Luận án Phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển ở Việt Nam hiện nay

Ngư dân biển là tầng lớp nhân dân lao động quan trọng của quốc gia, ngoài

nhiệm vụ đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước, ngư dân biển còn

có vai trò to lớn trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ chủ quyền biển đảo, góp phần

bảo vệ chủ quyền và an ninh quốc gia. Nhận thấy vai trò to lớn đó, trong những năm

gần đây, với diễn biến phức tạp về tình hình môi trường biển và tranh chấp trên

Biến Đông, Đảng và Nhà nước đã nhận thức rõ vai trò của ngư dân biển đối với

việc xây dựng kinh tế biển bền vững và việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất,

toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đảng và Nhà nước ta đã sớm đề ra nhiều chủ

trương, chính sách nhằm phát huy vai trò của ngư dân biển trong thực hiện hai

nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đại hội XI của Đảng xác định:

“Phát triển đánh bắt xa bờ, gắn với quốc phòng, an ninh”, “Phát triển mạnh kinh tế

biển tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta, gắn phát triển kinh tế

biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển”. Đây không

chỉ là quyết tâm chính trị của Đảng, Nhà nước, mà còn là mong muốn của ngư dân

biển, các tầng lớp nhân dân, các tổ chức, lực lượng trong bảo vệ chủ quyền biển,

đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Thực hiện tốt chủ trương, chính sách đó sẽ góp phần

tăng cường sự hiện diện của ngư dân biển cả về số lượng và thời gian bám biển, vừa

sản xuất, vừa sẵn sàng lực lượng, phương tiện tham gia đấu tranh bảo vệ chủ quyền

biển, đảo khi được Nhà nước huy động.

Để phát huy được vai trò của ngư dân biển, giúp họ hoàn thành nhiệm vụ

thiêng liêng và cao cả của mình cần phải thực hiện nhiều biện pháp mà một trong

những biện pháp hữu ích là cần phải trang bị cho ngư dân các kiến thức pháp lý cần

thiết để họ có thể nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ pháp lý, trách nhiệm bám biển,

bảo vệ biển của mình. Những kiến thức đó không chỉ có thể giúp ngư dân biển bảo

vệ chính bản thân mình mà còn có thể vận dụng kiến thức đó để tuyên truyền, vận2

động và đấu tranh với các chủ thể xâm phạm chủ quyền quốc gia về biển đảo của

nước ta.

Trong những năm gần đây, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật

nhằm phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) cho ngư dân biển, chẳng hạn, Luật

phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012, đề án “Tăng cường phổ biến, giáo dục pháp

luật cho cán bộ, nhân dân vùng biên giới, hải đảo giai đoạn 2013-2016” kéo dài đến

năm 2021 (một trong 7 đề án được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 409/QĐ-

TTg ngày 9/4/2012 ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-

KL/TW ngày 19/4/2011 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường

sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức

chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân). Những chương trình, kế hoạch, đề án

cùng với các văn bản pháp quy liên quan đã tạo cơ sở pháp lý cho công tác

PBGDPL cho ngư dân biển, góp phần vào công tác xây dựng Nhà nước pháp quyền,

nâng cao tri thức, hiểu biết pháp luật của ngư dân biển, giúp ngư dân biển hình

thành thái độ, hành vi và ứng xử phù hợp với chuẩn mực pháp luật

pdf 277 trang kiennguyen 20/08/2022 5620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển ở Việt Nam hiện nay

Luận án Phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển ở Việt Nam hiện nay
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 
LÝ NAM HẢI 
PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT 
CHO NGƯ DÂN BIỂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
Chuyên ngành : Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật 
Mã số : 9380106 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC 
Người hướng dẫn khoa học: 
1. TS. NGUYỄN VĂN NĂM 
2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ HỒI 
 HÀ NỘI - 2021 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu 
nêu trong luận án là trung thực, do bản thân tôi tìm hiểu và điều tra. Những 
kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kì công 
trình nào khác. 
TÁC GIẢ LUẬN ÁN 
Lý Nam Hải 
MỤC LỤC 
Trang 
Trang phụ bìa 
Lời cam đoan 
Mục lục 
Danh mục chữ viết tắt 
Danh mục các bảng biểu 
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu .................................................................... 1 
2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................... 3 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 4 
4. Phương pháp nghiên cứu ..................................................................................... 4 
5. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và những điểm mới của luận án ............................. 5 
6. Kết cấu của luận án .............................................................................................. 6 
Chương 1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐỀ TÀI VÀ 
NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU ............................................. 7 
1.1. Tình hình nghiên cứu các vấn đề của đề tài ................................................. 7 
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận về phổ biến giáo dục pháp luật cho ngư dân biển ... 7 
1.1.2. Tình hình nghiên cứu thực trạng về phổ biến giáo dục pháp luật cho ngư 
dân biển .............................................................................................................. 20 
1.1.3. Tình hình nghiên cứu về quan điểm và giải pháp tăng cường phổ biến 
giáo dục pháp luật cho ngư dân biển .................................................................. 23 
1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu các vấn đề của đề tài luận án và những 
vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu ........................................................................... 26 
1.2.1. Nhận xét về tình hình nghiên cứu các vấn đề của đề tài luận án ............. 26 
1.2.2. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu ........................................ 27 
1.3. Giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ............................................ 28 
1.3.1. Giả thuyết nghiên cứu .............................................................................. 28 
1.3.2. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................... 28 
Kết luận Chương 1 .................................................................................................... 29 
Chương 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP 
LUẬT CHO NGƯ DÂN BIỂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................ 30 
2.1. Ngư dân biển Việt Nam và sự cần thiết phải phổ biến, giáo dục pháp luật 
cho ngư dân biển ở Việt Nam ............................................................................. 30 
2.1.1. Khái niệm ngư dân biển ........................................................................... 30 
2.1.2. Điều kiện sinh nghiệp của ngư dân biển ở Việt Nam .............................. 31 
2.1.3. Sự cần thiết phải phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển ở Việt 
Nam hiện nay ...................................................................................................... 36 
2.2. Khái niệm, mục đích phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển ở 
Việt Nam hiện nay ............................................................................................... 43 
2.2.1. Khái niệm phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển ở Việt Nam 
hiện nay .............................................................................................................. 43 
2.2.2. Mục đích của phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển ở Việt Nam 
hiện nay .............................................................................................................. 50 
2.3. Chủ thể, nội dung, phương thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư 
dân biển ở Việt Nam hiện nay ............................................................................ 53 
2.3.1. Chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển .......................... 53 
2.3.2. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển ........................ 57 
2.3.3. Phương thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển .................. 62 
2.4. Kết quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển ở Việt Nam ...... 65 
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển 
ở Việt Nam ............................................................................................................ 68 
2.5.1. Điều kiện kinh tế, xã hội, nghề nghiệp, trình độ nhận thức, phong tục tập 
quán của ngư dân biển. ....................................................................................... 68 
2.5.2. Điều kiện chính trị của đất nước; đường lối, chính sách của Đảng ......... 73 
2.5.3. Bộ máy, nhân sự làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển ... 75 
2.5.4. Hệ thống thể chế về phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển ....... 78 
2.5.5. Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, kinh phí cho công tác phổ biến giáo 
dục pháp luật cho ngư dân biển .......................................................................... 79 
2.6. Kinh nghiệm phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển tại một số nước 
trên thế giới ............................................................................................................ 80 
2.6.1. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển tại Trung Quốc .............. 80 
2.6.2. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển tại Indonesia .................. 83 
2.6.3. Phổ biến giáo dục pháp luật cho ngư dân biển tại Philippines ................. 85 
2.6.4. Phổ biến giáo dục pháp luật cho ngư dân biển tại Thái Lan, Singapore ...... 88 
Kết luận Chương 2 .................................................................................................... 92 
Chương 3. THỰC TRẠNG PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯ 
DÂN BIỂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ NGUYÊN NHÂN ........................... 94 
3.1. Thực trạng cơ sở pháp lý của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho 
ngư dân biển ......................................................................................................... 94 
3.2. Thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển ................... 100 
3.2.1. Thực trạng chủ thể phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển ....... 100 
3.2.2. Thực trạng nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển trong 
thực tế ............................................................................................................... 118 
3.2.3. Thực trạng phương thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển 
trong thực tế ...................................................................................................... 123 
3.2.4. Thực trạng kết quả phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển ....... 130 
3.3. Nguyên nhân của thực trạng phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển ..... 137 
3.3.1 Nguyên nhân của ưu điểm, thành tựu ...................................................... 137 
3.3.2. Nguyên nhân của hạn chế ....................................................................... 138 
Kết luận Chương 3 .................................................................................................. 145 
Chương 4. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHỔ BIẾN, GIÁO 
DỤC PHÁP LUẬT CHO NGƯ DÂN BIỂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ......... 147 
4.1. Quan điểm tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển ở 
Việt Nam hiện nay ............................................................................................. 147 
4.1.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phổ biến, giáo dục 
pháp luật cho ngư dân biển ............................................................................... 147 
4.1.2. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển cần được tiến hành lồng 
ghép với giáo dục quốc phòng, với chiến lược phát triển kinh tế biển và bảo vệ 
tài nguyên, môi trường biển ............................................................................. 148 
4.1.3. Phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển cần được tiến hành kiên 
trì, thường xuyên, có trọng tâm, trọng điểm .................................................... 149 
4.1.4. Nội dung, phương thức phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển 
phải phù hợp với đặc thù của từng nhóm ngư dân biển ................................... 150 
4.2. Giải pháp tăng cường phổ biến, giáo dục pháp luật cho ngư dân biển ở 
Việt Nam hiện nay ............................................................................................. 150 
4.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức ................................................................. 150 
4.2.2. Nhóm giải pháp về thể chế ..................................................................... 153 
4.2.3. Nhóm giải pháp về bộ máy làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho 
ngư dân biển ..................................................................................................... 159 
4.2.4. Nhóm giải pháp về nội dung, phương thức phổ biến, giáo dục pháp luật 
cho ngư dân biển .............................................................................................. 163 
4.2.5. Nhóm giải pháp về các yếu tố bảo đảm cho hoạt động phổ biến, giáo dục 
pháp luật cho ngư dân biển ............................................................................... 170 
Kết luận Chương 4 .................................................................................................. 176 
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 177 
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 179 
PHỤ LỤC 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
BCV : Báo cáo viên 
BĐBP : Bộ đội Biên phòng 
BQP : Bộ Quốc phòng 
BTP : Bộ Tư pháp 
CBCC : Cán bộ, công chức 
HĐND : Hội đồng nhân dân 
HĐPHPBGDPL : Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật 
PHPBGDPL : Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật 
PBGDPL : Phổ biến, giáo dục pháp luật 
QPPL : Quy phạm pháp luật 
TTV : Tuyên truyền viên 
UBND : Ủy ban nhân dân 
XHCN : Xã hội chủ nghĩa 
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 
Biểu đồ 1. Cơ quan của ông (bà), anh (chị) có thường phối hợp với các cơ quan, 
đơn vị cấp cơ sở, đơn vị phối hợp hoặc liên ngành để phổ biển, giáo dục pháp luật 
cho ngư dân biển không? (P ... h tự giải quyết hồ sơ 
của ông được thực hiện như thế nào? 
5. Khi tiến hành kiểm tra công ty K trong việc thực hiện các hoạt động nhận 
chìm ở biển. Đoàn kiểm tra phát hiện công ty K sau 4 tháng, kể từ thời điểm được 
phép nhận chìm ở biển đã không tiến hành hoạt động nhận chìm nên đã lập biên 
bản. Sau đó, công ty K nhận được Quyết định thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển. 
Anh D, nhân viên công ty K hỏi: Công ty K bị thu hồi Giấy phép nhận chìm ở biển 
vì lý do nêu trên có đúng quy định của pháp luật không? 
6. Đề nghị cho biết quy định của pháp luật về phối hợp quản lý, thực hiện 
hoạt động điều tra cơ bản về tài nguyên, môi trường biển và hải đảo? 
7. Pháp luật quy định như thế nào về phối hợp trong việc thiết lập hệ thống 
quan trắc, giám sát tổng hợp về tài nguyên, môi trưởng biển và hải đảo; xây dựng hệ 
thống thông tin, cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo? 
8. Đề nghị cho biết quy định của pháp luật về phối hợp tuyên truyền về biển 
và hải đảo; phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ 
môi trường biển và hải đảo? 
9. Pháp luật quy định như thế nào về phối hợp hợp tác quốc tế về quản lý 
tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo? 
P.72 
10. Tàu của ông Toàn đang hoạt động đánh cá trên vùng biển Việt Nam thì 
phát hiện một tàu bị đắm chìm có chứa nhiều đồ cổ. Xin hỏi, ông Toàn có thế tự 
mình tiến hành trục vớt số đồ cổ này không? 
11. Chị Hoa đi thăm người thân đang sinh sống ở khu vực biên giới biển và có 
dự định ở lại đó khoảng vài ngày. Chị Hoa được người than hướng dẫn phải làm thủ 
tục đăng ký lưu trí tại Công an xã. Chị Hoa cho rằng, chị chỉ ở đó vài ngày mà phải 
đăng ký lưu trú thì quá phức tạp. Người thân của chị Hoa hướng dẫn như vậy có 
đúng với quy định của pháp luật không? 
12. Người điều khiển phương tiện đường thủy, đường bộ, đường hàng không 
khi hoạt động trong khu vực biên giới biển phải mang theo các loại giấy tờ gì? 
13. Người nước ngoài thường trú, tạm trú ở Việt Nam khi đến khu vực biên 
giới biển hoặc đến các đảo, quần đảo của Viêt Nam cần phải mang theo giấy tờ gì? 
14. Tàu thuyền nước ngoài hoạt động trong khu vực biên giới biển Việt Nam 
phải có giấy tờ gì? Nghĩa vụ của tàu thuyền nước ngoài chạy bằng năng lượng hạt 
nhân, chuyên chở chất phóng xạ, chất độc hại, nguy hiểm khi đi trong lãnh hải Việt 
Nam được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? 
15. Anh Hoàng Trung Thật, hỏi: Hoạt động diễn tập tìm kiếm, cứu nạn trong 
khu vực biên giới biển Việt Nam cần phải thông báo cho cơ quan có thẩm quyền 
nào? Thời hạn thông báo là bao nhiêu ngày? 
16. Người, phương tiện Việt Nam; người, phương tiện nước ngoài khi tiến 
hành hoạt động thăm dò, nghiên cứu khoa học, khảo sát về địa chất, khoáng sản, tài 
nguyên, nguồn lợi thủy sản, hải sản trong khu vực biên giới biển phải có các loại 
giấy tờ gì? 
17. Chị Hai có người thân bị thương trong khi tham gia hoạt động tìm kiếm, 
cứu nạn do bão gây ra trong khu vực biên giới biển. Trong trường hợp này, người 
thân của chị Hai có được hưởng chế độ, chính sách gì không? 
18. Việc xử lý vi phạm pháp luật trong khu vực biên giới biển được pháp luật 
quy định như thế nào? 
19. Đề nghị cho biết quy định của pháp luật Việt Nam về thực hiện quyền truy 
đuổi của lực lượng tuần tra, kiểm soát trong khu vực biên giới biển Việt Nam? 
20. Ông Daniel, đang làm việc cho một tổ chức nghiên cứu khoa học về biển, 
hỏi: Việc cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam được thể hiện 
bằng hình thức gì? Thời hạn cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt 
P.73 
Nam là bao nhiêu năm? Nếu hết thời hạn cấp phép thì có được gia hạn không? 
Trường hợp thời hạn gia hạn đã hết nhưng hoạt động nghiên cứu chưa hoàn thành 
mà tổ chức, cá nhân nước ngoài có nhu cầu tiếp tục nghiên cứu thì tổ chức, cá nhân 
nước ngoài phải làm gì? 
21. Pháp luật quy định như thế nào về hợp tác nghiên cứu khoa học trong 
vùng biển Việt Nam? 
22. Hồ sơ đề nghị cấp, cấp lại quyết định nghiên cứu khoa học trong vùng 
biển Việt Nam gồm những văn bản giấy tờ gì? 
23. Ông Henry, quốc tịch Mỹ, hỏi: Ông có thể gửi Hồ sơ đề nghị cấp phép 
nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam đến cơ quan có thẩm quyền Việt 
Nam bằng phương thức nào? 
24. Trong trường hợp nào thì quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học trong 
vùng biển Việt Nam được xem xét sửa đổi, bổ sung? Việc sửa đổi, bổ sung có phải 
đáp ứng yêu cầu gì không và được thể hiện bằng hình thức nào? 
25. Việc gia hạn quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học trong vùng biển 
Việt Nam chỉ được xem xét khi đáp ứng các yêu cầu gì? 
26. Việc thẩm định cấp phép, sửa đổi, bổ sung, gia hạn quyết định cấp phép 
nghiên cứu khoa học trong vùng biển Việt Nam được thực hiện theo quy định nào? 
27. Bà Lê Thị Lam, đề nghị cho biết quy định của pháp luật về việc đình chỉ 
quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học được thực hiện theo trình tự nào? 
28. Sau khi nhận được Quyết định đình chỉ quyết định cấp phép nghiên cứu 
khoa học. Ông Tommy đã chấm dứt các hành vi vi phạm và đã hoàn thành việc bồi 
thường thiệt hại, phục hồi môi trường cho tổ chức, cá nhân có liên quan, Vậy, trong 
trường hợp này, ông Tommy đã đáp ứng các điều kiện được tiếp tục hoạt động 
nghiên cứu khoa học chưa? Việc tiếp tục thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học 
sau khi bị đình chỉ được thực hiện theo trình tự nào? 
29. Chị Cao Thị Mến, hỏi: Quyết định cấp phép nghiên cứu khoa học bị đình 
chỉ nhưng tổ chức, cá nhân nước ngoài không thực hiện theo các yêu cầu theo quyết 
định đình chỉ này thì có bị thu hồi không? Nếu có thì việc thu hồi được thực hiện 
theo trình tự nào? 
30. Bà Phan Thị Liên, đang công tác tại Sở Q, hỏi: Pháp luật quy định như thế 
nào về trách nhiệm cung cấp dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo của cơ 
quan, tổ chức, cá nhân? Văn bản cung cấp dữ liệu có cần nêu rõ về nguồn gốc của 
P.74 
dữ liệu không? Việc cung cấp dữ liệu được thực hiện bằng hình thức nào? Thời hạn 
cung cấp dữ liệu? Việc kết nối, chia sẽ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu thực hiện như 
thế nào? 
31. Chị Minh được Sở Tài nguyên và Môi trường bố trí làm công tác lưu trữ 
cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo. Chị Minh phải thực hiện lưu 
trữ theo quy định nào? Dữ liệu sao lưu hàng tháng phải được lưu trữ tối thiểu bao 
nhiêu năm? 
32. Cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được khai thác và sử 
dụng dựa trên nguyên tắc nào? 
33. Để phục vụ cho việc nghiên cứu khoa học của mình, Bà Tào Thị Thân có 
thể khai thác cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo thông qua hình 
thức hợp đồng hoặc qua mạng điện tử có được không? Nếu được thì việc khai thác 
và sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo bằng hai hình thức 
này được thực hiện như thế nào? 
34. Đề nghị cho biết quyền và trách nhiệm cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu tài 
nguyên, môi trường biển và hải đảo? 
35. Bà Lê Xuân Thu, hỏi: Khi khai thác và sử dụng cơ sở dữ liệu tài nguyên, 
môi trường biển và hải đảo, tôi có được quyền khiếu nại khi bị vi phạm quyền khai 
thác và sử dụng cơ sở dữ liệu của mình hay không? 
36. Trong trường hợp nào thì được miễn thu phí khai thác và sử dụng dữ liệu 
tài nguyên, môi trường biển và hải đảo? 
37. Anh Nguyễn Công Huy, kế toán Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện 
H, hỏi: Việc kê khai, nộp phì khai thác và sử dụng dữ liệu tài nguyên, môi trường 
biển và hải đảo được thực hiện vào thời gian nào của tháng? 
38. Cơ quan anh Tùng có tổ chức thu phí khai thác và sử dụng dữ liệu tài 
nguyên, môi trường biển và hải đảo. Vậy, cơ quan anh Tùng có được trích để lại 
một phần phí thu được không? Nếu được thì phần phí được trích lại là bao nhiêu? 
39. Tàu anh Thanh có treo Quốc kỳ Việt Nam. Tuy nhiên, vừa qua, cơ quan 
chức năng vẫn xử phạt hành chính 3.000.000 đồng đối với tàu của anh Thanh do 
treo Quốc kỳ Việt Nam không đúng quy định. Việc xử phạt này có đúng không? 
Tàu thuyền Việt Nam phải treo Quốc kỳ Việt Nam như thế nào? 
P.75 
40. Đề nghị cho biết thế nào là hành vi xâm phạm vùng biển, đảo và thềm lục 
địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? 
41. Nghiên cứu khoa học biển phải tuân thủ quy định gì? Trường hợp vi phạm 
các quy định về điều tra, thăm dò và nghiên cứu khoa học trên các vùng biển, đảo 
và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị xử phạt như 
thế nào? 
42. Hành vi xâm phạm vùng biển, đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã 
hội chủ nghĩa Việt Nam để hoạt động du lịch bị xử phạt bao nhiêu tiền? 
43. Trong quá trình khai thác thủy sản ở biển, anh Sung phát hiện tàu thuyền 
của ngư dân nước ngoài xâm phạm và vùng biển nước ta để khai thác thủy sản. Anh 
Sung đề nghị cho biết, hành vi này bị xử phạt tiền như thế nào? 
44. Tàu cá của anh Bình hoạt động khai thác thủy sản trên biển đang ở trạng 
thái dừng thì đột nhiên thay đổi tốc độ đột ngột làm cho các phương tiện giao thông 
trên biển phải thay đổi tốc độ, thay đổi hướng đi. Hành vi này có phải là hành vi gây 
cản trở hoạt động giao thông hàng hải không và bị xử phạt như thế nào? 
45. Pháp luật quy định xử phạt như thế nào đối với hành vi vận chuyển, mua 
bán, trao đổi, sang mạn hàng hóa không có giấy tờ, không đầy đủ giấy tờ chứng 
minh tính hợp pháp của hàng hóa hoặc đối với hàng hóa kinh doanh, vận chuyển có 
điều kiện mà tại thời điểm kiểm tra, không có hoặc không đầy đủ giấy tờ đi liền, 
kèm theo để chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa đó? 
46. Anh Phú đóng mới tàu biển, anh hỏi: Điều kiện để đăng ký tàu biển là gì? 
Nếu chưa được cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển mà đã khai thác thì bị xử phạt 
hành chính không? 
47. Qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện tàu biển của anh Quý sử dụng 
giấy chứng nhận, tài liệu của tàu thuyền khác và đã lập biên bản xử phạt về hành vi 
này. Anh Quý đề nghị cho biết mức xử phạt là bao nhiêu tiền? 
48. Tàu PQ là tàu chở khách nhưng không có giấy chứng nhận bảo hiểm trách 
nhiệm dân sự của chủ tàu đối với hành khách. Hành vi này bị xử phạt với mức phạt tiền 
bao nhiêu và pháp luật quy định nghĩa vụ, quyền của người vận chuyển như thế nào? 
49. Hành vi vi phạm quy định về chứng chỉ chuyên môn của thuyền viên, sổ 
thuyền viên và hộ chiếu thuyền viên thì bị xử phạt như thế nào? 
P.76 
50. Pháp luật quy định xử phạt như thế nào đối với hành vi vi phạm quy định 
về an toàn sinh mạng trên tàu biển? 
51. Qua kiểm tra của cơ quan chức năng, tàu biển PN có trang thiết bị phòng, 
chống cháy, nổ nhưng không sử dụng được. Hành vi này bị xử phạt bao nhiêu tiền? 
Pháp luật quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về an toàn phòng, 
chống cháy, nổ đối với tàu biển như thế nào? 
52. Hành vi vi phạm quy định về trục vớt tài sản chìm đắm trên các vùng biển, 
đảo và thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bị xử phạt như 
thế nào? 
53. Tàu thuyền vi phạm quy định về bảo vệ môi trường biển bị phạt hành 
chính với mức phạt tiền bao nhiêu? 
P.77 
Phụ lục 11 
MỘT HÌNH ẢNH PHỔ BIẾN GIÁO DỤC CHO DÂN BIỂN TẠI 
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ DO TÁC GIẢ ĐỀ TÀI THỰC HIỆN 
P.78 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_pho_bien_giao_duc_phap_luat_cho_ngu_dan_bien_o_viet.pdf
  • pdfABSTRACT-LY-NAM-HAI.pdf
  • pdfNew-points-of-Dissertation.pdf
  • pdfNhững điểm mới của luận án.pdf
  • pdfTÓM TẮT LA LY NAM HAI 13.8.21 HOÀN THIỆN (1) BIA DO.pdf