Luận án "Tự nhiên" và "Nữ giới" trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái

Khi môi trường sinh thái trên trái đất ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng, sự nóng

lên toàn cầu tiếp tục ảnh hưởng đến khắp hành tinh thì quan điểm của chúng ta về mối

quan hệ giữa con người và thiên nhiên bắt đầu phát triển đa chiều và toàn diện hơn. Sự

ra đời của lý thuyết nữ quyền sinh thái là một sự bổ sung cho tư duy sinh thái và tổ chức

xã hội, bởi sự thống trị phụ nữ và thiên nhiên về cơ bản xuất phát từ một hệ tư tưởng. Để

giải phóng cả hai, việc cơ cấu và đánh giá lại các giá trị gia trưởng và cấu trúc văn hóa

là việc làm cần thiết nhằm thúc đẩy sự bình đẳng, không đối ngẫu và các hình thức tổ

chức không phân cấp để đưa ra các hình thức xã hội mới.

Phê bình nữ quyền sinh thái ra đời vào thập niên 90 của thế kỷ XX, khi mà nhân

loại đang phải đối mặt với những vấn nạn bức thiết: sự hủy hoại môi sinh trên trái đất và

tình trạng bất bình đẳng giới vẫn diễn ra âm ỉ, kéo dài. Là bước phát triển của chủ nghĩa

nữ quyền sinh thái, phê bình nữ quyền sinh thái trong văn học xuất hiện cùng với sự

diễn ra rầm rộ của làn sóng nữ quyền thứ ba, mở ra một hướng mới cho việc giải quyết

nguy cơ sinh thái và vấn đề bất bình đẳng giới. Ở Việt Nam, phê bình nữ quyền sinh

thái, văn học nữ quyền sinh thái là kết quả của chuỗi “phản ứng muộn màng” và chưa

thực sự phát triển sâu rộng, sôi nổi so với thế giới. Tuy nhiên, vì tính nhân văn và tiến

bộ, phê bình nữ quyền sinh thái có ảnh hưởng lớn đến quan điểm thẩm mỹ, hứng thú

thẩm mỹ và ý thức thẩm mỹ của tác giả văn học Việt Nam đương đại. Với số lượng tác

phẩm đáng kể, các nhà văn nữ Việt Nam đương đại như: Võ Thị Hảo, Dạ Ngân, Quế

Hương, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy, Thuận, Phong Điệp. đã thể

hiện được sự nhạy bén của mình trong việc tri nhận những vấn đề thời sự mang tính

nhân loại

pdf 264 trang kiennguyen 19/08/2022 3980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án "Tự nhiên" và "Nữ giới" trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án "Tự nhiên" và "Nữ giới" trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái

Luận án "Tự nhiên" và "Nữ giới" trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ nữ quyền luận sinh thái
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
HOÀNG LÊ ANH LY 
“TỰ NHIÊN” VÀ “NỮ GIỚI” 
TRONG VĂN XUÔI NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 
NHÌN TỪ NỮ QUYỀN LUẬN SINH THÁI 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM 
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
HOÀNG LÊ ANH LY 
“TỰ NHIÊN” VÀ “NỮ GIỚI” 
TRONG VĂN XUÔI NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 
NHÌN TỪ NỮ QUYỀN LUẬN SINH THÁI 
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam 
Mã số : 62 22 01 21 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
PGS.TS. NGUYỄN THÀNH THI 
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2022 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết 
quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố trong bất kỳ công 
trình nghiên cứu nào khác. 
 Tác giả 
 Hoàng Lê Anh Ly 
MỤC LỤC 
Trang phụ bìa 
Lời cam đoan 
Mục lục 
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 
CHƯƠNG 1. NỮ QUYỀN SINH THÁI VÀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU NỮ 
QUYỀN SINH THÁI TRONG VĂN HỌC NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI ........ 6 
1.1. Nữ quyền sinh thái và tiềm năng của phê bình nữ quyền sinh thái trong 
nghiên cứu văn học ................................................................................................ 6 
1.1.1. Thuật ngữ nữ quyền sinh thái và chủ nghĩa nữ quyền sinh thái ..................... 6 
1.1.2. Các trường phái của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái ......................................... 8 
1.1.3. Đặc trưng của chủ nghĩa nữ quyền sinh thái ................................................. 10 
1.1.4. Tiềm năng của phê bình nữ quyền sinh thái trong nghiên cứu văn học ....... 22 
1.2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu văn xuôi nữ Việt Nam đương đại từ 
nữ quyền luận sinh thái ........................................................................................ 29 
1.2.1. Về mặt du nhập lý thuyết ............................................................................... 29 
1.2.2. Về thực hành phê bình nữ quyền sinh thái .................................................... 35 
1.2.3. Ứng dụng phê bình nữ quyền sinh thái trong nghiên cứu văn học ............... 37 
Tiểu kết .......................................................................................................................... 39 
CHƯƠNG 2. VẤN ĐỀ “NỮ QUYỀN” VÀ VẤN ĐỀ “SINH THÁI” 
TRONG SÁNG TÁC CỦA TÁC GIẢ NỮ VIỆT NAM: MỘT CÁI NHÌN 
LỊCH ĐẠI .................................................................................................................... 41 
2.1. Vấn đề “nữ quyền” trong sáng tác của tác giả nữ Việt Nam: một cái nhìn 
lịch đại .................................................................................................................... 41 
2.1.1. Sự manh nha và xác lập ý thức “nữ quyền” trong văn học nữ Việt 
Nam đầu thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX .................................................. 41 
2.1.2. Vấn đề “nữ quyền” trong văn học nữ Việt Nam hiện đại thế kỉ XX đến 
năm 1975 ....................................................................................................... 46 
2.1.3. Vấn đề “nữ quyền” trong văn học nữ Việt Nam từ năm 1975 đến nay ...... 54 
2.2. Vấn đề “sinh thái” trong sáng tác của các tác giả nữ Việt Nam - một cái 
nhìn lịch đại ............................................................................................................ 62 
2.2.1. Sự hình thành ý thức “sinh thái” trong văn học nữ Việt Nam trung đại .... 62 
2.2.2. Vấn đề “sinh thái” trong văn học nữ Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến 
năm 1975 ....................................................................................................... 64 
2.2.3. Vấn đề “sinh thái” trong văn học nữ Việt Nam sau năm 1975 .................... 69 
2.3. Xu hướng lồng kết vấn đề “sinh thái” với vấn đề “nữ quyền” ............................. 71 
2.3.1. Xuất phát từ sự “khúc xạ” lý thuyết nữ quyền sinh thái ở phương Tây ...... 71 
2.3.2. Xuất phát từ bản chất nội tại của nữ giới ...................................................... 77 
2.4. Sự hình thành diễn ngôn nữ quyền sinh thái trong văn xuôi nữ Việt Nam 
đương đại ................................................................................................................ 80 
2.4.1. Từ “vấn đề” trong văn học đến “diễn ngôn” trong văn học ........................ 80 
2.4.2. Điều kiện hình thành diễn ngôn nữ quyền sinh thái trong văn xuôi nữ 
Việt Nam ....................................................................................................... 85 
2.4.3. Thành tựu bước đầu và những hạn chế ........................................................ 88 
Tiểu kết .......................................................................................................................... 90 
CHƯƠNG 3. “TỰ NHIÊN” VÀ “NỮ GIỚI” QUA Ý THỨC NGHỆ 
THUẬT VÀ GÓC NHÌN CỦA CHỦ THỂ NỮ TRONG VĂN XUÔI NỮ 
VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI ........................................................................................ 91 
3.1. Vấn đề “Ý thức nghệ thuật”, “góc nhìn”/“điểm nhìn” và “chủ thể nữ” .............. 91 
3.1.1. Sự trỗi dậy “ý thức nghệ thuật” của chủ thể nữ ........................................... 91 
3.1.2. Sự thay đổi “góc nhìn”/“điểm nhìn” của “chủ thể nữ” trong văn xuôi 
nữ đương đại .................................................................................................. 93 
3.2. Nét tương đồng về vẻ đẹp của “tự nhiên” và “nữ giới” qua điểm nhìn của 
chủ thể nữ ............................................................................................................... 96 
3.2.1. Vẻ đẹp phồn thực ............................................................................................ 96 
3.2.2. Vẻ đẹp thiên tính mẫu .................................................................................. 101 
3.3. Sự tương hợp giữa tự nhiên và “giới thứ hai” về vị thế “ngoại biên” ................ 105 
3.3.1. Thuật ngữ “ngoại biên” ................................................................................ 105 
3.3.2. Hình tượng nam quyền “trung tâm” ............................................................ 107 
3.3.3. Nữ giới và tự nhiên – hiện thân cho sự nô lệ và vị trí “ngoại biên” ........... 115 
3.3.4. Sự chia sẻ, thấu hiểu của “nữ giới” và “tự nhiên” từ vị thế ngoại biên ...... 136 
3.3.5. Bản lĩnh và sức đề kháng của “tự nhiên” và “nữ giới” ............................... 143 
Tiểu kết ........................................................................................................................ 151 
CHƯƠNG 4. “TỰ NHIÊN” VÀ “NỮ GIỚI” QUA PHƯƠNG THỨC 
TỔ CHỨC TRẦN THUẬT TRONG VĂN XUÔI NỮ VIỆT NAM 
ĐƯƠNG ĐẠI ............................................................................................................. 153 
4.1. Diễn ngôn trần thuật nữ – phương tiện thể hiện ý thức nữ quyền sinh thái 
trong văn xuôi nữ Việt Nam đương đại ............................................................... 153 
4.1.1. Diễn ngôn trần thuật nữ ............................................................................... 153 
4.1.2. Đặc trưng của diễn ngôn trần thuật nữ......................................................... 153 
4.2. Tự thuật như một hình thức kỹ thuật tự sự phổ biến .......................................... 155 
4.2.1. Quan niệm về tự thuật .................................................................................. 156 
4.2.2. Tự thuật “kiểu nữ giới” – một phương thức tự sự đặc trưng ...................... 160 
4.3. Phong cách hòa phối diễn ngôn của “giới thứ hai” ............................................. 175 
4.3.1. Hòa phối giữa diễn ngôn độc thoại và đối thoại .......................................... 175 
4.3.2. Hòa phối giữa diễn ngôn kể, tả của người kể chuyện và diễn ngôn của 
nhân vật ........................................................................................................ 179 
4.4. Cách tạo sinh “ký hiệu quyển” và biểu tượng về tự nhiên và “giới thứ hai” ..... 184 
4.4.1. Ký hiệu quyển về “giới thứ hai” như là nạn nhân của mã không gian 
đô thị ............................................................................................................ 185 
4.4.2. Thiên nhiên và những biểu tượng mang dấu vết cổ mẫu ............................ 189 
Tiểu kết ........................................................................................................................ 198 
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 199 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 202 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ........................ 216 
PHỤ LỤC ................................................................................................................... PL1 
1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Khi môi trường sinh thái trên trái đất ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng, sự nóng 
lên toàn cầu tiếp tục ảnh hưởng đến khắp hành tinh thì quan điểm của chúng ta về mối 
quan hệ giữa con người và thiên nhiên bắt đầu phát triển đa chiều và toàn diện hơn. Sự 
ra đời của lý thuyết nữ quyền sinh thái là một sự bổ sung cho tư duy sinh thái và tổ chức 
xã hội, bởi sự thống trị phụ nữ và thiên nhiên về cơ bản xuất phát từ một hệ tư tưởng. Để 
giải phóng cả hai, việc cơ cấu và đánh giá lại các giá trị gia trưởng và cấu trúc văn hóa 
là việc làm cần thiết nhằm thúc đẩy sự bình đẳng, không đối ngẫu và các hình thức tổ 
chức không phân cấp để đưa ra các hình thức xã hội mới. 
Phê bình nữ quyền sinh thái ra đời vào thập niên 90 của thế kỷ XX, khi mà nhân 
loại đang phải đối mặt với những vấn nạn bức thiết: sự hủy hoại môi sinh trên trái đất và 
tình trạng bất bình đẳng giới vẫn diễn ra âm ỉ, kéo dài. Là bước phát triển của chủ nghĩa 
nữ quyền sinh thái, phê bình nữ quyền sinh thái trong văn học xuất hiện cùng với sự 
diễn ra rầm rộ của làn sóng nữ quyền thứ ba, mở ra một hướng mới cho việc giải quyết 
nguy cơ sinh thái và vấn đề bất bình đẳng giới. Ở Việt Nam, phê bình nữ quyền sinh 
thái, văn học nữ quyền sinh thái là kết quả của chuỗi “phản ứng muộn màng” và chưa 
thực sự phát triển sâu rộng, sôi nổi so với thế giới. Tuy nhiên, vì tính nhân văn và tiến 
bộ, phê bình nữ quyền sinh thái có ảnh hưởng lớn đến quan điểm thẩm mỹ, hứng thú 
thẩm mỹ và ý thức thẩm mỹ của tác giả văn học Việt Nam đương đại. Với số lượng tác 
phẩm đáng kể, các nhà văn nữ Việt Nam đương đại như: Võ Thị Hảo, Dạ Ngân, Quế 
Hương, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Bích Thúy, Thuận, Phong Điệp... đã thể 
hiện được sự nhạy bén của mình trong việc tri nhận những vấn đề thời sự mang tính 
nhân loại. 
Nghiên cứu văn xuôi nữ Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết nữ quyền sinh thái 
là một hướng triển khai thiết thực và quan trọng. Điều này cho thấy, các nhà văn, nhà 
phê bình đã bắt đầu nắm bắt đượ ... cứ vào 
đâu. Như chúng ta đã thấy, một quan niệm sai lầm phổ biến là bản chất nam tính của văn 
hóa đòi hỏi chúng ta phải khẳng định sự khác biệt của phụ nữ theo một dạng đặc biệt, dựa 
trên sự kết nối của bản chất nữ tính với thiên nhiên, bây giờ dùng như một biểu hiện của 
niềm tự hào hơn là những sự xấu hổ như trong lập luận trước đây (Prentice 1988: 9). Quan 
điểm phụ nữ liên kết với tự nhiên dựa vào “chủ nghĩa bản chất”, sự đồng cảm hay sức 
mạnh bí ẩn vốn có trong bản chất sinh học của phụ nữ. (17) được thay thế bằng những lý 
giải từ vị trí xã hội và lịch sử khác nhau của phụ nữ. 
Các nhà nữ quyền sinh thái cũng có thể phân biệt đối xử về các đặc tính và khía 
cạnh của văn hóa mà họ chọn để khẳng định; chúng không cần giới hạn, như tôi tranh luận 
trong các chương sau, lựa chọn giữa các thay thế của Biehl là “phá hủy” sự thừa kế hoàn 
toàn của bản sắc quá khứ của phụ nữ hoặc “nhiệt tình đón nhận nó” (Biehl 1991: 
12). Trong phạm vi cuộc sống của phụ nữ, họ đã sống theo những cách ít trực tiếp chống 
lại tự nhiên hơn nam giới. Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái có thể ưu tiên một số kinh nghiệm 
và thực hành của phụ nữ hơn của nam giới như một nguồn thay đổi mà không cam kết với 
bất kỳ hình thức chủ nghĩa tự nhiên nào. 
Những nhà phê bình nữ quyền sinh thái, cũng như một số nhà lý thuyết gia, (18) 
thường cho rằng chủ nghĩa nữ quyền sinh thái là một quan điểm thống nhất. Nhưng cần 
phải thừa nhận rằng chủ nghĩa nữ quyền sinh thái đa dạng và có chứa đựng các mức độ 
phát triển khác nhau, các lập trường khác nhau và các cam kết chính trị khác nhau, đôi khi 
là xung đột. Nhưng có một số điểm chung đối với tất cả các quan điểm của nữ quyền sinh 
thái là sự phủ nhận (A) 2 và (B) 2, thể hiện sự thấp kém của phụ nữ và tự nhiên. Việc từ 
chối những giả định này cũng cung cấp một phần cơ sở chung giữa chủ nghĩa nữ quyền 
sinh thái và những quan điểm khác nhau của chủ nghĩa môi trường, vốn bác bỏ sự thấp 
kém của tự nhiên. (19) Một chủ nghĩa nữ quyền sinh thái đầy đủ và có tính phê phán hơn, 
để truy vấn cả hai giả định đó, (A) 2 và (A) 3, và (B) ) 2 và (B) 3, và đưa cấu trúc nhị 
nguyên của cả bản sắc giới và bản sắc con người vào một vấn đề thấu đáo và triệt để hơn. 
Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái như một dự án thống nhất 
Phụ nữ đã phải đối mặt với một sự lựa chọn không thể chấp nhận trong chế độ phụ 
hệ lâu đời của họ như một lẽ tự nhiên. Họ chấp nhận nó (chủ nghĩa tự nhiên) hoặc từ chối 
nó (và xác nhận mô hình thống trị chủ đạo). Chú ý đến vấn đề nhị nguyên cho thấy một 
cách để giải quyết tình trạng tiến thoái lưỡng nan này. Phụ nữ phải được đối xử hoàn toàn 
giống như con người và hoàn toàn là một phần của văn hóa con người như đàn ông. Nhưng 
cả nam giới và phụ nữ phải thách thức quan niệm nhị nguyên về bản chất của con người và 
phát triển một nền văn hóa thay thế bản sắc con người là không xa lạ với tự nhiên. Quan 
niệm nhị nguyên như trì trệ, thụ động/cơ học cũng sẽ được thử thách như là một phần của 
sự phát triển này. 
Do đó, cách tiếp cận phản đối thuyết nhị nguyên cho thấy một cách thứ ba mà 
không ép buộc phụ nữ vào việc lựa chọn tham gia trong một nền văn hóa nam tính và xây 
dựng nền văn hóa nhị nguyên hoặc chấp nhận một bản sắc cũ và áp bức như “mẹ trái đất”: 
bên ngoài văn hóa, trái ngược với văn hóa, không hoàn toàn là con người. Trong phương 
PL32 
án này, phụ nữ không được xem như là một phần của tự nhiên hơn nam giới; cả nam và nữ 
đều là một phần của cả tự nhiên và văn hóa (Warren 1987; Ynestra King 1989). Cả nam 
giới và phụ nữ đều có thể đứng vững với thiên nhiên (Ynestra King 1989) (20) và cùng 
hành động để phá vỡ nền văn hóa nhị nguyên, nhưng khi làm như vậy họ sẽ đến từ những 
vị trí lịch sử xã hội khác nhau và có những điều khác nhau để đóng góp cho quá trình 
này. Bởi vì vị trí của họ trong thiên nhiên và sự loại trừ từ một nền văn hóa đối lập, những 
gì phụ nữ phải đóng góp cho quá trình này có thể đặc biệt quan trọng. 
Xét về các giả định về chủ nghĩa nhị nguyên tự nhiên/văn hóa, cơ thể của phụ nữ 
“không thể kiểm soát” làm cho họ trở thành một phần của thiên nhiên. Giả định về sự gần 
gũi của phụ nữ đối với thiên nhiên, tất nhiên là cực kỳ có vấn đề đối với nữ quyền. Một 
bằng chứng hiện đại về nỗ lực sử dụng quan niệm nhị nguyên để kiểm soát phụ nữ là kiểm 
soát cấu trúc của họ, phủ nhận những tuyên bố của họ, tìm cách để giam giữ phụ nữ trong 
tự nhiên bằng cách từ chối tiếp cận với các con đường giảng hòa với thiên nhiên, khẳng 
định sự thụ động là ở phụ nữ chứ không phải ở nam giới. Trong Giới tính thứ hai, Simone 
de Beauvoir trình bày một lập trường vững chắc về tác động đối với phụ nữ thụ thai và khả 
năng sinh sản của họ như là bản chất nhị nguyên. Bởi vì sinh sản được hiểu là không phải 
là một hành động sáng tạo, nó là một hành động mang tính sao chép, bị tra tấn và thụ động 
tồi tệ nhất. Quyền tự quyết và sự lựa chọn của phụ nữ bị từ chối, chính cơ thể phụ nữ bị coi 
là áp bức, và mang một bản chất chỉ có thể bị khuất phục. 
Nỗ lực để xem phụ nữ và sinh sản theo thuyết nhị nguyên tự nhiên/văn hóa đang 
làm méo mó bất kỳ lựa chọn thay thế nào, tự nhiên hay văn hóa, được chọn. Việc quan 
niệm sinh sản như một lĩnh vực của tự nhiên khiến nó trở thành công việc của bản năng, 
thiếu kỹ năng, sự cẩn thận và giá trị. Đó là một gánh nặng “tự nhiên” không thể lay chuyển 
và không thể chống đỡ được, có thể chi phối và bóp méo cuộc sống của phụ nữ, đồng thời 
hủy hoại khả năng lựa chọn và tham gia của họ trong một phạm vi cuộc sống rộng lớn 
hơn. Nhưng nếu lối thoát có ý nghĩa là lối vào văn hóa thì kết quả cũng là vấn đề. Nếu 
trong mô hình duy lý (ví dụ, trong Hegel), cơ thể nam giới được hợp lý hóa bằng cách tạo 
ra công cụ biến đổi tự nhiên, cơ thể phụ nữ được tạo thành một phần của văn hóa bằng 
cách chịu sự kiểm soát của người khác về tính hợp lý: y tế và các lĩnh vực khác, các phán 
quyết phá thai và những thứ tương tự. 
Vấn đề sinh sản chỉ trở nên minh bạch cho phụ nữ nếu nó được nhìn nhận theo 
những cách phi nhị nguyên. Nếu nó được coi là bản chất thuần khiết thì nó không phải là 
một dự án dành cho người phụ nữ, mà chỉ là một quá trình. Trong trường hợp được hiểu là 
văn hóa thuần túy, thì “dự án” được hiểu theo nghĩa công cụ là sự sản sinh ra một đứa trẻ, 
có lẽ tốt nhất nên được chuyển giao cho người đại diện, dù là con người hay máy móc, và 
được hướng dẫn theo cách hiệu quả nhất để đạt được mục đích đó, bởi các nhân viên khoa 
học. Chỉ khi phụ nữ được tự do lựa chọn đối với cơ thể và hoạt động sinh sản của họ thì 
mới tránh được sự chia rẽ này. Chỉ có tự do như vậy thì đời sống sinh sản của phụ nữ mới 
không bị bóp méo. 
Theo đó, chủ nghĩa nữ quyền sinh thái có thể bác bỏ cả hai sự lựa chọn méo mó 
được tạo ra bởi chủ nghĩa nhị nguyên tự nhiên/văn hóa; nó có thể từ chối mô hình của phụ 
nữ và quan niệm sinh sản như một lĩnh vực của tự nhiên, nhưng nó cũng chỉ trích nỗ lực 
PL33 
đưa họ vào một mô hình văn hóa nam tính hóa. Phong trào phụ nữ hướng tới việc xác định 
lại sự sinh sản là kỹ năng, sự chăm sóc, kiến thức, sáng tạo và liên quan đến người phụ nữ 
sinh sản. Đó cũng là nỗ lực để vượt qua chủ nghĩa nhị nguyên tự nhiên/văn hóa. 
Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái sẽ đại diện cho sự phát triển đầy đủ hơn của tư tưởng 
nữ quyền trong việc xem xét phạm trù tự nhiên: chìa khóa cho sự áp bức phụ nữ là một 
phong trào chính trị, mà ở đó phụ nữ sẵn sàng để tiến tới một giai đoạn xa hơn trong mối 
quan hệ của họ với thiên nhiên, vượt ra ngoài sự hòa nhập bất lực vào tự nhiên và vượt ra 
ngoài phản ứng chống lại sự loại trừ của văn hóa nam tính, hướng tới một vị trí tích cực, có 
chủ ý và phản ánh chính họ với thiên nhiên chống lại văn hóa nhị nguyên. 
Chủ nghĩa nữ quyền sinh thái hướng đến sự phê phán thuyết nhị nguyên là một lý 
thuyết có tính tích hợp cao (Plumwood 1986: 137; Warren 1987: 17; 1990: 132), nó là một 
làn sóng trong giai đoạn thứ ba của chủ nghĩa nữ quyền và nó vượt ra ngoài sự phân chia 
thông thường trong lý thuyết nữ quyền. Nó không phủ nhận những làn sóng của lý thuyết 
nữ quyền trước đó. Thay vào đó, nó không phải là một cấu trúc tách biệt mà được xây 
dựng trên chủ nghĩa nữ quyền cấp tiến, chủ nghĩa nữ quyền văn hóa và chủ nghĩa nữ quyền 
xã hội chủ nghĩa trong hơn một thập kỷ rưỡi qua. Mặt khác, chủ nghĩa nữ quyền sinh thái 
cũng xung đột với nhiều chủ nghĩa nữ quyền khác, khi cho rằng mối liên hệ với tự nhiên là 
vấn đề trung tâm (Warren 1990). Nó đặc biệt bác bỏ những cách thức để giải phóng phụ nữ 
mà mà không thách thức chủ nghĩa nhị nguyên về bản chất phụ nữ và sự thấp kém của tự 
nhiên. 
Nhưng, như tôi đề cập, chủ nghĩa nữ quyền sinh thái phê phán cũng sẽ thu hút sức 
mạnh và tích hợp những hiểu biết quan trọng từ các hình thức nữ quyền khác, và do đó có 
cơ sở cho một phần thỏa thuận với mỗi hình thức đó. Từ chủ nghĩa nữ quyền tự do, nó sẽ 
có động lực ban đầu để hòa nhập phụ nữ vào văn hóa nhân loại. Giống như chủ nghĩa nữ 
quyền văn hóa, nó tin rằng sự hòa nhập này chỉ có thể thực hiện được trong một nền văn 
hóa và quan niệm về con người khác biệt sâu sắc với nền văn hóa mà chúng ta đang có, 
một nền văn hóa từ bỏ những giá trị nhị nguyên đã hình thành trong văn hóa phương Tây. 
Nhưng nó không nhìn nhận điều này dưới góc độ một mô hình trung tâm của con người, 
hay một "văn hóa phụ nữ" được phát triển từ bản chất thiết yếu của phụ nữ. Trong những 
chương tiếp theo, tôi sẽ tranh luận về cấu trúc của quyền lực và sự thống trị trong chủ 
nghĩa nhị nguyên. Khi đó, một chủ nghĩa nữ quyền sinh thái phản đối chủ nghĩa nhị 
nguyên cũng phải được hiểu như một dự án tích hợp liên quan đến các cuộc đấu tranh giải 
phóng khác. 
PL34 
PHỤ LỤC 9: HÌNH ẢNH MỘT SỐ TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM NỮ VIỆT NAM 
ĐƯƠNG ĐẠI ĐƯỢC KHẢO SÁT TRONG LUẬN ÁN 
Nhà văn Dạ Ngân (6/2/1952) và bìa sách Gánh đàn bà (2010), Phố của Làng (2010) 
Nhà văn Đoàn Lê (15/4/1943) và bìa sách Trinh tiết xóm Chùa (2005), Tác phẩm chọn lọc (2011) 
Nhà văn Đỗ Bích Thuý (1975) và bìa sách Tôi đã trở về trên núi cao (2018), Chúa đất (2015) 
PL35 
Nhà văn Đỗ Hoàng Diệu và bìa sách Bóng đè (2018), Lưng rồng, Bóng đè 
và những chuyện mới (2018) 
Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư và bìa sách Gió lẻ và chín câu chuyện khác (2005), 
Cánh đồng bất tận (2005) 
Nhà văn Võ Thị Hảo (13/4/1956) và bìa sách Người sót lại của Rừng Cười (2005), 
Giàn Thiêu (2005) 
PL36 
Nhà văn Y Ban (1/7/1961) và bìa sách ABCD (2014), I am đàn bà (2007 
Nhà văn Võ Thị Xuân Hà (20/4/1959) và bìa sách Chuyện của các nhân vật có thật 
trên đời (2019), Trong nước giá lạnh (2016) 
Nhà văn Thuận (1968) và bìa sách Paris 11 tháng 8 (2005) , China town (2005) 
PL37 
Nhà văn Quế Hương (19/1/1950) và bìa sách Nước mắt hạt bụi (2018) 
Nhà văn Phong Điệp (6/6/1976) và bìa sách Ga ký ức (2015) 
Nhà văn Đoàn Minh Phượng (1956) và bìa sách Và khi tro bụi (2006) 
PL38 
Nhà văn Niê Thanh Mai (1980) và bìa sách Phía nào sương thôi rơi (2021) 
Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ (12/8/1966) và bìa sách Thành phố đi vắng (2019) 
Nhà văn Lý Lan (16/7/1957) và bìa sách Tiểu thuyết đàn bà (2008) 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_tu_nhien_va_nu_gioi_trong_van_xuoi_nu_viet_nam_duong.pdf
  • pdf2. TOM TAT TIENG VIET.pdf
  • pdf3. TOM TAT TIENG ANH.pdf
  • pdf4. BẢN TRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN TIENG VIET.pdf
  • pdf5. TRANG THONG TIN NHUNG DONG GOP MOI CUA LUAN AN (2) TIENG ANH.pdf