Luận án Quan hệ truyền thống - Hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam
Quan hệ truyền thống - hiện đại có rất vai trò quan trọng trong quá trình nối tiếp, chuyển tải các giá trị của truyền thống, hiện đại nhằm xây dựng, phát triển văn hóa, con người nói chung và quân nhân nói riêng. Đây cũng là vấn đề cấp thiết được Đảng ta xác định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” gắn với xây dựng “con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” [31, tr.78]; “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại” [33, tr.47]. Trước những xung đột, đấu tranh gay gắt giữa truyền thống và hiện đại hiện nay trong giao thoa, tiếp biến văn hóa đang đặt ra đòi hỏi cần phải điều chỉnh nhằm tạo ra sự thích ứng, chuyển hóa truyền thống - hiện đại hài hòa lẫn nhau cùng thúc đẩy văn hóa, con người phát triển. Việc đảm bảo hài hòa quan hệ này làm cho văn hóa, con người vừa có truyền thống vững chắc, vừa hiện đại cũng như để định hướng xây dựng, phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quan hệ truyền thống - hiện đại vừa là một trong những quy luật nội tại quyết định sự phát phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam, vừa tạo ra động lực quan trọng để hoàn thiện phẩm chất, nhân cách của cán bộ, chiến sĩ và trực tiếp góp phần củng cố bản chất cách mạng, nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chặng đường 77 năm, các thế hệ quân nhân không chỉ trân trọng giữ gìn truyền thống mà còn liên tục tiếp thu hiện đại sáng tạo, lan tỏa các giá trị văn hóa đồng thời xây dựng lên truyền thống riêng đặc thù của mỗi quân, binh chủng đang đặt ra yêu cầu cho thế hệ quân nhân sau tiếp tục kế thừa, phát huy. Tuy nhiên, qua thực tiễn công tác quản lý, giáo dục bộ đội cũng như nghiên cứu kết quả của các công trình khoa học đã được công bố về truyền thống, hiện đại, quan hệ truyền thống - hiện đại, cho thấy sự kế thừa, phát huy truyền thống gắn với tiếp thu hiện đại sáng tạo các giá trị văn hóa ở một số đơn vị cơ sở còn những hạn chế, bất cập, nhất là giữa kế thừa với tiếp thu; phát huy và sáng tạo bổ sung giá trị văn hóa của quân nhân. Mặt khác, văn hóa quân nhân chỉ thực sự trở thành giá trị, biểu tượng đẹp được tôn vinh và hiện thực hoá khi được xây dựng, phát triển theo một quy trình chặt chẽ, trên cơ sở nhận thức và giải quyết thỏa đáng quan hệ truyền thống - hiện đại.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quan hệ truyền thống - Hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 TÁC GIẢ LUẬN ÁN Đỗ Tiến Dũng MỤC LỤC Trang TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 10 1.1. Các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài 10 1.2. Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình khoa học tiêu biểu đã công bố liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án cần tiếp tục giải quyết. 24 Chương 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ TRUYỀN THỐNG - HIỆN ĐẠI VÀ GIẢI QUYẾT QUAN HỆ TRUYỀN THỐNG - HIỆN ĐẠI TRONG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA QUÂN NHÂN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 31 2.1. Quan hệ truyền thống - hiện đại và giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam. 31 2.2. Những nhân tố quy định giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam. 67 Chương 3 THỰC TRẠNG GIẢI QUYẾT QUAN HỆ TRUYỀN THỐNG - HIỆN ĐẠI TRONG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA QUÂN NHÂN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 78 3.1. Thực trạng giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam 78 3.2. Những vấn đề đặt ra khi giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam 116 Chương 4 ĐỊNH HƯỚNG GIẢI QUYẾT QUAN HỆ TRUYỀN THỐNG - HIỆN ĐẠI TRONG PHÁT TRIỂN VĂN HÓA QUÂN NHÂN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 125 4.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phát huy vai trò của các tổ chức, lực lượng giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam 125 4.2. Phát huy vai trò của môi trường văn hóa quân sự khi giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam 136 4.3. Tích cực hóa vai trò của quân nhân giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam 146 KẾT LUẬN 160 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 162 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 163 PHỤ LỤC 176 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt 1 Bộ binh cơ giới BBCG 2 Đơn vị cơ sở ĐVCS 3 Giá trị văn hóa GTVH 4 Khoa học và Công nghệ KH&CN 5 Nhà xuất bản Nxb 6 Quân đội nhân dân QĐND 7 Quân nhân chuyên nghiệp QNCN 8 Quốc phòng toàn dân QPTD 9 Sư đoàn bộ binh fBB 10 Trung đoàn bộ binh eBB 11 Xã hội chủ nghĩa XHCN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Quan hệ truyền thống - hiện đại có rất vai trò quan trọng trong quá trình nối tiếp, chuyển tải các giá trị của truyền thống, hiện đại nhằm xây dựng, phát triển văn hóa, con người nói chung và quân nhân nói riêng. Đây cũng là vấn đề cấp thiết được Đảng ta xác định: “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” gắn với xây dựng “con người Việt Nam phát triển toàn diện đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước và bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa” [31, tr.78]; “Xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, gắn kết chặt chẽ, hài hòa giữa giá trị truyền thống và giá trị hiện đại” [33, tr.47]. Trước những xung đột, đấu tranh gay gắt giữa truyền thống và hiện đại hiện nay trong giao thoa, tiếp biến văn hóa đang đặt ra đòi hỏi cần phải điều chỉnh nhằm tạo ra sự thích ứng, chuyển hóa truyền thống - hiện đại hài hòa lẫn nhau cùng thúc đẩy văn hóa, con người phát triển. Việc đảm bảo hài hòa quan hệ này làm cho văn hóa, con người vừa có truyền thống vững chắc, vừa hiện đại cũng như để định hướng xây dựng, phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam. Quan hệ truyền thống - hiện đại vừa là một trong những quy luật nội tại quyết định sự phát phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam, vừa tạo ra động lực quan trọng để hoàn thiện phẩm chất, nhân cách của cán bộ, chiến sĩ và trực tiếp góp phần củng cố bản chất cách mạng, nâng cao sức mạnh chiến đấu của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chặng đường 77 năm, các thế hệ quân nhân không chỉ trân trọng giữ gìn truyền thống mà còn liên tục tiếp thu hiện đại sáng tạo, lan tỏa các giá trị văn hóa đồng thời xây dựng lên truyền thống riêng đặc thù của mỗi quân, binh chủng đang đặt ra yêu cầu cho thế hệ quân nhân sau tiếp tục kế thừa, phát huy. Tuy nhiên, qua thực tiễn công tác quản lý, giáo dục bộ đội cũng như nghiên cứu kết quả của các công trình khoa học đã được công bố về truyền thống, hiện đại, quan hệ truyền thống - hiện đại, cho thấy sự kế thừa, phát huy truyền thống gắn với tiếp thu hiện đại sáng tạo các giá trị văn hóa ở một số đơn vị cơ sở còn những hạn chế, bất cập, nhất là giữa kế thừa với tiếp thu; phát huy và sáng tạo bổ sung giá trị văn hóa của quân nhân. Mặt khác, văn hóa quân nhân chỉ thực sự trở thành giá trị, biểu tượng đẹp được tôn vinh và hiện thực hoá khi được xây dựng, phát triển theo một quy trình chặt chẽ, trên cơ sở nhận thức và giải quyết thỏa đáng quan hệ truyền thống - hiện đại. Hiện nay, trước tác động của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; đặc biệt việc ứng dụng những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào hoạt động quân sự, có sử dụng vũ khí công nghệ cao khi chiến tranh xảy ra thì quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân càng rất cần có sự nhận thức, quan tâm giải quyết của các đơn vị quân đội và quân nhân. Đồng thời, nghiên cứu về văn hóa truyền thống, văn hóa hiện đại còn ít được đề cập; nghiên cứu về quan hệ truyền thống - hiện đại trong văn hóa mới chỉ có ở các chương mục của công trình khoa học cấp nhà nước và quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam thì chưa được đề cập; trước thực trạng giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân hiện nay có nhiều vấn đề mới, phức tạp đòi hỏi phải được luận giải một cách khoa học cả về mặt lý luận và thực tiễn. Vì vậy, nghiên cứu sinh lựa chọn vấn đề: “Quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu Từ góc độ triết học văn hóa, luận giải những vấn đề lý luận, thực trạng về quan hệ truyền thống - hiện đại và giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam, đề xuất các định hướng giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam, góp phần hoàn thiện nhân cách, phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ” của quân nhân, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong thời kỳ mới. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án. Nghiên cứu một số vấn đề lý luận về quan hệ truyền thống - hiện đại và giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam. Nghiên cứu, đánh giá thực trạng giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam. Định hướng giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Luận giải quan hệ truyền thống - hiện đại và giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam; nghiên cứu thực trạng và đề xuất định hướng giải quyết quan hệ này ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam. Phạm vi về không gian: Nghiên cứu, khảo sát thực trạng quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân ở một số đơn vị cơ sở trong Quân đội nhân dân Việt Nam như: eBB 36 và eBBCG 102, f308, QĐ1; f 301, Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội; eBB 18 và eBB 101, f325, QĐ2; f312, QĐ1; eBB2, f395, QK3; eBB 98, f316, QK2; eBB 48, f 320, QĐ3; f 324, QK4; e Gia Định, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Đề tài luận án sử dụng số liệu, tài liệu, tư liệu phục vụ nghiên cứu chủ yếu từ năm 2010 đến nay để nghiên cứu thực trạng; định hướng tiếp tục giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam được xác định với tầm nhìn đến năm 2045. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam; các Chỉ thị, Nghị quyết của Quân ủy Trung ương về văn hóa, về xây dựng nền văn hóa và phát triển toàn diện con người. Đồng thời, còn kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học tiêu biểu có liên quan đến đề tài luận án. Cơ sở thực tiễn Thực tiễn quan hệ truyền thống - hiện đại và giải quyết quan hệ này trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam được phản ánh trong các đề án, chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch, báo cáo, tổng kết thực tiễn phát triển văn hóa quân nhân của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và các đơn vị cơ sở; các số liệu điều tra, khảo sát, phỏng vấn thực tế của nghiên cứu sinh ở một số đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Việt Nam. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận án sử dụng hệ thống các phương pháp như: phân tích và tổng hợp; trừu tượng hóa và khái quát hóa; hệ thống và cấu trúc; lôgíc và lịch sử; so sánh và đánh giá, thống kê, điều tra xã hội học bằng phiếu hỏi; xin ý kiến chuyên gia để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. 5. Những đóng góp mới của luận án Làm rõ các quan niệm và những nhân tố quy định giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam. Đánh giá đúng thực trạng giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam. Đề xuất những định hướng giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam. 6. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần tham gia phát triển một số vấn đề lý luận về quan hệ truyền thống - hiện đại, giải quyết quan hệ truyền thống - hiện đại trong phát triển văn hóa quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học, phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quản lý giáo dục, phát triển toàn diện văn hóa quân nhân để nâng cao chất lượng thực hiện nhiệm vụ của quân nhân ở các đơn vị quân đội. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong các nhà trường quân đội và trong thực hiện phát huy truyền thống, tiếp thu hiện đại cho quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, luận án còn là cơ sở khoa học cho người lãnh đạo ... oa học; hiệu quả lao động sản xuất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật; làm chủ và giữ gìn tốt vũ khí, trang bị được biên chế. Năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; tự chủ, tự lực, tự cường, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới. 3. Toàn quân phấn đấu xứng danh “Bộ đội cụ Hồ” - Danh hiệu cao quý mà Nhân dân tin cậy, yêu mến tặng cho cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam; luôn giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống: “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. (Nguồn: Chỉ thị số 855-CT/QUTW, ngày 12/8/2019 của Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương về đẩy mạnh thực hiện Cuộc vân động phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới). Phụ lục 9 NHỮNG CHUẨN MỰC “BỘ ĐỘI CỤ HỒ” THỜI KỲ MỚI (5 chuẩn mực cơ bản) 1. Bản lĩnh chính trị vững vàng, động cơ trong sáng, trách nhiệm cao. 2. Đạo đức, lối sống trong sạch, lành mạnh. 3. Có văn hóa, tri thức khoa học, trình độ quân sự, năng lực, phương pháp, tác phong công tác và sức khỏe tốt đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. 4. Thực hành dân chủ, kỷ luật tự giác, nghiêm minh. 5. Chăm lo xây dựng đoàn kết nội bộ tốt; tôn trọng, giúp đỡ, gắn bó máu thịt với Nhân dân; có tinh thần quốc tế trong sáng. (Nguồn: Chỉ thị số 855-CT/QUTW, ngày 12/8/2019 của Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương về đẩy mạnh thực hiện Cuộc vân động phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh “Bộ đội Cụ Hồ” thời kỳ mới). Phụ lục 10 Những nội dung, biểu hiện chính của chủ nghĩa anh hùng cách mạng TT Nêu tại Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ nhất (Cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm 1965) Nêu tại Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ hai (Tháng 9 năm 1967) 1 Tinh thần chiến đấu dũng cảm, ngoan cường, bất khuất, dám đánh thắng giặc Mỹ. Tinh thần không cam chịu nô lệ, kiên cường bất khuất, sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do. 2 Tinh thần tận tụy hy sinh vì cách mạng, đem cá nhân gắn liền với cách mạng, hết lòng, hết dạ phục vụ nhân dân. Trung thành vô hạn với cách mạng, luôn luôn lạc quan tin tưởng ở thắng lợi. 3 Tinh thần cách mạng đến cùng, tự lực cách sinh, cần kiệm, kiên trì, bền bỉ, vượt mọi khó khăn gian khổ. Quán triệt tư tưởng tiến công cách mạng với dũng khí rất cao. 4 Tinh thần đoàn kết, khiêm tốn, liên hệ tốt với quần chúng. Có tình thương yêu nhân dân, thương yêu đồng đội sâu sắc, đối với đồng đội thì mặn nồng, đối với nhân dân thì tình sâu, nghĩa nặng. 5 Biết đem cá nhân gắn liền với cách mạng, giải quyết đúng đắn các mặt: sống chết, sướng khổ, hạnh phúc chung và hạnh phúc riêng, sống khiêm tốn, giản dị. 6 Quán triệt đường lối, phương châm, chính sách, chấp hành mệnh lệnh một cách nghiêm chỉnh. 7 Quán triệt tinh thần tự lực cách sinh, lấy tinh thần cách mạng làm yếu tố cơ bản phát huy mọi khả năng, mưu trí và sáng tạo, tìm mọi cách đánh địch. (Nguồn sách: Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, H.1980, tr.193-196). Phụ lục 11: Văn hóa cổ truyền với kinh tế thị trường cái hay và cái dở TT CÁI HAY CÁI DỞ Cái được (thêm) Cái thoát khỏi Cái mất (giảm) Cái nhiễm phải 1 Đô thị, công nghiệp phát triển Đô thị bị nông thôn khống chế Môi trường tự nhiên Nạn ô nhiễm môi trường 2 Đời sống vật chất cao, tiện nghi đầy đủ Sự nghèo nàn thiếu thốn Lối sống tình nghĩa Lối sống thực dụng 3 Vai trò cá nhân nâng cao Thói dựa dẫm, bệnh bảo thủ Tính tập thể, sự ổn định gia đình Lối sống cá nhân chủ nghĩa 4 Tinh thần tự do phê phán Thói gia trưởng Nền nếp chữ “lễ” Lối sống “cá đối bằng đầu” 5 Sự liên kết quốc tế rộng rãi Óc địa phương chủ nghĩa Tính độc lập (tự trị) giảm Những hiện tượng đồi trụy du nhập (Nguồn sách: Văn hóa Việt Nam truyền thống và hiện đại, Nxb Văn hóa, H.2001, tr.27-28). Phụ lục 12 Những mặt tích cực và mặt tiêu cực của mở cửa trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế, thực hiện kinh tế thị trường I.Những mặt tích cực của mở cửa TT Các quan niệm % Đúng Đúng một phần Không đúng Không biết 1 Góp phần tăng trưởng kinh tế 92,47 2 Phát triển khoa học 84,93 3 Phát triển mối quan hệ đa phương 82,88 4 Phù hợp với xu thế của thời đại 80,14 5 Nâng cao vị thế dân tộc 69,18 6 Phát triển văn hóa 9,59 II.Những mặt tiêu cực của mở cửa TT Các quan niệm % Đúng Đúng một phần Không đúng Không biết 1 Mất bản sắc văn hóa (Âu, Mỹ hóa...) 50,00 2 Đảo lộn chuẩn giá trị xã hội 49,32 3 Bị lệ thuộc về chính trị 49,32 4 Suy thoái, phá sản về kinh tế 14,38 (Nguồn sách: Định hướng giá trị con người Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập, Nxb Chính trị Quốc gia-Sự thật, H.2012, tr.186; tr.188-191). Phụ lục 13 Các mục tiêu xã hội và giá trị cá nhân trong các xã hội truyền thống, hiện đại, hậu hiện đại Nội dung Truyền thống Hiện đại Hậu hiện đại Định hướng trung tâm của xã hội Sống trong một nền kinh tế nhà nước vững chắc Tối đa hóa tăng trưởng kinh tế Tối đa hóa hạnh phúc chủ quan cá nhân Giá trị cá nhân Các chuẩn mực tôn giáo truyền thống và cộng đồng Động cơ thành đạt Các giá trị hậu duy vật và hậu hiện đại Hệ thống quyền lực Quyền lực truyền thống Quyền lực hợp pháp - hợp lý Không đề cao cả quyền lực hợp pháp cũng như quyền lực tôn giáo (Nguồn sách: Giá trị học - Cơ sở lý luận góp phần đúc kết, xây dựng giá trị chung của người Việt Nam thời nay, Nxb Dân trí, H. 2012, tr.307). Phụ lục 14 Những giá trị truyền thống còn được lưu giữ hiện nay STT Giá trị truyền thống Truyền thống (%) Hiện nay còn lưu giữ (%) 1 Yêu nước 86,2 85,5 2 Đoàn kết 78,3 74,7 3 Cần cù 62,6 58,1 4 Anh hùng 46,0 33,5 5 Yêu gia đình/làng xóm 36,8 35,6 6 Hiếu học 36,1 43,2 7 Thương người 27,9 29,2 8 Chịu khó/nhẫn lại 22,7 18,3 9 Sáng tạo 16,9 29,4 10 Trung thực 16,6 13,8 11 Giản dị trong lối sống 15,0 14,5 12 Ý chí tự cường 15,0 13,5 13 Ý thức cộng đồng 11,3 12,1 14 Chí công vô tư 10,8 8,5 15 Rộng lượng/mến khách 7,7 11,6 16 Khoan dung tôn giáo 4,8 6,2 17 Tinh tế trong ứng xử 2,6 4,1 18 Lạc quan 2,4 3,9 19 Vì nghĩa 2,1 4,1 (Nguồn sách: Giá trị văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi, Nxb Chính trị quốc gia - sự thật, H.2014, tr.326 ). Phụ lục 15 Tổng kết của Đảng và các nhà khoa học về các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam Phụ lục 17 a: Tổng kết các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII TT Các giá trị truyền thống Ghi chú 1 Lòng yêu nước nồng nàn 2 Ý chí tự cường dân tộc 3 Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình - làng xã - tổ quốc 4 Lòng khoan dung 5 Trọng nghĩa tình đạo lý 6 Tính cần cù sáng tạo trong lao động 7 Sự tinh tế trong ứng xử Phụ lục 17 b: Tổng kết các giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam của các nhà khoa học Theo nhà khoa học Đào Duy Anh TT Các giá trị truyền thống Ghi chú 1 Có trí nhớ tốt, thiên về nghệ thuật trực giác 2 Ham học, thích văn chương 3 Ít mộng tưởng, tính thực dụng cao 4 Cần cù làm việc 5 Giỏi chịu khổ 6 Khả năng bắt chước và dung hóa rất tài 7 Chuộng hòa bình, khi có ngộ sự biết hy sinh vì đại nghĩa Theo nhà khoa học Trần Văn Giàu TT Các giá trị truyền thống Ghi chú 1 Yêu nước 2 Anh hùng 3 Cần cù 4 Sáng tạo 5 Lạc quan 6 Thương người 7 Vì nghĩa Theo nhà khoa học Claude Falazzoli TT Các giá trị truyền thống Ghi chú 1 Ý thức giữ phẩm giá không để mất trong bất cứ hoàn cảnh nào 2 Có nết cần cù 3 Lịch thiệp tế nhị 4 Có sự tinh tế 5 Tính dè dặt trong xét đoán và quyết định 6 Có tính thực dụng nhưng khéo léo và sáng suốt trong mọi tình huống 7 Tính lãng mạn và đa cảm (Nguồn sách: Hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong đổi mới, hội nhập, Nxb Văn hóa dân tộc, H.2014, tr.05-06; tr.173). Phụ lục 16 Các giá trị hiện đại cần bổ sung hiện nay TT Các giá trị Giá trị mới Phụ nữ Lãnh đạo 1 Nhân Tâm chính Công Tâm đẹp 2 Lễ Ý thành Dung Tầm xa 3 Nghĩa Chí kiên Ngôn Tuệ sáng 4 Trí Sự cẩn Hạnh Tài cao 5 Tín Lịch thiệp Tinh tế Trách nhiệm 6 Dũng Hài hòa Duyên dáng 7 Liêm Nhân văn Nhu thuận 8 Khiêm Tính thuận Đảm đang 9 Khí hòa 10 Thế vững 11 Lực mạnh (Nguồn sách: Hệ giá trị văn hóa Việt Nam trong đổi mới, hội nhập, Nxb Văn hóa dân tộc, H.2014, tr.05-06; tr.173). Phụ lục 17 Hệ thống 36 giá trị định hướng cốt lõi toàn diện 0-Giá trị phổ biến trong cuộc sống Tinh thần Vật chất 1-Giá trị phổ biến trong cuộc sống Hạnh phúc Công bằng Dân chủ Việc làm Giàu mạnh Giá trị truyền thống cần bảo tồn Tinh hoa nhân loại cần bổ sung Đặc trưng Phẩm chất Phẩm chất Đặc trưng I-Tính cộng đồng làng xã Tình đoàn kết Tính dân chủ làng xã Tính trọng thể diện Lòng biết ơn Tính tập thể Tinh thần trách nhiệm Bản lĩnh cá nhân Tinh thần hợp tác Lòng tự trọng II-Tính cộng đồng xã hội II-Tính trọng âm Tính ưa ổn định Tính hòa hiếu, bao dung Tính trọng tình Sức chịu đựng, tính nhẫn nhịn Lòng hiếu khách Tính Sẵn sàng từ chức Tính dám mạo hiểm III-Tính hài hòa thiên về dương tính III-Ưa hài hòa Tình vui vẻ, lạc quan Tính thực tế IV-T.kết hợp Khả năng quan hệ tốt Tính kết hợp Tính chuyên nghiệp Tính khoa học T.phân tích, rành mạch IV-Tác phong công nghiệp V-Tính linh hoạt Tính sáng tạo Khả năng thích nghi cao Ý thức pháp luật Tính nguyên tắc Lòng trung thành V-Tính linh hoạt trong nguyên tắc VI-Tổng hợp I+II Lòng yêu nước, tinh thần dân tộc Lòng nhân ái, thương người Tính trung thực VI-Tổng hợp (Nguồn sách: Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam trong giai đoạn hiện tại, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, TPHCM. 2015, tr.182). Phụ lục 18 Những tật xấu của con người Việt Nam hiện nay cần khắc phục (22 tật xấu trên 30% xếp theo nhóm hệ quả 5 đặc trưng qua khảo sát 5589 người với 34 tật xấu được lựa chọn) Người Việt Nam hiện nay có những tật xấu Số lượng % số phiếu TL % trung bình theo đặc trưng Bệnh thành tích 4195 75,1 I-Hậu quả của tính cộng đồng làng xã (10): 52,6% Thói dựa dẫm 3145 56,3 Bệnh nói xấu sau lưng 3255 58,3 Bệnh hình thức 3186 57,0 Bệnh sỹ diện, háo danh; chém gió 3103 55,5 Bệnh bè phái, không hợp tác được 2921 52,3 Bệnh phong trào 2776 49,7 Tật ham vui, thích “tám” 2463 44,1 Bệnh vô cảm, chặt chém 2347 42,0 Thói tò mò, tạo dư luận 1989 35,6 Bệnh đối phó 3345 59,8 II-Hậu quả của tính trọng âm (5): 43,9% Bệnh hám lợi 2811 50,3 Bệnh lề mề, chậm chạp 2461 44,0 Bệnh sùng ngoại 1826 32,7 Bệnh tự ti, thiếu bản lĩnh 1821 32,6 Bệnh sống bằng quan hệ 2998 53,6 IV-Hậu quả của tính kết hợp (1): 53,6% Bệnh thiếu ý thức pháp luật 3809 68,2 V-Hậu quả của tính linh hoạt (4): 44,8% Thói tùy tiện, cẩu thả 2130 38,1 Thói kiêu ngạo 2101 37,6 Thói khôn vặt, láu cá 1967 35,2 Bệnh giả dối, nói không đi với làm 4527 81,0 VI-Hậu quả của tổng hợp IV+V (2):57,2% Tật ăn cắp vặt 1873 33,5 (Nguồn sách: Một số vấn đề về hệ giá trị Việt Nam trong giai đoạn hiện tại, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, TPHCM. 2015, tr.173-174).
File đính kèm:
- luan_an_quan_he_truyen_thong_hien_dai_trong_phat_trien_van_h.doc
- 1 BIA LUẬN ÁN - Tien Dung.doc
- 2 BÌA TÓM TẮT TIẾNG VIỆT - Tien Dung.doc
- 2 TOM TAT TIẾNG VIỆT - Tien Dung.doc
- 3 BÌA TÓM TẮT TIẾNG ANH - Tien Dung.doc
- 3 TÓM TẮT TIẾNG ANH - Tien Dung.doc
- 4 THONG TIN MANG TIENG VIET - Tien Dung.doc
- 4 THÔNG TIN MẠNG TIẾNG ANH - Tien Dung.doc