Luận án Thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay theo hướng phát triển năng lực học sinh chuyên sử trường THPT Thành phố Hà Nội

1.1. Trong những năm qua, thế giới chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng khoa học công nghệ với xu thế toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức. Để bảo đảm sự phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã và đang không ngừng đổi mới giáo dục nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tương lai.

Từ xu thế chung của thế giới, đồng thời xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đất nước, những hạn chế, bất cập của Chương trình giáo dục hiện hành - không còn phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình phát triển và hội nhập, Việt Nam đã và đang thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà theo tinh thần Nghị quyết 29 (NQ/TW). Theo đó, thực hiện đổi mới giáo dục từ mục tiêu tiếp cận nội dung, sang tiếp cận năng lực, xây dựng chương trình, sách giáo khoa (SGK) mới, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Để chuẩn bị tốt cho thực hiện chương trình phổ thông mới, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành công văn 4612/BGDĐT - GDTrH (03/10/2017) hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh (HS) từ năm học 2017 - 2018. Công văn nêu rõ: “Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, lựa chọn các chủ đề, rà soát nội dung các bài học trong SGK hiện hành tương ứng với chủ đề đó để sắp xếp lại thành một số bài học tích hợp của từng môn học hoặc liên môn; từ đó, xây dựng kế hoạch giáo dục cho từng môn học, hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất HS phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường”. Như vậy, việc xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề theo hướng tinh giản, tránh trùng lặp kiến thức, tạo sự logic, hợp lí trong điều kiện thực tế nhà trường, phù hợp với đối tượng HS, từ đó phát triển năng lực, phẩm chất cho HS là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với giáo viên (GV) hiện nay, đây là một xu hướng đổi mới nội dung dạy học đã và đang được sự chỉ đạo, khuyến khích của các cơ quan quản lí giáo dục. Tuy nhiên, hiện nay, việc thiết kế chủ đề còn mang tính tự phát và thiếu cơ sở lí luận.

 1.2. Trong hệ thống giáo dục của nước ta, các trường THPT chuyên và trường THPT có hệ chuyên là môi trường giáo dục bên cạnh việc thực hiện đầy đủ, toàn diện các yêu cầu giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời còn thực hiện nhiệm vụ phát hiện, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Đó là hình mẫu của các trường trung học phổ thông về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo và tổ chức các hoạt động giáo dục.

Để đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc phát triển đất nước, yêu cầu đặt ra đối với các trường chuyên là cần cải cách thể chế đào tạo theo hướng kết hợp học tập với suy nghĩ sáng tạo; học gắn liền với thực hành; giáo dục, đào tạo theo đặc điểm của học sinh thay vì đào tạo theo một khuôn mẫu nhất định, theo một chương trình chung mang tính phổ thông. Việc đổi mới thiết kế nội dung dạy học thành các chủ đề, vừa đảm bảo tính cơ bản, tính hệ thống vừa đảm bảo tính khái quát, nâng cao; đồng thời vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới, hướng đến hình thành và phát triển các phẩm chất (Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm), năng lực chung (tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực đặc thù của bộ môn Lịch sử (tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học) là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với đội ngũ GV dạy chuyên.

1.3. Thành phố Hà Nội – thủ đô của cả nước, sau khi mở rộng địa giới hành chính đã có số lượng trường THPT nói chung; trường chuyên và trường THPT có hệ chuyên đông nhất cả nước; trong đó có 5 trường THPT có lớp chuyên Sử (4 trường thuộc sự quản lí trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, 1 trường trực thuộc Đại học Quốc gia) với số lượng học sinh đông nhất. Là một trong những cái nôi đào tạo nhân tài cho đất nước, Hà Nội cần tiếp tục phát huy lợi thế và nâng cao hơn nữa vai trò của mình trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, cung cấp nguồn lao động chất lượng cao, đáp ứng công cuộc xây dựng, phát triển, hội nhập của thủ đô và đất nước. Trong đó, bộ môn Lịch sử nói chung và chuyên Sử nói riêng cần phát huy thế mạnh, khơi dậy niềm tự hào về lịch sử dân tộc, về thủ đô văn hiến, anh hùng, nâng cao phẩm chất, năng lực của HS nói chung và HS chuyên Sử nói riêng. Để thực hiện được nhiệm vụ, sứ mệnh nói trên, đội ngũ giáo viên Lịch sử của Hà Nội nói chung, Giáo viên chuyên Sử nói riêng cần tích cực, đi đầu trong công cuộc đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học; sáng tạo, chủ động trong việc thiết kế nội dung, linh hoạt vận dụng các hình thức, phương pháp dạy học nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu đổi mới giáo dục từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực.

 

doc 167 trang kiennguyen 19/08/2022 3680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay theo hướng phát triển năng lực học sinh chuyên sử trường THPT Thành phố Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay theo hướng phát triển năng lực học sinh chuyên sử trường THPT Thành phố Hà Nội

Luận án Thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay theo hướng phát triển năng lực học sinh chuyên sử trường THPT Thành phố Hà Nội
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LÊ THỊ HUYỀN
THIÕT KÕ Vµ Tæ CHøC D¹Y HäC 
C¸C CHñ §Ò LÞCH Sö VIÖT NAM Tõ N¡M 1919 §ÕN NAY
 THEO H¦íNG PH¸T TRIÓN N¡NG LùC HäC SINH CHUY£N Sö TR¦êNG THPT THµNH PHè Hµ NéI
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PPDH LỊCH SỬ
MÃ SỐ: 914 01 11
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : 
1. TS NGUYỄN VĂN NINH
2. TS NGUYỄN VĂN PHONG
HÀ NỘI – 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận án này là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu và tài liệu được trích dẫn trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu này không trùng bất cứ công trình nào đã được công bố trước đó./.
Hà Nội, tháng năm 2021
Tác giả
Lê Thị Huyền
MỤC LỤC
Trang
PHỤ LỤC
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Stt
Kí hiệu
Tên đầy đủ
1
CNXH
Chủ nghĩa xã hội
2
CNTT
Công nghệ thông tin
3
DHLS
Dạy học lịch sử
4
DTDC
Dân tộc dân chủ
5
ĐHSP
Đại học sư phạm
6
ĐC
Đối chứng
7
GV
Giáo viên
8
HS
Học sinh
9
NLHS
Năng lực học sinh
10
PPDH
Phương pháp dạy học
11
THPT
Trung học phổ thông.
12
THCS
Trung học cơ sở
13
SGK
Sách giáo khoa
14
TN
Thực nghiệm
15
TNSP
Thực nghiệm sư phạm
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 3.1. Các chủ đề Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay	68
Bảng 4.1 Tổng hợp kết quả thực nghiệm sư phạm từng phần biện pháp 1	106
Bảng 4.2. Tổng hợp kết quả thực nghiệm sư phạm từng phần biện pháp 2	115
Bảng 4.3. Tổng hợp kết quả thực nghiệm sư phạm từng phần biện pháp 3	126
Bảng 4.4. Tổng hợp kết quả thực nghiệm sư phạm từng phần biện pháp 4	140
DANH MỤC HÌNH 
Trang
Hình 2.1. 	Biểu đồ đánh giá chất lượng đầu vào các lớp chuyên sử	54
Hình 2.2. 	Mức độ cần thiết của việc bổ sung các chủ đề lịch sử	55
Hình 2.3. 	Biểu đồ về mức độ vận dụng các hình thức, phương pháp trong dạy học các chủ đề lịch sử đạt được trong dạy học Lịch sử theo chủ đề	57
Hình 2.4. 	Biểu đồ đánh giá các năng lực đạt được trong dạy học Lịch sử theo chủ đề	57
Hình 2.5. 	Những khó khăn trong quá trình thiết kế và tổ chức dạy học lịch sử theo chủ đề cho HS chuyên Sử	58
Hình 2.6. 	Biểu đồ thái độ của học sinh chuyên với môn Lịch sử	58
Hình 2.7. 	Biểu đồ phản ánh ý nghĩa của việc học tập các chủ đề lịch sử đối với HS chuyên Sử trong quá trình học tập bộ môn	59
Hình 4.1. 	Mô hình lớp học truyền thống và lớp học đảo ngược	103
Hình 4.2. 	Các cấp độ tư duy của Bloom Taxonomy	104
Hình 4.3. 	Tranh Thua cay cắn quan	110
Hình 4.4. 	Đánh giặc giữ làng	112
Hình 4.5. 	Biểu đồ tần suất đại diện các giá trị điểm số theo khung phân loại đánh giá của các lớp thực nghiệm và đối chứng từ kết quả thực nghiệm toàn phần	144
MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
1.1. Trong những năm qua, thế giới chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của Cách mạng khoa học công nghệ với xu thế toàn cầu hóa và nền kinh tế tri thức. Để bảo đảm sự phát triển bền vững, nhiều quốc gia đã và đang không ngừng đổi mới giáo dục nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho tương lai.
Từ xu thế chung của thế giới, đồng thời xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đất nước, những hạn chế, bất cập của Chương trình giáo dục hiện hành - không còn phù hợp với xu thế phát triển của thế giới và nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho quá trình phát triển và hội nhập, Việt Nam đã và đang thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà theo tinh thần Nghị quyết 29 (NQ/TW). Theo đó, thực hiện đổi mới giáo dục từ mục tiêu tiếp cận nội dung, sang tiếp cận năng lực, xây dựng chương trình, sách giáo khoa (SGK) mới, đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học. Để chuẩn bị tốt cho thực hiện chương trình phổ thông mới, Bộ Giáo dục & Đào tạo đã ban hành công văn 4612/BGDĐT - GDTrH (03/10/2017) hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất học sinh (HS) từ năm học 2017 - 2018. Công văn nêu rõ: “Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, lựa chọn các chủ đề, rà soát nội dung các bài học trong SGK hiện hành tương ứng với chủ đề đó để sắp xếp lại thành một số bài học tích hợp của từng môn học hoặc liên môn; từ đó, xây dựng kế hoạch giáo dục cho từng môn học, hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất HS phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường”. Như vậy, việc xây dựng và tổ chức dạy học chủ đề theo hướng tinh giản, tránh trùng lặp kiến thức, tạo sự logic, hợp lí trong điều kiện thực tế nhà trường, phù hợp với đối tượng HS, từ đó phát triển năng lực, phẩm chất cho HS là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với giáo viên (GV) hiện nay, đây là một xu hướng đổi mới nội dung dạy học đã và đang được sự chỉ đạo, khuyến khích của các cơ quan quản lí giáo dục. Tuy nhiên, hiện nay, việc thiết kế chủ đề còn mang tính tự phát và thiếu cơ sở lí luận.
 1.2. Trong hệ thống giáo dục của nước ta, các trường THPT chuyên và trường THPT có hệ chuyên là môi trường giáo dục bên cạnh việc thực hiện đầy đủ, toàn diện các yêu cầu giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đồng thời còn thực hiện nhiệm vụ phát hiện, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Đó là hình mẫu của các trường trung học phổ thông về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo và tổ chức các hoạt động giáo dục.
Để đào tạo nhân tài, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc phát triển đất nước, yêu cầu đặt ra đối với các trường chuyên là cần cải cách thể chế đào tạo theo hướng kết hợp học tập với suy nghĩ sáng tạo; học gắn liền với thực hành; giáo dục, đào tạo theo đặc điểm của học sinh thay vì đào tạo theo một khuôn mẫu nhất định, theo một chương trình chung mang tính phổ thông. Việc đổi mới thiết kế nội dung dạy học thành các chủ đề, vừa đảm bảo tính cơ bản, tính hệ thống vừa đảm bảo tính khái quát, nâng cao; đồng thời vận dụng linh hoạt các hình thức, phương pháp dạy học theo tinh thần đổi mới, hướng đến hình thành và phát triển các phẩm chất (Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm), năng lực chung (tự chủ và tự học; giao tiếp và hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo) và năng lực đặc thù của bộ môn Lịch sử (tìm hiểu lịch sử; nhận thức và tư duy lịch sử; vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học) là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối với đội ngũ GV dạy chuyên.
1.3. Thành phố Hà Nội – thủ đô của cả nước, sau khi mở rộng địa giới hành chính đã có số lượng trường THPT nói chung; trường chuyên và trường THPT có hệ chuyên đông nhất cả nước; trong đó có 5 trường THPT có lớp chuyên Sử (4 trường thuộc sự quản lí trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, 1 trường trực thuộc Đại học Quốc gia) với số lượng học sinh đông nhất. Là một trong những cái nôi đào tạo nhân tài cho đất nước, Hà Nội cần tiếp tục phát huy lợi thế và nâng cao hơn nữa vai trò của mình trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, cung cấp nguồn lao động chất lượng cao, đáp ứng công cuộc xây dựng, phát triển, hội nhập của thủ đô và đất nước. Trong đó, bộ môn Lịch sử nói chung và chuyên Sử nói riêng cần phát huy thế mạnh, khơi dậy niềm tự hào về lịch sử dân tộc, về thủ đô văn hiến, anh hùng, nâng cao phẩm chất, năng lực của HS nói chung và HS chuyên Sử nói riêng. Để thực hiện được nhiệm vụ, sứ mệnh nói trên, đội ngũ giáo viên Lịch sử của Hà Nội nói chung, Giáo viên chuyên Sử nói riêng cần tích cực, đi đầu trong công cuộc đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học; sáng tạo, chủ động trong việc thiết kế nội dung, linh hoạt vận dụng các hình thức, phương pháp dạy học nhằm thực hiện hiệu quả mục tiêu đổi mới giáo dục từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực.
1.4. Là một giáo viên dạy chuyên, từ thực tiễn quá trình dạy học và yêu cầu đổi mới giáo dục Lịch sử, bản thân tôi nhận thức được sự cần thiết phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; tích cực đổi mới, sáng tạo, linh hoạt trong việc thiết kế nội dung và các phương pháp dạy học lịch sử, phục vụ cho chương trình hiện hành, đồng thời tạo nền tảng tốt để thực hiện chương trình môn Lịch sử mới 2018. Trong đó, việc thiết kế nội dung học tập cho HS chuyên, đồng thời lựa chọn các hình thức tổ chức, phương pháp dạy học phát huy được năng khiếu, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất người học là cơ hội để tôi được nghiên cứu sâu hơn về chuyên môn, tiếp cận các quan điểm, lí luận dạy học hiện đại, vận dụng hiệu quả các phương pháp dạy học, phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy của bản thân, đồng thời đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nền giáo dục nước nhà nói chung và giáo dục thủ đô nói riêng.
Dạy học theo chủ đề là một trong những xu thế của đổi mới giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực học sinh hiện nay. Theo đó, nội dung kiến thức được thiết kế thành chủ đề, có kết cấu chặc chẽ, lôgic, hệ thống, thể hiện được tính liên tục, tính kế thừa và phát triển. Việc học tập lịch sử theo chủ đề cũng đòi hỏi người học phải tự giác, tự lực, chủ động hơn. Từ quá trình học tập đó mà phát triển được tư duy và hình thành các năng lực cốt yếu cho người học. Đặc biệt, những học sinh được học tập trong môi trường chuyên, có năng khiếu đối với bộ môn Lịch sử, thì việc được tìm hiểu các chủ đề lịch sử có tính hệ thống, sâu sắc và khái quát có vai trò quan trọng trong việc phát triển năng lực và bản lĩnh cá nhân.
Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn nói trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề : “Thiết kế và tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay theo hướng phát triển năng lực học sinh chuyên Sử trường THPT thành phố Hà Nội ” làm đề tài nghiên cứu với mong muốn được góp phần vào quá trình đổi mới nội dung và phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử nói chung và dạy học chủ đề cho học sinh chuyên Sử nói riêng.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình thiết kế và tổ chức dạy học theo chủ lịch sử cho học sinh các lớp chuyên Sử ở trường THPT.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
Về lí luận dạy học bộ môn: Tìm hiểu về lí luận dạy học theo chủ đề; đề xuất cách thức thiết kế chủ đề lịch sử và đề xuất các hình thức, biện pháp tổ chức dạy học chủ đề cho HS chuyên Sử ở trường THPT.
Về thời gian: Đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu phần Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến năm 2000 theo Chương trình hiện hành. Tuy nhiên, ở một số nội dung chủ đề có sự liên hệ, vận dụng đến hiện nay.
Về nội dung kiến thức: Vận dụng kiến thức ở phần Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến nay. Trong đó, có sự vận dụng, kết nối ở cả Chương trình phổ thông hiện hành (Chương trình nâng cao) và Chương trình phổ thông 2018.
 Về địa bàn: Tiến hành khảo sát, điều tra thực tiễn việc dạy và học lịch sử theo chủ đề của giáo viên dạy chuyên Sử và học sinh chuyên Sử tại các trường THPT có hệ chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thực nghiệm sư phạm (TNSP) từng phần và toàn phần qua một số chủ đề ở các lớp chuyên Sử. Địa bàn thực nghiệm (TN) là các trường THPT có hệ chuyên, trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, gồm: THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam; THPT chuyên Nguyễn Huệ; THPT Chu Văn An; THPT Sơn Tây.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu.
Xây dựng các chủ đề lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay có thể sử dụng trong dạy học lịch sử cho học sinh chuyên Sử ở trường THPT; đề xuất các biện pháp  ... ng Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nguyễn Văn Cường – Bernd Meier (2010), Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy họcTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, Berlin/Hà Nội.
Lê Duẩn (1960), Một vài đặc điểm của cách mạng Việt Nam, NXB Sự Thật, Hà Nội.
Đinh Trần Dương (2002), Sự chuyển biến của phong trào yêu nước và cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỉ XX, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, tập 7, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Hồ Ngọc Đại (1991), Bài học là gì, NXB Giáo dục, Hà Nội.
N.G. Đairi (1973), Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Lữ Đạt, Chu Mãn Sinh (chủ biên), Lưu Lập Đức, Chu Hải Yến (Phó chủ biên) (2010), Cải cách Giáo dục ở các nước phát triển – Cải cách giáo dục ở Anh
Trần Bá Đệ, Lê Cung (2008), Giáo trình Lịch sử Việt Nam 1954 -1975, tập VII, NXB Đại học Sư Phạm Hà Nội.
Trần Huy Đoàn, Trần Thùy Chi (2015), Hướng dẫn ôn thi, bồi dưỡng học sinh giỏi trung học phổ thông, chuyên đề lịch sử, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Trần Văn Giàu (1975), sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ giữa thế kỉ XIX đến Cách mạng tháng Tám, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
B.P. Êxipốp (1977), Những cơ sở của lý luận dạy học, tập 2, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Thị Hà (2008), “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử Việt Nam từ năm 1858 - 1919 cho học sinh trường THPT chuyên”, Luận văn Thạc sĩ Khoa học giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đặng Bá Lãm, Nghiêm Đình Vỳ (2002), Giáo dục thế giới đi vào thế kỉ XXI
Phạm Minh Hạc (2013), Triết lí giáo dục thế giới và Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia
Phạm Minh Hạc (2010), Một số vấn đề giáo dục Việt Nam đầu thế kỉ XXI, NXB Giáo dục Việt Nam.
Lê Mậu Hãn (chủ biên) (2005), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học Sư Phạm.
Nguyễn Vinh Hiển (2017), Sách giáo khoa hướng tới phương pháp dạy học phát triển năng lực, NXB Giáo dục Việt Nam.
Vũ Quang Hiển (chủ biên) (2013), Bộ đề thi môn Lịch sử, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đại học Huế - Trường ĐH Sư Phạm – Khoa Lịch Sử (2016), Kỉ yếu Hội thảo, Dạy học lịch sử ở trường Phổ thông theo hướng phát triển năng lực học sinh, Huế.
Hồ Hương (2002), “Trường chuyên với nhiệm vụ bồi dưỡng nhân tài”, Tạp chí Giáo dục, số 1, tr. 7-8.
Hội giáo dục lịch sử (1996), Đổi mới việc dạy học lịch sử lấy học sinh làm trung tâm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Hội giáo dục lịch sử (2002), Những bài đạt giải trong kì thi học sinh giỏi quốc gia môn lịch sử, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội.
Nguyễn Tiến Hỷ (2001), Ôn tập lịch sử theo chủ đề, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Đặng Thành Hưng (2002), Dạy học hiện đại: lý luận - biện pháp kỹ thuật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Kiều Thế Hưng (1999), Hệ thống thao tác sư phạm trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông trung học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Francois Joyaux (1981), Trung Quốc và việc giải quyết cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất (Geneve 1954), NXB Thông tin lí luận, Hà Nội.
Furuta Motoo (1998), Việt Nam trong lịch sử thế giới, Bản dịch Nguyễn Văn Nguyệt, NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Văn Khánh (2006), Việt Nam Quốc dân Đảng, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
I.F. Kharlamop (1978), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Bửu Kế (1999), Từ điển Hán Việt Từ Nguyên, NXB Thuận Hóa.
Nguyễn Văn Khôi (2013), Phát triển chương trình giáo dục, NXB Đại học Sư Phạm.
F.P.Korovkin (1981) Phương pháp dạy học lịch sử (Sách dùng cho giáo viên); dịch: Hoàng Trung, Trần Kim Vân, Phạm Huy Khánh, hiệu đính Phan Ngọc Liên, biên tập Nguyễn Xuân Kỳ, ĐHSP Hà Nội 1
Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Robert J. Marazand – Debra J. Pickering – Jana E. Pollock (2016), Các phương pháp dạy học hiệu quả, người dịch: Nguyễn Hồng Vân, NXB Giáo dục Việt Nam.
Robert J. Marzano (2013), Nghệ thuật và khoa học dạy học, người dịch: Nguyễn Hữu Châu, NXB Giáo dục Việt Nam.
Robert J. Marzano - Robert J. Marazand – Debra J. Pickering (2016), Quản lí lớp học hiệu quả, Người dịch: Phạm Trần Long, NXB Giáo dục Việt Nam.
Gieslle O. Martin – Kniep (2013), Tám đổi mới để trở thành người giáo viên giỏi, người dịch: Lê Văn Canh, NXB Giáo dục Việt Nam.
Bùi Thị Hương Mơ (2013), Xây dựng và tổ chức dạy học các chủ đề lịch sử Việt Namtừ năm 1919 đến 1954 ở trường THPT chuyên, Luận văn Thạc sĩ khoa học giáo dục, Hà Nội.
I.Ia. Lecne (1977), Dạy học nêu vấn đề, NXB Giáo dục, Hà Nội.
I.Ia. Lecne (1969), Bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị (chủ biên) (1992), Phương pháp dạy học lịch sử, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2003), Đinh Ngọc Bảo, Nguyễn Thị Côi, Nguyễn Đình Lễ, Trương Hữu Quýnh, Trịnh Đình Tùng, Nghiêm Đình Vỳ, Phương pháp luận sử học, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2002), Phương pháp dạy học lịch sử, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
Phan Ngọc Liên – Trịnh Đình Tùng – Nguyễn Thị Côi – Trần Vĩnh Tường (Đồng chủ biên) (2002), Một số chuyên đề phương pháp dạy học lịch sử, NXB ĐH Quốc gia Hà Nội.
Phan Ngọc Liên (2002) Đổi mới phương pháp dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, NXB ĐHSP.
Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2010), Phương pháp dạy học lịch sử, tập 1, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
Phan Ngọc Liên (chủ biên) (2010), Phương pháp dạy học lịch sử, tập 2, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Phan Ngọc Liên (chủ biên), Nguyễn Hữu Chí, Nguyễn Cảnh Minh, Đào Tố Uyên, Nghiêm Đình Vỳ, Tài liệu chủ đề tự chọn bám sát chương trình nâng cao, Lịch sử 10, dùng cho giáo viên và Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Lịch sử 10 dùng cho giáo viên và học sinh, NXB Giáo dục, 2006
Phan Ngọc Liên, Trịnh Đình Tùng (1998), Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường trung học cơ sở. Sách BDTX chu kỳ 1997 - 2000 cho giáo viên THCS, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Phan Ngọc Liên (chủ biên), Đổi mới nội dung và phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông, NXB Đại học Sư Phạm,
Phan Ngọc Liên, Trần Bá Đệ (chủ biên) (2008), Hướng dẫn ôn thi đại học và cao đẳng môn lịch sử, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2012), Phương pháp dạy học lịch sử Tập 1, NXB ĐH Sư Phạm, Hà Nội.
Hồ Chí Minh, Toàn tập (2011), NXB Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, tập 1.
Hồ Chí Minh, Toàn tập (2011), NXB Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, tập 2.
Hồ Chí Minh, Toàn tập (2011), NXB Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội, tập 3.
Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt (1987), Giáo dục học, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Lương Ninh, Nguyễn Thị Côi (1988), “Kinh nghiệm Đairi với việc dạy môn sử, Nghiên cứu Giáo dục, số 8, tr. 13-15.
Hoàng Phương (chủ biên) (1997), Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1954 -1975), NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
Trần Thị Tuyết Oanh (chủ biên) (2009), Giáo trình giáo dục học tập 1, NXB Đại học Sư Phạm, Hà Nội.
Hoàng Phương (chủ biên), Trịnh Vương Hồng, Vũ Tang Bồng, Hồ Khang (1997), Hậu phương chiến tranh nhân dân Việt Nam (1945-1975), Nxb Quân đội nhân dân.
James H. Stronge (2013), Những phẩm chất của người giáo viên hiệu quả, người dịch: Lê Văn Canh, NXB Giáo dục Việt Nam.
Đỗ Hồng Thái (2011), Tài liệu hướng dẫn dạy học tích hợp trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông (Sản phẩm của đề tài Khoa học và công nghệ cấp Bộ trọng điểm Mã số: B2010-TN03-30TĐ), Thái Nguyên.
Hà Nhật Thăng, Trần Hữu Hoan (2013), Xu thế phát triển giáo dục, NXB Đại học Sư Phạm.
Nguyễn Cảnh Toàn (2002), Bàn về giáo dục Việt Nam, NXB Lao động.
Lê Đình Trung, Phan Thị Thanh Hội (2016), Dạy học theo định hướng hình thành và phát triển năng lực người học ở trường Phổ thông, NXB Đại học Sư Phạm.
Hoàng Thanh Tú (2012), Phương pháp ôn tập lịch sửTRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trịnh Đình Tùng (chủ biên) (2008), Để làm tốt bài thi môn Lịch sử trắc nghiệm và tự luận, NXB Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh.
Trịnh Đình Tùng (chủ biên) (2009), Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Lịch sử lớp 12, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
Trịnh Đình Tùng (chủ biên) (2012), Bồi dưỡng học sinh giỏi môn lịch sử trung học phổ thông, NXB Giáo dục Việt Nam.
Trịnh Đình Tùng (chủ biên), (2014), Đổi mới phương pháp dạy học lịch sử, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Thái Duy Tuyên (2008), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Thị Hồng Thanh (2008), Sử dụng bài tập trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 11 trường THPT chuyên, Luận văn thạc sĩ Khoa học Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Nguyễn Cảnh Toàn, Nguyễn Văn Lê, Châu An (2004), “Khơi dậy tiềm năm sáng tạo”, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Thái Duy Tuyên (2001), Giáo dục học hiện đại (Những vấn đề cơ bản), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
A.Vaghin (1978), Phương pháp giảng dạy lịch sử ở trường phổ thông, dịch Hoàng Trung; hiệu đính Phan Ngọc Liên, biên tập Nguyễn Xuân Kỳ
Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
Viện Lịch sử Quân sự (1994), Lịch sử cuộc kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954, Tập II, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
Nghiêm Đình Vỳ (Tổng chủ biên) – Trần Thị Vinh (Chủ biên) – Nguyễn Ngọc Cơ – Đào Tuấn Thành – Nguyễn Mạnh Hưởng – Nguyễn Văn Ninh (2018), Dạy học phát triển năng lực môn Lịch sử trung học phổ thông, NXB ĐH Sư Phạm.
Nguyễn Như Ý (chủ biên), Đại Từ điển Tiếng Việt, NXB Văn hóa – Thông tin.
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
S.G.Grant (2003), History Lessons – Teaching, Learning, and Testing in US high school classrooms, Lawrence Erlbaum Associates, Publishers, Mahwah, New Jersy.
David Neumann (2011), Solving problems by creating problems: building coherence in history through inquiry, Teaching History a journal of methods, XXXVI, (2), pp. 83-96.
116. Martin Hunt (2007), A Practical Guide to Teaching history in the Secondary School Routledge, UK.
117. OECD (2005), The Definition and Selection of Key Competencies, 
118. Paprock, K. E. (1996, July-August), Conceptual structure to develop adaptive competencies in professional, IPN Ciencia, Arte: Cultura, Nueva Epoca.
119. Cynthia Resor (2008), Encouraging sutudents to read the texts: the jigsaw method, Teaching History a journal of methods, XXXIII.
120. Richard J. and Rodger T. (2001), Approaches and Methods in Language. Teaching, New York, NY: Cambridge University Press.
Tài liệu Internet
 Đồng chí Võ Nguyên Giáp với chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947. 
 Hoài Nam (2009), Ngày tổng khởi nghĩa ở Sài Gòn tháng 8-1945, https://www.sggp.org.vn/ngay-tong-khoi-nghia-o-sai-gon-thang-81945-22255.html
Hướng dẫn chi tiết chuyên đề “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Ban Tuyên giáo Trung ương, 
Nghệ thuật tổ chức, sử dụng lực lượng trong Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947. 
Tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về vấn đề xây dựng hậu phương trong chiến tranh. 
TS. Nguyễn An Tiêm, Đại tá Vũ Xuân Phác , Tổ chức, chỉ huy và vai trò của hậu phương chi viện hậu cần cho tiền tuyến trong chiến dịch Điện Biên Phủ  
Vai trò to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong kháng chiến chống Pháp, 

File đính kèm:

  • docluan_an_thiet_ke_va_to_chuc_day_hoc_cac_chu_de_lich_su_viet.doc
  • pdf1.16.9.21. LUẬN ÁN LL & PPDH LỊCH SỬ.NCS LÊ THỊ HUYỀN.pdf
  • doc2.16.9.21.BẢN NỘP.TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG ANH. LÊ THỊ HUYỀN.doc
  • pdf2.16.9.21.BẢN NỘP.TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG ANH. LÊ THỊ HUYỀN.pdf
  • doc2.16.9.21.BẢN NỘP.TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.LÊ THỊ HUYỀN.doc
  • pdf2.16.9.21.BẢN NỘP.TÓM TẮT TIẾNG VIỆT.LÊ THỊ HUYỀN.pdf
  • doc3.16.9.21. THÔNG TIN TIENG VIET.LÊ THỊ HUYỀN.doc
  • pdf3.16.9.21. THÔNG TIN TIENG VIET.LÊ THỊ HUYỀN.pdf
  • doc3.16.9.21. THÔNG TIN TÓM TẮT TIẾNG ANH .LÊ THỊ HUYỀN.doc
  • pdf3.16.9.21. THÔNG TIN TÓM TẮT TIẾNG ANH. LÊ THỊ HUYỀN.pdf