Luận án Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại quần thể di tích cố đô Huế

1.1. Cùng với chiều dài thời gian lịch sử nghệ thuật của dân tộc, thời kỳ

các chúa và vua Nguyễn cũng đã có nhiều đóng góp về lĩnh vực văn hoá nghệ

thuật. Trong đó, nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng được xem là một

trong những điểm nhấn khá tiêu biểu cùng với các chất liệu đương thời khác

như gỗ, đá, khảm sành sứ, nề đắp nổi. Giá trị nghệ thuật trang trí trên đồ đồng

ở Huế càng được khẳng định hơn khi Quần thể di tích Cố đô Huế

(QTDTCĐH) vinh dự được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới

vào năm 1993 và 4 bộ di vật đồ đồng tiêu biểu ở Huế đã được công nhận là

bảo vật quốc gia Việt Nam. Qua đó phần nào cho thấy các giá trị về văn hoá

và thẩm mỹ thời kỳ các chúa và vua Nguyễn đã được nhìn nhận và đánh giá

rõ nét hơn trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam, đây cũng là tiền đề đặt ra của

NCS trong việc xác định hướng nghiên cứu luận án của mình.

1.2. Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu ở Huế trong

suốt chiều dài lịch sử 9 đời chúa và 13 triều vua Nguyễn đã đạt được những

giá trị cơ bản về ngôn ngữ, bố cục, kiểu thức trang trí Đây là một chất liệu

gắn bó với các giai đoạn văn hóa lịch sử cũng như sự tồn vong của mỗi triều

đại, chất liệu này luôn được chọn lựa bởi tính trường tồn với thời gian, đồng

thời qua đó còn thể hiện được tính biểu trưng của thời đại, khẳng định uy

quyền thời kỳ đầu Nguyễn qua 11 chiếc vạc đồng thời các chúa Nguyễn, sự

công phu tỉ mỷ qua từng đường nét, mảng chạm khắc trên những phường môn

bằng đồng tại các công trình lăng tẩm và trước điện Thái Hoà hay trên 9 chiếc

đỉnh đồng (Cửu Đỉnh) và 9 khẩu súng thần công (Cửu vị thần công) và các

công trình tín ngưỡng tôn giáo như Đại Hồng Chung và khánh đồng ở chùa

Thiên Mụ, chùa Thiền Tôn. Sự kế thừa kỹ thuật và phong cách đúc đồng của

các làng nghề ở Bắc Bộ thế kỷ XVII - XVIII, kỹ thuật đúc và chế tác với các2

nước phương Tây thông qua các kiểu thức, hoa văn và biểu tượng trang trí.

Bên cạnh đó, số lượng di vật đồ đồng thời kỳ này còn lại hiện nay khá phong

phú và đa dạng, vì vậy về cơ bản nghệ thuật trang trí trên đồ đồng thời kỳ này

là một hướng nghiên cứu có cơ sở, dung lượng đầy đủ để tiến hành thực hiện

luận án tiến sĩ nghệ thuật học.

pdf 280 trang kiennguyen 20/08/2022 3660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại quần thể di tích cố đô Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại quần thể di tích cố đô Huế

Luận án Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại quần thể di tích cố đô Huế
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH 
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM 
------------------------------------ 
Phan Lê Chung 
NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ 
 TRÊN CÁC DI VẬT ĐỒ ĐỒNG TIÊU BIỂU 
TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT 
Hà Nội - 2021 
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH 
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM 
------------------------------------ 
Phan Lê Chung 
NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ 
 TRÊN CÁC DI VẬT ĐỒ ĐỒNG TIÊU BIỂU 
TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ 
Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử mỹ thuật 
 Mã số: 9210101 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT 
 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 
 GS.TS TRƯƠNG QUỐC BÌNH 
Hà Nội - 2021 
PGS VĨNH PHỐI 
i 
LỜI CAM ĐOAN 
 Tôi xin cam đoan luận án tiến sĩ Nghệ thuật trang trí trên các di vật 
đồ đồng tiêu biểu tại Quần thể di tích Cố đô Huế là do cá nhân tôi thực hiện. 
Đây là công trình được đúc rút từ các nhận định khoa học của bản thân cũng 
như sự hỗ trợ của người hướng dẫn khoa học cố PGS.Vĩnh Phối và GS.TS 
Trương Quốc Bình. Các nội dung trích dẫn trong luận án đều được tôi trích 
chính xác nguồn dẫn. Tôi xin cam đoan nội dung trên là hoàn toàn trung thực 
và tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật và cơ sở đào tạo về những nội 
dung trên. 
Hà Nội, ngày tháng năm 2021 
Nghiên cứu sinh 
Phan Lê Chung 
ii 
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN ....................................................................................................... i 
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. iii 
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1 
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU , CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI 
QUÁT ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 14 
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 14 
1.2. Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 28 
1.3. Sự tác động bối cảnh văn hoá xã hội và khái quát đối tượng nghiên 
cứu....41 
Chương 2. NHẬN DIỆN NGHỆ THUẬT TRANG TRÍ TRÊN CÁC DI VẬT ĐỒ 
ĐỒNG TIÊU BIỂU TẠI QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ ............................... 70 
2.1. Đặc điểm nghệ thuật trang trí trên các nhóm di vật đồ đồng tiêu biểu tại Quần 
thể di tích Cố đô Huế ................................................................................................ 70 
2.2. Đề tài, kiểu thức và thủ pháp trong nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng 
tiêu biểu tại Quần thể di tích Cố đô Huế ................................................................... 85 
2.3. Ngôn ngữ biểu đạt nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại 
Quần thể di tích Cố đô Huế.108 
Chương 3. BÀN LUẬN NHỮNG ĐẶC TRƯNG VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ 
THUẬT TRANG TRÍ TRÊN CÁC DI VẬT ĐỒ ĐỒNG TIÊU BIỂU TẠI 
QUẦN THỂ DI TÍCH CỐ ĐÔ HUẾ.124 
3.1. Đặc trưng nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại Quần thể di 
tích Cố đô Huế ........................................................................................................ 124 
3.2. Những giá trị của nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại Quần 
thể di tích Cố đô Huế .............................................................................................. 141 
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 161 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ........................ 163 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 164 
PHỤ LỤC......176 
iii 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ 
B.A.V.H Bulletin des Amis du Vieux Hue 
CVCĐ Cổ vật cung đình 
CVCĐH Cổ vật cung đình Huế 
H Hình 
NCS Nghiên cứu sinh 
Nxb Nhà xuất bản 
PL Phụ lục 
QTDTCĐH Quần thể di tích Cố đô Huế 
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh 
tr Trang 
1 
MỞ ĐẦU 
 1. Lý do chọn đề tài 
 1.1. Cùng với chiều dài thời gian lịch sử nghệ thuật của dân tộc, thời kỳ 
các chúa và vua Nguyễn cũng đã có nhiều đóng góp về lĩnh vực văn hoá nghệ 
thuật. Trong đó, nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng được xem là một 
trong những điểm nhấn khá tiêu biểu cùng với các chất liệu đương thời khác 
như gỗ, đá, khảm sành sứ, nề đắp nổi. Giá trị nghệ thuật trang trí trên đồ đồng 
ở Huế càng được khẳng định hơn khi Quần thể di tích Cố đô Huế 
(QTDTCĐH) vinh dự được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới 
vào năm 1993 và 4 bộ di vật đồ đồng tiêu biểu ở Huế đã được công nhận là 
bảo vật quốc gia Việt Nam. Qua đó phần nào cho thấy các giá trị về văn hoá 
và thẩm mỹ thời kỳ các chúa và vua Nguyễn đã được nhìn nhận và đánh giá 
rõ nét hơn trong lịch sử nghệ thuật Việt Nam, đây cũng là tiền đề đặt ra của 
NCS trong việc xác định hướng nghiên cứu luận án của mình. 
1.2. Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu ở Huế trong 
suốt chiều dài lịch sử 9 đời chúa và 13 triều vua Nguyễn đã đạt được những 
giá trị cơ bản về ngôn ngữ, bố cục, kiểu thức trang trí Đây là một chất liệu 
gắn bó với các giai đoạn văn hóa lịch sử cũng như sự tồn vong của mỗi triều 
đại, chất liệu này luôn được chọn lựa bởi tính trường tồn với thời gian, đồng 
thời qua đó còn thể hiện được tính biểu trưng của thời đại, khẳng định uy 
quyền thời kỳ đầu Nguyễn qua 11 chiếc vạc đồng thời các chúa Nguyễn, sự 
công phu tỉ mỷ qua từng đường nét, mảng chạm khắc trên những phường môn 
bằng đồng tại các công trình lăng tẩm và trước điện Thái Hoà hay trên 9 chiếc 
đỉnh đồng (Cửu Đỉnh) và 9 khẩu súng thần công (Cửu vị thần công) và các 
công trình tín ngưỡng tôn giáo như Đại Hồng Chung và khánh đồng ở chùa 
Thiên Mụ, chùa Thiền Tôn... Sự kế thừa kỹ thuật và phong cách đúc đồng của 
các làng nghề ở Bắc Bộ thế kỷ XVII - XVIII, kỹ thuật đúc và chế tác với các 
2 
nước phương Tây thông qua các kiểu thức, hoa văn và biểu tượng trang trí. 
Bên cạnh đó, số lượng di vật đồ đồng thời kỳ này còn lại hiện nay khá phong 
phú và đa dạng, vì vậy về cơ bản nghệ thuật trang trí trên đồ đồng thời kỳ này 
là một hướng nghiên cứu có cơ sở, dung lượng đầy đủ để tiến hành thực hiện 
luận án tiến sĩ nghệ thuật học. 
1.3. Đề cập đến các di vật đồ đồng tiêu biểu tại QTDTCĐH, đến nay 
cũng đã có một số tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước đặt vấn đề hoặc 
bàn luận, song phần lớn cũng chỉ mới dừng lại ở việc mô tả thông tin về văn 
hoá và sử liệu, lĩnh vực về nghệ thuật trang trí vẫn đang là một “khoảng 
trống” còn bỏ ngỏ, vì vậy hướng đi của luận án mong muốn được làm sáng tỏ 
hơn dưới góc độ này. 
1.4. Bản thân NCS hiện đang sinh sống và làm việc tại thành phố Huế, 
trong quá trình công tác cũng có nhiều trăn trở đối với hướng nghiên cứu về 
nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại QTDTCĐH đây được 
xem là một điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận khảo sát, nghiên cứu các di 
vật tại các khu vực di tích tại Huế. Và trong quá trình nghiên cứu, khảo sát 
của mình NCS đã lựa chọn các di vật đồ đồng tiêu biểu thời các chúa và vua 
Nguyễn làm hướng đi cho luận án của mình. 
Từ những nhận định đó, NCS đã quyết định chọn đề tài Nghệ thuật 
trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại Quần thể di tích Cố đô Huế là 
hướng nghiên cứu để thực hiện luận án tiến sĩ nghệ thuật học của mình. Việc 
nghiên cứu và đưa ra những tính mới của luận án sẽ khai thác các khoảng 
trống còn bỏ ngỏ, từ đó tôn vinh những giá trị nghệ thuật của các thế hệ đi 
trước, góp phần gìn giữ những vẻ đẹp truyền thống mỹ thuật cổ trong dòng 
chảy nghệ thuật dân tộc. 
3 
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 
2.1. Mục đích nghiên cứu 
Luận án nghiên cứu nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu 
ở Huế, qua đó đưa ra các đánh giá, nhận định trên các cơ sở khoa học về những 
đặc trưng và giá trị nghệ thuật trang trí trên đồ đồng tại QTDTCĐH. 
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 
- Nghiên cứu, đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu, những cơ sở 
lý luận và khái quát sự tác động của các yếu tố văn hoá, lịch sử, nghệ thuật 
liên quan đến đề tài, kiểu thức và đồ án của nghệ thuật trang trí trên các di vật 
đồ đồng tiêu biểu tại QTDTCĐH. 
 - Nghiên cứu những đặc trưng của ngôn ngữ trang trí như: bố cục, nhịp 
điệu, hình mảng, đường nét. Làm rõ mối liên hệ trong quá trình giao thoa và 
tiếp biến văn hoá trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại Huế trong bình diện 
chung của nghệ thuật đồ đồng Việt Nam. 
- Nghiên cứu những giá trị nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng 
tiêu biểu tại QTDTCĐH. 
- Nghiên cứu mối tương quan của đồ đồng tiêu biểu qua các thời kỳ 
phát triển. 
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
 3.1. Đối tượng nghiên cứu 
 Đối tượng nghiên cứu của luận án là Nghệ thuật trang trí trên các di vật 
đồ đồng tiêu biểu tại QTDTCĐH. Chính vì vậy luận án tập trung nghiên cứu 
và làm rõ các đặc điểm trang trí, kiểu thức biểu đạt và đề tài trang trí trên các 
di vật (cổ vật) tiêu biểu thời các chúa và vua Nguyễn tại QTDTCĐH. Bên 
cạnh đó, luận án đi sâu khai thác những yếu tố về các giá trị thẩm mỹ để làm 
rõ hơn truyền thống đúc đồng của người Việt đã được phát huy trong quá 
4 
trình Nam tiến và được phát triển mạnh mẽ trong bối cảnh Huế được chọn là 
kinh đô của triều Nguyễn. 
3.2. Phạm vi nghiên cứu 
 Phạm vi thời gian: Luận án xác định phạm vi thời gian bao gồm giai 
đoạn các chúa Nguyễn và các vua Nguyễn (từ 1558 - 1945), trong đó giữa hai 
thời kỳ này có thời kỳ Tây Sơn tại Phú Xuân (1788 - 1801), tuy nhiên do thời 
gian quá ngắn và diễn ra trong thời điểm lịch sử chiến tranh liên tục, vì vậy 
chưa để lại dấu ấn về phong cách nghệ thuật nói chung và nghệ thuật trên đồ 
đồng nói riêng, phần lớn các đặc điểm trang trí thời kỳ này có nhiều nét tương 
đồng với thời các chúa Nguyễn. Chính vì vậy NCS xếp phong cách trang trí 
thời kỳ này vào phạm vi thời hậu các chúa Nguyễn, phạm vi nghiên cứu được 
xác định từ năm 1558 đến năm 1945. 
Phạm vi không gian: tại Quần thể di tích Cố đô Huế và một số khu vực 
có liên quan đến luận án thuộc địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. 
 Phạm vi đối tượng: các di vật đồ đồng tiêu biểu. 
 Tổng quan phạm vi khảo sát thực tế để thực hiện luận án: Những địa 
điểm được liệt kê dưới đây là những nơi mà NCS đã trực tiếp khảo sát, ghi 
chép và đảm bảo đủ các nguồn ảnh tư liệu phục vụ cho các minh họa và phụ 
lục của luận án. 
+ Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế 
Được thành lập vào năm 1923 với tên ban đầu là Bảo tàng Khải Định 
sau đó được đổi nhiều tên khác như Viện Tàng cổ, Viện Bảo tàng Huế, Bảo 
tàng Cổ vật, Bảo tàng Mỹ thuật Cung đình. Năm 2007 cho đến nay bảo tàng 
này đã chính thức được đổi thành Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Hiện nay 
bảo tàng còn lưu giữ khá nhiều đồ đồng thời các vua Nguyễn và có thể chia 
thành các bộ như: bộ đồ trang trí, đồ t ... ên Mụ 
11.5.1. Khánh đồng tại chùa Thiên Mụ, Huế 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
11.5.2. Trang trí theo lối hoa dây quanh khánh đồng chùa Thiên Mụ, Huế 
Nguồn: NCS thực hiện năm 201 
229 
11.5.3. Nhị thập bát tú (28 vì sao) trên khánh đồng chùa Thiên Mụ, Huế 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
11.5.4. Hoa văn mặt trời và mây mũi mác ở vị trí trọng tâm của chiếc khánh chùa 
Thiên Mụ, Huế. Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
230 
11.6. Nhóm súng đồng (thời chúa Nguyễn) 
11.6.1. Biểu tượng hoa cúc trong trang trí ở nòng súng ở bảo tàng Lịch sử, Thừa 
Thiên Huế. Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
11.6.2. Trang trí ở phần giữa thân súng ở bảo tàng Lịch sử, Thừa Thiên Huế 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
231 
11.6.3. Hoa văn ở phần đuôi súng (phần lớn kỹ thuật chạm khắc nổi) ở bảo tàng 
Lịch sử, Thừa Thiên Huế. Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
11.6.4. Bốn khẩu súng thần công loại trung thời các chúa Nguyễn tại bảo tàng Lịch 
sử Thừa Thiên Huế.Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
11.6.5. Trang trí tạo khối ở phần đuôi súng thần công ở bảo tàng Lịch sử, Thừa 
Thiên Huế. Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
232 
11.7. Nhóm vạc đồng (thời các chúa Nguyễn) 
11.7.1. Không gian trưng bày những chiếc vạc đồng thời các chúa Nguyễn tại Đại Nội 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
11.7.2. Hoa văn trên thân vạc 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
233 
11.7.3. Hoa văn hình chữ Vạn được đóng khung vòng tròn trên vạc đồng năm 1631 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
11.7.4. Hoa văn dạng chấm theo bố cục hình tròn trên vạc đồng năm 1631 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
234 
11.7.5. Vạc đồng thời các chúa Nguyễn 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
11.7.6. Vạc đồng thời các chúa Nguyễn 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
235 
11.7.7. Vạc đồng thời các chúa Nguyễn 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
11.7.8. Vạc đồng thời các chúa Nguyễn 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
236 
11.8. Bộ Cửu đỉnh (Thế Miếu, Đại Nội) 
11.8.1. Cửu đỉnh ở Thế Miếu, Đại Nội 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
11.8.2. Cận cảnh hoa văn trang trí trên Cửu đỉnh 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
237 
11.8.3. Hoa văn mặt trời trên Cao đỉnh (Cửu đỉnh) 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
11.8.4. Biểu tượng mưa trên Huyền đỉnh (Cửu đỉnh) 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
238 
11.9. Bộ Cửu vị thần công (trước cổng Ngọ môn) 
11.9.1. Cận cảnh Cửu vị thần công ở trước Ngọ môn 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
11.9.2. Hoa văn quai và phần giữa thân súng 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
239 
11.9.3. Trang trí hoa văn ở nòng của Cửu vị thần công 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
11.9.4. Trang trí trên quai Cửu vị thần công 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
240 
11.10. Rồng ngồi (Duyệt Thị Đường, Đại Nội) 
11.10.1. Tổng quan cặp rồng ngồi ở Duyệt thị đường, Đại Nội. 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
11.10.2. Mặt nghiêng của con rồng ngồi tại Duyệt thị đường, Đại Nội 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
241 
11.10.3. Mặt chính diện 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
11.10.4. Tổng quan về cặp rồng ngồi tại Duyệt thị đường, Đại Nội 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
242 
11.11. Nhóm Nghê đồng 
11.11.1. Nghê đồng ở lăng Minh Mạng 
11.11.1.1. Mặt nghiêng của nghê đồng tại lăng Minh Mạng 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
11.11.1.2. Không gian trưng bày nghê đồng tại lăng Minh Mạng 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
243 
11.11.1.3. Nắp mở (phía trước ngực) để đưa trầm vào trong nghê đồng 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
11.11.1.4. Thân nghê được đúc rỗng 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
244 
11.11.2. Nghê đồng ở lăng Thiệu Trị 
11.11.2.1. Nghê đồng tại lăng Thiệu Trị 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
11.11.2.2. Nghê đồng tại lăng Thiệu Trị 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
245 
11.11.3. Nghê đồng ở Đại Nội 
11.11.3.1. Nghê đồng tại Thế Miếu, Đại nội 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
11.11.3.2. Hoa văn trang trí ở phần chân 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
246 
11.12. Phường môn bằng đồng 
11.12.1. Phường môn đồng ở trước điện Thái Hoà (Đại Nội) 
11.12.1.1. Nghi môn bằng đồng trước điện Thái Hoà, Đại nội. 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
11.12.1.2. Trang trí đầu rồng được làm nổi trên thân trụ (kết hợp phù điêu và tượng tròn) 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
247 
11.12.2. Nghi môn đồng lăng Minh Mạng 
11.12.2.1. Nghi môn trước phần mộ của vua Minh Mạng 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
11.12.2.2. Nghi môn được sắp xếp theo kiểu tam quan (3 cửa) 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
248 
11.12.3. Nghi môn đồng lăng Thiệu Trị 
11.12.3.1. Nghi môn tại lăng Thiệu Trị 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
11.12.3.2. Đề tài long ẩn vân được trang trí trên hai cột chính ở giữa, hai cột phụ hai 
bên trang trí theo lối mây hoá rồng.Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
249 
PHỤ LỤC 12. HÌNH ẢNH ĐỒ ĐỒNG CÙNG NIÊN ĐẠI VỚI THỜI CÁC 
CHÚA VÀ VUA NGUYỄN TẠI MỘT SỐ BẢO TÀNG TRONG NƯỚC VÀ 
QUỐC TẾ 
12.1. Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế 
12.1.1. Bộ sưu tập đồ đồng thời vua Nguyễn tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
12.1.2. Cận cảnh một số di vật bằng đồng thời vua Nguyễn 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
250 
12.1.3. Bộ sưu tập bằng đồng thời vua Nguyễn 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
12.1.4. Bình vôi bằng đồng thời vua Nguyễn tại bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế 
(kết hợp giữa công năng và trang trí). Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
251 
12.1.5. Kỹ thuật chạm lủng trên di vật đồ đồng thời vua Nguyễn 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
12.1.6. Lò đồng hình con cóc, thời vua Nguyễn tại bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
252 
12.1.7. Chuông đồng thời vua Nguyễn tại bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
12.1.8. Nghê đồng thời vua Nguyễn tại bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
253 
12.1.9. Một số gương đồng Nhật Bản tại bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
12.1.10. Gương đồng Nhật Bản tại bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
254 
12.1.11. Gương đồng Nhật Bản tại bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
12.1.12. Gương đồng Nhật Bản tại bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
255 
12.2. Bảo tàng Phật giáo Đà Nẵng 
12.2.1. Chuông thời Khải Định thứ 8 (1923) tại chùa Từ Vân , Đà Nẵng 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
12.2.2. Khánh đồng thời Thiệu Trị ở chùa Phước Nghiêm, Đà Nẵng 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
256 
12.3. Bảo tàng tỉnh Thanh Hoá 
12.3.1. Một số chuông đồng thời Lê tại bảo tàng tỉnh Thanh Hoá 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
12.3.2. Bàn là đồng thời Lê tại bảo tàng tỉnh Thanh Hoá 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
257 
12.3.3. Trang trí rồng ở vòi và quai ấm 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
12.3.4. Ấm đồng tại bảo tàng tỉnh Thanh Hoá 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
258 
12.4. Bảo tàng Hoàng Long (Thanh Hoá) 
12.4.1. Chuông đồng niên đại Lê Trung Hưng (thế kỷ XVII – XVIII) ở xã Xuân 
Sơn, Huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
259 
12.4.2. Không gian trưng bày đồ đồng thời Đông Sơn tại bảo tàng Hoàng Long, 
Thanh Hoá. Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
12.4.3. Trang trí hình hươu bằng đồng thời Đông Sơn tại bảo tàng Hoàng Long, 
Thanh Hoá. Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
260 
12.4.4. Trang trí chuông đồng thời Đông Sơn tại bảo tàng Hoàng Long, Thanh Hoá. 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
12.4.5. Chum và thạp đồng thời Đông Sơn tại bảo tàng Hoàng Long, Thanh Hoá. 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
261 
12.5. Bảo tàng Lịch sử Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) 
12.5.1. Bộ sưu tập đồ đồng tại bảo tàng Lịch sử Hồ Chí Minh. 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
12.5.2. Nghê đồng (loại nhỏ) tại bảo tàng Lịch sử Hồ Chí Minh 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
262 
12.5.3. Hoa văn trang trí trên cốc bằng đồng 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
12.5.4. Súng thần công thời Lê ở bảo tàng lịch sử TP.HCM 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
263 
12.5.5. Nghiên mực trang trí hình rồng thời Lê ở bảo tàng lịch sử tại TP.HCM 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
12.5.6. Chuông đồng trang trí đầu rồng thời Lê ở bảo tàng lịch sử tại TP.HCM 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
264 
12.5.7. Sách đồng (1865) nội dung vua Tự Đức truy phục chức Phú Bình Công cho 
chú là Hoàng thân Miên Áo (1817 – 1865) ở bảo tàng lịch sử tại TP.Hồ Chí Minh 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
12.5.8. Sách đồng (1879) nội dung vua Tự Đức phong chức Thọ Xuân Quận Vương 
cho chú là Hoàng thân Miên Định (1810 – 1886) ở bảo tàng lịch sử tại TP.HCM 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
265 
12.5.9. Một số di vật đồ đồng thời Tây Sơn ở bảo tàng lịch sử tại TP.Hồ Chí Minh 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
12.5.10. Hoa văn trên ấm đồng thời Tây Sơn ở bảo tàng lịch sử tại TP.Hồ Chí Minh 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
266 
12.5.11. Xông trầm hình voi thời Tây Sơn ở bảo tàng lịch sử tại TP.Hồ Chí Minh 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
12.5.12. Xông trầm hình voi thời Tây Sơn ở bảo tàng lịch sử tại TP.Hồ Chí Minh 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
267 
12.5.13. Trang trí hoa mai trên bát hương bằng đồng 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
12.5.14. Bình vôi bằng đồng 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
268 
12.5.15. Trang trí hoa văn trên các ấm đồng thời Lê thế kỷ XVII - XVIII 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
12.5.16. Trang trí hoa văn trên các ấm đồng thời Lê thế kỷ XVII – XVIII 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
269 
12.5.17. Súng thần công thời vua Nguyễn ở bảo tàng lịch sử tại TP.Hồ Chí Minh 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
12.5.18. Súng thần công thời vua Nguyễn ở bảo tàng lịch sử tại TP.Hồ Chí Minh 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
270 
12.6. Bảo tàng Chiêng Mai, Thái Lan 
12.6.1. Tượng phật Thái Lan tại bảo tàng Chiangmai (Thái Lan) 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
12.6.2. Tượng phật Thái Lan tại bảo tàng Chiangmai (Thái Lan) 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
271 
12.6.3. Hiện vật tại bảo tàng Chiangmai (Thái Lan) 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
12.6.4. Hiện vật tại bảo tàng Chiangmai (Thái Lan) 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2017 
272 
6.7. Bảo tàng Tokyo, Nhật Bản 
12.7.1. Trang trí trên chuông đồng Nhật bản tại bảo tàng Tokyo (Nhật Bản) 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
12.7.2. Hoa văn trên giày đồng Nhật Bản tại bảo tàng Tokyo (Nhật Bản) 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
273 
12.7.3. Trang trí trên gương đồng Nhật bản tại bảo tàng Tokyo (Nhật Bản) 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
12.7.4. Trang trí trên gương đồng Nhật bản tại bảo tàng Tokyo (Nhật Bản) 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
274 
12.7.5. Trang trí trên gương đồng Nhật Bản tại bảo tàng Tokyo (Nhật Bản) 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
12.7.6. Trang trí trên gương đồng Nhật Bản tại bảo tàng Tokyo (Nhật Bản) 
Nguồn: NCS thực hiện năm 2016 
275 
PHỤ LỤC 13. MỘT SỐ ỨNG DỤNG HOA VĂN ĐỒ ĐỒNG TẠI HUẾ 
TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC 
13.1. Ứng dụng hoa văn mỹ thuật Nguyễn trong bài phù điêu gò đồng của sinh viên 
ngành Điêu khắc trường ĐHNT, ĐHH. Nguồn ảnh NCS 
13.2. Ứng dụng hoa văn mỹ thuật Nguyễn trong bài phù điêu gò đồng của sinh viên 
ngành Điêu khắc trường ĐHNT, ĐHH. Nguồn ảnh NCS 
13.3. Ứng dụng hoa văn mỹ thuật Nguyễn trong bài phù điêu gò đồng của sinh viên 
ngành Điêu khắc trường ĐHNT, ĐHH. Nguồn ảnh NCS 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghe_thuat_trang_tri_tren_cac_di_vat_do_dong_tieu_bi.pdf
  • pdftom tat luan an.pdf
  • pdfThong tin tom tat ket luan moi tieng Anh.pdf
  • pdfThong tin tom tat ket luan moi tieng Viet.pdf
  • pdfTrich yeu luan an tieng Anh.pdf
  • pdfTrich yeu luan an tieng Viet.pdf