Luận án Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam hiện nay
Quyền lực chính trị là phạm trù cơ bản, giữ vị trí trung tâm của chính trị
học. Chính vì vậy mà chính trị học là khoa học của các quy luật, tính quy luật về
đấu tranh giai cấp xoay quanh việc giành, giữ, tổ chức, thực thi và kiểm soát
quyền lực chính trị trong xã hội được tổ chức thành nhà nước. Ngày nay, nếu coi
quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước là cái đích mà các chủ thể chính trị đều
hướng đến thì bầu cử chính là con đường để đi đến cái đích quyền lực đó.
Là một trong những chế định quan trọng trong hoạt động chính trị, bầu cử là
quá trình đưa ra quyết định của người dân để chọn ra các cá nhân có những điều
kiện cần và đủ để nắm giữ các chức vụ của chính quyền nhà nước. Bầu cử được
xem là cơ chế thông qua đó, các nền dân chủ đương đại phân bổ chức vụ trong bộ
máy lập pháp, hành pháp, tư pháp và ở chính quyền địa phương của các quốc gia.
Là cơ sở pháp lý cho việc hình thành ra các cơ quan đại diện cho quyền lực nhà
nước, bầu cử có một vị trí quan trọng trong nền chính trị đương đại.
Có thể khái quát các mô hình bầu cử trên thế giới đương đại, ngoại trừ tính
đặc thù, bao gồm ba mô hình tiêu biểu: Mô hình bầu cử của thể chế quân chủ
(gồm quân chủ đại nghị, quân chủ cộng hòa); mô hình bầu cử của thể chế cộng
hòa tổng thống và mô hình bầu cử của thể chế hỗn hợp. Nhìn vào thể chế bầu cử
người ta có thể hiểu được sự phát triển cũng như trình độ văn minh của một chế
độ chính trị - xã hội nói chung và thể chế chính trị của các quốc gia nói riêng.
Cũng chính qua đây, tính chất dân chủ của hệ thống chính trị được thể hiện rõ
nét, vì thông qua hoạt động bầu cử, các cơ chế giành, giữ và thực thi quyền lực
chính trị được bộc lộ một cách sâu sắc nhất.
Trong nền chính trị hiện đại, các cuộc bầu cử tự do và công bằng chính là
phương thức để đảm bảo cho việc tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của công
dân, bởi thuật ngữ bầu cử luôn gắn bó mật thiết với khái niệm dân chủ. Trong
một nền dân chủ, quyền lực của nhà nước chỉ được thực thi khi có sự nhất trí của
người dân. Cơ chế căn bản để chuyển sự nhất trí đó thành quyền lực nhà nước là
tổ chức bầu cử tự do và công bằng.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam hiện nay
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ HOA LÊ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC HÀ NỘI - 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN THỊ HOA LÊ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Chính trị học Mã số: 9 31 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS, TS. Dương Xuân Ngọc HÀ NỘI - 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác cao nhất có thể. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày...tháng... năm 2020 Tác giả Trần Thị Hoa Lê ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Thứ tự Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ 1 CQĐP Chính quyền địa phương 2 CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa 3 HĐND Hội đồng nhân dân 4 MTTQ Mặt trận tổ quốc 5 QH Quốc hội 6 UBND Uỷ ban nhân dân iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ................................ ii MỤC LỤC ........................................................ iiError! Bookmark not defined. DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG .......................................................................... v MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ LUẬN ÁN ...................................................................................................... 8 1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận về bầu cử, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân ............................................................................................. 8 1.2. Các công trình nghiên cứu về thực trạng, giải pháp bầu cử, bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam .............................................. 20 1.3. Đánh giá kết quả các công trình đã công bố liên quan đến đề tài và những nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu ....................................... 30 Chương 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP ....................................................................................... 34 2.1. Về Hội đồng nhân dân các cấp ............................................................ 34 2.2. Về bầu cử, bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp .......................... 43 2.3. Chất lượng và các nhân tố tác động đến chất lượng bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp .......................................................................................... 64 Chương 3: THỰC TRẠNG BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP Ở VIỆT NAM .................................................................................. 71 3.1. Thực trạng xác lập những quy định pháp lý về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ......................................................................................... 71 3.2. Thực trạng sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng và sự quản lý của chính quyền đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ....................... 77 3.3. Thực trạng về sự tham gia của công dân và vai trò của các tổ chức bầu cử, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp .......................................................................................................88 iv 3.4. Thực trạng công tác tuyên truyền, vận động bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ............................................................................................. 99 3.5. Thực trạng thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở nước ta. .............................................................................. 106 3.6. Nguyên nhân của thực trạng bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở nước ta hiện nay ..................................................................................... 114 Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHỮNG NHIỆM KỲ TỚI ................. 119 4.1. Đổi mới, hoàn thiện pháp luật về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp .................................................................................................. 119 4.2. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, sự quản lý của chính quyền các cấp đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. ........ 125 4.3. Nâng cao ý thức, trách nhiệm của công dân; phát huy vai trò của các tổ chức bầu cử, Mặt trận tổ quốc đối với bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. 131 4.4. Đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. ........................................................ 139 4.5. Hoàn thiện quy trình, thủ tục bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp. .... 144 4.6. Kế thừa, tiếp thu có chọn lọc các giá trị, kinh nghiệm quốc tế về bầu cử phù hợp với điều kiện lịch sử cụ thể của Việt Nam ................................. 146 KẾT LUẬN ...................................................................................................... 154 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................... 156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC v DANH MỤC BIỂU ĐỒ, BẢNG Biểu đồ 2.1. Kết quả tỷ lệ lựa chọn đánh giá các nhân tố tác động đến bầu cử đại biểu HĐND. ................................................................................... 69 Biểu đồ 3.1. Kết quả tỷ lệ trả lời Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực ở đâu? ..... 95 Biều đồ 3.2. Kết quả tỷ lệ lựa chọn phương tiện tiếp cận thông tin về bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. ................................................. 100 Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ tham gia hoạt động tìm hiểu và tiếp xúc cử tri trước khi tiến hành bỏ phiếu bầu cử đại biểu HĐND các cấp của công dân. .... 104 Bảng 4.1. Kết quả tỷ lệ khảo sát giải pháp nâng cao chất lượng bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam hiện nay. ..................... 132 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền lực chính trị là phạm trù cơ bản, giữ vị trí trung tâm của chính trị học. Chính vì vậy mà chính trị học là khoa học của các quy luật, tính quy luật về đấu tranh giai cấp xoay quanh việc giành, giữ, tổ chức, thực thi và kiểm soát quyền lực chính trị trong xã hội được tổ chức thành nhà nước. Ngày nay, nếu coi quyền lực chính trị, quyền lực nhà nước là cái đích mà các chủ thể chính trị đều hướng đến thì bầu cử chính là con đường để đi đến cái đích quyền lực đó. Là một trong những chế định quan trọng trong hoạt động chính trị, bầu cử là quá trình đưa ra quyết định của người dân để chọn ra các cá nhân có những điều kiện cần và đủ để nắm giữ các chức vụ của chính quyền nhà nước. Bầu cử được xem là cơ chế thông qua đó, các nền dân chủ đương đại phân bổ chức vụ trong bộ máy lập pháp, hành pháp, tư pháp và ở chính quyền địa phương của các quốc gia. Là cơ sở pháp lý cho việc hình thành ra các cơ quan đại diện cho quyền lực nhà nước, bầu cử có một vị trí quan trọng trong nền chính trị đương đại. Có thể khái quát các mô hình bầu cử trên thế giới đương đại, ngoại trừ tính đặc thù, bao gồm ba mô hình tiêu biểu: Mô hình bầu cử của thể chế quân chủ (gồm quân chủ đại nghị, quân chủ cộng hòa); mô hình bầu cử của thể chế cộng hòa tổng thống và mô hình bầu cử của thể chế hỗn hợp. Nhìn vào thể chế bầu cử người ta có thể hiểu được sự phát triển cũng như trình độ văn minh của một chế độ chính trị - xã hội nói chung và thể chế chính trị của các quốc gia nói riêng. Cũng chính qua đây, tính chất dân chủ của hệ thống chính trị được thể hiện rõ nét, vì thông qua hoạt động bầu cử, các cơ chế giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị được bộc lộ một cách sâu sắc nhất. Trong nền chính trị hiện đại, các cuộc bầu cử tự do và công bằng chính là phương thức để đảm bảo cho việc tôn trọng các quyền tự do, dân chủ của công dân, bởi thuật ngữ bầu cử luôn gắn bó mật thiết với khái niệm dân chủ. Trong một nền dân chủ, quyền lực của nhà nước chỉ được thực thi khi có sự nhất trí của người dân. Cơ chế căn bản để chuyển sự nhất trí đó thành quyền lực nhà nước là tổ chức bầu cử tự do và công bằng. 2 Được tiến hành lần đầu tiên vào 06/01/1946, tại Việt Nam, các cuộc bầu cử nói chung và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp có một vị trí quan trọng, là phương thức thể hiện ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng nhà nước nói chung và cơ quan đại diện – cơ quan quyền lực nhà nước từ Trung ương đến địa phương ở nước ta nói riêng. Bầu cử chọn ra các đại biểu đại diện nắm giữ các chức vụ trong cơ quan dân cử của chính quyền theo quy định của hiến pháp và pháp luật. Việc bầu cử ở Việt Nam hiện nay bao gồm bầu cử Quốc hội (ở Trung ương) và bầu cử đại biểu HĐND các cấp (ở địa phương). Như Điều 6 Hiến pháp Việt Nam năm 2013 đã khẳng định: “Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, HĐND và thông qua các cơ quan khác của Nhà nước” [27]. Thông thường, các cuộc bầu cử được tiến hành khi các cơ quan dân cử (cơ quan quyền lực nhà nước) hết nhiệm kỳ. Theo quy định của Hiến pháp năm 2013, nhiệm kỳ của Quốc hội (QH) mỗi khóa là năm năm, tương tự, năm năm cũng là nhiệm kỳ của HĐND các cấp. Chính vì vậy, cứ năm năm một lần, đất nước ta lại định kỳ tiến hành bầu cử QH và HĐND các cấp. Hội đồng nhân dân ở nước ta được thành lập từ cuối năm 1945 theo Sắc lệnh số 63 ngày 22 tháng 11 năm 1945 của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (lúc đó là Hồ Chí Minh). Theo sắc lệnh này, HĐND được thành lập ở cấp xã và tỉnh bằng hình thức bầu trực tiếp của nhân dân với nhiệm kỳ khi đó chỉ 2 năm. Theo điều 1 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân (năm 2003) quy định: "Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên” [73]. Hiện nay, Việt Nam đang đẩy mạnh đổi mới hệ thống chính trị, phát huy dân chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “của dân, do dân và vì dân” thích ứng với đổi mới kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã nhấn mạnh “Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng lãnh 3 đạo là nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới hệ thống chính trị...” [10]. Nhiệm vụ này đặt ra yêu cầu phải đổi mới, hoàn thiện thể chế bầu cử, trong đó có bầu cử đại biểu HĐND các cấp theo hướng đẩy mạnh phân quyền, phân cấp, bảo đảm tính thực quyền ch ... Trên 60 A3. Trình độ học vấn: 1. Phổ thông trung học 2. Cao đẳng 3. Đại học 4. Trên đại học A4. Nghề nghiệp chính: 1. Cán bộ/công chức hành chính 2. Kinh doanh 3. Sản xuất 4. Nghiên cứu/giảng dạy đại học 5. Giáo viên phổ thông 6. Lao động tự do 7. Công nhân 9. Nông dân 10. Sinh viên 11. Khác (ghi cụ thể: ..................................................................................... Phần B. Nội dung chính B1. Anh/chị vui lòng cho biết, hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực nhà nước ở đâu? (Chọn duy nhất một đáp án) 1. Địa phương 2. Trung ương 3. Khác (ghi rõ)....................... B2. Anh/ chị vui lòng cho biết bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp được tiến hành mấy năm 1 lần? (Chọn duy nhất một đáp án) 1. 2 năm 2. 4 năm 3. 5 năm 4. Khác (ghi r ) ........................ B3. Anh/chị vui lòng cho biết các quy định về bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp được thể hiện trong? (Có thể lựa chọn nhiều đáp án) 1. Các điều khoản của Hiến pháp 2. Luật tổ chức chính quyền địa phương 3. Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân 4. Phương án khác (ghi r )....... B4. Anh/chị vui lòng cho biết bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp được tiến hành theo nguyên tắc nào? (Có thể lựa chọn nhiều đáp án) 1. Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu 2. Nguyên tắc bình đẳng 3. Nguyên tắc trực tiếp 4. Nguyên tắc bỏ phiếu kín 5. Cả 4 nguyên tắc trên B5. Anh/chị vui lòng cho biết công dân có thể tham gia bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp bằng hình thức nào? (Có thể lựa chọn nhiều đáp án) 1. Bầu cử 2. Ứng cử 3. Đề cử 4. Hình thức khác (ghi rõ): ........................................................................... B6. Anh/chị vui lòng cho biết các cơ quan quản lý bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp ở nước ta hiện nay? (Có thể lựa chọn nhiều đáp án) 1. Hội đồng bầu cử Trung ương 2. Uỷ ban bầu cử 3. Ban bầu cử 4. Tổ bầu cử 5. Tất cả các cơ quan trên B7. Theo Anh/ chị, nhân tố nào tác động đến bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp ở nước ta hiện nay? (Có thể lựa chọn nhiều nhân tố) 1. Đảng Cộng sản Việt Nam 2. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 3. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân 4. Trình độ dân trí 5. Điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội 6. Khác (ghi rõ): ........................................................................................... B8.Anh/ chị vui lòng cho biết anh/ chị có quan tâm đến các thông tin về bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam không? 1. Có 2. Không 3. Khác (ghi r ): ........................... B9.Anh/chị vui lòng cho biết các thông tin về bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp ở nước ta các anh chị có được từ đâu? (Có thể lựa chọn nhiều phương án) 1. Qua các phương tiện truyền thông đại chúng 2. Qua internet 3. Qua các hoạt động thi đua chào mừng bầu cử 4. Pano, áp phích, khẩu hiệu. 5. Tất cả các kênh trên 6. Hình thức khác (ghi rõ):............................................................................ B10. Anh/chị vui lòng cho biết trước khi tiến hành bỏ phiếu bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp các anh chị có tìm hiểu về các ứng cử viên tham gia ứng cử không? 1. Có 2. Không B11. Anh/chị vui lòng cho biết trước khi tiến hành bỏ phiếu bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp các anh chị có tham gia các buổi tiếp xúc cử tri của các ứng cử viên hay không? 1. Có 2. Không B12. Theo Anh/chị có cần bổ sung thêm các hình thức tiếp xúc cử tri giữa ứng cử viên đại biểu hội đồng nhân dân với cử tri hay không? 1. Có 2. Không 3. Khác (ghi rõ): ......................................................................................... B13. Anh/chị vui lòng cho biết đánh giá của mình về chất lượng của hoạt động bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp ở nước ta hiện nay? 1. Chưa tốt 2. Tốt 3. Rất tốt 4. Ý kiến khác (ghi rõ): ............................................................................... B14. Theo anh/ chị có cần đổi mới những quy định hiện nay về bầu cử hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam hiện nay không? 1. Có 2. Không 3. Khác (ghi rõ): ........................................................................................... B15. Theo Anh/chị cần phải làm gì để nâng cao chất lượng bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp ở nước ta hiện nay? (Có thể lựa chọn nhiều phương án) 1. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng 2. Hoàn thiện Pháp luật bầu cử 3. Đổi mới hoạt động tuyên truyền, vận động bầu cử 4. Nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân đối với bầu cử 5. Đổi mới hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử 6. Hoàn thiện quy trình, thủ tục bầu cử 7. Kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm bầu cử quốc tế 8. Ý kiến khác (ghi rõ): ............................................................................... in chân thành cảm ơn anh chị đã dành thời gian để hoàn thành bảng khảo sát! KẾT QUẢ ĐIỀU TRA KHẢO SÁT MỨC ĐỘ QUAN TÂM CỦA CÔNG DÂN VỀ BẦU CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY - Đối tượng điều tra, khảo sát: Công dân (từ 18 tuổi trở lên). - Địa điểm điều tra, khảo sát: Thành phố Hà Nội - Số phiếu, số người điều tra khảo sát: 480 Kính thưa ông/bà! Để có cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và nâng cao chất lượng bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành nghiên cứu về mức độ quan tâm và sự hiểu biết của công dân về bầu cử. Kính mong ông/bà vui lòng trả lời các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn vào lựa chọn phù hợp ý kiến của mình hoặc ghi ý kiến cá nhân vào những dòng để trống (...). Chúng tôi cam kết những thông tin do ông/bà cung cấp sẽ chỉ được sử dụng cho mục đích nghiên cứu khoa học, ngoài ra không phục vụ mục đích nào khác. Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của ông/bà. STT Nội dung, điều tra khảo sát Phương án trả lời Tổng số phiếu Tỷ lệ % A1 Giới tính 1. Nam 165 34.4 2. Nữ 308 64.2 A2 Độ tuổi 1. Từ 18 đến 30 373 77.7 2. Từ 31 đến 45 51 10.6 3. Từ 46 đến 60 31 6.5 4. Trên 60 14 2.9 A3 Trình độ học vấn 1. Phổ thông trung học 15 3.1 2. Cao đẳng 9 1.9 3. Đại học 415 86.5 4. Trên đại học 38 7.9 A4 Nghề nghiệp chính 1.Cán bộ/công chức hành chính 165 34.4 2. Kinh doanh 17 3.5 3. Sản xuất 7 1.5 4.Nghiên cứu/giảng dạy đại học 28 5.78 5. Giáo viên phổ thông 2 0.4 6. Lao động tự do 7 1.5 7. Công nhân 3 0.6 9. Nông dân 5 1.04 10. Sinh viên 244 50.8 11. Khác 1 0.2 B1 Anh/chị vui lòng cho biết, hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực nhà nước ở đâu ?(Chọn duy nhất một đáp án) 1. Địa phương 366 76.3 2. Trung ương 110 22.9 3. Khác 1 0.2 B2 Anh/ chị vui lòng cho biết bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp được tiến hành mấy năm 1 lần? (Chọn duy nhất một đáp án) 1. 2 năm 76 15.8 2. 4 năm 110 22.9 3. 5 năm 284 60.2 4. Khác 2 1.7 B3. Anh/chị vui lòng cho biết các quy định về bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp được thể hiện trong? (Có thể lựa chọn nhiều đáp án) 1. Các điều khoản của Hiến pháp 161 33.5 2. Luật tổ chức chính quyền địa phương 64 13.3 3. Luật bầu cử đại 348 72.5 biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân 4. Phương án khác 4 0.8 B4 Anh/chị vui lòng cho biết bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp được tiến hành theo nguyên tắc nào? (Có thể lựa chọn nhiều đáp án) 1. Nguyên tắc phổ thông đầu phiếu 38 7.9 2. Nguyên tắc bình đẳng 34 7.1 3. Nguyên tắc trực tiếp 24 5 4. Nguyên tắc bỏ phiếu kín 55 11.5 5. Cả 4 nguyên tắc trên 366 76.3 B5 Anh/chị vui lòng cho biết công dân có thể tham gia bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp bằng hình thức nào? (Có thể lựa chọn nhiều đáp án) 1.Bầu cử 408 85 2. Ứng cử 200 41.7 3. Đề cử 127 26.5 4. Hình thức khác 1 0.2 B6 Anh/chị vui lòng cho biết các cơ quan quản lý bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp ở nước ta hiện nay?(Có thể lựa chọn nhiều đáp án) 1. Hội đồng bầu cử Trung ương 92 19.2 2. Uỷ ban bầu cử 54 11.3 3. Ban bầu cử 31 6.5 4. Tổ bầu cử 23 4.8 5. Tất cả các cơ quan trên 316 65.80 B7 Theo Anh/ chị, nhân tố nào tác động đến bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp ở nước ta hiện nay? (Có thể lựa 1. Đảng Cộng sản Việt Nam 219 45.6 2. Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ 161 33.5 chọn nhiều nhân tố) nghĩa Việt Nam 3. Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân 164 34.2 4. Trình độ dân trí 171 35.6 5. Điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội 161 33.5 6. Khác 3 0.6 B8 Anh/ chị vui lòng cho biết anh/ chị có quan tâm đến các thông tin về bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam không? 1. Có 362 75.4 2. Không 98 20.4 3. Khác 12 2.5 B9 Anh/chị vui lòng cho biết các thông tin về bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp ở nước ta các anh chị có được từ đâu? (Có thể lựa chọn nhiều phương án) 1. Qua các phương tiện truyền thông đại chúng 210 43.8 2. Qua internet 137 28.5 3. Qua các hoạt động thi đua chào mừng bầu cử 45 9.4 4. Pano, áp phích, khẩu hiệu. 56 11.7 5. Tất cả các kênh trên 241 50.2 6. Hình thức khác 8 1.7 B10 Anh/chị vui lòng cho biết trước khi tiến hành bỏ phiếu bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp các anh chị có tìm hiểu về các ứng cử viên tham gia ứng cử không? 1. Có 369 78.7 2. Không 100 21.3 B11 Anh/chị vui lòng cho biết trước khi tiến hành bỏ phiếu bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp các anh chị có tham gia các buổi tiếp xúc cử tri của các ứng cử viên hay không? 1. Có 224 47.5 2. Không 248 52.5 B12 Theo Anh/chị có cần bổ sung thêm các hình thức tiếp xúc cử tri giữa ứng cử viên đại biểu hội đồng nhân dân với cử tri hay không? 1. Có 317 66 2. Không 151 31.5 3. Khác 3 0.6 B13 Anh/chị vui lòng cho biết đánh giá của mình về chất lượng của hoạt động bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp ở nước ta hiện nay? 1. Chưa tốt 93 19.9 2. Tốt 300 64.2 3. Rất tốt 59 12.6 4. Ý kiến khác 15 3.2 B14 Theo anh/ chị có cần đổi mới những quy định hiện nay về bầu cử hội đồng nhân dân các cấp ở Việt Nam hiện nay không? 1. Có 282 60.4 2. Không 183 39.2 3. Khác 2 0.4 B15 Theo Anh/chị cần phải làm gì để nâng cao chất lượng bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp ở nước ta hiện nay? (Có thể lựa chọn nhiều phương án) 1. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng 136 28.4 2. Hoàn thiện Pháp luật bầu cử 196 40.9 3. Đổi mới hoạt động tuyên truyền, vận động bầu cử 177 37 4. Nâng cao ý thức 298 62.2 trách nhiệm của công dân đối với bầu cử 5. Đổi mới hoạt động của các cơ quan quản lý bầu cử 137 28.6 6. Hoàn thiện quy trình, thủ tục bầu cử 169 35.3 7. Kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm bầu cử quốc tế 218 45.5 8. Ý kiến khác 5 1 in chân thành cảm ơn anh chị đã dành thời gian để hoàn thành bảng khảo sát.
File đính kèm:
- luan_an_bau_cu_dai_bieu_hoi_dong_nhan_dan_cac_cap_o_viet_nam.pdf
- hoale1.jpg
- hoale2.jpg
- TT_Eng_TranThiHoaLe.pdf
- TT_TranThiHoaLe.pdf
- Trichyeu_TranThiHoaLe.pdf