Luận án Quản lý nhà nước về dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam

TĐG được các nước trên thế giới xác định là một loại hình dịch vụ rất cần

thiết đối với sự vận hành của nền kinh tế thị trường, được phát triển và thừa nhận

như là một nghề bắt đầu từ thập kỷ 40 của Thế kỷ XX trở lại đây. Tại Việt Nam,

TĐG du nhập vào nước ta từ những năm 1993-1994, khi nền kinh tế chuyển từ cơ

chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Đến

nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nhu cầu về TĐG tài sản trong xã hội

ngày càng lớn, đặt ra yêu cầu phải đưa TĐG tài sản trở thành một nghề - một loại

hoạt động dịch vụ tư vấn mang tính chuyên nghiệp, độc lập, khách quan - đủ năng

lực hoạt động nhằm phát huy tốt vai trò của mình, từ đó góp phần bảo đảm lợi ích

chính đáng của các bên tham gia thị trường.

Từ khi hoạt động cung ứng DVTĐG ra đời và được pháp luật thừa nhận cho

đến nay, nhiều DNTĐG bằng thực lực của mình đã tạo ra được một số lợi thế cạnh

tranh nhất định, sử dụng nhiều công cụ marketing để giành ưu thế cạnh tranh trên

thị trường như: đa dạng hóa dịch vụ, cạnh tranh bằng chất lượng, bằng giá cả (đấu

thầu, chào giá cạnh tranh, thỏa thuận giá ), bằng nghệ thuật tuyên truyền, quảng

bá, bằng các chính sách hỗ trợ, phục vụ khách hàng theo quy định của pháp luật

đã tạo ra khá nhiều lợi ích cho xã hội và cho bản thân DN của mình.

Thời gian gần đây thị trường DVTĐG ở nước ta đã phát triển mạnh hơn, số

lượng DNTĐG được thành lập mới nhiều hơn làm tăng quá trình cạnh tranh trong

hoạt động cung cấp DVTĐG. Bên cạnh những DN tổ chức hoạt động có bài bản,

nhiều DN đã, đang có xu hướng sử dụng các hình thức cạnh tranh không lành mạnh

như thông đồng để thao túng thị trường, sử dụng mối quan hệ riêng với các cơ quan

chức năng để tiếp cận khách hàng, đặc biệt là các hình thức cạnh tranh về giá cả

dịch vụ và cạnh tranh phi giá cả dịch vụ để giành giật thị trường và khách hàng

TĐG, cụ thể như: (i) Giảm tới 50% - 60% mức giá dịch vụ mà DN đã công bố.

Chào giá dịch vụ thấp hơn nhiều, thậm chí chỉ bằng một nửa mức chào giá của DN

khác cùng tham gia cung ứng DVTĐG cùng một loại tài sản cho cùng một khách

hàng TĐG; (ii) Chào giá DVTĐG ở mức thấp đi liền với việc thỏa thuận ngầm với

khách hàng TĐG về “chiết khấu”, “hoa hồng” không phù hợp với quy định của Luật2

Cạnh tranh, thậm chí chấp nhận lỗ để được khách hàng lựa chọn cho các nhu cầu

TĐG tiếp theo; (iii) Sẵn sàng chấp nhận các điều kiện của khách hàng không phù

hợp với quy định của pháp luật về TĐG (thời gian, hợp đồng, mức giá tài sản thẩm

định ) nhất là khách hàng có nhu cầu TĐG tài sản nhà nước phục vụ chủ trương

mua sắm, bán, thanh lý tài sản, cổ phần hóa DN nhà nước (TĐG cao khi mua, giá

thấp khi bán tài sản nhà nước; Xác định giá tài sản trong thế chấp vay vốn ngân

hàng cao không phù hợp với giá thị trường góp phần gây nợ xấu của nền kinh tế);

(iv) Cung ứng DVTĐG với mức giá thỏa thuận đi kèm với cung ứng một loại dịch

vụ tư vấn khác không thu tiền, tung tin thất thiệt về giá dịch vụ của DN khác, để lôi

kéo khách hàng về phía mình.

pdf 210 trang kiennguyen 20/08/2022 5720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quản lý nhà nước về dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quản lý nhà nước về dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam

Luận án Quản lý nhà nước về dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 
------------------------- 
TRẦN ĐÌNH THẮNG 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ 
 THẨM ĐỊNH GIÁ Ở VIỆT NAM 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ 
HÀ NỘI, NĂM 2021 
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 
------------------------- 
TRẦN ĐÌNH THẮNG 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ 
 THẨM ĐỊNH GIÁ Ở VIỆT NAM 
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ 
MÃ SỐ: 9340410 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
1. GS, TS Đinh Văn Sơn 
2. TS Nguyễn Trọng Nghĩa 
HÀ NỘI, NĂM 2021 
i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. 
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo 
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tự tìm hiểu, phân tích 
một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này chưa 
từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. 
Hà Nội, tháng 12 năm 2021 
Nghiên cứu sinh 
Trần Đình Thắng 
ii 
LỜI CẢM ƠN 
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám hiệu Trường Đại 
học Tài chính – Quản trị kinh doanh, đến Quý thầy cô Trường Đại học Thương mại 
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi hoàn thành luận án này. 
Tôi xin chân thành cảm ơn GS, TS Đinh Văn Sơn và TS Nguyễn Trọng Nghĩa 
là những nhà khoa học đã rất tận tình, tâm huyết và trách nhiệm giúp tôi những quy 
chuẩn về phương pháp nghiên cứu, nội dung và kiến thức quý báu để tôi hoàn thành 
luận án trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu tại trường. 
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp 
đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. 
Xin trân trọng cảm ơn! 
 Hà Nội, tháng 12 năm 2021 
Nghiên cứu sinh 
Trần Đình Thắng 
iii 
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i 
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii 
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................................. vi 
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................... vii 
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. ix 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ............................................................................................. x 
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ......................................................... 1 
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................... 3 
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 11 
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................... 12 
5. Quy trình và phương pháp nghiên cứu ................................................... 13 
6. Những đóng góp mới của luận án ........................................................... 17 
7. Kết cấu luận án ....................................................................................... 18 
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DỊCH VỤ 
THẨM ĐỊNH GIÁ .................................................................................................. 19 
1.1. Những vấn đề lý luận chung về dịch vụ thẩm định giá trong nền kinh tế 
thị trường .................................................................................................... 19 
1.1.1. Khái niệm thẩm định giá ............................................................................... 19 
1.1.2. Dịch vụ thẩm định giá và vai trò của dịch vụ thẩm định giá ....................... 21 
1.1.3. Nguyên tắc hoạt động cung ứng dịch vụ thẩm định giá .............................. 25 
1.2. Quản lý nhà nước về dịch vụ thẩm định giá ........................................ 27 
1.2.1. Khái niệm và mục tiêu quản lý nhà nước về dịch vụ thẩm định giá ........... 27 
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về dịch vụ thẩm định giá ................................. 31 
1.2.3. Phương pháp và công cụ quản lý nhà nước về dịch vụ thẩm định giá ....... 34 
iv 
1.3. Tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ thẩm định 
giá và các yếu tố ảnh hưởng ........................................................................ 39 
1.3.1. Tiêu chí đánh giá hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ thẩm định giá .. 39 
1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ thẩm 
định giá ..................................................................................................................... 42 
1.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về dịch vụ thẩm định giá của một số 
quốc gia và bài học rút ra cho Việt Nam .................................................... 50 
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về dịch vụ thẩm định giá của một số 
quốc gia ........................................................................................................ 50 
1.4.2. Bài học rút ra cho Việt Nam .......................................................................... 60 
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 .......................................................................................... 61 
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ DỊCH VỤ THẨM 
ĐỊNH GIÁ Ở VIỆT NAM ...................................................................................... 63 
2.1. Vài nét khái quát về dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020 63 
2.1.1. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp thẩm định giá ở Việt Nam ..... 63 
2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thẩm định giá ở 
Việt Nam ...................................................................................................... 64 
2.1.3. Một số thành tựu đạt được và những vấn đề đặt ra đối với hoạt động cung 
ứng dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam ................................................................... 67 
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam giai 
đoạn 2013 - 2020 .......................................................................................... 70 
2.2.1. Thực trạng chính sách của nhà nước về dịch vụ thẩm định giá ................. 70 
2.2.2. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về dịch vụ thẩm định giá ... 85 
2.2.3. Thực trạng thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong cung ứng dịch vụ 
thẩm định giá ............................................................................................................ 94 
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam 103 
2.3.1. Những kết quả đạt được và nguyên nhân ................................................... 103 
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ................................................................. 112 
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 121 
v 
Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ 
NƯỚC VỀ DỊCH VỤ THẨM ĐỊNH GIÁ Ở VIỆT NAM ................................. 122 
3.1. Căn cứ đề xuất các định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà 
nước về dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam .............................................. 122 
3.1.1. Định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam ...................... 122 
3.1.2. Định hướng phát triển dịch vụ thẩm định giá ở Việt Nam ........................ 125 
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn đối với quản lý nhà nước về dịch vụ thẩm 
định giá những năm tới ở Việt Nam ..................................................................... 127 
3.2. Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về dịch vụ thẩm định giá ở 
Việt Nam đến năm 2025 ............................................................................ 132 
3.2.1. Đổi mới phương thức quản lý trong điều kiện kinh tế thị trường định 
hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam ..................................................................... 132 
3.2.2. Đẩy mạnh ứng dụng thành quả của khoa học – công nghệ vào hoạt động 
quản lý..................................................................................................................... 133 
3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về dịch vụ thẩm định giá ở 
Việt Nam .................................................................................................... 135 
3.3.1. Hoàn thiện các quy định quản lý hoạt động cung cấp dịch vụ thẩm định giá 
và hệ thống tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam .................................................. 135 
3.3.2. Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong quá trình 
cung cấp dịch vụ thẩm định giá............................................................................. 141 
3.3.3. Các giải pháp khác ....................................................................................... 145 
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 157 
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 158 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
vi 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 
BHXH Bảo hiểm xã hội 
BHYT Bảo hiểm y tế 
CP Cổ phần 
DVTĐG Dịch vụ thẩm định giá 
DN Doanh nghiệp 
DNTĐG Doanh nghiệp thẩm định giá 
NCS Nghiên cứu sinh 
QLNN Quản lý nhà nước 
TĐG Thẩm định giá 
TĐV Thẩm định viên 
TNHH Trách nhiệm hữu hạn 
vii 
DANH MỤC BẢNG 
Bảng 2.1: Số lượng DN đủ điều kiện kinh doanh DVTĐG và số lượng TĐV về giá 
đăng ký hành nghề giai đoạn 2013-2020 ................................................................. 63 
Bảng 2.2: Danh sách 09 DNTĐG có nhiều TĐV về giá đăng ký hành nghề .......... 64 
Bảng 2.3: Số lượng chứng thư TĐG đã phát hành và doanh thu từ cung cấp 
DVTĐG của các DN giai đoạn 2013-2020 .............................................................. 65 
Bảng 2.4: Số lượng chứng thư TĐG đã phát hành tính theo cơ cấu nguồn vốn để 
mua sắm, hình thành nên các tài sản được TĐG giai đoạn 2014-2020 ................... 65 
Bảng 2.5: Số lượng chứng thư TĐG đã phát hành tính theo loại tài sản TĐG giai 
đoạn 2014-2020 ........................................................................................................ 66 
Bảng 2.6: Kết quả đánh giá chất lượng hoạt động thẩm định giá năm 2020 ........... 69 
Bảng 2.7: Số lượng các DNTĐG/chi nhánh DNTĐG được kiểm tra trong giai đoạn 
2013-2020 ................................................................................................................ 97 
Bảng 2.8: Số lượng DN bị đình chỉ kinh doanh và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều 
kiện kinh doanh DVTĐG giai đoạn 2015-2020 ................................................. ... NTĐG không được thực hiện TĐG 
có giá trị Mean đạt mức 2,57 theo khung tham chiếu nằm ở mức chưa phù hợp. 
 + (Câu 2.4) Quy định về quyền và nghĩa vụ của DNTĐG có giá trị Mean đạt 
mức 2,63 theo khung tham chiếu nằm ở mức trung bình. 
 + (Câu 2.5) Quy định về đình chỉ kinh doanh DVTĐG có giá trị Mean đạt 
mức 2,72 theo khung tham chiếu nằm ở mức trung bình. 
 + (Câu 2.6) Quy định về thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh 
DVTĐG có giá trị Mean đạt mức 3,43 theo khung tham chiếu nằm ở mức khá phù hợp. 
 + (Câu 2.7) Quy định về tiêu chuẩn TĐV về giá có giá trị Mean đạt mức 3,52 
theo khung tham chiếu nằm ở mức khá phù hợp. 
 + (Câu 2.8) Quy định về điều kiện hành nghề của TĐV về giá có giá trị 
Mean đạt mức 3,57 theo khung tham chiếu nằm ở mức khá phù hợp 
 + (Câu 2.9) Quy định về đăng ký hành nghề đối với TĐV về giá có giá trị 
Mean đạt mức 2,38 theo khung tham chiếu nằm ở mức chưa phù hợp. 
 + (Câu 2.10) Quy định về quyền và nghĩa vụ của TĐV về giá hành nghề có 
giá trị Mean đạt mức 2,70 theo khung tham chiếu nằm ở mức trung bình. 
 + (Câu 2.11) Quy định về xử lý vi phạm đối với DNTĐG có giá trị Mean đạt 
mức 2,84 theo khung tham chiếu nằm ở mức trung bình. 
 + (Câu 2.12) Quy định về xử lý vi phạm đối với TĐV về giá hành nghề có 
giá trị Mean đạt mức 2,7 theo khung tham chiếu nằm ở mức trung bình. 
 Chỉ số Mean trung bình của các đánh giá về mức độ phù hợp của các quy 
định của pháp luật Việt Nam đối với hoạt động kinh doanh DVTĐG là 3,02 theo 
khung tham chiếu nằm ở mức trung bình. 
3. Đánh giá về quá trình triển khai các hoạt động QLNN đối với hoạt động 
kinh doanh DVTĐG từ phía cơ quan nhà nước 
 - Xây dựng thang đo và khung tham chiếu để đánh giá quá trình triển khai các 
hoạt động QLNN đối với hoạt động kinh doanh DVTĐG từ phía cơ quan nhà nước: 
 + Thang đo Likert 5 điểm được xây dựng với mã hóa giá trị cho quá trình 
triển khai các hoạt động QLNN đối với hoạt động kinh doanh DVTĐG từ phía cơ 
quan nhà nước như sau: (1) Rất chưa hài lòng; (2) Chưa hài lòng; (3) Trung bình; 
(4) Khá hài lòng; (5) Rất hài lòng. 
 + Khung tham chiếu giá trị Mean được xác định: 
Giá trị Mean Kết luận 
[4,2 – 5] Rất hài lòng 
[3,4 – 4,2) Khá hài lòng 
[2,6 – 3,4) Trung bình 
[1,8 – 2,6) Chưa hài lòng 
[1 – 1,8) Rất chưa hài lòng 
 - Kết quả tính toán từ số liệu khảo sát như sau: 
 + (Câu 3.1) Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh DVTĐG 
có giá trị Mean đạt mức 3,12 theo khung tham chiếu nằm ở mức trung bình. 
 + (Câu 3.2) Thủ tục đăng ký hành nghề đối với TĐV về giá có giá trị Mean 
đạt mức 3,15 theo khung tham chiếu nằm ở mức trung bình. 
 + (Câu 3.3) Kiểm tra, giám sát và đánh giá chất lượng hoạt động TĐG có giá 
trị Mean đạt mức 2,58 theo khung tham chiếu nằm ở mức chưa hài lòng. 
 + (Câu 3.4) Thanh tra hoạt động TĐG có giá trị Mean đạt mức 2,95 theo 
khung tham chiếu nằm ở mức trung bình. 
 + (Câu 3.5) Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TĐG có giá trị 
Mean đạt mức 3,36 theo khung tham chiếu nằm ở mức trung bình. 
 + (Câu 3.6) Hoạt động hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho DNTĐG có giá trị Mean 
đạt mức 1,95 theo khung tham chiếu nằm ở mức chưa hài lòng. 
 + (Câu 3.7) Xử lý vi phạm pháp luật về TĐG có giá trị Mean đạt mức 1,86 ở 
mức chưa hài lòng. 
 Chỉ số Mean trung bình của các đánh giá về quá trình triển khai các hoạt 
động QLNN đối với hoạt động kinh doanh DVTĐG từ phía cơ quan nhà nước là 
2,70 theo khung tham chiếu nằm ở mức trung bình. 
4. Những khó khăn, vướng mắc mà DN TĐG gặp phải trong quá trình cung 
cấp DVTĐG ở Việt Nam 
 - Xây dựng thang đo và khung tham chiếu để đánh giá những khó khăn, 
vướng mắc mà DN TĐG gặp phải trong quá trình cung cấp DVTĐG ở Việt Nam: 
 + Thang đo Likert 5 điểm được xây dựng với mã hóa giá trị cho những khó 
khăn, vướng mắc mà DN TĐG gặp phải trong quá trình cung cấp DVTĐG ở Việt 
Nam như sau: (1) Rất thuận lợi; (2) Thuận lợi; (3) Trung bình; (4) Khó khăn; (5) 
Rất khó khăn. 
 + Khung tham chiếu giá trị Mean được xác định: 
Giá trị Mean Kết luận 
[4,2 – 5] Rất khó khăn 
[3,4 – 4,2) Khó khăn 
[2,6 – 3,4) Trung bình 
[1,8 – 2,6) Thuận lợi 
[1 – 1,8) Rất thuận lợi 
- Kết quả tính toán từ số liệu khảo sát như sau: 
 + (Câu 4.1) Phải xác định đúng loại văn bản QPPL để áp dụng vào tình 
huống cụ thể có giá trị Mean đạt mức 3,59 theo khung tham chiếu nằm ở mức khó 
khăn. 
 + (Câu 4.2) Có những tình huống phát sinh trong thực tế nhưng lại chưa 
được quy định trong luật và các văn bản dưới luật có giá trị Mean đạt mức 3,76 theo 
khung tham chiếu nằm ở mức khó khăn. 
 + (Câu 4.3) Khả năng tiếp cận nguồn thông tin chính thống còn hạn chế có 
giá trị Mean đạt mức 3,60 theo khung tham chiếu nằm ở mức khó khăn. 
 Chỉ số Mean trung bình của các đánh giá những khó khăn, vướng mắc mà 
DN TĐG gặp phải trong quá trình cung cấp DVTĐG ở Việt Nam là 3,65 theo 
khung tham chiếu nằm ở mức khó khăn. 
5. Nguyên nhân gây ra những khó khăn, vướng mắc mà DN TĐG phải trong 
quá trình cung cấp DVTĐG ở Việt Nam 
 - Xây dựng thang đo và khung tham chiếu để đánh giá nguyên nhân gây ra 
những khó khăn, vướng mắc mà DN TĐG phải trong quá trình cung cấp DVTĐG ở 
Việt Nam: 
 + Thang đo Likert 5 điểm được xây dựng với mã hóa giá trị cho nguyên nhân 
gây ra những khó khăn, vướng mắc mà DN TĐG phải trong quá trình cung cấp 
DVTĐG ở Việt Nam như sau: (1) Ít tác động nhất; (2) Ít tác động; (3) Trung bình; 
(4) Nhiều tác động; (5) Nhiều tác động nhất. 
 + Khung tham chiếu giá trị Mean được xác định: 
Giá trị Mean Kết luận 
[4,2 – 5] Nhiều tác động nhất 
[3,4 – 4,2) Nhiều tác động 
[2,6 – 3,4) Trung bình 
[1,8 – 2,6) Ít tác động 
[1 – 1,8) Ít tác động nhất 
 - Kết quả tính toán từ số liệu khảo sát như sau: 
 + (Câu 5.1) Các quy định của pháp luật về TĐG còn chồng chéo, mâu thuẫn 
có giá trị Mean đạt mức 3,50 theo khung tham chiếu nằm ở mức nhiều tác động. 
 + (Câu 5.2) Hệ thống Tiêu chuẩn TĐG còn thiếu những hướng dẫn cụ thể có 
giá trị Mean đạt mức 3,64 theo khung tham chiếu nằm ở mức nhiều tác động. 
 + (Câu 5.3) Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá chưa đồng bộ, còn thiếu thông tin 
thị trường đối với các tài sản đặc thù có giá trị Mean đạt mức 3,72 theo khung tham 
chiếu nằm ở mức nhiều tác động. 
 Chỉ số Mean trung bình của đánh giá nguyên nhân gây ra những khó khăn, 
vướng mắc mà DN TĐG phải trong quá trình cung cấp DVTĐG ở Việt Nam là 3,62 
theo khung tham chiếu nằm ở mức nhiều tác động. 
6. Những đề xuất, kiến nghị gì đối với cơ quan QLNN để thúc đẩy nghề TĐG ở 
Việt Nam phát triển 
 - Xây dựng thang đo: Người lập phiếu điều tra đưa ra 4 đề xuất có gợi ý và 
để 1 đề xuất mở (Người được phỏng vấn tự điền đề xuất theo quan điểm cá nhân). 
Người được phỏng vấn chỉ trả lời có đồng ý hay không đồng ý đối với các đề xuất 
có gợi ý. Mã hóa có chọn (1), mã hóa không chọn (2). 
 - Kết quả điều tra: 
 + (Câu 6.1) Hoàn thiện khung pháp lý về TĐG, 80% số phiếu khảo sát đồng 
ý cần hoàn thiện khung pháp lý về TĐG. 
 + (Câu 6.2) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về TĐG, 
40% số phiếu khảo sát đồng ý cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp 
luật về TĐG. 
 + (Câu 6.3) Đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về giá phục 
vụ hoạt động TĐG, 92% số phiếu đồng ý cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ 
liệu quốc gia về giá. 
 + (Câu 6.4) Hình thành cơ chế hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho DNTĐG, 60% 
số phiếu đồng ý cần phải hình thành cơ chế hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho DN TĐG. 
 + (Câu 6.5) Có 4% số TĐV đề xuất thêm một vài giải pháp khác như: “Ban 
hành khung giá dịch vụ TĐG”, “Bổ sung tiêu chuẩn TĐG các khoản nợ xấu”, “Xử 
lý mạnh tay đối với các DN có sai phạm”,... 
PHỤ LỤC 5 
DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA VÀ CÁC NHÀ QUẢN LÝ 
THAM GIA KHẢO SÁT 
I. Cục Quản lý giá 
1. Ông Nguyễn Anh Tuấn – Cục trưởng 
2. Ông Nguyễn Xuân Định – Phó Chánh Văn phòng 
3. Bà Bùi Khánh Ly – Chuyên viên 
4. Ông Nguyễn Sơn Vĩnh – Chuyên viên 
5. Bà Vũ Hương Trà – Chuyên viên 
6. Ông Lê Minh Toán – Chuyên viên 
7. Bà Nguyễn Thị Hồng Liên – Chuyên viên 
8. Ông Vũ Ngọc Hiếu – Chuyên viên 
9. Ông Lê Đăng Trung Dũng – Chuyên viên 
10. Bà Đỗ Mai Anh – Chuyên viên 
II. Học viện Tài chính 
1. TS Nguyễn Minh Hoàng – Trưởng Bộ môn 
2. TS Nguyễn Hồ Phi Hà – Phó Trưởng Bộ môn 
3. TS Trần Thanh Hà – Phó Trưởng Bộ môn 
4. Ths Nguyễn Thị Tuyết Mai – Giảng viên 
5. Ths Lâm Thị Thanh Huyền – Giảng viên 
6. Ths Bùi Thị Hằng – Giảng viên 
7. Ths Phạm Minh Đức – Giảng viên 
8. Ths Nguyễn Thu Hà – Giảng viên 
9. Ths Phạm Thị Vân Anh – Giảng viên 
10. Ths Vũ Thị Lan Nhung – Giảng viên 
III. Hội Thẩm định giá Việt Nam 
1. Ông Nguyễn Tiến Thỏa – Chủ tịch 
2. Bà Tô Thị Tươi – Chánh Văn phòng 
3. Bà Phạm Thị Huệ – Phó Chánh Văn phòng 
4. Ông Đỗ Văn Trung – Chuyên viên 
5. Bà Lê Thị Thu – Chuyên viên 
IV. Tạp chí Tài chính 
1. Ông Phùng Anh Tuấn – Trưởng phòng 
2. Ông Phạm Quang Hiếu – Biên tập viên 
3. Bà Nguyễn Thị Ninh – Biên tập viên 
4. Bà Trần Thị Huyền Trang – Biên tập viên 
5. Bà Trần Thị Hồng Vân – Biên tập viên 
PHỤ LỤC 6 
DANH SÁCH CÁC DNTĐG THAM GIA KHẢO SÁT 
1. Công ty TĐG và Giám định Việt Nam 
2. Công ty TĐG Tiên Phong 
3. Công ty Đấu giá tài sản quốc tế 
4. Công ty Tư vấn và TĐG Việt Nam 
5. Công ty TĐG VVI 
6. Công ty Kiểm toán và Định giá AAFC 
7. Công ty TĐG VIC 
8. Công ty TĐG True Value 
9. Công ty TĐG Vinacontrol 
10. Công ty TĐG HTC 
11. Công ty đấu giá Vũ Anh 
12. Công ty TĐG Quảng Ninh 
13. AMC Bắc Á 
14. Công ty TĐG VAE 
15. Công ty DV TĐG Việt Nam 
16. Công ty TĐG SHC Việt Nam 
17. Công ty TĐG Avalue 
18. Công ty TĐG VFA 
19. Công ty TĐG BĐS Trường Phúc 
20. Chi nhánh Công ty TĐG Avalue Quảng Ninh 
21. Công ty TĐG Thành Công 
22. Công ty Giám định và Thẩm định Thăng Long 
23. Công ty TĐG TDK 
24. Công ty TĐG BTC Value 
25. Công ty TĐG VNG 
26. Công ty TĐG Đầu tư tài chính bưu điện 
27. Công ty Tư vấn đầu tư và thẩm định giá VTIC 
28. VPĐD Công ty TĐG Avalue Thái Bình 
29. Công ty Đấu giá và TĐG BCV Thái Nguyên 
30. Công ty TĐG Á – Âu 
31. Công ty Tư vấn thẩm định giá doanh nghiệp 
32. Công ty TĐG Thành Đô 
33. AMC Ngân hàng VIB 
34. Công ty Giám định & Thẩm định tài sản Việt Nam 
35. Công ty Thẩm định & Tư vấn Tâm Tín Nghĩa 
36. Công ty TĐG & Tư vấn Hà Thành 
37. Công ty TĐG EXIM 
38. Công ty Kiểm toán và Định giá Việt Nam 
39. Công ty Thẩm định ASIAN 
40. Công ty TĐG Thương Tín 
41. Công ty TĐG và Đại lý thuế Việt Nam 
42. Công ty Tư vấn Đầu tư và TĐG Thăng Long 
43. Công ty DCF Việt Nam 
44. Công ty TĐG DTC 
45. Công ty Tư vấn và TĐG Toàn Cầu 
46. Công ty TĐG & Tư vấn Tài chính Việt Nam 
47. Công ty TĐG Hoa Mặt Trời 
48. Công ty TĐG – DV Nghĩa Hưng 
49. Công ty Thông tin Tư vấn Định giá 
50. Công ty TĐG và Tư vấn đầu tư Đất Việt 
51. Công ty VINA SLC 
52. Công ty Thẩm định và Công nghệ Việt Nam 
53. Công ty Tư vấn TĐG tài sản Việt Nam 
54. Công ty TĐG Đại An 
55. Công ty Kiểm toán BDO 
56. Công ty TĐG BTA Việt Nam 
57. Công ty TĐG Tín Việt 
58. Công ty Kiểm toán và Tư vấn Tài chính Châu Á 
59. Công ty TĐG Thống Nhất 
60. Công ty Kiểm toán và Định giá Thăng Long 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_quan_ly_nha_nuoc_ve_dich_vu_tham_dinh_gia_o_viet_nam.pdf
  • docDIEM MOI LA NCS Tran Dinh Thang - Tiếng Anh.doc
  • docDIEM MOI LA NCS Tran Dinh Thang - Tiếng Việt.doc
  • docxTom tat LA NCS Tran Dinh Thang - Tiếng Anh.docx
  • docxTom tat LA NCS Tran Dinh Thang - Tiếng Việt.docx