Luận án Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam

Ngày nay, du lịch đang là ngành được hầu hết các quốc gia trên thế giới quan

tâm phát triển bởi các lợi ích của du lịch mang lại trong phát triển kinh tế-xã hội

của các quốc gia. Nhiều quốc gia đã xác định du lịch là một trong những ngành

kinh tế quan trọng, đóng góp đáng kể vào phát triển kinh tế, chính trị, xã hội, văn

hóa của đất nước [55]. Theo số liệu của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO),

năm 2019, trên thế giới có trên 1,4 tỷ người đi du lịch, du lịch đóng góp gần 9

nghìn tỷ USD vào tổng GDP toàn cầu và đóng góp 1/12 toàn bộ lao động của thế

giới [154, 155]. Có thể nói, du lịch ngày càng phát huy được thế mạnh, đóng góp

tích cực vào phát triển KTXH, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá

của các quốc gia [54, 55].

Tuy nhiên, ngoài những đóng góp to lớn về kinh tế, sự phát triển nhanh chóng

của du lịch cũng gây ra các tác động không mong muốn ở nhiều mặt, đặc biệt là

môi trường [54]. Các tác động này đã dẫn đến những lo ngại ngày càng tăng về

việc bảo tồn, giữ gìn tài nguyên để đảm bảo khả năng khai thác lâu dài. Bởi vậy,

từ những năm 1970, du lịch cộng đồng (DLCĐ) bắt đầu được giới thiệu như là kết

quả của việc tìm kiếm loại hình thay thế cho du lịch đại trà [126], do những tác

động trái chiều ngày càng gia tăng của nó và đáp ứng xu hướng mới của khách du

lịch muốn trải nghiệm, tìm hiểu các giá trị văn hóa bản địa. Từ khi xuất hiện,

DLCĐ đã nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia, do nó không những mang

lại cho khách du lịch các trải nghiệm về văn hoá của cộng đồng dân cư (CĐDC)

mà còn góp phần nâng cao đời sống của CĐDC, bảo vệ môi trường (BVMT) và

tài nguyên du lịch (TNDL) [131, 139, 144]. Do vậy, việc nghiên cứu phát triển

DLCĐ nói chung, quản lý nhà nước (QLNN) đối với phát triển du lịch cộng đồng

(PTDLCĐ) nói riêng cả về lý luận và thực tiễn đã và đang được các nhà nghiên

cứu, quản lý quan tâm nhiều [61, 93, 97]. Có khá nhiều công trình nghiên cứu

được công bố đã phân tích làm rõ các khái niệm, đặc điểm, các điều kiện cần thiết

để phát triển du lịch cộng đồng; vai trò của các bên tham gia phát triển DLCĐ và

nội dung QLNN đối với phát triển DLCĐ [93, 97, 144]. Tuy nhiên, hiện vẫn

đang có khá nhiều tranh luận về các điều kiện cần thiết cơ bản, các nội dung2

QLNN, nhất là QLNN của địa phương cấp tỉnh đối với phát triển DLCĐ [70,

101], do vậy rất cần có các nghiên cứu tiếp theo để làm sáng tỏ hơn những vấn

đề này.

Ở Việt Nam, sự phát triển du lịch đã đóng góp ngày càng nhiều vào phát

triển KTXH của đất nước. Năm 2019, Việt Nam đón hơn 18 triệu lượt khách

du lịch quốc tế, hơn 85 triệu lượt khách du lịch nội địa, tổng thu từ du lịch đạt

hơn 720.000 tỷ đồng; được đánh giá là một trong mười quốc gia có mức tăng

trưởng về du lịch nhanh nhất trên thế giới [54, 55]. Theo Báo cáo thường niên

Du lịch Việt Nam năm 2019, du lịch đã khẳng định được vị trí quan trọng trong

phát triển KTXH (tỷ lệ đóng góp vào GDP cả nước đạt 9,2%), góp phần xóa

đói, giảm nghèo, bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá; bảo vệ môi trường và

an ninh của quốc gia. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, mà thể hiện rõ nét

nhất ở Nghị quyết 08-NQ/TW của Bộ Chính trị về định hướng phát triển du lịch

trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, du lịch nước ta được kỳ vọng sẽ phát triển đột

phá trong giai đoạn tới [54, 55].

DLCĐ cũng đã được phát triển ở Việt Nam cách đây nhiều năm và ngày càng

được chú ý [16, 61, 62]. Nhiều nội dung về PTDLCĐ đã được luật hóa, là cơ hội

cho DLCĐ phát triển, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh đó, các chính sách

PTDLCĐ ở nước ta đang được cụ thể hóa, thể hiện trong “Chiến lược phát triển

du lịch Việt Nam đến năm 2030”, đồng thời nhiều chính sách ưu đãi phát triển các

loại hình du lịch thân thiện với môi trường như: du lịch xanh, DLCĐ, du lịch có

trách nhiệm đã được ban hành [54] . Quy định về phát triển sản phẩm DLCĐ lần

đầu được đưa ra trong Luật Du lịch 2017 (có hiệu lực từ 1/1/2018) [19], đây là

điểm mới, giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý có cơ sở pháp lý

để thúc đẩy loại hình du lịch này phát triển. Ngoài ra, các tiêu chuẩn quốc gia liên

quan đến DLCĐ cũng được ban hành, sửa đổi, làm căn cứ cho hoạt động QLNN

các cấp [4]. Rõ ràng, đây là những chính sách rất cụ thể, tích cực và là cơ sở để

thúc đẩy DLCĐ phát triển ở Việt Nam.

pdf 163 trang kiennguyen 21/08/2022 7581
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam

Luận án Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam
i 
LỜI CẢM ƠN 
Trước tiên, nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ban Giám 
hiệu Trường Đại học Thương mại, đến Quý thầy cô Trường Đại học Thương mại 
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để nghiên cứu sinh hoàn thành luận án này. 
Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn tập thể giảng viên hướng dẫn khoa 
học của luận án, PGS.TS. Bùi Xuân Nhàn và PGS.TS. Hoàng Văn Thành đã rất 
tận tình, tâm huyết và trách nhiệm, giúp nghiên cứu sinh về phương pháp nghiên 
cứu, nội dung và kiến thức quý báu để nghiên cứu sinh hoàn thành luận án. 
Nghiên cứu sinh xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Viện Nghiên cứu Phát 
triển Du lịch, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch của 4 tỉnh trong vùng Tây Bắc, các 
cơ quan quản lý Nhà nước, doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức liên quan đã 
nhiệt tình cung cấp các thông tin, tài liệu có liên quan đến đề tài luận án và hỗ trợ 
trong việc điều tra xã hội học. Cuối cùng, nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn 
gia đình, bạn bè, những đồng nghiệp, sinh viên đã tận tình hỗ trợ, giúp đỡ nghiên 
cứu sinh trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu. 
Xin trân trọng cảm ơn! 
Hà Nội, ngày tháng . năm 2022 
Tác giả luận án 
Trần Thu Phương 
 ii 
MỤC LỤC 
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án .................................................................... 1 
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................. 5 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 6 
4. Những đóng góp mới của luận án ................................................................... 8 
5. Kết cấu của luận án .......................................................................................... 9 
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ 
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG VÀ PHƯƠNG 
PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN ...................................................................... 10 
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến quản lý nhà nước đối với phát 
triển du lịch cộng đồng ...................................................................................... 10 
 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về du lịch cộng đồng .................................. 10 
 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch 
cộng đồng .............................................................................................. 16 
 1.1.3. Khoảng trống nghiên cứu ...................................................................... 20 
1.2. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 22 
 1.2.1. Phương pháp luận .................................................................................. 22 
 1.2.2. Các phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận án ............................ 23 
 1.2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu ............................................................... 27 
 1.2.4. Khung nghiên cứu của luận án .............................................................. 38 
CHƯƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC 
TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG 
ĐỒNG CỦA ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH.41 
2.1. Du lịch cộng đồng ........................................................................................ 41 
 2.1.1. Khái niệm về du lịch cộng đồng ........................................................... 41 
 2.1.2. Phát triển du lịch cộng đồng ................................................................. 43 
2.2. Quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của địa phương 
cấp tỉnh ................................................................................................................ 49 
 2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ....... 49 
 2.2.2. Sự cần thiết của quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng 
của địa phương cấp tỉnh......................................................................... 52 
 2.2.3. Mục tiêu, nội dung và công cụ quản lý nhà nước đối với phát triển du 
lịch cộng đồng của địa phương cấp tỉnh ................................................ 53 
Trang 
 iii 
 2.2.4. Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng
 ............................................................................................................... 62 
 2.2.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch 
cộng đồng .............................................................................................. 66 
2.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của 
một số địa phương cấp tỉnh và bài học kinh nghiệm rút ra cho một số tỉnh 
vùng Tây Bắc ...................................................................................................... 69 
 2.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng của 
một số địa phương cấp tỉnh ................................................................... 69 
 2.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho một số tỉnh vùng Tây Bắc .................. 76 
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN 
DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở MỘT SỐ TỈNH VÙNG TÂY BẮC, VIỆT NAM ... 81 
3.1. Khái quát chung về đặc điểm kinh tế-xã hội và tình hình phát triển du 
lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam ................................... 81 
 3.1.1. Tổng quan về vùng Tây Bắc ................................................................. 81 
 3.1.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội vùng Tây Bắc................................................. 83 
 3.1.3. Tình hình phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, 
 Việt Nam 85 
3.2. Phân tích thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng 
đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam ................................................... 94 
 3.2.1. Tổ chức thực chiến lược/quy hoạch phát triển du lịch của quốc gia; xây 
dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du 
lịch cộng đồng của địa phương ............................................................. 94 
 3.2.2. Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các chính sách phát triển 
du lịch cộng đồng của địa phương ...................................................... 101 
 3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch ở một số tỉnh vùng Tây 
Bắc, Việt Nam ..................................................................................... 107 
 3.2.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong phát triển 
du lịch cộng đồng ................................................................................ 111 
 3.2.5. Công tác phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến và hợp tác trong quản lý 
nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng .................................... 113 
3.3. Đánh giá về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng ở một 
số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam ..................................................................... 116 
 3.3.1. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng 
đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc theo các tiêu chí ............................ 116 
 iv 
 3.3.2. Đánh giá chung về quản lý nhà nước đối với phát triển du lịch cộng đồng 
ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam ............................................... 120 
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở 
MỘT SỐ TỈNH VÙNG TÂY BẮC, VIỆT NAM .....................................................127 
4.1. Bối cảnh, quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với 
phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam ......... 127 
 4.1.1 Bối cảnh phát triển ............................................................................... 127 
 4.1.2. Những định hướng và mục tiêu chính về phát triển du lịch, du lịch cộng 
đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam ...................................... 129 
 4.1.3. Quan điểm và định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với phát triển 
du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam đến năm 2030
 ............................................................................................................. 132 
4.2. Đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện quản lý nhà nước đối với 
phát triển du lịch cộng đồng ở một số tỉnh vùng Tây Bắc, Việt Nam ......... 133 
 4.2.1. Nhóm giải pháp chung với các tỉnh .................................................... 133 
 4.2.2. Nhóm giải pháp với từng địa phương ................................................. 144 
4.3. Một số kiến nghị ........................................................................................ 150 
 4.3.1. Đối với Chính phủ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Nông nghiệp 
và Phát triển Nông thôn, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ........ 150 
 4.3.2. Đối với Hiệp hội du lịch Việt Nam ..................................................... 151 
KẾT LUẬN ......................................................................................................................153 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA 
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .........................................................................................................156 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..............................................................................................157 
PHẦN PHỤ LỤC..............................................................................................................160 
 v 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
STT Chữ viết tắt Viết đầy đủ (tiếng Việt) Viết đầy đủ (tiếng Anh) 
1 BVMT Bảo vệ môi trường 
2 CĐDC Cộng đồng dân cư 
3 CSVCKTDL Cơ sở vật chất kỹ thuật 
du lịch 
4 DLCĐ Du lịch cộng đồng Community-based 
tourism 
5 KDLQG Khu du lịch quốc gia 
6 KHCN Khoa học-công nghệ 
7 KTXH Kinh tế-xã hội 
8 PTDL Phát triển du lịch 
9 PTDLCĐ Phát triển du lịch cộng đồng Community-based 
tourism development 
10 QLNN Quản lý nhà nước 
11 SPDL Sản phẩm du lịch 
12 TDMNBB Trung du miền núi Bắc Bộ 
13 TNDL Tài nguyên du lịch 
14 TW Trung ương 
15 UBND Ủy ban Nhân dân 
16 UNWTO T ... á trị văn hóa đặc trưng của từng tỉnh. 
Thứ ba, Bộ VHTTDL hỗ trợ về chuyên môn cho các tỉnh vùng Tây Bắc trong 
việc cụ thể hóa “Tiêu chuẩn quốc gia về Nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê” 
(TCVN7800:2017) phù hợp với tính chất đặc thù của các tỉnh vùng Tây Bắc. Bên 
cạnh đó, Bộ hỗ trợ các cơ sở đào tạo về du lịch trong vùng Tây Bắc nâng cao năng 
lực đào tạo nhân lực cho du lịch nói chung và DLCĐ nói riêng. 
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ VHTTDL hoàn thiện 
xây dựng khung tiêu chuẩn kỹ năng nghề, đặc biệt các nghề có liên quan đến du 
lịch cộng đồng. Đảm bảo phù hợp với quốc tế và triển khai áp dụng trong các cơ 
sở đào tạo nghề du lịch ở Việt Nam. 
4.3.2. Đối với Hiệp hội du lịch Việt Nam 
- Hỗ trợ các tỉnh trong vùng Tây Bắc kết nối các doanh nghiệp du lịch ở các 
tỉnh vùng Tây Bắc; thành lập các Chi hội DLCĐ trực thuộc Hiệp hội du lịch các 
152 
địa phương để cùng với Chi hội DLCĐ Việt Nam (trực thuộc Hiệp hội Du lịch 
Việt Nam) hình thành mạng lưới kết nối các thành viên (các doanh nghiệp, hộ gia 
đình tham gia PTDLCĐ) tại các tỉnh vùng Tây Bắc; tổ chức các đoàn du lịch 
tìm hiểu, làm quen, tiếp thị (famtrip), hỗ trợ đưa khách đến các điểm DLCĐ và hỗ 
trợ nghiệp vụ cho các thành viên trong mạng lưới DLCĐ các tỉnh vùng Tây Bắc. 
- Tăng cường cơ chế đối thoại công tư ở cấp quốc gia và cấp tỉnh liên quan 
đến PTDLCĐ, hỗ trợ các địa phương vùng Tây Bắc trong việc liên kết cùng 
XTQB cho DLCĐ thông qua các hội chợ do Hiệp hội tổ chức (VITM Hà Nội, 
VITM Cần Thơ). 
Kết luận chương 4 
Chương 4 của luận án trình bày những quan điểm, một số định hướng và giải 
pháp góp phần hoàn thiện QLNN đối với PTDLCĐ ở một số tỉnh vùng Tây Bắc. 
Những định hướng và giải pháp này được đề xuất phù hợp với lý luận về QLNN 
đối với PTDLCĐ, thực tế QLNN đối với PTDLCĐ ở một số tỉnh vùng Tây Bắc 
và kinh nghiệm trong QLNN đối với PTDLCĐ trong nước và quốc tế. 
Những quan điểm lớn về hoàn thiện QLNN đối với PTDLCĐ được đề xuất 
đến năm 2030. Trong đó nhấn mạnh việc hoàn thiện QLNN đối với PTDLCĐ phải 
gắn với thay đổi nhận thức, thay đổi tư duy về vai trò và những đóng góp của 
DLCĐ trong phát triển KTXH của địa phương nói riêng và của cả vùng Tây Bắc 
nói chung; hoàn thiện QLNN đối với PTDLCĐ để nâng cao hiệu lực và hiệu quả 
quản lý hành chính nhà nước về kinh tế nói chung, về DLCĐ nói riêng 
Những định hướng và một số giải pháp được đề xuất liên quan đến thay đổi 
cách làm trong việc xây dựng chiến lược, xây dựng quy hoạch PTDLCĐ; hoàn 
thiện các chính sách, quy định về PTDLCĐ và tăng cường công tác thanh, kiểm 
tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm liên quan đến PTDLCĐ Nhìn chung, 
để thực hiện có hiệu quả các định hướng nêu trên, các giải pháp này cần được thực 
hiện một cách đồng bộ và theo các giai đoạn. /. 
153 
KẾT LUẬN 
Với những đặc điểm riêng biệt của DLCĐ như đã chỉ ra, việc PTDLCĐ đòi 
hỏi một cách tiếp cận lâu dài, hướng tới mục đích tối đa hóa lợi ích cho CĐDC và 
hạn chế các tác động tiêu cực của du lịch đối với CĐDC và tài nguyên, môi trường 
của họ. Vùng Tây Bắc là vùng giàu tiềm năng PTDL, đặc biệt là các giá trị văn 
hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Với TNDL hấp dẫn, những 
năm qua, PTDLCĐ ở vùng Tây Bắc đã đạt được những thành công đáng kể, có 
những tác động nhất định đến KTXH, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm 
nghèo, tạo thêm nguồn sinh kế mới và thu nhập cho CĐDC. Tuy nhiên, bên cạnh 
những kết quả đã đạt được, PTDLCĐ ở vùng Tây Bắc còn bộc lộ khá nhiều hạn 
chế mà một trong những nguyên nhân quan trọng là vai trò QLNN tại khu vực 
chưa được thực thi đầy đủ. Mặc dù các địa phương trong khu vực đã rất chủ động 
và tích cực trong việc thể hiện vai trò của QLNN, tuy nhiên, QLNN đối với 
PTDLCĐ ở các tỉnh vùng Tây Bắc vẫn còn những hạn chế nhất định; các định 
hướng, mục tiêu cụ thể cho PTDLCĐ chưa được thể hiện rõ ràng; các chính sách 
đẩy mạnh PTDLCĐ đã được ban hành nhưng chưa thể đi sâu vào cuộc sống 
So với mục đích, nhiệm vụ đặt ra, luận án đã thực hiện được các nội dung sau: 
Một là, đã hệ thống hóa được những nội dung cơ bản, cốt lõi về QLNN đối với 
PTDLCĐ; làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, mối quan hệ giữa các chủ 
thể quản lý trong QLNN đối với PTDLCĐ của địa phương cấp tỉnh. Luận án đã xây 
dựng được các tiêu chí đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả, phù hợp và bền vững của 
QLNN đối với PTDLCĐ và xác định các yếu tố ảnh hưởng tới QLNN đối với 
PTDLCĐ. Nghiên cứu và lựa chọn kinh nghiệm của một số địa phương trên thế giới 
và Việt Nam đã thành công hoặc thất bại trong QLNN đối với PTDLCĐ, từ đó rút ra 
một số bài học kinh nghiệm chung cho các tỉnh vùng Tây Bắc. 
Hai là, trên cơ sở cách tiếp cận phổ biến trong các nghiên cứu về hoạt động 
QLNN về du lịch nói chung, QLNN đối với PTDLCĐ nói riêng; cùng với các kết 
quả đánh giá QLNN đối với PTDLCĐ ở một số tỉnh vùng Tây Bắc theo các tiêu 
154 
chí, luận án đã làm rõ thực trạng PTDLCĐ, thực trạng QLNN đối với PTDLCĐ ở 
một số tỉnh vùng Tây Bắc theo các nội dung chính của hoạt động QLNN đối với 
PTDLCĐ. Các nội dung này bao gồm: xây dựng và thực hiện chiến lược/quy 
hoạch về PTDLCĐ; ban hành, thực hiện các chính sách, quy định về PTDLCĐ 
theo thẩm quyền; tổ chức bộ máy QLNN về du lịch; công tác thanh tra, kiểm tra, 
giám sát PTDLCĐ; công tác phát triển nguồn nhân lực, xúc tiến và hợp tác trong 
QLNN đối với PTDLCĐ. Kết quả phân tích, đánh giá đã chỉ ra những thành công 
cũng như những hạn chế; nguyên nhân của những thành công, hạn chế của hoạt 
động QLNN đối với PTDLCĐ của một số tỉnh vùng Tây Bắc. 
Ba là, luận án đã đề xuất được những quan điểm, một số định hướng và giải 
pháp góp phần hoàn thiện QLNN đối với PTDLCĐ ở một số tỉnh vùng Tây Bắc. 
Trong các quan điểm về hoàn thiện QLNN đối với PTDLCĐ, luận án đã nhấn 
mạnh việc hoàn thiện QLNN đối với PTDLCĐ phải gắn với thay đổi nhận thức về 
vai trò và những đóng góp của DLCĐ trong KTXH địa phương; hoàn thiện để 
nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý về DLCĐ Những định hướng, giải pháp 
được đề xuất liên quan đến đổi mới công tác xây dựng chiến lược và quy hoạch 
PTDL, DLCĐ; hoàn thiện các chính sách, quy định liên quan đến PTDLCĐ và 
tăng cường công tác thanh kiểm tra, giám sát và xử lý các hành vi vi phạm liên 
quan đến hoạt động PTDLCĐ 
Kết quả nghiên cứu của luận án được kỳ vọng đóng góp nhất định vào lý luận 
và thực tiễn về quản lý PTDLCĐ, phù hợp với các yêu cầu đặt ra về PTDLCĐ của 
các tỉnh vùng Tây Bắc. Những kết quả của luận án có thể là nguồn tham khảo có 
ý nghĩa cho các địa phương vùng Tây Bắc trong việc xây dựng chính sách nhằm 
khai thác hợp lý TNDL đặc sắc để PTDLCĐ, góp phần cải thiện đời sống của 
người dân. 
Mặc dù đã rất nỗ lực, tuy nhiên, luận án cũng không thể tránh khỏi những 
hạn chế nhất định. Do công tác thống kê kết quả hoạt động du lịch nói chung và 
thống kê kết quả hoạt động DLCĐ, kết quả QLNN đối với PTDLCĐ ở các địa 
phương còn rất hạn chế, nên các số liệu thống kê về lĩnh vực này nhìn chung chưa 
155 
thật đầy đủ để có thể phản ánh toàn diện các khía cạnh của PTDLCĐ và QLNN 
đối với PTDLCĐ. Kết quả điều tra xã hội học chưa thu thập đầy đủ đối với các 
đối tượng là doanh nghiệp và CĐDC, trong khi những ý kiến đánh giá của những 
đối tượng này có ý nghĩa quan trọng. Vì vậy, kết quả nghiên cứu chưa hoàn toàn 
phản ánh đầy đủ, tổng thể ý kiến của tất cả các thành phần về kết quả QLNN đối 
với PTDLCĐ ở một số tỉnh vùng Tây Bắc. 
Trong tương lai, nghiên cứu sinh hy vọng sẽ có điều kiện để tiếp tục nghiên 
cứu sâu hơn về đề tài này, làm rõ hơn những vấn đề về lý luận QLNN đối với 
PTDLCĐ trong bối cảnh hội nhập và sự phát triển của KHCN, đặc biệt là cuộc 
CMCN 4.0. Nghiên cứu sinh mong muốn tiếp tục nhận được những ý kiến đóng 
góp của các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chuyên gia để luận án được hoàn 
thiện hơn nữa./. 
156 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH 
ĐÃ CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 
1. Trần Thu Phương, Một số vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch cộng 
đồng ở các tỉnh tiểu vùng Tây Bắc, Việt Nam, Tạp chí khoa học, Viện Đại 
học Mở Hà Nội, ISSN 0866-8051, Số 49, tháng 11/2018 
2. Bùi Xuân Nhàn, Trần Thu Phương, Provincal government management in 
developing community-based tourism – a case study in Son La province, 
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế “Tourism in Lam Binh-Tuyen Quang: 
potential, situation and solutions”, ISBN: 978-604-67-1413-2, do trường 
Đại học Tân Trào-Tuyên Quang và trường Đại học Sakon Nakhon 
Rajabhat-Thái Lan tổ chức, tháng 11/2019 
3. Bùi Xuân Nhàn, Trần Thu Phương, Bàn về quản lý nhà nước đối với phát 
triển du lịch cộng đồng, Tạp chí Du lịch, ISSN 0866-7373, số 11/2019. 
4. Trần Thu Phương, Hòa Bình tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước đối với 
du lịch cộng đồng, Tạp chí Du lịch, ISSN 0866-7373, số 8/2020. 
5. Trần Thu Phương, Research on state management for community-based 
tourism development in some Northwestern provinces of Vietnam, Journal 
of Science, Hanoi Open University, ISSN 0866-8051, No 72, 10/2020. 
6. Trần Thu Phương, Phạm Thị Thanh Hoan, Criteria for assessing state 
management for community-based tourism development in Vietnam, 
Journal of Science, Hanoi Open University, ISSN 0866-8051, Số 82, tháng 
08/2021. 
7. Trần Thu Phương, Assessment of community-based tourism development 
in some Northwestern provinces, Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế 
“Culture, Education & Tourism with economic development” được đồng 
tổ chức bởi Viện Khoa học Giáo dục Văn hóa Thể thao và Du lịch; Khoa 
Du lịch, Trường Đại học Đà Lạt; và Khoa Du lịch - Khách sạn, Trường Đại 
học Ngoại ngữ-Tin học Thành phố HCM, ISBN: 978-604-80-5756-5, tháng 
08/2021./. 
~*~ 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_quan_ly_nha_nuoc_doi_voi_phat_trien_du_lich_cong_don.pdf
  • docĐiểm mới của LA NCS TTPhuong (Tieng Anh).doc
  • docĐiểm mới của LA NCS TTPhuong (Tieng Viet).doc
  • docTóm tắt LA NCS TTPhuong (Tieng Anh).doc
  • docTóm tắt LA NCS TTPhuong (Tieng Viet).doc