white shrimp, Litopenaeus vannamei: Effects of continuous cold stress. Aquaculture, 317(1–4): 182–186. 145 PHỤ LỤC 1. Phương pháp phân tích glucose Phân tích glucose theo phương pháp Hugget and Nixon (1957) như sau: Nguyên lý: glucose được chuyển đổi thành glucose peroxide bởi enzyme glucose oxidase. Glucose peroxide phản ứng với ABTS (2,2 Azino-di- (3- ethylbenxoline sulfonate)) nhờ sự xúc tác của một loại enzyme khác là peroxidase để chuyển thành hợp chất màu xanh có thể đọc ở bước sóng 436 nm. Hóa chất: các dung dịch cần có để đo glucose trong máu tôm: - Phosphate buffer (0,6M): gồm 28,36 g Na2HPO4 (PM = 141,96), 13,625 g KH2PO4 (PM = 136,09) và hòa tan trong 500 mL nước cất; rồi chỉnh pH sang 7,5, trữ ở nhiệt độ phòng để sử dụng. - Phosphate buffer (0,1M): 100 mL Phosphate buffer (0,6M) được hòa tan trong 500 mL nước cất, rồi chỉnh pH sang 7,5. - Perchloric acid (0,33M): gồm 97,165 mL nước cất và 2,835 mL HCLO4 (70%). - Glucose hòa tan (1 g/L): gồm 20 mg glucose và 20 mL nước cất. - Chuẩn bị thuốc thử: gồm 2.000 đơn vị glucose oxidase (nếu 148.400 đơn vị/g, hòa tan 13,4 mg bột), 147 đơn vị peroxidise (nếu 113 đơn vị/mg, hòa tan 1,3 mg bột), 125 mg ABTS (2,2 Azino-di-(3-ethylbenzoline sulfonate)), cho thêm vào 500 mL dung dịch đệm phosphate 0,1M. Để dung dịch nơi tối, bao quanh giấy nhôm (enzyme nhạy ánh sáng) và được pha mới mỗi lần sử dụng. - Chuẩn bị dung dịch chuẩn: Dung dịch chuẩn Glucose hòa tan (μL) Nước cất (μL) Perchloric acid (μL) S0 0 100 200 S1 5 95 200 S2 10 90 200 S3 20 80 200 S4 40 60 200 S5 60 40 200 S6 80 20 200 S7 100 0 200 - Loại protein: dùng microtube (500 µL) lấy: 25 µL huyết thanh/chuẩn, 50 µL perchloric acid, trộn đều, ly tâm 3.000 vòng/phút trong 10 phút. - Đo đường: cho vào tuýp nhựa 25 µL dịch nổi, 2 mL thuốc thử, trộn đều rồi ủ ở 38°C trong 15 phút. - Đọc kết quả ở độ hấp phụ 436 nm. - Tính toán: đường chuẩn glucose có hình cong. Điểm hấp thụ của mẫu được quy ra từ đường cong chuẩn. 2. Phân tích enzym tiêu hóa a) Hóa chất nghiền mẫu Dung dịch đệm pH=6,9: KH2PO4 20 mM và NaCl 6 mM b) Hóa chất phân tích Trypsine (Tseng et al, 1982) 146 Dung dịch đệm pH=8,2: Tris HCl: 50 mL và CaCl2 20 mM BAPNA 0,1M (Nα-Benzoyl-DL Arginine P-nitroanilide (B 4875)): 10,87mg/250 µL DMSO Dung dịch BAPNA được ủ ở 25oC trong suốt quá trình phân tích mẫu. c) Hóa chất phân tích Chymotrypsine (Worthington, 1982) Methanol 50% (w/v): 60 mL methanol và 50 mL nước cất. Dung dịch đệm pH=7,8: Tris HCl 80 mM: 0,9688 g; CaCl2 100 mM: 1,1 g; và trộn chung lại và thêm nước cất vừa đủ 100 mL BTEE (Benzoyl tyrosine ethyl ester): 16,8 mg/50 mL methanol 50% Dung dịch đệm pH=7,8 và BTEE được ủ ở 250C trong suốt quá trình phân tích mẫu d) Hóa chất phân tích Amylase (Bernfeld, 1951) Dung dịch đệm sodium phosphate pH=6,9: - NaH2PO4 20 mM: 2,76 g - NaCl 6 mM: 0.351 g - Thêm nước cất vừa đủ 1 lít NaOH 2 M: Hòa tan 8 g trong 100 mL Chất nền: - Hòa tan 1 g chất 3,5-dinitrosalisylic acid trong 50 mL nước cất - Thêm Sodium potassium tartrate tetrahydrate: 30g - NaOH 2M: 20 mL - Thêm nước cất vừa đủ 100 mL Starch 1%: 100 mg/10 mL sodium phosphate (pH=6,9). Ủ ở 25oC trong 4-5 phút trước khi sử dụng. Dung dịch chuẩn Maltose 5 µM: Cân 18 mg Maltose với 10 mL nước cất. Chuẩn bị đường chuẩn: Nồng độ Maltose (µM) Maltose 5 (μL) Nước cất (μL) 0 - 200 1 40 160 2 80 100 3 100 80 4 160 40 5 200 - 3 Phương pháp phân tích cấu trúc mang tôm 3.1 Thu mẫu mang Thu toàn bộ mẫu mang tôm và cho vào dung dịch cố định Davidson’S formaline 10%) thể tích dung dịch gấp 10 lần thể tích mang. 3.2 Xử lý mẫu mang Mẫu mang được chọn định tính sẽ được tiến hành xử lý thông qua các dung dịch cồn 70, 96, và 99% để loại bỏ hoàn toàn nước trong mẫu theo quy trình sau: - Dung dịch Davidson’S formaline 10%: 4 giờ 147 - Cồn 70: 2 giờ - Cồn 96: 2 giờ - Cồn 96: 2 giờ - Cồn 99: 2 giờ - Cồn 99: 2 giờ - Cồn 99: 2 giờ 3.3 Xử lý trong dung dịch đúc khối - Dung dịch sử dụng là technovit 7000 (100 mL+10 g chất làm cứng I) dung dịch (A). - Dung dịch 1: 2 giờ - Dung dịch 2: 2 giờ - Dung dịch 3: 18 giờ - Dung dịch 4: 24 giờ 3.4 Đúc khối Mẫu mang sẽ được đúc khối bằng dung dịch technovit 7000 (15 mL dung dịch A + 1 ml dung dịch làm cứng II). Sau khi đúc khối xong mẫu sẽ được giữ ở nhiêt độ thấp để khối cứng hoàn toàn thuận tiện cho việc cắt mẫu. 3.5. Cắt mẫu Mẫu sẽ được tỉa gọn nhỏ không phạm vào mang; cắt mẫu bằng Microtome với độ dày lát cắt là 3μm. Thu lát cắt cho vào thao nước, tiến hành dán vào lam kính để khô trong tủ sấy 60 độ trong 24 giờ. 3.6 Nhuộm mẫu Mẫu được nhuộm bằng Haematoxylin and Eosin theo quy trình: - Haematoxylin: 8 phút - H2O: 10 phút - Eosin: 3 phút - H2O: rửa nhanh qua nước - Alcohol 70%: rửa nhanh - Alcohol 96%: 1 phút - Alcohol 96%: 1 phút - Alcohol 96%: 1 phút - Alcohol 99%: 1,5 phút - Alcohol 99%: 1,5 phút - Alcohol 99%: 1,5 phút - Xylen: 5 phút Mẫu được giữ trong tủ hút ít nhất 24 giờ để loại hoàn toàn xylen. 3.7 Quan sát và chụp ảnh Mẫu được quan sát và chụp ảnh bằng kính hiển vi (20 X) và camera kết nối với máy tính bằng chương trình Cell B.
File đính kèm:
- luan_an_anh_huong_cua_nhiet_do_va_co_cao_len_tang_truong_va.pdf
- TOM TAT TIENG ANH - LUAN AN TS - DVBUOC.pdf
- TOM TAT TIENG VIET- LUAN AN TS - DVBUOC.pdf
- THONG TIN LUAN AN - DV BUOC- TIENG VIET.docx
- THONG TIN LUAN AN - DVBUOC- TIENG ANH.docx