Luận án Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam
Tố cáo là quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến
pháp. Nguyên tắc “Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo” cũng được
quy định trong Hiến pháp, được xác định là nguyên tắc Hiến định (Điều 30 Hiến
pháp sửa đổi năm 2013) [108]. Đảng ta cũng rất quan tâm đến công tác bảo vệ
người tố cáo, đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết, chỉ thị có liên quan đến
bảo vệ người tố cáo nhằm phát huy vai trò của nhân dân trong công tác đấu tranh
chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, tăng cường
xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
Thể chế hóa tinh thần của Hiến pháp, các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị
của Đảng, pháp luật về bảo vệ tố cáo cũng ngày càng phát triển, hoàn thiện hơn
mà biểu hiện rõ nhất là Luật Tố cáo năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi
hành đã có những quy định mang tính đồng bộ, cụ thể, khả thi hơn về bảo vệ
người tố cáo. Qua đó, góp phần tạo dựng cơ chế, biện pháp ngày càng hoàn
chỉnh và có hiệu quả hơn để bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở
nước ta. Tuy nhiên, so với yêu cầu, pháp luật về bảo vệ người tố cáo vẫn còn
không ít hạn chế, vướng mắc cũng như những “khoảng trống” nhất định mà một
trong những nguyên nhân cơ bản là do chưa hình thành được một hệ quan điểm
lý luận hoàn chỉnh về bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính, chưa có
những nghiên cứu, đánh giá sâu, toàn diện về vấn đề này, nhất là còn có những
sự khác nhau về nhận thức, quan điểm trong tiếp cận, đánh giá đối với một số
điểm then chốt của vấn đề bảo vệ người tố cáo.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ TIẾN ĐẠT BẢO VỆ NGƢỜI TỐ CÁO THEO PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2021 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ TIẾN ĐẠT BẢO VỆ NGƢỜI TỐ CÁO THEO PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính Mã số : 9.38.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BÙI XUÂN ĐỨC Hà Nội - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận án đảm bảo tính chính xác, nghiêm túc, tin cậy và trung thực./. Tác giả Luận án Lê Tiến Đạt MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN GIẢI QUYẾT ........................................................ 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................... 8 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu ......................................................... 23 1.3. Cơ sở lý thuyết .................................................................................. 27 Tiểu kết Chƣơng 1 ............................................................................................ 30 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO VỆ NGƢỜI TỐ CÁO THEO PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH ............................................................. 32 2.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ......................................................................................... 32 2.2. Nội dung điều chỉnh pháp luật hành chính về bảo vệ người tố cáo ....... 58 2.3. Các yếu tố tác động đến việc bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam ............................................................................ 65 Tiểu kết Chƣơng 2 ............................................................................................ 72 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG BẢO VỆ NGƢỜI TỐ CÁO THEO PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM ............................................................ 74 3.1. Sự phát triển của pháp luật về bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam ...... 74 3.2. Thực trạng pháp luật về bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam ............... 81 3.3. Thực trạng thực hiện bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam ................................................................................... 103 Tiểu kết Chƣơng 3 .......................................................................................... 126 Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ BẢO VỆ NGƢỜI TỐ CÁO THEO PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH Ở VIỆT NAM ...................................................................................................... 128 4.1. Quan điểm định hướng đối với việc nâng cao hiệu quả bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam ............................. 128 4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam .......................................................................... 131 Tiểu kết Chƣơng 4 .......................................................................................... 150 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 152 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................... 156 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 157 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội HĐBT Hội đồng Bộ trưởng HĐND Hội đồng nhân dân HĐNN Hội đồng Nhà nước KN, TC Khiếu nại, tố cáo LĐ - TB&XH Lao động - Thương binh và Xã hội MTTQ Mặt trận Tổ quốc TTCP Thanh tra Chính phủ TTNN Thanh tra Nhà nước UBND Ủy ban nhân dân UBTVQH Ủy ban Thường vụ Quốc hội XHCN Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tố cáo là quyền con người, quyền công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Nguyên tắc “Nghiêm cấm việc trả thù người khiếu nại, tố cáo” cũng được quy định trong Hiến pháp, được xác định là nguyên tắc Hiến định (Điều 30 Hiến pháp sửa đổi năm 2013) [108]. Đảng ta cũng rất quan tâm đến công tác bảo vệ người tố cáo, đã ban hành nhiều chủ trương, nghị quyết, chỉ thị có liên quan đến bảo vệ người tố cáo nhằm phát huy vai trò của nhân dân trong công tác đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong cán bộ, đảng viên, tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Thể chế hóa tinh thần của Hiến pháp, các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật về bảo vệ tố cáo cũng ngày càng phát triển, hoàn thiện hơn mà biểu hiện rõ nhất là Luật Tố cáo năm 2018 và các văn bản hướng dẫn thi hành đã có những quy định mang tính đồng bộ, cụ thể, khả thi hơn về bảo vệ người tố cáo. Qua đó, góp phần tạo dựng cơ chế, biện pháp ngày càng hoàn chỉnh và có hiệu quả hơn để bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở nước ta. Tuy nhiên, so với yêu cầu, pháp luật về bảo vệ người tố cáo vẫn còn không ít hạn chế, vướng mắc cũng như những “khoảng trống” nhất định mà một trong những nguyên nhân cơ bản là do chưa hình thành được một hệ quan điểm lý luận hoàn chỉnh về bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính, chưa có những nghiên cứu, đánh giá sâu, toàn diện về vấn đề này, nhất là còn có những sự khác nhau về nhận thức, quan điểm trong tiếp cận, đánh giá đối với một số điểm then chốt của vấn đề bảo vệ người tố cáo. Trong những năm qua, với sự vào cuộc quyết liệt hơn của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở và toàn xã hội, công tác bảo vệ người tố cáo đã có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả bước đầu. Tuy nhiên, công tác bảo vệ người tố cáo, như Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 10/01/2019 của Bộ Chính trị đánh giá: ”vẫn còn những hạn chế, bất cập, như tình trạng để lộ lọt thông tin của người tố cáo; không ít trường hợp người tố cáo không được bảo 2 vệ, bị trả thù, trù dập; các hành vi trả thù, trù dập chưa được phát hiện, xử lý nghiêm...” [18]. Thực tế trên cũng cho thấy cơ chế, biện pháp bảo vệ người tố cáo hiện nay chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn, cần phải tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện hơn nữa để qua đó tạo điều kiện cho người dân thực hiện tốt quyền tố cáo, tích cực, chủ động tham gia vào công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, phòng, chống vi phạm pháp luật. Thời gian qua, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu về bảo vệ người tố cáo, tuy nhiên mới chỉ ở dạng nêu vấn đề, gợi mở ý tưởng hay chỉ nghiên cứu ở một phạm vi hẹp, một khía cạnh cụ thể về vấn đề bảo vệ người tố cáo hoặc chỉ thuần túy tiếp cận vấn đề từ góc độ khung pháp luật, hoàn thiện pháp luật nói chung. Thậm chí, nhiều công trình trong số đó đã trở nên lạc hậu trước bối cảnh Luật Tố cáo năm 2018, Nghị định số 31/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp tổ chức thi hành Luật Tố cáo và các văn bản hướng dẫn đã có những quy định mới về bảo vệ người tố cáo. Vì thế, việc nghiên cứu sâu, toàn diện về bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính dựa trên cách tiếp cận, tư duy mới về tố cáo và bảo vệ người tố cáo, qua đó đề xuất các giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở nước ta nhằm tạo thuận lợi cho người dân thực hiện tốt quyền tố cáo theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, góp phần phát huy vai trò của xã hội, của nhân dân trong công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, phòng, chống vi phạm pháp luật là hết sức cần thiết và có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc. Đó cũng chính là lý do, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: Bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam làm đề tài Luận án tiến sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của Luận án là làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính; đánh giá thực trạng pháp luật về bảo 3 vệ người tố cáo, thực trạng thực hiện bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam hiện nay; đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án có các nhiệm vụ sau: - Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về tố cáo, người tố cáo và bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính. - Hệ thống hóa, nghiên cứu so sánh và tham chiếu kinh nghiệm của một số nước trên thế giới và quốc tế về bảo vệ người tố cáo. - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ người tố cáo; thực trạng thực hiện bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của Luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu những nội dung chính sau: - Những vấn đề lý luận cơ bản về tố cáo, người tố cáo và bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính. - Pháp luật về bảo vệ người tố cáo và thực tiễn bảo vệ người tố cáo ở một số nước trên thế giới, pháp luật quốc tế về bảo vệ người tố cáo. - Pháp luật hành chính về bảo vệ người tố cáo ở Việt Nam. - Thực trạng thực hiện bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu những vấn đề thuộc đối tượng trên trong phạm vi sau: - Về nội dung: Tố cáo mà Luận án tiếp cận là tố cáo theo quy định của pháp luật hành chính hay còn gọi là tố cáo hành chính, được phân biệt với tố cáo tư pháp, tố giác, tin báo tội phạm hay phản ánh, kiến nghị. Người tố cáo vì thế cũng là người tố cáo theo pháp luật hành chính, người tố cáo hành chính. Trên 4 cơ sở đó, Luận án đặt trọng tâm vào nghiên cứu vấn đề bảo vệ người tố cáo từ góc độ pháp luật hành chính. Song cũng nghiên cứu, tìm hiểu thêm các cơ chế, phương thức, biện pháp theo các ngành luật khác, trong các lĩnh vực khác có liên quan để có cái nhìn tổng thể về bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính ở Việt Nam. - Về chủ thể bảo vệ người tố cáo: không chỉ có các cơ quan chức năng mà còn bao gồm cả các cơ quan khác của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. - Về thời gian: Trọng tâm là từ khi Luật Tố cáo năm 2011 được ban hành đến nay. Tuy nhiên, có tìm hiểu, nghiên cứu thêm các giai đoạn trước đó để làm rõ những vấn đề có liên quan đến đề tài luận án cần nghiên cứu. - Về không gian: Luận án chủ yếu nghiên cứu vấn đề bảo vệ người tố cáo theo pháp luật hành chính tại Việt Nam, đồng thời có tìm hiểu ở mức độ nhất định kinh nghiệ ... i, tố giác của nhân dân; 134. Thủ tướng Chính phủ (2018), Quyết định số 1847/QĐ-TTg ngày 27/12/2018 về việc phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ; 168 135. Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định số 774/QĐ-TTg ngày 05/6/2020 về Danh mục bí mật Nhà nước thuộc lĩnh vực thanh tra, giải quyết KN, TC và phòng, chống tham nhũng; 136. Trần Đình Nhã (2010), Hoàn thiện cơ sở pháp lý về bảo vệ người tố giác, người làm chứng, người bị hại trong vụ án hình sự, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 173, tháng 6/2010; 137. Trần Minh Hương, chủ biên (2018), Giáo trình Luật hành chính - Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội; 138. Trần Nho Thìn (2016), Thẩm quyền, thủ tục giải quyết KN, TC - Những vấn đề đặt ra và giải pháp hoàn thiện pháp luật, Kỷ yếu Hội thảo “Hoàn thiện pháp luật về KN, TC ở nước ta hiện nay”, Khoa Luật, ĐHQGHN - Ban Dân nguyện UBTVQH; 139. Trần Thị Băng Thanh (2001), Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước “của dân, do dân và vì dân”- phương hướng chủ yếu để nâng cao hiệu quả tác động của nhà nước tới việc thực hiện quyền dân chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học số 2/2001; 140. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; 141. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; 142. Trường Đại học Luật Hà Nội (2010), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Tư pháp, Hà Nội; 143. Trường Đại học Luật Hà Nội (2013), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; 144. Trương Hồng Quang (2016), Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về quyền KN, TC của công dân tại Việt Nam hiện nay, Kỷ yếu Hội thảo “Hoàn thiện pháp luật về KN, TC ở nước ta hiện nay”, Khoa Luật, ĐHQGHN - Ban Dân nguyện UBTVQH; 169 145. UBTVQH (1996, 1998, 2006), Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính ngày 21/5/1996, Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính số 10/1998/PL-UBTVQH10 và số 29/2006/PL-UBTVQH11; 146. UBTVQH (1998, 2000), Pháp lệnh Chống tham nhũng, Pháp lệnh ngày 28/4/2000 sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh Chống tham nhũng; 147. UBTVQH (1998, 2000, 2003), Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 26/02/1998 được sửa đổi, bổ sung các năm 2000, 2003; 148. Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (2020), Báo cáo nghiên cứu khảo sát thực tiễn giải quyết phản ánh, kiến nghị và bảo vệ người phản ánh, kiến nghị, cung cấp thông tin về hành vi có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí, tiêu cực của cán bộ, công chức; 149. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, (2016), Quyết định số 51/QĐ-VKSTC-V12 ngày 02/02/2016 ban hành Quy chế tiếp công dân, giải quyết KN, TC và kiểm sát việc giải quyết KN, TC trong hoạt động tư pháp; 150. Viện Khoa học Thanh tra & UNDP (2011), Vai trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng”, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội; 151. Viện Nghiên cứu lập pháp (2014), Những vấn đề lý luận và thực tiễn sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; 152. Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật (1995), Những vấn đề lý luận cơ bản về nhà nước và pháp luật, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội; 153. Võ Khánh Vinh (2003), Giám sát và cơ chế giám sát việc thực hiện quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay, Viện Nhà nước và Pháp luật, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; 154. Võ Khánh Vinh (2010), Quyền con người - Tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; 155. Võ Khánh Vinh (2011), Những vấn đề lý luận và thực tiễn của nhóm quyền dân sự và chính trị, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; 170 156. Võ Khánh Vinh (2015), Quyền con người: Khái niệm và bản chất, Giáo trình sau đại học - Học viện Khoa học xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; 157. Võ Khánh Vinh, chủ biên (2011), Cơ chế đảm bảo và bảo vệ quyền con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; 158. Võ Khánh Vinh, chủ biên (2015), Quyền con người, Giáo trình sau đại học - Học viện Khoa học xã hội , Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội; 159. Vũ Công Giao - Nguyễn Quốc Văn (2016), Bảo vệ người tố giác tội phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo “Hoàn thiện pháp luật về KN, TC ở nước ta hiện nay”, Khoa Luật, ĐHQGHN - Ban Dân nguyện UBTVQH; II. Tài liệu nước ngoài 160. A. J. Brown, ed (2008), Whistleblowing in the Australian Public Sector: Enhancing the theory and practice of internal witness management in public sector organisations, Canberra: ANU E Press; 161. ACRC 2011, The ACRC implements the "Act on the Protection of the Public Interest Whistleblowers, viewed 15 December 2016, public-interest-whistleblowers; 162. African Union (2003), Convention on Preventing and Combating Corruption, viewed 15 December 2016, 163. Agho, A. O., Price, J. L. and Mueller, C. W. (1992), Discriminant validity of measures of job satisfaction, positive affectivity and negative affectivity, Journal of Occupational and Organisational Psychology, vol. 65; 164. Alan F. Westin, with Henry I. Kurtz and Albert Robbins, editors, (1981), Whistle Blowing! Loyalty and Dissent in the Corporation, New York: McGraw - Hill; 165. Ambrose, M. L. and Arnaud, A. (2005), Are procedural justice and distributive justice conceptually distinct?, in J. Greenberg, and J. A. Colquitt (eds), Handbook of Organisational Justice, Lawrence Erlbaum Associates, London; 171 166. Anjar Osterhaus - Craig Fagan (2011), Alternative to silence whistleblower protection in 10 Europe countries, Transparency International, www.transparency.org; 167. Appelbaum, S. H., Deguire, K. J. and Lay, M. (2005), The relationship of ethical climate to deviant workplace behavior; 168. Ashforth, B. E. and Anand, V. (2003), The normalisation of corruption in organisations, in R. M. Kramer and B. M. Staw (eds), Research in Organisational Behaviour, Elsevier, Amsterdam; 169. Asia Management Institute (2006), Whistleblowing in Philippines: Awareness, Attitudes and Structures; 170. Banisar, D 2009, Whistleblowing International standards and developments, viewed 15 December 2016, www.transparency.org; 171. Berry, B. (2004), Organisational culture: a framework and strategies for facilitating employee whistleblowing, Employee Responsibilities and Rights Journal, vol. 16, no.1; 172. Brian Martin (1999), The Whistleblower’s Handbook - How to be an effective Resister; 173. Brian Martin (2013), Whistleblowing: A Practical Guide, Irene Publishing Sparsna‟s, Sweden; 174. Charles Peters and Taylor Branch (1972), Blowing the Whistle: Dissent in the Public Interest, New York: Praeger; 175. CMI/U4, Making Whistleblower Protection Work: Elements of An Effective Approach, U4 Brief, No. 24, 11/2008; 176. Council of Europe (1999), Council of Europe Civil Law Convention on corruption, 177. David Banisar (2009), Whistleblowing International standards and developments, www.transparency.org; 178. David W. Ewing (1977), Freedom Inside the Organization: Bringing Civil Liberties to the Workplace, New York: Dutton; 172 179. Frederick Elliston, John Keenan, Paula Lockhart and Jane van Schaick (1985), Whistleblowing: Managing Dissent in the Workplace, New York: Praeger; 180. G20. 2011, Study on whishtleblower protecrion frameworks, Compendium of best practices ang guiding principles for legislation, www.oecd.org; 181. Geoffrey Hunt, ed. (1995), Whistleblowing in the Health Service: Accountability, Law and Professional Practice, London: Edward Arnold; 182. Geoffrey Hunt, ed. (1998), Whistleblowing in the Social Services: Public Accountability and Professional Practice, London: Arnold; 183. Gerald Vinten, ed. (1994), Whistleblowing - Subversion or Corporate Citizenship?, London: Paul Chapman; 184. Greg Mitchell (1981), Truthand Consequences. Seven Who Would Not Be Silenced, New York: Dembner; 185. Inter- American (1996), Inter- American Convention against corruption, 186. Jean Lennane (1996), What happens to whistleblowers, and why, in Klaas Woldring (ed.), Business Ethics in Australia and New Zealand: Essays and Cases,Melbourne: Thomas Nelson; 187. Johnson, R.A,&Kraft, M.E (1990), Bureaucratic Whistleblowing and Policy Change, Political Research Quarterly; 188. Judith A. Truelson (1987), Blowing the whistle on systematic corruption: on maximizing reform and minimizing retaliation, Corruption and Reform, Vol. 2; 189. Korea (2011), The Act on protection of public interest whistleblower, no. 10472, Mar. 20, viewed 15 December 2016, www.meleg.go.kr; 190. L. Paige Whitaker (2007), The Whistleblower Protection Act: An Overview; 191. Marcia P. Miceli and Janet P. Near (1992), Blowing the Whistle: The Organizational and Legal Implications for Companies and Employees, New York: Lexington Books; 173 192. Myron Peretz Glazer and Penina Migdal Glazer (1989), The Whistleblowers: Exposing Corruption in Government and Industry, New York: Basic Books; 193. Osterhaus, A & Fagan, C (2011), Alternative to silence wistleblower protection in 10 European countries, Transparency International, viewed 15 December 2016, www.transparency.org; 194. Patricia Martin (2010), The status of whistleblower in South Africa, 195. Quentin Dempster (1997), Whistleblowers, Sydney: ABC Books; 196. Ralph Nader, Peter J. Petkas and Kate Blackwell, editors, (1972) Whistleblowing: The Report of the Conference on Professional Responsibility, New York: Grossman; 197. Richard Calland (2004), Whistleblowing Around the World: Law, Culture And Practice; 198. Tom Devine and Tarek F. Maassarani (2011), The Corporate Whistleblower’s Survival Guide - A Handbook for Committing the Truth, Berrett- Koehler; 199. Transparency International (2010), Whistleblower: an effective tool in the fight against corruption, www.transparency.org; 200. Transparency International (2013), International Principles for Whistleblower Protection, viewed 15 December 2016, www.transparency.org; 201. Transparency International (2013), International Principles For Whistleblower Legislation: Best Practices for Laws to Protect Whistleblowers and Support Whistleblowing in The Public Interest; 202. Transparency International (2013), Whistleblower protection and the UN Convention against corruption, www.transparency.org; 203. Transparency International (2013), Whistleblowing in Europe: Legal protections for whistleblowers in the EU; 174 204. U4 Anti corruption resource Center- Transparency International (2009), Good practice in whistleblowing protection legislation, www.transparency.org; 205. United Nations (2003), United Nations Convention against corruption, 206. United Nations (2009), Technical guide to United Nations Convention against corruption, 207. United States of America (1989), The whistleblower protection act, no. 101-12, Apr. 10, viewed 15 December 2016, 208. William De Maria (1999), Deadly Disclosures, Adelaide: Wakefield Press./.
File đính kèm:
- luan_an_bao_ve_nguoi_to_cao_theo_phap_luat_hanh_chinh_o_viet.pdf
- kl_dat1.jpg
- kl_dat2.jpg
- TT Eng LeTienDat.pdf
- TT LeTienDat.pdf
- Trichyeu_LeTienDat.pdf