Luận án Chất lượng, hiệu quả thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cấp Ủy, Chính quyền cấp xã trên địa bàn Thanh Hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ.
Người cho rằng “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [113, tr.309]. “Công
việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [113, tr.280]. Đối
với đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý (CBLĐQL) cấp xã, Người khẳng định đây
là lực lượng có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng làm cầu
nối giữa Đảng với nhân dân, giữa công dân với Nhà nước, khẳng định: “Cấp
xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì
mọi công việc đều xong xuôi” [113, tr.460]; người đứng đầu cấp ủy, chính
quyền cấp xã (NĐĐCU, CQCX) là người thay mặt Đảng, Nhà nước trực tiếp
lãnh đạo quản lý (LĐQL) xã hội đến tận người dân, phát huy quyền làm chủ
của nhân dân, bảo đảm quyền lực, quyền lợi của dân, chăm lo đời sống vật
chất và tinh thần của nhân dân. Mọi đường lối, chính sách của Đảng, Nhà
nước từ Trung ương đến cơ sở có được thực hiện đúng đắn hay không phụ
thuộc rất nhiều vào vai trò của họ. Với vai trò quan trọng của đội ngũ
NĐĐCU, CQCX, thì việc thực hiện trách nhiệm của họ như thế nào sẽ quyết
định đến sự phát triển của địa phương. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ cần phải
nâng cao tinh thần trách nhiệm của NĐĐCU, CQCX, nâng cao nhận thức của
họ về nhiệm vụ phải hoàn thành trong mối quan hệ với Tổ quốc, với nhân
dân; yêu cầu họ phải “nắm vững chính sách, đi đúng đường lối quần chúng,
làm tròn nhiệm vụ” [115, tr.249]. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về trách
nhiệm của NĐĐCU, CQCX giúp chúng ta nắm bắt một cách hệ thống những
quan điểm của Người về vai trò, nhiệm vụ, cũng như phương pháp nâng cao
chất lượng, hiệu quả thực hiện trách nhiệm của NĐĐCU, CQCX; thấy được ý
nghĩa to lớn của tư tưởng ấy đối với việc xây dựng tác phong LĐQL cho đội
ngũ NĐĐCU, CQCX cấp xã trong giai đoạn hiện nay.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Chất lượng, hiệu quả thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cấp Ủy, Chính quyền cấp xã trên địa bàn Thanh Hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG THỊ HẰNG CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC HÀ NỘI - 2021 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH DƯƠNG THỊ HẰNG CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: HỒ CHÍ MINH HỌC Mã số: 931 02 04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS,TS. Bùi Đình Phong 2. PGS,TS. Vũ Văn Thuấn HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Dương Thị Hằng MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8 1.1. Các công trình nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã 8 1.2. Các công trình nghiên cứu về sự vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã 16 1.3. Những kết quả nghiên cứu đạt được và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 30 Chương 2: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ 34 2.1. Một số khái niệm liên quan 34 2.2. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chất lượng, hiệu quả thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã 39 Chương 3: CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 66 3.1. Đặc điểm đội ngũ người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 66 3.2. Thực trạng chất lượng, hiệu quả thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa (từ năm 2011 đến 2020) 71 3.3. Vấn đề đặt ra nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa 94 Chương 4: VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY 101 4.1. Những nhân tố tác động đến việc nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay 101 4.2. Mục tiêu, quan điểm nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay 106 4.3. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh 111 KẾT LUẬN 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 PHỤ LỤC 168 DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT CBLĐQL : Cán bộ lãnh đạo quản lý CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐTBD : Đào tạo bồi dưỡng HĐND : Hội đồng nhân dân LĐQL : Lãnh đạo quản lý NĐĐCU, CQCX : Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã NTM : Nông thôn mới NXB : Nhà xuất bản TW : Trung ương UBND : Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Số lượng người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã 68 Bảng 3.2: Thực trạng trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn 69 Bảng 3.3: Thực trạng kỹ năng lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ cấp xã 71 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ. Người cho rằng “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc” [113, tr.309]. “Công việc thành công hoặc thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” [113, tr.280]. Đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý (CBLĐQL) cấp xã, Người khẳng định đây là lực lượng có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện chức năng làm cầu nối giữa Đảng với nhân dân, giữa công dân với Nhà nước, khẳng định: “Cấp xã là gần gũi dân nhất, là nền tảng của hành chính. Cấp xã làm được việc thì mọi công việc đều xong xuôi” [113, tr.460]; người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã (NĐĐCU, CQCX) là người thay mặt Đảng, Nhà nước trực tiếp lãnh đạo quản lý (LĐQL) xã hội đến tận người dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm quyền lực, quyền lợi của dân, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Mọi đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở có được thực hiện đúng đắn hay không phụ thuộc rất nhiều vào vai trò của họ. Với vai trò quan trọng của đội ngũ NĐĐCU, CQCX, thì việc thực hiện trách nhiệm của họ như thế nào sẽ quyết định đến sự phát triển của địa phương. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ cần phải nâng cao tinh thần trách nhiệm của NĐĐCU, CQCX, nâng cao nhận thức của họ về nhiệm vụ phải hoàn thành trong mối quan hệ với Tổ quốc, với nhân dân; yêu cầu họ phải “nắm vững chính sách, đi đúng đường lối quần chúng, làm tròn nhiệm vụ” [115, tr.249]... Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm của NĐĐCU, CQCX giúp chúng ta nắm bắt một cách hệ thống những quan điểm của Người về vai trò, nhiệm vụ, cũng như phương pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện trách nhiệm của NĐĐCU, CQCX; thấy được ý nghĩa to lớn của tư tưởng ấy đối với việc xây dựng tác phong LĐQL cho đội ngũ NĐĐCU, CQCX cấp xã trong giai đoạn hiện nay. 2 Trong quá trình xây dựng, Đảng ta đã luôn xem công tác cán bộ và xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt là “công việc gốc” của Đảng, là khâu “then chốt” quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ. Những năm gần đây, Đảng ta rất chú trọng đến việc nâng cao ý thức trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị. Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” đã nhấn mạnh một trong những nội dung chủ yếu cần thực hiện là “Quy định rõ trách nhiệm tự giác đi đầu, gương mẫu của cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cấp, của cán bộ, đảng viên”. Nghị quyết Trung ương 4, Đảng ta đã đề ra các giải pháp nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay, trong đó nhóm giải pháp đầu tiên, có tính chiến lược là “Nhóm giải pháp về tự phê bình và phê bình, nêu cao tính tiền phong, gương mẫu của cấp trên”. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII cũng khẳng định phải hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; xác định rõ quan hệ giữa tập thể lãnh đạo với cá nhân phụ trách; quyền hạn đi đôi với trách nhiệm và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII (10/2016) nhấn mạnh “Tăng thẩm quyền và đề cao trách nhiệm người đứng đầu”, và nhấn mạnh vai trò của các cấp uỷ, tổ chức đảng trong công tác “chỉ đạo rà soát, hoàn thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi quyền lực của người có chức, có quyền, theo hướng quyền hạn đến đâu trách nhiệm đến đó; phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm tập thể, cá nhân trong từng công đoạn giải quyết công việc và có chế tài xử lý nghiêm những hành vi vi phạm.”, “Cấp uỷ, chính quyền và người đứng đầu các cấp phải xây dựng kế hoạch, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát, khắc phục tình trạng quan liêu, 3 xa dân. Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện phong cách làm việc khoa học, cụ thể, sâu sát cơ sở cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp” Đây vừa là yêu cầu, đồng thời là những định hướng cơ bản đảm bảo chất lượng, hiệu quả trong thực hiện trách nhiệm của NĐĐCU, CQCX trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay. Thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Đảng, những năm qua, về cơ bản, lực lượng NĐĐCU, CQCX trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đáp ứng tiêu chuẩn chức danh; tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, thực trạng hiện nay, ở một số địa phương vẫn còn tình trạng NĐĐCU, CQCX chưa ý thức đầy đủ về trách nhiệm của mình; phương pháp, tác phong lãnh đạo, điều hành chưa khoa học; ý thức dám làm, dám chịu trách nhiệm còn chưa cao; chưa thể hiện tính chủ động trong phát hiện và giải quyết những tình huống phức tạp nảy sinh từ thực tế công tác, dẫn đến công tác chỉ đạo, điều hành kém, chưa làm tròn trách nhiệm cá nhân, chưa đạt được hiệu quả cao trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ của bản thân. Vấn đề đánh giá việc thực hiện trách nhiệm của NĐĐCU, CQCX đến đâu? chất lượng, hiệu quả như thế nào? làm thế nào để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc thực hiện trách nhiệm của NĐĐCU, CQCX hiện nay?... cũng chưa được chú trọng. Tất cả những vấn đề này đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu, đánh giá chất lượng, hiệu quả thực hiện trách nhiệm của NĐĐCU, CQCX một cách bài bản, trên cơ sở tổng kết, đánh giá thực trạng việc thực hiện trách nhiệm của NĐĐCU, CQCX; phân tích, luận giải các kết quả đã đạt được, những hạn chế, khuyết điểm với các tiêu chí cụ thể, rõ ràng là một việc làm cần thiết, có ý nghĩa lý luận to lớn trong giai đoạn hiện nay, góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả của NĐĐCU, CQCX trong thực hiện trách nhiệm trong những năm tới. 4 Với mong muốn nâng cao nhận thức, góp phần làm rõ thêm tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm của đội ngũ CBLĐQL cấp cơ sở; tìm ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện trách nhiệm của NĐĐCU, CQCX trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Chất lượng, hiệu quả thực hiện trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh” làm Luận án chuyên ngành Hồ Chí Minh học tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Luận án nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chất lượng, hiệu quả thực hiện trách nhiệm của NĐĐCU, CQCX và vận dụng vào đánh giá thực trạng, đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện trách nhiệm của NĐĐCU, CQCX trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được các mục đích nêu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án. - Làm rõ một số khái niệm liên quan đến đề tài - Làm rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về chất lượng, hiệu quả thực hiện trách nhiệm của NĐĐCU, CQCX. - Đánh giá đúng thực trạng chất lượng, hiệu quả thực hiện trách nhiệm của NĐĐCU, CQCX trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ năm 2011 đến 2016, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân, vấn đề đặt ra. 5 - Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện trách nhiệm của NĐĐCU, CQ ... cán bộ, đảng viên, hộ dân, người dân. 177 - Thường xuyên đi cơ sở, gần dân, bám sát dân, nắm được tâm tư, nguyện vọng, nhu cầu của dân, tôn trọng dân, đồng thời phải tạo được tình cảm quý mến, tin tưởng và kính trọng của dân. - Kịp thời giải thích, tháo gỡ các vướng mắc trong dân, động viên, cổ vũ, khích lệ dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự nghiệp xây dựng CNH, HĐH, khuyến khích người dân yên tâm sản xuất và sản xuất giỏi, nhanh chóng xoá nghèo nàn, lạc hậu... 2. Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã - Chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng nhân dân cấp xã, bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội, an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn xã, phường, thị trấn; - Triệu tập, chủ tọa các kỳ họp của Hội đồng nhân dân, phối hợp với Uỷ ban nhân dân trong việc chuẩn bị kỳ họp Hội đồng nhân dân; - Chủ trì trong việc tham gia xây dựng Nghị quyết của hội đồng nhân dân; - Giám sát, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các Nghị quyết của Hội đồng nhân; - Tổ chức tiếp dân, đôn đốc, kiểm tra việc giải quyết các kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của nhân dân; giữ mối quan hệ với đại biểu Hội đồng nhân dân, phối hợp công tác với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp, thông báo hoạt động của Hội đồng nhân dân với Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; - Báo cáo hoạt động của Hội đồng nhân dân lên Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện. - Chủ trì và phối hợp với uỷ ban nhân dân trong việc quyết định đưa ra bãi nhiệm đại biểu hội đồng nhân dân theo đề nghị của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp. 3. Chủ tịch UBND cấp cấp xã - Đại diện cho quyền lực của Nhà nước, đảm nhiệm chức năng quản lý Nhà nước dựa trên những khung pháp lý nhất định. - Đại diện cho nhân dân, do nhân dân cử ra, có trách nhiệm đáp ứng đầy đủ mọi yêu cầu chính đáng của nhân dân được pháp luật ghi nhận. 178 - Hoạt động của Chủ tịch UBND cấp xã phải đảm bảo tính nguyên tắc, các quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã đưa ra phải phản ánh tính chất pháp lý và thể hiện mục tiêu của công tác quản lý. - Chủ tịch UBND cấp xã phải trực tiếp làm công tác quần chúng, tạo nên tinh thần đoàn kết nhất trí trong nhân dân, bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống, những phong tục tập quán lâu đời của địa phương mình. - Để mang lại chất lượng, hiệu quả cao trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ, Chủ tịch UBND cấp xã, phường phải nắm vững đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; đi sâu, đi sát tình hình, phải lăn lộn với phong trào; phải kết hợp chặt chẽ giữa nói và làm; thể hiện tính năng động, sáng tạo và dám chịu trách nhiệm. - Biết kết hợp giữa cái chung của toàn xã hội với cái riêng của địa phương mình trong tổ chức và triển khai thực hiện nhiệm vụ. Sở dĩ như vậy vì hiệu quả hoạt động của người Chủ tịch UBND xã trước tiên phụ thuộc vào niềm tin của nhân dân, vào sự phán xét của họ về những điều Chủ tịch UBND xã, phường nói và việc mà họ làm. 179 Phụ lục 3 MỘT SỐ CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG BỘ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHỨC TRÁCH NHIỆM VỤ CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA - Quyết định số 04/2004/QĐ-BNV ngày 16/01/2004 của Bộ trưởng Bộ nội vụ về việc ban hành quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn; - Luật tổ chức chính quyền địa phương, Nxb CTQG - Sự thật, Hà Nội, 2015) tại các Sở, ban, ngành cấp tỉnh (Tỉnh ủy, UBND tỉnh, HĐND tỉnh, Ban Tuyên giáo, Sở Nội vụ); - Luật cán bộ, công chức năm 2008; Luật Viên chức năm 2010; Quyết định số 286-QĐ/TW ngày 08/02/2010 của Bộ chính trị về việc ban hành Quy chế đánh giá cán bộ, công chức; - Quy định số 89-QĐ/TW ngày 04 tháng 08 năm 2017 của Ban Chấp hành Trung ương đảng quy định khung tiêu chuẩn chức danh, định hướng khung tiêu chí đánh giá CBLĐQL các cấp; - Quy định 132-QĐ/TW ngày 08/3/2018 của Bộ Chính trị về việc kiểm điểm và đánh giá, xếp loại chất lượng hằng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị; - Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/03/2010 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức; - Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức; - Nghị định 56/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 về đánh giá và phân loại cán bộ, công chức, viên chức; - Nghị định số 88/2017/NĐ-CP ngày 27/7/2017 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2015/NĐ-CP; 180 - Hướng dẫn số - HD/BTCTW ngày 25/9/2018 của Ban tổ chức Trung ương về việc hướng dẫn kiểm tra, đánh giá, xếp loại chất lượng hàng năm đối với tổ chức đảng, đảng viên và tập thể, cá nhân CBLĐQL các cấp; - Quyết định số 2598 - QĐ/TU ngày 01/11/2018 của Tỉnh ủy Thanh Hóa về việc ban hành Quy chế kiểm điểm, đánh giá, xếp loại hàng năm đối với tổ chức, cơ quan, đơn vị và tập thể lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở; - Quyết định số 2599 - QĐ/TU ngày 01/11/2018 của Tỉnh ủy Thanh Hóa về việc ban hành Quy chế kiểm điểm, đánh giá, xếp loại hàng năm đối với đảng viên; CBLĐQL trong hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở. Ngoài ra, phải căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của đội ngũ NĐĐCU, CQCX. Đối với Bí thư Đảng ủy xã, căn cứ vào Chức trách, nhiệm vụ của Bí thư Đảng ủy được quy định tại Điều 05, Quyết định 04/2004 về Chức trách, nhiệm vụ của Bí thư. Đối với Chủ tịch hội đồng nhân dân xã, căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng nhân dân được quy định trong Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Cụ thể: Điều104. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân. Đối với Chủ tịch ủy ban nhân dân xã, Căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ của được quy định trong Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Cụ thể Điều 36. 181 Phụ lục 4 KẾT QUẢ KHẢO SÁT THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CẤP ỦY, CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA 1. Nội dung khảo sát, đánh giá Nội dung khảo sát tập trung vào 2 vấn đề chính: - Khảo sát, đánh giá thực trạng kỹ năng lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ cấp xã ở Thanh Hóa hiện nay. - Đánh giá nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ cấp xã ở Thanh Hóa 2. Đối tượng khảo sát bao gồm: - Ban Thường vụ huyện, thị, thành ủy (Khảo sát Ban Thường vụ của 10 huyện, thị, thành ủy) - Đội ngũ cán bộ cấp xã - Bí thư chi bộ hoặc trưởng thôn 3. Địa điểm điều tra, khảo sát Địa điểm khảo sát được tiến hành ở tại 130 xã của 10 huyện, thành phố, trong đó có 3 huyện miền núi: Thạch Thành, Quan Hóa, Lang Chánh với 36 xã; 03 huyện đồng bằng bao gồm: Yên định, Thiệu Hóa, Hà Trung với 39 xã, thị trấn; 03 huyện ven biển và thành phố Thanh Hóa, bao gồm: Thành phố Thanh Hóa, Hậu Lộc, Nga Sơn, Hoằng Hóa, với 40 xã, thị trấn. 4. Phương pháp khảo sát 4.1. Phương pháp trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi - Sử dụng bộ phiếu hỏi gồm 3 mẫu phiếu. Các mẫu phiếu dùng cho các đối tượng như sau: + Mẫu 1 (M1): Ban Thường vụ của 10 huyện, thị, thành ủy(117 phiếu) + Mẫu 2 (M2): Dành đội ngũ cán bộ cấp xã của 130 xã, phường, thị trấn (1430 phiếu). + Mẫu 3 (M3): Dành cho bí thư chi bộ trực thuộc đảng ủy cấp xã hoặc trưởng thôn (650 phiếu) - Việc xây dựng mẫu phiếu được tiến hành theo các bước sau đây: 182 Bước 1: Trao đổi với các chuyên gia và đối tượng khảo sát để hình thành phiếu hỏi; Bước 2: Dự thảo phiếu hỏi; Bước 3: Lấy ý kiến chuyên gia và điều tra trên mẫu nhỏ; Bước 4: Chỉnh lý, hoàn thiện phiếu hỏi; Bước 5: Chọn mẫu điều tra; Bước 6: Tổ chức lấy ý kiến; Bước 7: Xử lý số liệu; 4.2. Phương pháp trao đổi, phỏng vấn Tiến hành trao đổi, phỏng vấn đối với các đồng chí trong Ban Thường vụ huyện, thị, thành ủy; cán bộ cấp xã ở Thanh Hóa. - Nội dung trao đổi, phỏng vấn tập trung vào các vấn đề chính như: + Thực trạng năng lực lãnh đạo, quản lý của cán bộ cấp xã. + Yêu cầu và nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý của cán bộ cấp xã. - Việc triển khai phương pháp trao đổi, phỏng vấn được tiến hành theo các bước: + Bước 1: Xác định đối tượng cần phỏng vấn, trao đổi. + Bước 2: Thông báo trước cho đối tượng về nội dung trao đổi. + Bước 3: Các thành viên tham gia trao đổi, phỏng vấn chuẩn bị trước những thông tin cần thiết + Bước 4: Tiến hành phỏng vấn, trao đổi theo những nội dung đã chuẩn bị. + Bước 5: Xử lý các thông tin thu thập được thông qua phỏng vấn, trao đổi. 4.3. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu Số liệu thứ cấp được kế thừa, thu thập từ Ban tổ chức huyện, thị, thành ủy. Số liệu sơ cấp được thu thập bằng điều tra, khảo sát các thông tin, tư liệu, số liệu về thực trạng kỹ năng lãnh đạo, quản lý và nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý của cán bộ cấp xã. 183 5. Kết quả khảo sát Thực trạng nhu cầu bồi dưỡng kỹ năng lãnh đạo, quản lý của đội ngũ cán bộ cấp xã STT Kỹ năng cần bồi dưỡng Mức độ Ban Thường vụ huyện, thị, thành ủy (SL/Tỉ lệ) Cán bộ cấp xã (SL/Tỉ lệ) Bí thư chi bộ hoặc trưởng thôn (SL/Tỉ lệ) Không cần 12 10.25% 26 1.81% 65 10.00% Cần rất ít 72 5.03% 101 15.53% 1 Kỹ năng thu thập và xử lý thông tin Rất cần thiết 105 89.74% 758 53.00% 484 74.46% Không cần 24 20.51% 20 1.39% 29 4.46% Cần rất ít 75 5.24% 126 19.38% 2 Kỹ năng lập chương trình, kế hoạch công tác Rất cần thiết 93 79.48% 721 50.41% 495 76.15% Không cần 8 6.83% 28 1.95% 65 10.00% Cần rất ít 99 6.92% 139 21.38% 3 Kỹ năng tuyên truyền, phổ biến chủ trương, pháp luật Rất cần thiết 74 63.24% 752 52.58% 446 68.61% Không cần 8 6.83% 40 2.79% 74 11.38% Cần rất ít 99 6.92% 120 18.46% 4 Kỹ năng dự báo tình hình Rất cần thiết 109 93.16% 760 53.14% 456 70.15% Không cần 20 17.09% 30 2.09% 57 8.76% Cần rất ít 90 6.29% 106 16.30% 5 Kỹ năng tổ chức, điều hành hoạt động theo thẩm quyền Rất cần thiết 97 82.90% 709 49.58% 487 74.92% Không cần 48 41.02% 23 1.60% 74 11.38% Cần rất ít 141 9.86% 123 18.92% 6 Kỹ năng tổ chức điều hành hội nghị Rất cần thiết 69 58.97% 747 52.23% 453 69.69% 184 Không cần 42 35.89% 29 2.02% 45 6.92% Cần rất ít 102 7.13% 114 17.53% 7 Kỹ năng vận động quần chúng Rất cần thiết 75 64.10% 651 45.52% 491 75.53% Không cần 36 30.76% 31 2.16% 63 9.69% Cần rất ít 125 8.74% 101 15.53% 8 Khả năng giao tiếp Rất cần thiết 81 69.23% 747 52.23% 486 74.76% Không cần 12 10.25% 35 2.44% 50 7.69% Cần rất ít 110 7.69% 130 20.00% 9 Kỹ năng phối hợp làm việc Rất cần thiết 105 89.74% 772 53.98% 470 72.30% Không cần 3 2.56% 29 2.02% 62 9.53% Cần rất ít 98 6.85% 69 10.61% 10 Khả năng giải quyết tình huống phát sinh trong lãnh đạo, quản lý Rất cần thiết 114 97.43% 721 50.41% 519 79.84% Không cần 3 2.56% 33 2.30% 35 5.38% Cần rất ít 79 5.52% 107 16.46% 11 Kỹ năng kiểm tra, giám sát thực hiện nhiệm vụ Rất cần thiết 94 80.34% 738 51.60% 508 78.15% Không cần 23 19.65% 33 2.30% 55 8.46% Cần rất ít 93 6.50% 81 12.46% 12 Kỹ năng tổng kết kinh nghiệm thực tiễn Rất cần thiết 102 87.17% 775 54.95% 514 79.07% Nguồn: Khảo sát của tác giả
File đính kèm:
- luan_an_chat_luong_hieu_qua_thuc_hien_trach_nhiem_cua_nguoi.pdf
- TT _T.Viet_ _ Duong Thi Hang.pdf
- THÔNG TIN VÈ LUÂN ÁN TIÉN SI.pdf