Luận án Xu hướng cách tân nghệ thuật trong thơ nữ Việt Nam đương đại (Qua sáng tác của một số nhà thơ tiêu biểu)

Từ năm 1986 đến nay thơ nữ Việt Nam hiện đại đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều vấn đề đã được đặt ra và nghiên cứu như: chủ nghĩa nữ quyền và thiên tính nữ, sự vận động của cái tôi trữ tình, những tìm tòi, đổi mới trong thơ nữ Việt Nam đương đại, Hình tượng người phụ nữ Việt Nam hiện đại trong sáng tác của một số nhà thơ nữ: Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Ý Nhi, Phạm Dạ Thủy, Thúy Quỳnh, đã được đề cập đến. Tuy nhiên một số vấn đề về cách tân nghệ thuật trong thơ nữ Việt Nam đương đại chưa được nghiên cứu cụ thể. Chẳng hạn sự khác biệt của thơ nữ truyền thống trước 1986 so với thơ nữ đương đại ra sao? Xu hướng cách tân nghệ thuật trong thơ nữ Việt Nam đương đại đang diễn ra như thế nào và xu hướng vận động của nó, ? Tất cả các vấn đề đó là những câu hỏi lớn mà giới nghiên cứu - phê bình văn học trả lời sẽ góp phần định hướng cho sáng tác và tiếp nhận văn học hôm nay.

Trong số lượng đông đảo tác giả của thơ nữ Việt Nam đương đại, các cây bút theo xu hướng cách tân có gương mặt khá ấn tượng và nổi bật. Họ góp những tiếng nói mới, giọng điệu riêng trong chặng đường cách tân, đổi mới, sáng tạo của thơ Việt Nam đương đại. Việc nghiên cứu xu hướng cách tân nghệ thuật này sẽ làm rõ những thành công và hạn chế trong sáng tác của những cây bút nữ trẻ, đồng thời góp phần phác họa và lí giải hành trình sáng tạo đi từ truyền thống đến hiện đại và hội nhập của thơ nữ Việt Nam đương đại. Do đó đề tài được thực hiện có cả giá trị thực tiễn và lí luận, là tài liệu tham khảo bổ ích cho những ai muốn tìm hiểu về “dòng chảy” thơ nữ Việt Nam hôm nay, cho công tác dạy và học văn học Việt Nam hiện đại trong nhà trường các cấp.

 

doc 172 trang kiennguyen 19/08/2022 4860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Xu hướng cách tân nghệ thuật trong thơ nữ Việt Nam đương đại (Qua sáng tác của một số nhà thơ tiêu biểu)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Xu hướng cách tân nghệ thuật trong thơ nữ Việt Nam đương đại (Qua sáng tác của một số nhà thơ tiêu biểu)

Luận án Xu hướng cách tân nghệ thuật trong thơ nữ Việt Nam đương đại (Qua sáng tác của một số nhà thơ tiêu biểu)
 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
DƯƠNG HOÀI THƯƠNG
XU HƯỚNG CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT 
TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
(Qua sáng tác của một số nhà thơ tiêu biểu)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
THÁI NGUYÊN, NĂM 2021
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
DƯƠNG HOÀI THƯƠNG
XU HƯỚNG CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT 
TRONG THƠ NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI
(Qua sáng tác của một số nhà thơ tiêu biểu)
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Mã số: 9220121
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Đức Hạnh
	PGS. TS Cao Thị Hảo
THÁI NGUYÊN, NĂM 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Nguyễn Đức Hạnh và PGS. TS. Cao Thị Hảo. Các tác phẩm được sử dụng và phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo đúng quy định. Các số liệu, kết quả của luận án là trung thực và chưa từng được công bố trước bất kỳ hội đồng nào trước đây.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 6 năm 2021
Nghiên cứu sinh
Dương Hoài Thương
LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi luôn nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của PGS. TS Nguyễn Đức Hạnh, Đại học Thái Nguyên và PGS. TS Cao Thị Hảo, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm Khoa Ngữ văn, Bộ môn Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trường.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi cũng nhận được sự giúp đỡ tận tình của một số nhà thơ nữ đương đại có tác phẩm được chọn làm đối tượng nghiên cứu. Xin được chân thành cảm ơn!
Xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới bố mẹ, anh, chị và những người thân đã động viên, giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành luận án.
Thái Nguyên, ngày 10 tháng 6 năm 2021
Nghiên cứu sinh
Dương Hoài Thương
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Từ năm 1986 đến nay thơ nữ Việt Nam hiện đại đã có những bước phát triển mạnh mẽ. Nhiều vấn đề đã được đặt ra và nghiên cứu như: chủ nghĩa nữ quyền và thiên tính nữ, sự vận động của cái tôi trữ tình, những tìm tòi, đổi mới trong thơ nữ Việt Nam đương đại,  Hình tượng người phụ nữ Việt Nam hiện đại trong sáng tác của một số nhà thơ nữ: Dư Thị Hoàn, Đoàn Thị Lam Luyến, Ý Nhi, Phạm Dạ Thủy, Thúy Quỳnh,  đã được đề cập đến. Tuy nhiên một số vấn đề về cách tân nghệ thuật trong thơ nữ Việt Nam đương đại chưa được nghiên cứu cụ thể. Chẳng hạn sự khác biệt của thơ nữ truyền thống trước 1986 so với thơ nữ đương đại ra sao? Xu hướng cách tân nghệ thuật trong thơ nữ Việt Nam đương đại đang diễn ra như thế nào và xu hướng vận động của nó, ? Tất cả các vấn đề đó là những câu hỏi lớn mà giới nghiên cứu - phê bình văn học trả lời sẽ góp phần định hướng cho sáng tác và tiếp nhận văn học hôm nay.
Trong số lượng đông đảo tác giả của thơ nữ Việt Nam đương đại, các cây bút theo xu hướng cách tân có gương mặt khá ấn tượng và nổi bật. Họ góp những tiếng nói mới, giọng điệu riêng trong chặng đường cách tân, đổi mới, sáng tạo của thơ Việt Nam đương đại. Việc nghiên cứu xu hướng cách tân nghệ thuật này sẽ làm rõ những thành công và hạn chế trong sáng tác của những cây bút nữ trẻ, đồng thời góp phần phác họa và lí giải hành trình sáng tạo đi từ truyền thống đến hiện đại và hội nhập của thơ nữ Việt Nam đương đại. Do đó đề tài được thực hiện có cả giá trị thực tiễn và lí luận, là tài liệu tham khảo bổ ích cho những ai muốn tìm hiểu về “dòng chảy” thơ nữ Việt Nam hôm nay, cho công tác dạy và học văn học Việt Nam hiện đại trong nhà trường các cấp.
Sáng tác của các nhà thơ nữ theo xu hướng cách tân: Phan Thị Vàng Anh, Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh, Đinh Thị Như Thúy, Phạm Ngọc Liên, Trương Quế Chi, ... đã góp phần khẳng định những bước phát triển về chất lượng nghệ thuật và sự đổi mới tư duy nghệ thuật của thơ nữ Việt Nam đương đại nói riêng và của nền thơ Việt Nam hiện đại nói chung. Nhưng việc nghiên cứu sáng tác của các nhà thơ này vẫn còn tản mạn, lẻ tẻ, biệt lập, đặc biệt vấn đề cách tân nghệ thuật trong sáng tác của họ chưa được nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống. Bởi vậy, chúng tôi thực hiện đề tài: Xu hướng cách tân nghệ thuật trong thơ nữ Việt Nam đương đại (qua các tác phẩm của một số nhà thơ tiêu biểu) với nỗ lực góp phần “lấp đầy” “khoảng trống” ấy. 
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề xu hướng cách tân nghệ thuật trong thơ nữ Việt Nam đương đại với các vấn đề tiêu biểu như: cách tân về tư duy nghệ thuật gắn với các kiểu loại cái tôi trữ tình; hệ thống biểu tượng nghệ thuật; ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
	Thơ nữ Việt Nam đương đại theo xu hướng cách tân có số lượng tác giả và tác phẩm phong phú, chất lượng không đồng đều, đại đa số các tác giả tác phẩm nổi bật, xuất sắc xuất hiện trên thi đàn từ năm 2000. Luận án sẽ tập trung vào một số tác giả, tác phẩm được đánh giá cao và được dư luận quan tâm trong khoảng từ năm 2000 đến nay, tiêu biểu như: Phan Thị Vàng Anh (1968) với tập thơ Gửi VB (Nxb Hội Nhà văn 2006); Phan Huyền Thư (1974) với 2 tập thơ Nằm nghiêng (Nxb Hội Nhà văn, 2002) và Rỗng ngực (Nxb Văn học, 2005); Ly Hoàng Ly (1975) với 2 tập thơ: Cỏ trắng (Nxb Hội Nhà văn, 1999) và Lô lô (Nxb Hội Nhà văn, 2005); Nguyễn Ngọc Tư (1976) với 2 tập thơ Chấm (Nxb Hội Nhà văn, 2013) và Gọi xa xôi (Nxb Văn học, 2018); Trần Lê Sơn Ý (1977) với tập thơ Cơn ngạt thở tình cờ (Nxb Phụ nữ, 2007); Chiêu Anh Nguyễn (1978) với tập thơ C.A.N (Nxb Văn học, 2011); Trần Hạ Vi (1979) với tập thơ: Vi (Nxb Hội nhà văn, 2020); Vi Thùy Linh (1980) với 5 tập thơ: Khát (Nxb Hội Nhà văn, 1999), Linh (Nxb Thanh niên, 2000), Đồng tử (Nxb Văn nghệ, 2005), Vili in love (Nxb Văn nghệ, 2008), và Phim đôi - tình tự chậm (Nxb Thanh niên, 2010), Lynh Bacardi, Khương Hà, Thanh Xuân, Nguyệt Phạm với tập thơ: Dự báo phi thời tiết (in chung - Nxb Hội Nhà văn, 2006); Trương Quế Chi (1987) với tập thơ Tôi đang lớn (Nxb Trẻ, 2005); Nguyễn Thị Thúy Hạnh (1987) với tập thơ Di chữ (Nxb Hội Nhà văn, 2017); Nồng Nàn Phố (Phạm Thiên Ý - 1988) với tập thơ Anh ngủ thêm đi anh em còn dậy lấy chồng (Nxb Văn học, 2014); Lữ Thị Mai (1988) với hai tập thơ Giấc (Nxb Hội Nhà văn 2010) và Mở mắt rồi mơ (Nxb Hội Nhà văn 2015); và Du Nguyên với 2 tập thơ Mục: Xó xỉnh. Cười (Nxb Hội Nhà văn, 2011) và Khúc lêu hêu mùa hè (Nxb Hội Nhà văn, 2014). Ngoài ra chúng tôi cũng quan tâm tới sáng tác của các tác giả khác để so sánh, đối chiếu khi cần thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Khảo sát, phân tích, đánh giá xu hướng cách tân nghệ thuật trong thơ nữ Việt Nam đương đại qua một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu. Qua đó chỉ ra những thành tựu và hạn chế trong sáng tác của các nhà thơ nữ Việt Nam đương đại, góp phần phác họa tiến trình vận động từ truyền thống đến hiện đại của thơ nữ Việt Nam, đồng thời khẳng định cách tân nghệ thuật là quy luật tất yếu của thơ nữ Việt Nam đương đại nói riêng, của văn học nói chung.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để làm sáng tỏ xu hướng cách tân nghệ thuật của thơ nữ Việt Nam đương đại qua sáng tác của các nhà thơ tiêu biểu (Phan Thị Vàng Anh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly, Vi Thùy Linh, Nguyễn Ngọc Tư, Chiêu Anh Nguyễn, Nguyễn Thị Thuý Hạnh, Trương Quế Chi, Trần Hạ Vi  ), chúng tôi đi sâu khảo sát, phân tích, đánh giá những phương diện cách tân cụ thể trong sáng tác của các nhà thơ nữ kể trên như: cách tân ở các kiểu loại cái tôi trữ tình gắn với quá trình đổi mới tư duy nghệ thuật; hệ thống biểu tượng nghệ thuật với hàng loạt biểu tượng gốc dẫn tới các biểu tượng phái sinh; cách tân ở phương diện giọng điệu nghệ thuật và ngôn ngữ nghệ thuật. Từ đó khẳng định những đóng góp của các tác giả, tác phẩm thơ nữ Việt Nam đương đại theo xu hướng cách tân vào hành trình đổi mới thơ Việt Nam hiện đại. 
4. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận án này, người viết đã sử dụng phối hợp các phương pháp chính sau đây:
- Phương pháp loại hình văn học: Sử dụng phương pháp này nhằm chỉ ra những đặc điểm chung của thơ nữ bao gồm cấp độ nội dung cũng như các yếu tố thuộc phương diện hình thức tác phẩm.
- Phương pháp so sánh văn học: Phương pháp so sánh văn học được sử dụng nhằm so sánh ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật trong thơ của các nhà thơ nữ Việt Nam đương đại. Qua đó sẽ giúp cho người nghiên cứu thấy được rõ hơn những cách tân, đổi mới về mặt nội dung và thi pháp thơ của thơ nữ Việt Nam đương đại, đồng thời thấy được đặc điểm, cá tính sáng tạo của mỗi nhà thơ trong quá trình vận động của thơ Việt Nam hiện đại nói chung và thơ nữ Việt Nam đương đại nói riêng.
 - Phương pháp thống kê - phân loại: Thống kê và phân loại những xu hướng đổi mới, sáng tạo, cách tân về biểu tượng nghệ thuật trong thơ nữ Việt Nam đương đại.
- Phương pháp phân tích tác phẩm văn học theo loại thể: Phương pháp này được sử dụng nhằm tường giải cũng như bình luận đánh giá giá trị thơ nữ trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật theo đặc trưng của tác phẩm trữ tình. 
Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp thi pháp học, phương pháp nghiên cứu liên ngành 
5. Đóng góp mới của luận án
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về vấn đề xu hướng cách tân nghệ thuật trong thơ nữ Việt Nam đương đại. Qua đó vừa khẳng định vị trí, đóng góp và giá trị của xu hướng sáng tác này vào thành tựu chung của nền thơ Việt Nam hiện đại, vừa góp phần phác họa hành trình sáng tác đi từ truyền thống đến hiện đại và hội nhập của bộ phận thơ nữ Việt Nam đương đại. Từ đó cho thấy tiến trình vận động và phát triển của thơ Việt Nam sau 1986 đến nay.
Luận án hoàn thành sẽ là một tư liệu tham khảo bổ ích cho công tác nghiên cứu và giảng dạy văn học về thơ nữ Việt Nam hiện đại nói chung và về sáng tác của các nhà thơ nữ đương đại nói riêng.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương sau:
Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu và cơ sở lí luận của đề tài.
Chương 2. Thơ nữ Việt Nam đương đại: Cách tân về tư duy nghệ thuật gắn với các kiểu loại cái tôi trữ tình.
Chương 3. Thơ nữ Việt Nam đương đại: Cách tân về hệ thống biểu tượng.
Chương 4. Thơ nữ Việt Nam đương đại: Cách tân về ngôn ngữ và giọng điệu.
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Cho đến cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI khi thơ của các tác giả nữ thế hệ 8x ra đời thì thơ nữ Việt Nam đang dần khẳng định vị thế của mình, những sáng tác của các nhà thơ nữ đang ngày càng được dư luận và giới nghiên cứu, phê bình văn học quan tâm.
Ngay từ khi xuất hiện trên thi đàn Việt Nam đương đại, các nhà thơ nữ theo xu hướng cách tân như: Phan Thị Vàng Anh, Phan Huyền Thư, Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Nguyễn Thị Thuý Hạnh, Trương Quế Chi, Trần Hạ Vi, ... đã tạo được sự chú ý và trở thành đối tượng của nhiều cuộc tranh luận văn chương. Trong giới lí luận, phê bình, chúng tôi thấy đã có một số công trình nghiên cứu về thơ Việt Nam đương đại, thơ nữ Việt Nam đương đại có đề cập tới sáng tác của nhữn ... n văn học, Nxb Giáo dục.
Lê Khánh Mai (2009), “Thơ của những người đang còn trẻ”, www.vanvn.net.
Marcel Reich Ranichi (Trương Hồng Quang dịch) (2003), “Một lời biện hộ cho thơ”, Sông Hương, (169/03).
Dương Kiều Minh (2008), “Thơ văn xuôi – Vài cảm nhận ban đầu”, Thơ, (6), tr56 - 59.
Trần Nhuận Minh (2009), “Thơ và đôi điều về đổi mới thơ hiện nay”, Thơ, (9).
Hoài Nam (2007), “Thơ của sự kiếm tìm cảm giác”, Người đại biểu nhân dân, (261).
Nguyễn Thị Nga (2009), “Biểu tượng thiên nhiên trong thơ nữ thời kỳ chống Mỹ”, Nghiên cứu Văn học. Số 7 (449), Tr 74-84.
Phạm Ngà (2011), “Thơ hôm nay tìm tòi và đổi mới”, Thơ (5).
Phan Ngọc (1991), “Thơ là gì?”, Văn học (1).
Hồ Tiểu Ngọc (2019), Thơ nữ Việt Nam 1986 – 2015: Nhìn từ lý thuyết giới, Luận án Tiến sĩ, Huế.
Hồ Tiểu Ngọc (2019), “Thơ nữ Việt Nam từ Đổi mới đến nay nhìn từ cảm quan và diễn ngôn sinh thái”, Tạp chí Lý luận phê bình Văn học - nghệ thuật, số 6.
Phan Ngọc (2018), “Thơ tình yêu của Xuân Quỳnh”, In trong Xuân Quỳnh-nghịch lý của tình yêu và số phận, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
Chiêu Anh Nguyễn (2011), C.A.N, Nxb Văn học.
Nhiều tác giả (2000), Tuyển tập thơ Việt Nam (Giai đoạn đầu 1975-2000), Nxb Hội nhà văn.
Nhiều tác giả (2004) Thơ Việt Nam thế kỷ XX, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Nhiều tác giả (2009), Thơ trẻ 3600, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
Nhiều tác giả (2010), Thơ mười năm đầu thế kỷ XXI, NXB Hội nhà văn, Hà Nội.
Nhiều tác giả (2012), Phê bình văn học Việt Nam 1975 - 2005, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Nhiều tác giả (2014), Văn họcViệt Nam hiện đại diễn giải và tiếp nhận, Nxb Văn học.
Nhiều tác giả (2019), Văn học và Giới, Nxb Đại học Huế, Huế.
Vũ Nho (2006), Đi giữa miền thơ, Nxb Hội nhà văn.
Dương Thị Hồng Nhung (2011), Cái tôi trữ tình trong thơ Ý Nhi, Luận văn Thạc sĩ.
Lê Thuỳ Nhung (2021), Thơ nữ Việt Nam sau 1975, những tìm tòi và cách tân, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.
Lê Lưu Oanh (2011), Thơ và các hiện tượng thơ Việt Nam đương đại, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
Nguyên Phạm (2010), “Từ bài thơ hậu hiện đại đến tâm thế thơ hôm nay”, Sông Hương, (257/7).
Mai Văn Phấn (2016), “Khuynh hướng cách tân trong thơ Việt Nam sau 1975”, Kỷ yếu Hội thảo Thế hệ nhà văn Việt Nam sau 1975, tr. 64-69.
Hoàng Phê chủ biên (2011), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng & Trung tâm Từ điển học.
Lê Minh Phong (2013), “Những suy tư về lối viết (phỏng vấn các nhà văn, nhà thơ đương đại)”, 
Đào Cư Phú (2016), “Sự Pha tạp sắc màu ngôn ngữ trong tiểu thuyết hậu hiện đại”, Văn hóa nghệ thuật. Số 388, Tr 68-71.
Trần Thị Phương Phương (2015), “Chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học Nga”, Nghiên cứu Văn học. Số 4 (518), Tr 126-138. 
Hà Quảng (2010), “Nghĩ về thơ Việt đương đại”, 
Lê Hồ Quang (2009), Phải khác, Nxb Hội nhà văn.
Lê Hồ Quang (2015), “Bí mật của khoảnh khắc”, Tạp chí Thơ (12), tr 44-56.
Nguyễn Hữu Quý (2005), “Hai xu hướng thơ, thử nhìn nhận”, Phụ bản Thơ - Văn nghệ, (25).
Trần Huyền Sâm (2016), Nữ quyền luận ở Pháp và tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại, Nxb Phụ nữ.
Vũ Văn Sĩ (1999), Về một đặc trưng thi pháp thơ Việt Nam (1945 - 1995), Nxb Khoa học xã hội.
Nguyễn Hoàng Sơn (2006), “Cuộc cách mạng thơ chưa đến, nhưng nhất định sẽ đến”, Tạp chí Thơ (1), tr.14.
Nguyễn Thanh Sơn (2001), “Linh ơi !”, talawas.
Trịnh Thanh Sơn (2004), “Thơ trẻ từ một góc nhìn”, Văn nghệ (8).
Trần Thị Sơn (2008), Giọng điệu thơ Phạm Tiến Duật, Luận văn Thạc sĩ.
Chu Văn Sơn (2011), “Vi Thùy Linh thi sĩ của ái quyền”, Tạp chí nghiên cứu Văn học (10).
Chu Văn Sơn (2016), “Thế hệ nhà văn sau 1975, họ là ai?”, Kỷ yếu Hội thảo quốc gia Thế hệ nhà văn sau 1975, tr.9-18.
Trần Đình Sử (1995), Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục.
Hà Công Tài (1996), “Đặc trưng hình thể của ngôn từ thơ ca”, Văn học (3).
Đoàn Minh Tâm (2006), “Thơ trẻ: Từ ngôn ngữ đến tâm trạng”, Văn nghệ trẻ, (34).
Trần Thị Minh Tâm (2019), Thơ Việt Nam những năm đầu thế kỉ XXI, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.
Nguyễn Thanh Tâm (2012), Sự thâm nhập của chất văn xuôi vào thơ Việt Nam đương đại, Luận án Tiến sĩ.
Nguyễn Thanh Tâm (2012), “Sự thay đổi thị hiếu thẩm mỹ của công chúng văn học sau đổi mới”, 
Nguyễn Thanh Tâm (2014), “Ba khuynh hướng vận động của thơ Việt Nam đương đại”, 
Nguyễn Thanh Tâm (2018), Giới hạn của những huyền thoại, Nxb Văn học, Hà Nội.
Trần Quang Thái (2011), Chủ nghĩa hậu hiện đại các vấn đề về nhận thức luận, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
Nguyễn Bá Thành (2012), Giáo trình tư duy thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Phùng Gia Thế, Trần Thiện Khanh (biên soạn) (2016), Văn học và giới nữ (Một số vấn đề lý luận và lịch sử), Nxb Thế giới, Hà Nội.
Lưu Khánh Thơ (2004), “Thơ và phê bình thơ”, Văn học (7).
Lưu Khánh Thơ (2015), “Một số vấn đề trong thơ đương đại”, Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Đại học Văn Hiến (8), tr.38-42.
Lưu Khánh Thơ (2016), “Ý thức nữ quyền trong thơ nữ đương đại”, Nghiên cứu Văn học, số 11 (537), Tr 42-49.
Chu Thị Thơm (2005), “Thơ trẻ hôm nay”, Báo Giáo dục & Thời đại, 11.12.2005.
Chu Thị Thơm (2006), “Thơ trẻ, bức tranh chưa phân định màu sắc”, Tạp chí Nhà văn, số 2, 2006.
Bích Thu (2015), Văn học Việt Nam hiện đại - Sáng tạo và Tiếp nhận, Nxb Văn học, Hà Nội.
Lý Hoài Thu (2018), Những sinh thể văn chương Việt, Nxb Văn học, Hà Nội.
Đỗ Lai Thúy (1999), Hồ Xuân Hương – hoài niệm phồn thực, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
Đỗ Lai Thúy (2001), Nghệ thuật như là thủ pháp, Nxb Hội nhà văn. 
Nguyễn Hồng Thúy (2009), Về quan niệm đạo đức học của chủ nghĩa hậu hiện đại, Triết học. Số 7 (218), Tr 72-76.
Nguyễn Thị Phương Thùy (2008), Nghiên cứu tự do hóa ngôn ngữ thơ Tiếng Việt hiện đại thế kỉ XX (Trên tư liệu các tập thơ của một số tác giả), Luận án Tiến sĩ.
Nguyễn Thị Phương Thùy (2006), “Sự cách tân cấu trúc của thơ Việt Nam hiện đại”, Tạp chí Ngôn ngữ (11).
Đặng Thu Thuỷ (2011), Thơ trữ tình Việt Nam từ giữa thập kỉ 80 đến nay, những đổi mới cơ bản, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
Đặng Thu Thủy (2014) “Đôi điều suy nghĩ về văn hóa đọc thơ hôm nay”, 
Phan Huyền Thư (2006), “Những bước đi trên cát”, Văn nghệ trẻ, (43).
Đặng Tiến (2006), Vũ trụ thơ, Nxb Talawas.
Đặng Tiến (2009), Thơ – Thi pháp và chân dung, Nxb Phụ nữ.
Nguyễn Vũ Tiềm (2015), “Bốn dòng chảy của thơ cách tân”, Báo Giáo dục & thời đại, tr.12-13.
Hoàng Trinh (1992), Từ kí hiệu học đến thi pháp học, Nxb Khoa học xã hội.
Phùng Văn Tửu (2015), Chủ nghĩa hậu hiện đại và vai trò của tư duy, Nghiên cứu Văn học. Số 11, Tr 109-120.
Nguyễn Thị Thanh Xuân (2013), Vấn đề phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam đương đại (Qua sáng tác của một số nhà văn nữ tiêu biểu), Luận án Tiến sĩ, Hà Nội.
Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
https://thethaovanhoa.vn/van-hoa/tho-nu-tre-duong-dai-lam-nghe-thuat-la-de-kham-pha-chinh-minh-n20081020090059140.htm.
https://www.thotre.com/luutru/index.php?menu=detail&mid=40&nid=1652.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Xu%C3%A2n_Thu_nh%C3%A3_t%E1%BA%ADp.
https://hoaithientam.wordpress.com/2011/09/08/b%E1%BA%A3n-tuyen-ngon-t%C6%B0%E1%BB%A3ng-tr%C6%B0ng-nhom-d%E1%BA%A1-dai/amp/
https://www.thotre.com/luutru/index.php?menu=detail&mid=40&nid=1652.
https://vi.wikipedia.org/wiki/Xu%C3%A2n_Thu_nh%C3%A3_t%E1%BA%ADp. 
https://phebinhvanhoc.com.vn/ban-tuyen-ngon-tuong-trung.
https://trandinhsu.wordpress.com/2020/10/27/cai-toi-va-hinh-tuong-tru-tinh.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1
Các tập thơ khảo sát chính trong luận án
Gửi VB (2006), Phan Thị Vàng Anh, Nxb Hội nhà văn.
Dự báo phi thời tiết (2005), Lynh Bacardi, Khương Hà, Phương Lan, Nguyệt Phạm, Thanh Xuân, Nxb Hội nhà văn.
Tôi đang lớn (2005), Trương Quế Chi, Nxb Trẻ.
Di chữ (2017), Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Nxb Hội nhà văn.
Linh (2000), Vi Thuỳ Linh, Nxb Thanh niên.
Đồng tử (2005), Vi Thuỳ Linh, Nxb Văn nghệ.
Khát (2007), Vi Thuỳ Linh, Nxb Phụ nữ.
ViLi in love (2008), Vi Thùy Linh, Nxb Văn nghệ.
Phim đôi - Tình tự chậm (2010), Vi Thùy Linh, Nxb Thanh niên.
Cỏ trắng (1999) Ly Hoàng Ly, Nxb Hội nhà văn.
Lô lô Ly (2005), Hoàng Ly, Nxb Hội nhà văn.
Giấc (2010), Lữ Thị Mai, Nxb Hội nhà văn.
Mở mắt rồi mơ (2015), Lữ Thị Mai, Nxb Hội nhà văn.
C.A.N (2011), Chiêu Anh Nguyễn. Nxb Văn học.
mục: xó xỉnh. cười (2011), Du Nguyên, Nxb Hội nhà văn.
Khúc lêu hêu mùa hè (2014), Du Nguyên, Nxb Hội nhà văn.
Anh ngủ thêm đi anh. Em phải dậy lấy chồng (2014), Nồng Nàn Phố, Nxb Văn học.
Nằm nghiêng (2002), Phan Huyền Thư, Nxb Văn học.
Rỗng ngực (2005), Phan Huyền Thư, Nxb Văn học.
Chấm (2013), Nguyễn Ngọc Tư, Nxb Văn học.
 Gọi xa xôi (2018), Nguyễn Ngọc Tư, Nxb Văn học.
 Cơn ngạt thở tình cờ (2007), Trần Lê Sơn Ý, Nxb Phụ nữ.
 Vi (2020), Trần Hạ Vi, Nxb Hội nhà văn.
Đàn bà đo hạnh phúc trong quanh quẩn đàn ông (2016), Thái Thuận Minh, Nxb Hội nhà văn.	
Phụ lục 2
Bảng 1. Biểu tượng Nước và các biến thể của Nước trong một số tác phẩm thơ nữ Việt Nam đương đại
Một số biểu tượng tiêu biểu
Ly Hoàng Ly (tập thơ Lô Lô)
Phan Huyền Thư
(Tập thơ Nằm nghiêng, Rỗng ngực)
Nguyễn Thụy Thúy Hạnh
(Tập thơ Di chữ)
Trần Lê Sơn Ý
(Tập thơ Cơn ngạt thở tình cờ)
Lynh Bacardi, Khương Hà, Thanh Xuân, Nguyệt Phạm (Tập thơ Dự báo phi thời tiết)
Du Nguyên
(Tập thơ Mục.Xó xỉnh.Cười)
Mưa
13
22
17
17
19
7
Nước mắt/ Giọt lệ
5
5
21
9
10
4
Máu
1
4
13
0
23
0
Dòng sông
4
4
4
3
4
4
Bảng 2. Biểu tượng Đêm và các biến thể của Đêm trong một số tác phẩm thơ nữ Việt Nam đương đại
TT
Ly Hoàng Ly
(tập thơ Lô Lô)
Phan Huyền Thư
(Tập thơ Nằm nghiêng, Rỗng ngực)
Nguyễn Thụy Thúy Hạnh
(Tập thơ Di chữ)
Trần Lê Sơn Ý
(Tập thơ Cơn ngạt thở tình cờ)
Lynh Bacardi, Khương Hà, Thanh Xuân, Nguyệt Phạm (Tập thơ Dự báo phi thời tiết)
Du Nguyên
(Tập thơ Mục.Xó xỉnh. Cười)
Đêm/Bóng tối
160
25
42
10
70
28
Giấc mơ/ giấc ngủ/ cơn mơ
13
27
13
25
49
31
Căn phòng
14
2
6
1
6
7
Tổng số
187
54
61
36
125
66
Bảng 3. Biểu tượng Nước, các biến thể của Nước trong sáng tác của một số nhà thơ nữ Việt Nam truyền thống
 và đương đại
Một số biểu tượng tiêu biểu
Thơ nữ Việt Nam truyền thống
Thơ nữ Việt Nam đương đại
Nguyễn Thị Hồng Ngát
(49 bài thơ)
Nguyễn Thị Thuý Bắc (Tập thơ Nỗi đau không lành)
Lâm Thị Mỹ Dạ (40 bài thơ)
Ly Hoàng Ly (tập thơ Lô Lô)
Phan Huyền Thư
(Tập thơ Nằm nghiêng, Rỗng ngực)
Lynh Bacardi, Khương Hà, Thanh Xuân, Nguyệt Phạm (Tập thơ Dự báo phi thời tiết)
Biển
40
9
17
0
3
11
Sông
20
15
11
4
9
4
sóng
15
6
15
0
3
1
Thuyền, bến
13
1
1
0
4
10
Mưa
19
11
11
13
22
19
Nước mắt/ Giọt lệ
11
4
2
5
5
10
máu
0
1
1
1
4
23
Tổng
223
146
Bảng 4. Biểu tượng Đêm, các biến thể của Đêm trong sáng tác của một số nhà thơ nữ Việt Nam truyền thống 
và đương đại
Một số biểu tượng tiêu biểu
Thơ nữ Việt Nam truyền thống
Thơ nữ Việt Nam đương đại
Nguyễn Thị 
Hồng Ngát
(49 bài thơ)
Nguyễn Thị 
Thuý Bắc
(Tập thơ Nỗi đau không lành)
Lâm Thị 
Mỹ Dạ
(40 bài thơ)
Ly Hoàng Ly
(tập thơ Lô Lô)
Phan Huyền Thư
(Tập thơ Nằm nghiêng, Rỗng ngực)
Lynh Bacardi, Khương Hà, Thanh Xuân, Nguyệt Phạm (Tập thơ Dự báo phi thời tiết)
Đêm, bóng tối
20
17
27
160
25
70
Giấc mơ, giấc ngủ
13
10
25
13
27
49
Căn phòng
4
1
0
14
2
6
Tổng
127
366

File đính kèm:

  • docluan_an_xu_huong_cach_tan_nghe_thuat_trong_tho_nu_viet_nam_d.doc
  • docDương Hoài Thương _Trích yếu luận án.doc
  • docDương Hoài Thương_Tóm tắt Tiếng Anh.doc
  • docDương Hoài Thương_Tóm tắt Tiếng Việt.doc
  • docDương Hoài Thương_Trang thông tin Tiếng Anh.doc
  • docDương Hoài Thương_Trang thông tin Tiếng Việt.doc