Luận án Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng

Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19/06/2017 của Quốc hội nước

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã định nghĩa Du lịch sinh thái

(DLST) là “loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa

phương, có sự tham gia của cộng đồng dân cư, kết hợp giáo dục về bảo vệ

môi trường”. Cho đến nay, có rất nhiều các định nghĩa về DLST được sử

dụng bởi các tổ chức khác nhau, nhìn chung tất cả đều hướng tới 3 mục tiêu

chính bao gồm công bằng xã hội, phát triển kinh tế và toàn vẹn môi trường

(TIES, 2015). DLST là một nhánh của lĩnh vực du lịch bền vững. DLST được

coi như là một công cụ hữu hiệu để PTBV là lý do chính tại sao các nước

đang phát triển hiện đang đón nhận DLST một cách tích cực và đưa vào các

chiến lược phát triển kinh tế và bảo tồn của mình (Kiper, 2013).

Việt Nam được xếp hạng thứ 16 trong số các quốc gia có tính ĐDSH

cao nhất trên thế giới và là một trong 10 trung tâm giàu nhất của ĐDSH trên

thế giới (MONRE, 2015). Tuy nhiên, ĐDSH ở Việt Nam đã và đang bị suy

thoái do các hoạt động quá mức của con người như phá hủy sinh cảnh, săn

bắt, buôn bán trái phép động vật. Để bảo tồn ĐDSH, Chính phủ Việt Nam đã

đưa ra rất nhiều các giải pháp, trong đó thành lập các VQG/KBT là giải pháp

trọng tâm. Theo Quyết định 1976/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Quy hoạch hệ

thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ

tướng Chính phủ ban hành, trên phạm vi cả nước đã xác lập được 167 khu

rừng đặc dụng với tổng diện tích rừng đặc dụng là 2.303.961 ha (chiếm

14,19% diện tích đất quy hoạch cho lâm nghiệp), bao gồm 33 VQG, 57 khu

dự trữ thiên nhiên, 14 khu bảo tồn loài và sinh cảnh và 54 khu bảo vệ cảnh

quan. Đây là những nơi bảo tồn tính ĐDSH, các HST đặc trưng, các loài nguy

cấp quý hiếm và là tiềm năng lớn để phát triển DLST, một trong các dòng sản

phẩm du lịch chính, có khả năng cạnh tranh của Việt Nam.2

DLST đóng một vai trò quan trọng trong các hoạt động của VQG/KBT

bởi vì nó mang lại nguồn thu nhập đáng kể để hỗ trợ công tác bảo tồn ĐDSH

và phát triển cộng đồng địa phương (García-Herrera, 2016). Tuy nhiên, DLST

trong các VQG/KBT ở Việt Nam chưa phát triển tương xứng với tiềm năng

của nó. Nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế của phát triển DLST là sự thiếu

vắng sự hợp tác giữa chính quyền và các ngành khác nhau trong việc xây

dựng các chính sách và quy hoạch DLST. Ngành du lịch liên quan đến nhiều

lĩnh vực nên cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa các bên liên quan vì sự phát triển

của nó (García-Herrera, 2016). Ngoài ra, sự phát triển DLST chưa có sự

thống nhất về cơ chế vận hành trong hệ thống VQG/KBT và mới chỉ tập trung

ở một số VQG như Cát Bà, Cát Tiên, Ba Vì, Tam Đảo, Bạch Mã. Các sản

phẩm du lịch chưa đa dạng, đặc biệt các sản phẩm đặc trưng như xem động

vật hoang dã được rất ít VQG/KBT tổ chức. Vấn đề về quy hoạch các tuyến

điểm du lịch và các vùng thích hợp cho phát triển DLST cũng chưa được bài

bản. Quan trọng hơn nữa là sự gắn kết giữa phát triển DLST với bảo tồn

ĐDSH và sự tham gia của cộng đồng địa phương hiện còn đang hạn chế ở các

VQG/KBT ở Việt Nam.

Mối quan hệ giữa phát triển DLST, bảo tồn ĐDSH và sự tham gia của

người dân đã được nhiều nghiên cứu đề cập trước đây. Nghiên cứu của

Holmes (2013) cho rằng, người dân địa phương có thể là mối đe dọa trực tiếp

đối với các KBT khi họ không hợp tác với ban quản lý khu bảo tồn hoặc tham

gia vào các sáng kiến bảo tồn cũng như hoạt động DLST. Hiểu biết sâu sắc

hơn về thái độ và nhận thức người dân địa phương cũng như các nhân tố thúc

đẩy và cản trở sự tham gia của họ sẽ là cơ sở quan trọng trong việc đề ra các

chiến lược phù hợp để thu hút sự ủng hộ rộng rãi của địa phương đối với công

tác bảo tồn ĐDSH và quản lý DLST (Holmes, 2013).

pdf 226 trang kiennguyen 21/08/2022 4100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng

Luận án Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái gắn với bảo tồn đa dạng sinh học tại vườn quốc gia Cát Bà - Hải Phòng
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP 
LÊ THỊ NGÂN 
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI GẮN VỚI 
BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI VƯỜN QUỐC GIA 
CÁT BÀ - HẢI PHÒNG 
NGÀNH: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG 
MÃ SỐ: 9620211 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LÂM NGHIỆP 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
 1. PGS.TS. ĐỒNG THANH HẢI 
 2. PGS. TS. PHẠM NGỌC LINH 
Hà Nội, 2021 
i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các kết quả 
nghiên cứu trong luận án là hoàn toàn trung thực và chưa được ai công bố 
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Các trích dẫn sử dụng trong luận 
án đã ghi rõ tên tài liệu tham khảo và các tác giả của tài liệu đó. 
 Tác giả luận án 
Lê Thị Ngân 
ii 
LỜI CẢM ƠN 
Sau thời gian học tập và nghiên cứu tại Trường Đại học Lâm nghiệp, 
đến nay tôi đã hoàn thành luận án tiến sĩ. 
Để có được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin được trân trọng gửi lời 
cảm ơn sâu sắc đến: 
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương; Lãnh đạo và chuyên viên Vụ 
Khoa học và Công nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương nơi tôi công tác đã giao 
nhiệm vụ, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để tôi học tập và hoàn thành Luận án 
nghiên cứu. 
Lãnh đạo, các thầy, cô giáo, cán bộ, nhân viên Trường Đại học Lâm 
nghiệp; Khoa Sau Đại học; Khoa Quản lý Tài nguyên rừng - Trường Đại học 
Lâm nghiệp đã giảng dạy, tạo mọi điều kiện hỗ trợ tôi trong quá trình học tập 
và nghiên cứu tại Trường. 
Lãnh đạo và cán bộ Viện Nghiên cứu và Phát triển Lâm nghiệp Nhiệt 
đới; Lãnh đạo và cán bộ các phòng, ban, đơn vị của Vườn Quốc gia Cát Bà; 
chính quyền và nhân dân huyện đảo Cát Bà, Thành phố Hải Phòng đã giúp đỡ 
tôi thực hiện các nghiên cứu, điều tra, thu thập thông tin, lấy mẫu và bố trí thí 
nghiệm. 
Đặc biệt, nhân dịp này, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới 02 
thầy hướng dẫn: PGS.TS. Đồng Thanh Hải, Trưởng phòng đào tạo sau đại 
học, Trường Đại học Lâm nghiệp - Giáo viên hướng dẫn 1 và PGS.TS. Phạm 
Ngọc Linh, Vụ trưởng, Ban Tuyên giáo Trung ương - Giáo viên hướng dẫn 2, 
là những người thầy đã dành nhiều tâm huyết, nhiệt tình hướng dẫn, động 
viên, giúp tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án. 
Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới gia đình, đặc biệt là 
chồng và các con, anh, chị em, bạn bè, đồng nghiệp - những người thân yêu
iii 
đã luôn bên cạnh chia sẻ, động viên, cổ vũ về mặt tinh thần và vật chất giúp 
tôi hoàn thành việc học tập và nghiên cứu của mình. 
Tôi xin ghi nhận tất cả những tình cảm và sự giúp đỡ vô cùng quý báu 
trên. Một lần nữa xin trân trọng cảm ơn! 
 Tác giả luận án 
Lê Thị Ngân 
iv 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
Từ viết tắt Nguyên nghĩa 
BQL Ban quản lý 
BTTN Bảo tồn thiên nhiên 
BTNN Bảo tồn nghiêm ngặt 
BVMT Bảo vệ môi trường 
CSCAP Hội đồng hợp tác an ninh Châu Á-Thái Bình dương 
DLST Du lịch sinh thái 
DVDL Dịch vụ du lịch 
ĐDSH Đa dạng sinh học 
GDMT Giáo dục môi trường 
HST Hệ sinh thái 
IUCN Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế 
INTROFORD Viện nghiên cứu và phát triển Lâm nghiệp nhiệt đới 
KBT Khu bảo tồn 
KT-XH Kinh tế - xã hội 
KDTSQ Khu dự trữ sinh quyển 
PHST Phục hồi sinh thái 
PTBV Phát triển bền vững 
RĐD Rừng đặc dụng 
TIES Hiệp hội du lịch sinh thái quốc tế 
TNTN Tài nguyên thiên nhiên 
VQG Vườn quốc gia 
WWF Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên 
v 
MỤC LỤC 
Trang 
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................... i 
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................... ii 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...................................................... iv 
MỤC LỤC ................................................................................................. v 
DANH MỤC BẢNG .............................................................................. viii 
TRANG THÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN . xi 
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1 
Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 6 
1.1. Cơ sở lý luận về DLST ..................................................................... 6 
1.1.1.Khái niệm về DLST ................................................................................... 6 
1.1.2. Các loại hình DLST ............................................................................... 11 
1.1.3 . Đặc điểm của DLST .............................................................................. 11 
1.1.4. Vai trò của việc phát triển DLST .......................................................... 14 
1.1.5. Những vấn đề liên quan đến phát triển DLST theo hướng bền vững19 
 1.2.Phát triển DLST gắn với bảo tồn ĐDSH ....................................... 23 
1.2.1. Khái niệm về ĐDSH .............................................................................. 23 
1.2.2. Bảo tồn ĐDSH ........................................................................................ 23 
1.2.3. Mối quan hệ giữa phát triển DLST với bảo tồn ĐDSH ..................... 25 
 1.3. Ứng dụng GIS và AHP trong xác định vùng tiềm năng DLST .... 27 
 1.4. Sự tham gia của cộng đồng trong phát triển DLST ...................... 29 
1.4.1. Mức độ tham gia của cộng đồng .......................................................... 29 
1.4.2. Thái độ và nhận thức của cộng đồng ................................................... 32 
1.4.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng .................. 34 
 1.5. Phát triển DLST ở các VQG ......................................................... 36 
1.5.1. Khái quát về VQG .................................................................................. 36 
1.5.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển DLST ở VQG................... 39 
vi 
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ 
HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU ......................................................... 44 
 2.1.Đặc điểm tự nhiên .......................................................................... 60 
2.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................... 60 
2.1.2. Địa hình .................................................................................................. 60 
2.1.3. Đặc điểm khí hậu ................................................................................... 61 
2.1.4. Đặc điểm thủy văn.................................................................................. 62 
 2.2. Dân sinh kinh tế, xã hội ................................................................ 62 
2.2.1. Dân số, dân tộc và nguồn lao động ...................................................... 62 
2.2.2. Kinh tế .................................................................................................... 63 
 2.3. Xã hội.............................................................................................................. 66 
2.3.1. Về giáo dục đào tạo ................................................................ 66 
2.3.2. Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân ............... 66 
2.3.3. Văn hóa ................................................................................... 66 
Chương 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 44 
 3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................... 44 
 3.2. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 44 
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................... 68 
 4.1. Thực trạng phát triển DLST tại VQG Cát Bà ............................... 68 
4.1.1. Thực trạng khai thác các tuyến và điểm DLST ................................... 68 
4.1.2. Hiện trạng cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ............................................ 82 
4.1.3. Cơ cấu tổ chức, quản lý hoạt động DLST tại VQG Cát Bà ............... 84 
4.1.4. Thực trạng khách du lịch đến VQG Cát Bà86 
 4.2. Hiện trạng và tiềm năng ĐDSH cho phát triển DLST .................. 93 
4.2.1. Đa dạng HST rừng ................................................................................. 94 
4.2.2. Đa dạng thành phần loài động vật ....................................................... 98 
4.2.3. Đa dạng thành phần loài thực vật ...................................................... 100 
vii 
4.2.4. Giá trị bảo tồn ĐDSH .......................................................................... 101 
4.2.5. Mô tả một số loài động vật tiềm năng cho phát triển DLST ............ 108 
 4.3. Xác định vùng tiềm năng cho phát triển DLST .......................... 114 
4.3.1. Kết quả xây dựng hệ thống bản đồ đánh giá các vùng thích hợp cho 
 phát triển DLST ............................................................................................. 115 
4.3.2. Xác định trọng số của từng chỉ tiêu đánh giá sử dụng AHP ........... 133 
4.3.3. Xây dựng bản đồ tiềm năng du lịch sinh thái ....................... 134 
 4.4. Nhận thức và thái độ của cộng đồng đối với phát triển DLST 
 và bảo tồn ĐDSH .............................................................................. 134 
4.4.1. Đặc điểm nhân khẩu học ..................................................................... 134 
4.4.2. Mức độ tham gia của cộng đồng vào các hoạt động DLST ............ 137 
4.4.3. Nhận thức của cộng đồng về những lợi ích của DLST .................... 140 
4.4.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng ................ 144 
4.4.5. Các rào cản hạn chế sự tham gia của cộng đồng ............................. 145 
4.4.6. Nhận thức của cộng đồng về lợi ích của phát triển DLST ............... 147 
4.4.7. Thái độ của cộng đồng đối với phát triển DLST ............................... 149 
4.4.8. Sự khác biệt về thái độ dựa trên đặc điểm nhân khẩu học............... 147 
4.4.9. Thái độ của cộng đồng đối với bảo tồn ĐDSH ................................. 150 
 4.5. Đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động DLST tại VQG Cát Bà ... 151 
4.5.1. Đề xuất các giải pháp .......................................................................... 151 
4.5.2. Xác định thứ bậc ưu tiên của các giải pháp ...................................... 155 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................. 167 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ NHỮNG CÔNG TRÌNH 
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.............................................................170 
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................171 
PHỤ LỤC 
viii 
DANH MỤC BẢNG 
Trang 
Bảng 2. 1. Hiện trạng dân số và lao động các xã năm 2019 ........................... 63 
Bảng 3. 1. Nguồn dữ liệu không gian ............................................................. 49 
Bảng 3. 2. Các nhân tố và tiêu chí sử dụng trong phân tích sự phù hợp đối với 
DLST ............................................... ... à có tăng dần qua các năm số hộ tham gia hay không? 
Thưa Ông/bà tỉ lệ thu nhập (%) của hoạt động DLST đã đóng góp bao 
nhiêu phần trăm so với tổng thu nhập của hộ. 
Thưa Ông/bà đội tuổi lao động chính của người dân tham gia vào DLST 
tại vườn là bao nhiêu? 
Theo Ông/bà có nên mở thêm nhiều tuyến tham quan về DLST mà ở đó 
có các hộ dân chưa tham gia vào các hoạt động DLST hay không? Tại sao? 
.............................................................................................................................
............................................................................................................................. 
Theo Ông/bà người dân tại VQG có nên tham gia vào các hoạt động 
DLST không? Tại sao? 
.............................................................................................................................
............................................................................................................................. 
PHẦN IV. NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ DLST TẠI VQG CÁT BÀ 
Ông/Bà hãy cho biết Chính quyền địa phương có tổ chức các buổi tập 
huấn, hội thảo hay sự kiện nào về du lịch sinh thái cho người dân không? 
 Có Không 
Cảm nghĩ của Ông/Bà về việc phát triển du lịch sinh thái tại cộng đồng 
địa phương? 
Chính quền địa phương đã làm gì để giúp người dân hiểu rõ những lợi 
ích mà DLST đem lại cho hộ gia đình cũng như cộng đồng dân cư? 
Ông / bà có sử dụng hoặc nhìn thấy dân địa phương khai thác những sản 
phẩm sau đây của VQG? 
 Cây lấy gỗ  Phong lan  Cây thuốc 
 Động vật  Củi  Mật ong 
Những thứ khác (cụ thể) ........................................... 
Sau khi tham gia vào DLST phương thức sử dụng tài nguyên rừng của 
người dân tham gia vào DLST có thay đổi không? .. 
Thay đổi như thế nào: 
 Ít sử dụng hơn 
 Sử dụng nhiều hơn 
 Không thay đổi 
Theo Ông/bà hầu hết người dân đã hiểu biết và nhận thức được tầm 
quan trọng về việc bảo tồn ĐDSH - TNTN hay chưa? 
Ông/bà hãy cho biết trách nhiệm của người dân và du khách đối với việc 
bảo vệ ĐDSH và môi trường là gì? Tại sao? 
............................................................................................................................. 
............................................................................................................................. 
PHẦN 5. XÁC ĐỊNH CÁC RÀO CẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN THAM 
GIA VÀO DLST TẠI VQG CÁT BÀ 
Ông/bà hãy cho biết khi tham vào hoạt động DLST, cộng đồng người dân 
nơi đây đã gặp những điểm mạnh và điểm yếu gì? 
Điểm mạnh Điểm yếu 
Ông/bà hãy cho biết những cô hội và thách thức gì đối với người dân khi 
tham gia vào hoạt động DLST? 
Cơ hội Thách thức 
Ông/Bà hãy cho biết Chính quyền địa phương có tổ chức các lớp kỹ năng 
và kiến thức về DLST cho người dân không? Nếu có gồm những nội dung gi? 
Hiện nay Nhà nước và Chính quyền địa phương đã có những chính 
sách/quy định/điều lệ gì để thu hút và giúp đỡ người dân tham gia vào 
các hoạt động DLST? 
.............................................................................................................................
............................................................................................................................. 
Đứng vai trò là một người cán bộ quản lý, Ông/bà có gặp khó khăn gì khi 
triển khai các dự án về các hoạt động DLST mà có cộng đồng người dân 
tham gia? 
.............................................................................................................................
............................................................................................................................. 
Theo Ông/bà cần phải có những biện pháp cụ thể nào để người dân thay 
đổi phong tục tập quán canh tác, hạn chế việc người dân sống phụ thuộc 
vào việc khai thác tài nguyên thiên nhiên? 
.............................................................................................................................
............................................................................................................................. 
PHIẾU PHỎNG VẤN KHÁCH DU LỊCH TẠI VQG CÁT BÀ 
PHẦN I. THÔNG TIN CHUNG PHIẾU 03 
Họ và tên: .. Giới tính: . 
Dân tộc: . Tuổi: ... 
Trình độ học vấn của Ông/Bà? ........../12 
Nghề nghiệp chính của Ông/Bà là gì? 
 Nông dân 
 Làm thuê 
 Kinh doanh 
 Khác (.............................................................................) 
PHẦN II. XÁC ĐỊNH CÁC HOẠT ĐỘNG DLST CỦA NGƯỜI DÂN 
TẠI VQG CÁT BÀ 
Ông/Bà hiện tại có thích các hoạt động DLST tại VQG Cát Bà không? 
 Có Không 
Nếu có, đó là hoạt động gì? 
............................................................................................................................. 
............................................................................................................................. 
Ông/Bà hãy kể tên những hoạt động của người dân tham gia vào DLST 
tại VQG Cát Bà mà mình biết? 
.............................................................................................................................
............................................................................................................................. 
Ông/Bà có biết các hoạt động DLST nào đã, đang và sẽ triển khai ở VQG 
Cát Bà không? 
 Có Không 
Nếu Có thì hãy kể tên dự án đó là gì? 
Ngày phỏng vấn: Địa điểm: 
Người phỏng vấn:.. Tuyến điều tra: 
.............................................................................................................................
............................................................................................................................. 
Hãy kể tên những địa điểm đang có các hoạt động DLST của người dân 
mà được du khách quan tâm nhiều nhất? 
.............................................................................................................................
............................................................................................................................. 
Theo Ông/bà loại hình hoạt động DLST nào mà người dân tham gia 
nhiều nhất tại VQG? 
.............................................................................................................................
............................................................................................................................. 
PHẦN III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG 
TRONG HOẠT ĐỘNG DLST 
Thưa Ông/Bà, cần làm gì để thu hút được sự tham gia của của cộng đồng 
vào các loại hình DLST tại địa phương? 
Theo Ông/bà có nên mở thêm nhiều tuyến tham quan về DLST mà ở đó 
có các hộ dân chưa tham gia vào các hoạt động DLST hay không? Tại 
sao? 
.............................................................................................................................
............................................................................................................................. 
Theo Ông/bà người dân tại VQG có nên tham gia vào các hoạt động 
DLST không? Tại sao? 
.............................................................................................................................
............................................................................................................................. 
Thưa Ông/bà, có nên phát triển các hoạt động DLST của cộng đồng hay 
không? Nếu có đó là hoạt động gì? Tại sao? 
.............................................................................................................................
............................................................................................................................. 
PHẦN IV. NHẬN THỨC CỦA CỘNG ĐỒNG VỀ DLST TẠI VQG CÁT BÀ 
Cảm nghĩ của Ông/Bà về việc phát triển DLST tại cộng đồng VQG Cát 
Bà? 
.............................................................................................................................
............................................................................................................................. 
Quan điểm của Ông/Bà về những lợi ích mà DLST đem lại cho du khách 
cũng như cộng đồng dân cư? 
.............................................................................................................................
............................................................................................................................. 
Ông/bà có sử dụng hoặc nhìn thấy dân địa phương khai thác những sản 
phẩm sau đây của VQG? 
 Cây lấy gỗ  Phong lan  Cây thuốc 
 Động vật  Củi  Mật ong 
Những thứ khác (cụ thể) ........................................... 
Ông/bà nghĩ gì về người dân phục vụ DLST ở VQG: 
 Thân thiện, dễ tiếp xúc  Thô lỗ, vô ý thức 
 Luôn tỏ ra khó chịu  Không quan tâm 
Những nhận xét khác  
Ông/bà có muốn đến VQG du lịch lần nữa hay không? 
 Có Không  
Vì sao? ............................................................................................................. 
Theo Ông/bà song song với việc phát triển DLST có cần phải bảo vệ 
TNTN hay không? 
 Có Không  
Ông/bà hãy cho biết trách nhiệm của người dân và du khách đối với việc 
bảo vệ ĐDSH và môi trường là gì? Tại sao? 
............................................................................................................................. 
............................................................................................................................. 
PHẦN 5. XÁC ĐỊNH CÁC RÀO CẢN ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN THAM 
GIA VÀO DLST TẠI VQG CÁT BÀ 
Ông/bà hãy cho biết Khi cộng đồng người dân tham vào hoạt động DLST 
đã gặp những điểm mạnh và điểm yếu gì? 
Điểm mạnh Điểm yếu 
Với những điểm yếu như vậy, theo Ông/bà cần làm gì để khắc phục và 
phát triển ngành DLST? 
.............................................................................................................................
............................................................................................................................. 
Ông/bà hãy cho biết những cô hội và thách thức gì khi tham gia vào hoạt 
động DLST? 
Cơ hội Thách thức 
Ông/bà có những giải pháp gì đối với những thách thức đó của người dân 
khi tham gia vào hoạt động DLST? 
.............................................................................................................................
............................................................................................................................. 
Hiện trạng các nguồn tài nguyên của DLST (điều kiện tự nhiên, văn hóa 
cộng đồng, kinh tế, xã hộiCon người) đang chuyển biến tích cực hay 
tiêu cực? vì sao? 
.............................................................................................................................
............................................................................................................................. 
Hiện nay Ông/bà có nhận được những thông tin tuyên truyền về bảo vệ 
và phát triển các nguồn tài nguyên DLST hay không? 
 Có Không 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_phat_trien_du_lich_sinh_thai_gan_voi_bao.pdf
  • pdfcv denghi ncs.lethingan.pdf
  • pdfTomtatluanan(tiengAnh)_ncs.LeThiNgan_DHLN.pdf
  • pdfTomtatluanan(tiengViet)_ncs.LeThiNgan_DHLN.pdf
  • docxTrangthongtindiemmoi(Viet-Anh)_ncs.LeThiNgan_DHLN.docx
  • docTrichyeuluanan(Viet-Anh)_ncs.LeThiNgan_DHNL.doc