Luận án Phát triển thương mại trên địa bàn Thành phố Hải Phòng

Hải Phòng - đô thị loại 1 cấp quốc gia là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp, cảng biển lớn nhất của vùng duyên hải Bắc Bộ, là thành phố có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước. Với lợi thế là thành phố có cảng nước sâu, Hải Phòng còn là đầu mối giao thông đường biển quan trọng của các tỉnh thành phía Bắc, đồng thời còn là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh.

Với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, thành phố Hải Phòng luôn được Bộ Chính trị và Chính Phủ quan tâm và đã có những Nghị quyết rất quan trọng về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng, đó là Nghị quyết số 45-NQ/TW, ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 108/NQ-CP, ngày 26/11/2019 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Thành Ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã ban hành Chương trình hành động số 76-CTr/TU ngày 08/7/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy và Công văn số 5092/UBND-TH ngày 21/8/2019 của UBND thành phố về kế hoạch thực hiện cụ thể nghị quyết 45-NQ/TW và Nghị quyết 108/NQ-CP về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Ngoài ra, trước đó Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã có những quyết định rất quan trọng để phát triển kinh tế xã hội thành phố theo hướng ưu tiên phát triển thương mại, dịch vụ, công nghiệp và cảng biển. Với chiến lược đó, UBND Thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định số 1272/QĐ-UBND, ngày 13 tháng 8 năm 2012 về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 26/3/2012 của Ban thường vụ Thành Uỷ Hải Phòng về phát triển thương mại Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 với mục tiêu là: Xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm thương mại, trung tâm xuất nhập khẩu lớn của cả nước, cửa ngõ giao thương với nước ngoài của khu vực phía Bắc. Thương mại, dịch vụ Hải Phòng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, thân thiện với môi trường, đóng góp tích cực vào tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách thành phố; đóng vai trò quan trọng vào quá trình điều tiết, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu cho khu vực phía Bắc; là động lực cho kinh tế thành phố chủ động hội nhập sâu hơn vào kinh tế quốc tế.

Đây là một quyết định quan trọng của thành phố Hải Phòng, vì thương mại hiện đang là 1 ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động thương mại của thành phố những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực và có những đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hải Phòng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận thì hoạt động thương mại của Hải Phòng nhìn chung vẫn còn những tồn tại: Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thương mại, mạng lưới phân phối hàng hóa chưa đa dạng, phong phú, chưa thuận tiện cho người tiêu dùng, hệ thống siêu thị tiện ích còn mỏng, cơ cấu và số lượng hàng hóa chưa được đa dạng về chủng loại và hạn chế về số lượng, chất lượng; năng lực cạnh tranh, tính chuyên nghiệp trong quá trình phục vụ của các nhà phân phối còn yếu. Các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ cho hoạt động vận tải, xuất nhập khẩu mặc dù có nhiều chuyển biến nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cẩu của một trung tâm đô thị cấp Quốc Gia: trở thành trung tâm thương mại, trung tâm xuất nhập khẩu lớn của cả nước, cửa ngõ giao thương với nước ngoài của khu vực phía Bắc.

 

doc 243 trang kiennguyen 20/08/2022 3300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Phát triển thương mại trên địa bàn Thành phố Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Phát triển thương mại trên địa bàn Thành phố Hải Phòng

Luận án Phát triển thương mại trên địa bàn Thành phố Hải Phòng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
ĐẶNG HUY DU
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI 
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Hà Nội, năm 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
ĐẶNG HUY DU
PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI 
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 
Ngành	: Quản trị kinh doanh
Mã số	: 9.34.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Đỗ Ngọc Tước
2. TS. Ngô Xuân Bình
Hà Nội, năm 2021
LỜI CAM ĐOAN
Đề tài luận án tiến sĩ “Phát triển thương mại trên địa bàn thành phố Hải Phòng” là công trình nghiên cứu của riêng của tác giả. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận án là trung thực, rõ ràng và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả xin cam đoan luận án được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc và kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu đi trước đã được tiếp thu một cách chân thực, cẩn trọng, có trích dẫn nguồn rõ ràng.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận án
Đặng Huy Du
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng cảm ơn Viện Đào tạo Sau Đại học - trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, các thầy cô giáo, các nhà khoa học đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Xin bày tỏ sự kính trọng, lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới thầy hướng dẫn TS. Đỗ Ngọc Tước và TS. Ngô Xuân Bình đã luôn tâm huyết và nhiệt tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian hướng dẫn và chỉ bảo tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. Những nhận xét và đánh giá của các thầy, đặc biệt là những gợi ý về hướng giải quyết vấn đề trong suốt quá trình nghiên cứu thực sự là những kiến thức và bài học vô cùng quý giá đổi với tác giả không chỉ trong quá trình thực hiện luận án mà cả trong hoạt động nghiên cứu chuyên môn sau này.
Xin chân thành cảm ơn trường Cao đẳng Công nghệ, Kinh tế và Thủy sản đã tạo điều kiện thuận lợi để tác giả có thể tham gia học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn UBND thành phố Hải Phòng, Sở Công thương, Sở Du lịch, Cảng Hải Phòng, Cục Thống kê, UBND các quận, huyện và các Sở, ban ngành, các cơ quan, đơn vị, các cá nhân và tập thể có liên quan đã tạo điều kiện và giúp đỡ tác giả tiến hành nghiên cứu.
Xin gửi tấm lòng tri ân tới gia đình. Những người thân luôn là những nguồn động viên lớn lao, luôn dành sự quan tâm, giúp đỡ trên mọi phương diện để tác giả yên tâm học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả luận án
Đặng Huy Du
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Chữ viết tắt
Chữ viết đầy đủ
BLHH
Bán lẻ hàng hóa
CHTC
Cửa hàng tự chọn
CNH - HĐH
Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa
CT
Chỉ thị
DNNN
Doanh nghiệp nhà nước
DNTM
Doanh nghiệp thương mại
HĐND
Hội đồng nhân dân
HNQT
Hội nhập quốc tế
HTX
Hợp tác xã
KCN
Khu công nghiệp
KHCN
Khoa học công nghệ
LĐ
Lao động
LHQ
Liên hiệp quốc
NĐ
Nghị định
NK
Nhập khẩu
PTTM
Phát triển thương mại
QĐ
Quyết định
QLNN
Quản lý nhà nước
ST
Siêu thị
TMBL
Tổng mức bán lẻ
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
TT
Thông tư
TTTM
Trung tâm thương mại
TTTM
Trung tâm thương mại
TU
Thành ủy
TW
Trung ương
UBND
Ủy ban nhân dân
XK
Xuất khẩu
XNK
Xuất nhập
DANH MỤC VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt
Tiếng Anh
Nghĩa tiếng Việt
AFTA
Asean Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do Asean
ASEAN
Association of South East Asian
Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
CPTPP
Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương
EU
European Union
Liên minh châu Âu
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FTA
Free Trade Area
Khu vực mậu dịch tự do
M&A
Mergers and Acquisitions
Mua bán và sáp nhập
ODA
Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
OECD
Organization for Economic Co
operation and Development
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
WTO
World Trade Organization
Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Đơn vị hành chính thành phố Hải Phòng phân theo quận, huyện	66
Bảng 2.2. Diện tích và mật độ dân số các quận, huyện thành phố Hải Phòng	67
Bảng 2.3. Lao động lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc hàng năm trên địa bàn thành phố Hải Phòng phân theo loại hình kinh tế	68
Bảng 2.4: Tăng trưởng kinh tế theo GRDP thành phố giai đoạn 2012 - 2019	72
Bảng 2.5: Vốn đầu tư thực hiện phân theo ngành kinh tế	77
Bảng 2.6: Đóng góp của ngành thương mại vào tăng trưởng GDP chung và GDP dịch vụ giai đoạn 2012 – 2019 (giá thực tế)	78
Bảng 2.7: Mức đóng góp của ngành thương mại trên địa bàn thành phố Hải Phòng và cả nước giai đoạn 2012 – 2019	78
Bảng 2.8: Tổng mức tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng thành phố Hải Phòng đến năm 2019	80
Bảng 2.9: Thực trạng hệ thống chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng	84
Bảng 2.10: Thực trạng mạng lưới thương mại trên địa bàn Hải Phòng	86
Bảng 2.11: Số lượng chợ trên địa bàn thành phố Hải Phòng	93
Bảng 2.12: Số lượng chợ phân theo hạng thành phố Hải Phòng từ năm 2012-2019	93
Bảng 2.13: Số lượng siêu thị, trung tâm thương mại phân theo loại hình kinh tế và phân theo hạng	94
Bảng 2.14: Mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại tại 15 quận huyện trên địa bàn thành phố Hải Phòng (tính đến năm 2019)	94
Bảng 2.15: Số lao động bình quân trên một doanh nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2012 - 2019	97
Bảng 2.16: Lao động trong ngành thương mại thành phố Hải Phòng	97
Bảng 2.17: Thu nhập bình quân của người lao động trong các doanh nghiệp và doanh nghiệp thương mại địa bàn thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012-2019	98
Bảng 2.18: Hàng hóa xuất khẩu thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012 - 2018	101
Bảng 2.19: Hàng hóa nhập khẩu thành phố Hải Phòng giai đoạn 2012 - 2018	103
Bảng 2.20: Kim ngạch xuất, nhập khẩu TP. Hải Phòng	104
Bảng 2.21: Cơ sở hạ tầng thương mại và tỷ trọng GTTT của thương mại	110
Bảng 3.1: Phương án quy hoạch mạng lưới thương mại thành phố Hải Phòng đến năm 2030	148
Bảng 3.2. Các dự án chợ, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm được ưu tiên đầu tư	154
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Xác định lợi thế cạnh tranh quốc gia: Mô hình kim cương của M. Porter	31
Hình 2.1: Cơ cấu tổng mức bán lẻ hàng hóa theo loại hình kinh tế	81
Hình 2.2. Cơ cấu tổng mức bán lẻ phân theo nhóm hàng	81
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hải Phòng - đô thị loại 1 cấp quốc gia là trung tâm thương mại, dịch vụ, công nghiệp, cảng biển lớn nhất của vùng duyên hải Bắc Bộ, là thành phố có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nước. Với lợi thế là thành phố có cảng nước sâu, Hải Phòng còn là đầu mối giao thông đường biển quan trọng của các tỉnh thành phía Bắc, đồng thời còn là một trong những động lực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là một cực tăng trưởng của tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc gồm Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh. 
Với vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, thành phố Hải Phòng luôn được Bộ Chính trị và Chính Phủ quan tâm và đã có những Nghị quyết rất quan trọng về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng, đó là Nghị quyết số 45-NQ/TW, ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 108/NQ-CP, ngày 26/11/2019 của Chính phủ về ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 24/01/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Thực hiện các Nghị quyết của Trung ương, Thành Ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã ban hành Chương trình hành động số 76-CTr/TU ngày 08/7/2019 của Ban Thường vụ Thành ủy và Công văn số 5092/UBND-TH ngày 21/8/2019 của UBND thành phố về kế hoạch thực hiện cụ thể nghị quyết 45-NQ/TW và Nghị quyết 108/NQ-CP về xây dựng và phát triển thành phố Hải Phòng đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045. Ngoài ra, trước đó Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng đã có những quyết định rất quan trọng để phát triển kinh tế xã hội thành phố theo hướng ưu tiên phát triển thương mại, dịch vụ, công nghiệp và cảng biển. Với chiến lược đó, UBND Thành phố Hải Phòng đã ban hành quyết định số 1272/QĐ-UBND, ngày 13 tháng 8 năm 2012 về việc ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 05-NQ/TU ngày 26/3/2012 của Ban thường vụ Thành Uỷ Hải Phòng về phát triển thương mại Hải Phòng đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 với mục tiêu là: Xây dựng Hải Phòng trở thành trung tâm thương mại, trung tâm xuất nhập khẩu lớn của cả nước, cửa ngõ giao thương với nước ngoài của khu vực phía Bắc. Thương mại, dịch vụ Hải Phòng phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, thân thiện với môi trường, đóng góp tích cực vào tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu và tái cấu trúc nền kinh tế, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách thành phố; đóng vai trò quan trọng vào quá trình điều tiết, đảm bảo cân đối cung cầu hàng hóa thiết yếu cho khu vực phía Bắc; là động lực cho kinh tế thành phố chủ động hội nhập sâu hơn vào kinh tế quốc tế.
Đây là một quyết định quan trọng của thành phố Hải Phòng, vì thương mại hiện đang là 1 ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Hoạt động thương mại của thành phố những năm gần đây đã có những chuyển biến tích cực và có những đóng góp đáng kể vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Hải Phòng. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận thì hoạt động thương mại của Hải Phòng nhìn chung vẫn còn những tồn tại: Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thương mại, mạng lưới phân phối hàng hóa chưa đa dạng, phong phú, chưa thuận tiện cho người tiêu dùng, hệ thống siêu thị tiện ích còn mỏng, cơ cấu và số lượng hàng hóa chưa được đa dạng về chủng loại và hạn chế về số lượng, chất lượng; năng lực cạnh tranh, tính chuyên nghiệp trong quá trình phục vụ của các nhà phân phối còn yếu. Các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ cho hoạt động vận tải, xuất nhập khẩu mặc dù có nhiều chuyển biến nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cẩu của một trung tâm đô thị cấp Quốc Gia: trở thành trung tâm thương mại, trung tâm xuất nhập khẩu lớn của cả nước, cửa ngõ giao thương với nước ngoài của khu vực phía Bắc.
Việt Nam đang trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ, từ đó cũng đặt ra những cơ hội cũng như nhiều thách thức cho sự phát triển kinh tế xã hội nói chung và ngành thương mại nói riêng, vì vậy trong quá trình phát triển nó đòi hỏi thành phố Hải Phòng phải có chiến lược và định hướng phát triển kinh tế xã hội một cách rõ ràng, trong đó có ngành thương mại, một mặt phải tập trung khai thác những lợi thế sẵn có, mặt khác phải khắc phục được những nhược điểm, giảm thiểu được các rào cản, các khó khăn, vượt qua những thách thức
Để phát huy vai trò, tiềm năng và thế mạnh của ngành thương mại trong việc tạo ra giá trị thặng dư, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của thành phố; tạo thêm nhiều việc làm mới; nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; hình thành, mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu. Đặc biệt là hỗ trợ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại trong và ngoài thành phố phát triển ổn định  ... i trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tin học, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.
2. Trung tâm thương mại hạng II:
2.1. Có diện tích kinh doanh từ 30.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của Trung tâm thương mại.
2.2. Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực.
2.3. Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng, khách sạn; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.
3. Trung tâm thương mại hạng III:
3.1. Có diện tích kinh doanh từ 10.000 m2 trở lên và có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của Trung tâm thương mại.
3.2. Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực.
3.3. Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; khu vực để trưng bày giới thiệu hàng hoá; khu vực dành cho hoạt động ăn uống, vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho hoạt động tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch.
Điều 5. Phân hạng, tên gọi và biển hiệu Siêu thị, Trung tâm thương mại
1. Thương nhân kinh doanh Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại tự tiến hành phân hạng Siêu thị, Trung tâm thương mại của mình căn cứ các tiêu chuẩn tại Điều 3 và Điều 4 Quy chế này theo sự hướng dẫn và kiểm tra của Sở thương mại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Thương mại).
2. Chỉ các cơ sở kinh doanh thương mại có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Điều 3 (đối với Siêu thị) hoặc Điều 4 (đối với Trung tâm thương mại) của Quy chế này mới được đặt tên là Siêu thị hoặc trung tâm thương mại.
Nghiêm cấm các cơ sở kinh doanh thương mại không có đủ các tiêu chuẩn quy định tại Quy chế này tự đặt tên là Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại, hoặc đặt tên, ghi biển hiệu bằng tiếng nước ngoài (như Supermarket, Hypermarket, Big Mart, Big Store, Shopping Center, Trade Center, Plaza,...)
3. Biển hiệu của Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại được ghi theo quy định sau đây:
3.1. Phải ghi bằng tiếng Việt Nam là SIÊU THỊ hoặc TRUNG TÂM THUƠNG MẠI trước tên thương mại hoặc tên riêng do thương nhân tự đặt và trước các từ chỉ địa danh hay tính chất của Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại (Ví dụ: Siêu thị A, Siêu thị sách B, Siêu thị máy tính C; Trung tâm thương mại D... ).
3.2. Nếu ghi thêm bằng tiếng nước ngoài, kích cỡ chữ phải nhỏ hơn kích cỡ tên tiếng Việt Nam và phải đặt dưới hoặc sau tên tiếng Việt Nam.
3.3. Phải ghi rõ tên thương nhân kinh doanh Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại, địa chỉ, số điện thoại và hạng của Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại.
Điều 6. Xây dựng Siêu thị, Trung tâm thương mại
1. Chủ đầu tư xây dựng mới hoặc sửa chữa lớn, cải tạo, nâng cấp Siêu thị, Trung tâm thương mại phải lập dự án theo các quy định hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng. Địa điểm xây dựng Siêu thị, trung tâm thương mại phải phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới thương mạt của địa phương.
2. Khi lập dự án xây dựng Siêu thị, Trung tâm thương mại chủ đầu tư phải căn cứ vào các tiêu chuẩn cơ bản về phân hạng Siêu thị, Trung tâm thương mại của quy chế này để xác định quy mô đầu tư phù hợp với từng hạng Siêu thị, Trung tâm thương mại.
Điều 7. Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại
1. Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại phải bảo đảm đúng các quy định của pháp luật và thực hiện những yêu cầu cụ thể sau đây:
1.1. Có tên thương mại riêng hoặc tên thương mại của Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại (nếu hàng hóa, dịch vụ không có tên thương mại riêng phải có tên hàng hóa, dịch vụ) và phải ghi rõ xuất xứ của hàng hóa theo quy định của pháp luật.
1.2. Có mã số, mã vạch đối với những loại hàng hóa có thể đăng ký mã số, mã vạch để thuận tiện cho công tác quản lý của Siêu thị, Trung tâm thương mại và giám sát của khách hàng.
1.3. Đối với hàng hóa là thực phẩm phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn thực phẩm và ghi rõ thời hạn sử dụng trên bao bì đóng gói. Nếu là nông sản, thực phẩm ở dạng tươi hoặc sơ chế không có bao bì đóng gói sẵn thì phải qua chọn lọc, phân loại, ghi rõ xuất xứ, chất lượng và thời hạn sử dụng tại giá hàng, quầy hàng.
1.4. Tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại phải có giá bán được thể hiện rõ ràng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc được niêm yết tại giá hàng, quầy hàng, điểm kinh doanh dịch vụ.
1.5. Hàng hóa có bảo hành phải ghi rõ thời hạn và địa điềm bảo hành.
1.6. Nguồn hàng được tổ chức cung ứng ổn định và thường xuyên thông qua đơn hàng hoặc hợp đồng với các nhà sản xuất kinh doanh.
2. Không được kinh doanh tại siêu thị, Trung tâm thương mại các loại hàng hóa, dịch vụ sau đây:
2.1. Hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật; hàng lậu, hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, hàng quá thời hạn sử dụng và hàng không đảm bảo chất lượng theo quy định của pháp luật như hàng mất phẩm chất, hàng kém chất lượng, hàng nhiễm độc và động thực vật bị dịch bệnh...).
2.2. Hàng hóa không đúng quy định về nhãn hàng hóa, về tem thuế hàng hóa nhập khẩu và tem thuế hàng hoa tiêu thụ đặc biệt.
2.3. Hàng hóa có chứa chất phóng xạ hoặc thiết bị phát bức xạ i-on hóa quá mức độ cho phép theo quy định.
2.4. Các loài vật liệu nổ; các loại chất lỏng, chất khí dễ gây cháy nổ (như xăng dầu, gas, khí nén...).
2.5. Các loại thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật thuộc danh mục hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.
2.6. Hàng hóa có chứa hóa chất độc hại thuộc danh mục hạn chế kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Chương 3:
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI
Điều 8. Trách nhiệm của thương nhân kinh doanh Siêu thị, Trung tâm thương mại
1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại phải là doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại theo quy định của pháp luật. Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại có thể là một doanh nghiệp độc lập hoặc là đơn vị trực thuộc của một doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại.
2. Thương nhân kinh doanh Siêu thị, trung tâm thương mại phải tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Siêu thị, Trung tâm thương mại; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo tình hình hoạt động của Siêu thị, Trung tâm thương mại theo yêu cầu và hướng dẫn của cơ quan quản lý nhà nước về thương mại.
3. Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại phải có nội quy hoạt động. Nội quy của Siêu thị hoặc trung tâm thương mại bao gồm những nội dung chính sau:
3.1. Quyền hạn và trách nhiệm đối với khách hàng của cán bộ, nhân viên Siêu thị, trung tâm thương mại.
3.2. Quyền và nghĩa vụ của thương nhân tham gia kinh doanh tại Siêu thị, Trung tâm thương mại.
3.3. Hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị, trung tâm thương mại.
3.4. Quyền và nghĩa vụ của khách tham gia giao dịch, mua bán, tham quan trong Siêu thị, Trung tâm thương mại.
3.5. Bảo vệ trật tự, an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo đảm vệ sinh môi trường trong Siêu thị, trung tâm thương mại.
3.6. Xử lý vi phạm, giải quyết tranh chấp tại Siêu thị, Trung tâm thương mại.
4. Nội quy của Siêu thị hoặc trung tâm thương mại do thương nhân kinh doanh Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại xây dựng theo hướng dẫn và phê duyệt của Sở Thương mại. Bản tóm tắt những điểm chính của Nội quy phải được ghi rõ ràng, niêm yết ở nơi dễ nhìn để mọi người biết và thực hiện.
Điều 9. Trách nhiệm của Sở thương mại.
Sở Thương mại có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan hữu quan giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với Siêu thị, Trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh, thành phố, bao gồm các công việc sau đây:
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển Siêu thị, Trung tâm thương mại phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển thương mại, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và hướng dẫn triển khai thực hiện.
2. Hướng dẫn, kiểm tra thương nhân kinh doanh Siêu thị, Trung tâm thương mại thực hiện tiêu chuẩn và phân hạng Siêu thị, Trung tâm thương mại.
3. Hướng dẫn thương nhân kinh doanh Siêu thị, Trung tâm thương mại xây dựng và thực hiện nội quy Siêu thị, Trung tâm thương mại; phê duyệt Nội quy của các siêu thị, Trung tâm thương mại.
4. Quản lý hoạt động kinh doanh của các Siêu thị, Trung tâm thương mại theo Quy chế này và các quy định của pháp luật.
5. Xây dựng, hướng dẫn thực hiện các định mức kinh tế - kỹ thuật, các tiêu chuẩn nghiệp vụ trong hoạt động kinh doanh Siêu thị, Trung tâm thương mại.
6. Chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về quản trị kinh doanh Siêu thị, Trung tâm thương mại.
7. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra hoạt động kinh doanh của các siêu thị, Trung tâm thương mại và xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.
8. Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo theo yêu cầu của Bộ Thương mại về tình hình phát triển, tổ chức, quản lý và hoạt động kinh doanh của Siêu thị, Trung tâm thương mại tại địa phương.
Chương 4
XỬ LÝ VI PHẠM VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 10. Xử lý vi phạm
Kể từ ngày Quy chế này có hiệu lực thi hành, tổ chức, cá nhân kinh doanh có các hành vi vi phạm sau đây sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật:
1. Kinh doanh Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại mà không phải là doanh nghiệp và đăng ký kinh doanh hoạt động thương mại theo quy định tại Điều 8 Qui chế này.
2. Cơ sở kinh doanh thương mại không có đủ các tiêu chuẩn Siêu thị hoặc Trung tâm Thương mại theo quy định của Quy chế này mà vẫn đặt tên, treo biển hiệu là Siêu thị, Trung tâm thương mại.
3. Ghi biển hiệu Siêu thị hoặc Trung tâm thương mại không đúng theo quy định tại Điều 5 Quy chế này.
4. Vi phạm các quy định về hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại Siêu thị hoặc Trung tâm thuơng mại.
5. Không có Nội quy của Siêu thị hoặc trung tâm thương mại hoặc Nội quy không theo đúng quy định tại Điều 8 Quy chế này.
6. Các vi phạm khác theo quy định của Quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan.
Điều 11. Tổ chức thực hiện
Sở Thương mại chịu trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện cụ thể Quy chế này; trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc cần kịp thời báo cáo để Bộ Thương mại, Uỷ ban nhân nhân tỉnh, thành phố xem xét giải quyết.

File đính kèm:

  • docluan_an_phat_trien_thuong_mai_tren_dia_ban_thanh_pho_hai_pho.doc
  • doc3. Tom tat Tieng Anh_Dang Huy Du.doc
  • doc3. Tom tat Tieng Viet_Dang Huy Du.doc
  • docKet luan moi cua LA_Tieng Anh.doc
  • docKet luan moi cua LA_Tieng Viet.doc