Luận án Xây dựng mô hình tự đánh giá hiệu quả hệ thống quản lý của doanh nghiệp Việt Nam dựa trên các tiêu chí giải thưởng chất lượng quốc gia Hoa Kỳ

Các hệ thống quản lý (HTQL), bao gồm hệ thống quản lý dựa theo tiêu chuẩn (như

ISO 9001 (Hệ thống quản lý chất lượng), ISO 14001 (Hệ thống quản lý môi trường), ISO

22000 (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm), ISO 50001 (Hệ thống quản lý năng lượng) .

và các hệ thống quản lý chất lượng khác như TQM (Quản lý chất lượng toàn diện), HACCP,

GMP, GlobalGAP .), các công cụ cải tiến năng suất, chất lượng (như 5S, Kaizen, 7 công cụ

thống kê, Thẻ điểm cân bằng (BSC), Six Sigma ) đã và đang được các tổ chức quốc gia,

khu vực và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực năng suất và chất lượng nỗ lực hoàn để giúp các

doanh nghiệp (DN) trên khắp nơi trên thế giới, không phân biệt qui mô, loại hình và lĩnh vực

hoạt động, có thể áp dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình nhằm nâng cao hiệu

quả của hoạt động quản lý, không ngừng đổi mới và cải tiến chất lượng sản phẩm, hàng hoá

và dịch vụ và năng lực cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước vì một mục tiêu "Chất

lượng được thừa nhận trên qui mô quốc tế và khu vực".

Trong nhiều năm trở lại đây, với các nhà quản lý chất lượng trên toàn thế giới, Mô

hình hoạt động xuất sắc (Business Excellence Model - BEM) hay còn được gọi với một tên

khác là Giải thưởng chất lượng (GTCL), như: Giải thưởng Deming, Giải thưởng Chất lượng

Quốc gia Hoa Kỳ (Giải thưởng Baldrige), Giải thưởng Chất lượng Châu Âu (EQA hay còn

được gọi là EFQM Excellence Model), Giải thưởng Chất lượng Quốc tế Châu Á - Thái Bình

Dương (Global Performance Excellence Award - GPEA) được xem là những mô hình tự

đánh giá giúp DN vươn tới sự xuất sắc trong hoạt động, một hình thức tôn vinh về chất lượng

cho các DN với mục tiêu là hướng DN vào việc đạt được mức độ cải tiến một cách toàn diện.

Các GTCL này đều dựa trên các nguyên tắc và phương pháp quản lý hiện đại, phù hợp với

chính sách chất lượng của nhiều quốc gia đã được thiết lập chính thức hoặc mới được thể

hiệnở mức độ tiếp cận ban đầu trong đường lối phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia.

Giải thưởng Baldrige được thiết lập theo Luật số 100-107 do Tổng thống Mỹ Rô-nan

Ri-gân ký ngày 20/8/1987. Sự hình thành và phát triển của Giải thưởng Baldrige chính là sự

thể hiện cách tiếp cận mới của các DN Hoa Kỳ về nguyên tắc trong quản lý chất lượng

(QLCL). Sự hình thành Giải thưởng Baldrige đã tạo tiền đề quan trọng cho việc hình thành

hàng loạt các GTCL tại các quốc gia và khu vực trên thế giới. Thực tiễn triển khai GTCL ở

các quốc gia và khu vực đã cho thấy GTCL không chỉ đơn thuần là một hình thức tôn vinh

khen thưởng hay mộc cuộc tuyển chọn về chất lượng mà GTCL chính là một công cụ đánh

giá hữu hiệu góp phần giúp DN nhận diện một cách toàn diện và có hệ thống những điểm

mạnh và cơ hội cải tiến, qua đó giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của các chính mình trên

cơ sở tự đánh giá và hoàn thiện toàn bộ hoạt động quản lý, có so sánh với các đối thủ cạnh

tranh, DN cùng ngành, đồng thời có thể áp dụng các thực hành tốt nhất.

pdf 286 trang kiennguyen 20/08/2022 3320
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Xây dựng mô hình tự đánh giá hiệu quả hệ thống quản lý của doanh nghiệp Việt Nam dựa trên các tiêu chí giải thưởng chất lượng quốc gia Hoa Kỳ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Xây dựng mô hình tự đánh giá hiệu quả hệ thống quản lý của doanh nghiệp Việt Nam dựa trên các tiêu chí giải thưởng chất lượng quốc gia Hoa Kỳ

Luận án Xây dựng mô hình tự đánh giá hiệu quả hệ thống quản lý của doanh nghiệp Việt Nam dựa trên các tiêu chí giải thưởng chất lượng quốc gia Hoa Kỳ
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 
PHÙNG MẠNH TRƯỜNG 
XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ 
HIỆU QUẢ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CỦA DOANH 
NGHIỆP VIỆT NAM DỰA TRÊN CÁC TIÊU CHÍ 
GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA HOA KỲ 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ 
Hà Nội, Năm 2021 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI 
Phùng Mạnh Trường 
XÂY DỰNG MÔ HÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ 
HIỆU QUẢ HỆ THỐNG QUẢN LÝ CỦA DOANH 
NGHIỆP VIỆT NAM DỰA TRÊN CÁC TIÊU CHÍ 
GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA HOA KỲ 
Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại 
Mã số: 62340121 
Luận án tiến sĩ kinh tế 
Người hướng dẫn khoa học: 
1. PGS, TS. Đỗ Thị Ngọc 
2. TS. Nguyễn Hóa 
Hà Nội, Năm 2021 
i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi và không có sự trùng 
lặp với bất kỳ công trình nào đã được công bố. Tôi đã hoàn thành quyển luận án tại 
Bộ môn Quản trị chất lượng - Khoa Marketing - Trường Đại học Thương mại. 
Trong quá trình nghiên cứu, tôi chỉ sử dụng tài liệu tham khảo đã được liệt kê. 
Nếu sai tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm./. 
Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2021 
Tác giả 
Phùng Mạnh Trường 
ii 
LỜI CẢM ƠN 
Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể giáo viên hướng dẫn PGS, 
TS. Đỗ Thị Ngọc và TS. Nguyễn Hóa đã hết sức tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, động 
viên và đồng hành cùng rôi trong suốt quá trình làm luận án. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy Cô tại Khoa Marketing và Bộ môn Quản 
trị Chất lượng đã nhiệt tình giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho luận án. Tôi 
cũng xin gửi lời cảm ơn tới các Thầy Cô, cán bộ, nhân viên của Khoa Sau Đại học đã 
tạo điều kiện thuận lợi nhất về mặt thủ tục, quy trình và nghiệp vụ trong suốt quá 
trình học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận án. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn tới Lãnh đạo, các đồng nghiệp của tôi tại Viện Tiêu 
chuẩn Chất lượng Việt Nam và các doanh nghiệp đã giúp đỡ, động viên và cung cấp 
các số liệu, thông tin cần thiết cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu. 
Tôi cũng trân trọng gửi lời cảm ơn trân trọng đến các Thầy Cô, Nhà khoa học 
đã phản biện, đóng góp ý kiến xây dựng và trao đổi về các vấn đề liên quan đến 
nghiên cứu của tôi. 
iii 
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN........................................................................................................... i 
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................. ii 
MỤC LỤC....................................................................................................................... iii 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................ vii 
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH.................................................................................... viii 
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................. 1 
1. Sự cần thiết của đề tài luận án ....................................................................................... 1 
2. Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................. 3 
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..................................................................................... 4 
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................. 5 
5. Những đóng góp về lý luận và thực tiễn của luận án.................................................... 6 
6. Kết cấu của luận án....................................................................................................... 7 
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ 
THIẾT KẾ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI............................................... 
8 
1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài........................... 8 
1.1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài.......................................................... 8 
1.1.2. Những công trình nghiên cứu tại Việt Nam........................................................... 11 
1.1.3. Khoảng trống và câu hỏi nghiên cứu..................................................................... 14 
1.2. Thiết kế mô hình nghiên cứu................................................................................. 15 
1.2.1. Quan điểm tiếp cận và những cân nhắc khi thiết kế mô hình nghiên cứu...................... 15 
1.2.2. Các giai đoạn của quá trình nghiên cứu..................................................................... 17 
1.2.3. Nghiên cứu tình huống doanh nghiệp....................................................................... 18 
Tiểu kết Chương 1.......................................................................................................... 20 
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VÀ NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MÔ 
HÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG QUẢN LÝ DỰA TRÊN CÁC 
TIÊU CHÍ GIẢI THƯỞNG CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA HOA KỲ....................... 
21 
2.1. Một số lý luận cơ bản về xây dựng mô hình tự đánh giá hiệu quả hệ thống 
quản lý tại doanh nghiệp............................................................................................... 
21 
2.1.1. Một số khái niệm và thuật ngữ........................................................................................... 21 
2.1.1.1. Hệ thống quản lý........................................................................................................... 21 
2.1.1.2. Hiệu quả hệ thống quản lý............................................................................................ 21 
2.1.1.3. Tự đánh giá và mô hình tự đánh giá của doanh nghiệp.............................................. 22 
2.1.2. Giải thưởng chất lượng – Cơ sở nền tảng của hoạt động tự đánh giá trên thế giới và 
tại Việt Nam................................................................................................................................... 
26 
2.1.3. Các tiêu chí của Giải thưởng Baldrige làm chuẩn mực đánh giá.................................... 29 
2.1.4. Mục đích và lợi ích triển khai mô hình tự đánh giá dựa trên các tiêu chí GTCL tại 
các DN........................................................................................................................................... 
34 
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả mô hình tự đánh giá và triển khai mô 
hình tự đánh giá tại doanh nghiệp................................................................................ 
37 
iv 
2.2.1. Nhóm các yếu tố chủ quan..................................................................................... 37 
2.2.2. Nhóm các yếu tố khách quan................................................................................. 40 
2.3. Xây dựng mô hình tự đánh giá hiệu quả HTCL dựa trên các tiêu chí Giải 
thưởng Chất lượng Quốc gia Hoa Kỳ phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam..... 
41 
2.3.1. Cơ sở và nguyên tắc xây dựng mô hình tự đánh giá.............................................. 41 
2.3.1.1. Cơ sở xây dựng mô hình tự đánh giá............................................................... 41 
2.3.1.2. Nguyên tắc xây dựng mô hình tự đánh giá dựa trên các tiêu chí Giải thưởng 
Baldrige......................................................................................................................... 
43 
2.3.2. Kết quả xây dựng mô hình tự đánh giá.................................................................. 47 
2.3.2.1. Mô hình tự đánh giá mẫu được đề xuất........................................................... 47 
2.3.2.2. Các yếu tố cấu thành mô hình tự đánh giá....................................................... 50 
Tiểu kết Chương 2.......................................................................................................... 59 
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ VÀ 
KẾT QUẢ ÁP DỤNG THÍ ĐIỂM MÔ HÌNH TỰ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ 
HỆ THỐNG QUẢN LÝ DỰA TRÊN CÁC TIÊU CHÍ GIẢI THƯỞNG 
CHẤT LƯỢNG QUỐC GIA HOA KỲ TẠI CÁC DN VIỆT NAM........................... 
60 
3.1. Thực trạng tự đánh giá tại các DN đạt GTCLQG của Việt Nam...................... 60 
3.1.1. Tình hình áp dụng HTQL của các DN...................................................................... 60 
3.1.2. Lợi ích của việc áp dụng mô hình tự đánh giá hiệu quả HTQL đối với DN.................. 61 
3.1.3. Triển khai mô hình tự đánh giá tại DN...................................................................... 65 
3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả mô hình tự đánh giá của các DN.................. 66 
3.2. Kết quả áp dụng thí điểm mô hình tự đánh giá hiệu quả HTQL dựa trên các 
tiêu chí Giải thưởng Chất lượng Quốc gia Hoa Kỳ tại một số DN Việt Nam........... 
68 
3.2.1. Tự đánh giá hiệu quả HTQL của doanh nghiệp bằng biểu mẫu SA-Baldrige tại 85 
doanh nghiệp đạt GTCLQG năm 2019 - 2020.................................................................... 
68 
3.2.1.1. Tổng quan nghiên cứu...................................................................................... 68 
3.2.1.2. Kết quả nghiên cứu, điều tra............................................................................ 70 
3.2.2. Nghiên cứu tình huống 2 doanh nghiệp đại diện xây dựng và áp dụng Mô hình 
tự đánh giá hiệu quả HTQL dựa trên các tiêu chí Giải thưởng Chất lượng Hoa Kỳ....... 
85 
3.2.2.1. Giới thiệu tóm tắt 2 DN điển hình.................................................................... 85 
3.2.2.2. Tổng hợp kết quả đánh giá điểm yếu và cơ hội cải tiến của 2 DN điển hình........... 86 
3.2.3. Kết quả điều tra, khảo sát đội ngũ lãnh đạo, quản lý của 2 doanh nghiệp đại 
diện (Thịnh Phát và Kizuna) bằng bảng hỏi.................................................................... 
105 
3.2.3.1. Thông tin chung............................................................................................... 105 
3.2.3.2. Kết quả điều tra, khảo sát................................................................................. 106 
3.2.4. Đánh giá chung kết quả đạt được từ việc áp dụng tự đánh giá dựa trên các tiêu chí 
Giải thưởng Chất lượng Quốc gia Hoa Kỳ tại 85 DN và 2 DN điển hình đạt giải năm 
2019 - 2020....................................................................................................................... 
116 
3.3. Triển vọng áp dụng thí điểm mô hình tự đánh giá dựa trên các tiêu chí Giải 
thưởng Chất lượng Quốc gia Hoa Kỳ tại một số doanh nghiệp Việt Nam............... 
121 
v 
3.4. Hạn chế của việc áp dụng thí điểm mô hình tự đánh giá dựa trên các tiêu chí 
Giải thưởng Chất lượng Quốc gia Hoa Kỳ tại một số doanh nghiệp Việt Nam và 
nguyên nhân.................................................................................................................... 
123 
3.4.1. Hạn chế của việc áp dụng mô hình tự đánh giá trong doanh nghiệp .................... 123 
3.4.2. Nguyên nhân chủ yếu............................................................................................. 126 
Tiểu kết Chương 3............................... ...  ra, DN sử dụng các chỉ số khác, chẳng hạn như duy trì lực lượng lao 
động, tình trạng vắng mặt, khiếu nại, an toàn và năng suất để đánh giá và cải thiện sự 
tham gia của lực lượng lao động. 
b) DN liên hệ các kết quả đánh giá với các kết quả SXKD chính được báo cáo trong 
Tiêu chí 7 để xác định các cơ hội cải thiện cả về sự tham gia của lực lượng lao động và 
kết quả kinh doanh. 
Tổng hợp điểm của DN đạt được 
Điểm 
tối đa 
Công ty Thịnh Phát Công ty Kizuna 
Điểm % Điểm số Điểm % Điểm số 
5.1. Gắn kết của lực lượng lao động 45 80% 36 90% 40,5 
5.2. Môi trường làm việc của lực 
lượng lao động 40 
80% 32 85% 34 
Điểm tổng 85 68 74,5 
Mức độ trưởng thành Mức 4: Cải tiến Mức 5: Dẫn đầu 
Tiêu chí 6 – Quản lý quá trình hoạt động (Điểm tối đa: 85) 
Kết quả Công ty Thịnh Phát Công ty Kizuna 
Hạng mục 6.1 – Hệ thống làm việc (Điểm tối đa: 35) 
Phát hiện 
đánh giá 
8 điểm mạnh 4 điểm mạnh 
3 cơ hội cải tiến 3 cơ hội cải tiến 
Nhận xét 
chung 
1. Thiết kế hệ thống công việc 
a) DN thiết kế và đổi mới một cách hiệu quả và có hệ thống các hệ thống công việc 
tổng thể của mình, xác định rõ ràng những quá trình quan trọng nào là quá trình nội 
bộ (các quy trình công việc chính) và quá trình nào sử dụng các nguồn lực bên ngoài. 
b) Các hệ thống làm việc và quá trình công việc chính của DN có liên quan một cách 
hiệu quả và tận dụng các năng lực cốt lõi của DN. 
2. Quy trình làm việc chính 
a) DN đã xác định rõ ràng các quá trình công việc chính và cách các quá trình công 
việc này đóng góp vào việc mang lại giá trị khách hàng, lợi nhuận hoặc lợi tức tài 
chính, thành công của DN và tính bền vững. 
b) DN có các quá trình hiệu quả, có hệ thống để “xác định các yêu cầu chính của quá 
trình làm việc, kết hợp các ý kiến đóng góp từ khách hàng, đối tác và cộng tác, nếu 
thích hợp. Các yêu cầu chính cho các quá trình làm việc này được xác định rõ ràng. 
271 
Kết quả Công ty Thịnh Phát Công ty Kizuna 
3. Sẵn sàng trong tình huống khẩn cấp 
DN có các quy trình hiệu quả, có hệ thống để đảm bảo hệ thống làm việc và sự sẵn 
sàng của nơi làm việc trước các thảm họa và trường hợp khẩn cấp. Các quá trình này 
xem xét việc phòng ngừa, quản lý, tính liên tục của hoạt động và phục hồi trong và 
sau thảm họa và trường hợp khẩn cấp. 
Hạng mục 6.2 – Các quá trình làm việc (Điểm tối đa: 50) 
Phát hiện 
đánh giá 
10 điểm mạnh 5 điểm mạnh 
2 cơ hội cải tiến 3 cơ hội cải tiến 
Nhận xét 
chung 
1. Thiết kế quá trình làm việc 
DN thiết kế một cách hiệu quả và có hệ thống các quá trình làm việc để đáp ứng tất 
cả các yêu cầu chính, bao gồm việc kết hợp công nghệ mới, kiến thức DN và nhu 
cầu về sự nhạy bén mang tính tiềm năng. DN cũng kết hợp chu kỳ thời gian, năng 
suất, kiểm soát chi phí và các yếu tố về hiệu lực và hiệu quả khác vào việc thiết kế 
các quá trình này. 
2. Quản lý quá trình làm việc 
a) DN thực hiện và quản lý hiệu quả các quy trình làm việc để đảm bảo đáp ứng các 
yêu cầu thiết kế. Các hoạt động hàng ngày tiếp theo của các quá trình này đảm bảo 
đáp ứng các yêu cầu của quá trình. DN sử dụng hiệu quả đầu vào của lực lượng lao 
động, khách hàng, nhà cung cấp, đối tác và cộng tác để quản lý các quá trình này, 
nếu thích hợp. Các biện pháp hoặc chỉ số hiệu quả hoạt động chính được xác định rõ 
ràng và các biện pháp trong quá trình được sử dụng nhất quán và hiệu quả để kiểm 
soát và cải tiến các quá trình làm việc. 
b) DN có sẵn các hệ thống hiệu quả để kiểm soát chi phí tổng thể của các quá trình 
làm việc. DN ngăn ngừa hiệu quả các khiếm khuyết, lỗi dịch vụ và làm lại, và giảm 
thiểu chi phí bảo hành hoặc tổn thất năng suất của khách hàng. Các hệ thống này 
giảm thiểu chi phí tổng thể liên quan đến thanh tra, kiểm tra và đánh giá quá trình 
hoặc hiệu quả hoạt động. 
3. Cải tiến quy trình làm việc 
DN cải tiến một cách hiệu quả và có hệ thống các quy trình làm việc để đạt được hiệu 
quả tốt hơn, giảm thiểu sự thay đổi, cải tiến sản phẩm và để các quá trình luôn cập 
nhật với nhu cầu và định hướng kinh doanh. Kết quả của đánh giá hoạt động của DN 
được đưa vào đánh giá có hệ thống và cải tiến các quy trình làm việc. Các cải tiến và 
bài học kinh nghiệm được chia sẻ với các đơn vị và quá trình DN khác để thúc đẩy 
việc học hỏi và đổi mới. 
Tổng hợp điểm của DN đạt được 
Điểm 
tối đa 
Công ty Thịnh Phát Công ty Kizuna 
Điểm % Điểm số Điểm % Điểm số 
6.1. Hệ thống làm việc 35 85% 29,75 95% 33,25 
6.2. Các quá trình làm việc 50 85% 42,5 90% 45 
Điểm tổng 85 72,25 78,25 
Mức độ trưởng thành Mức 4: Cải tiến Mức 5: Dẫn đầu 
272 
Tiêu chí 7 – Kết quả hoạt động (Điểm tối đa: 450) 
Kết quả Công ty Thịnh Phát Công ty Kizuna 
Hạng mục 7.1 – Kết quả về sản phẩm (Điểm tối đa: 100) 
Phát hiện 
đánh giá 
4 điểm mạnh 2 điểm mạnh 
4 cơ hội cải tiến 5 cơ hội cải tiến 
Nhận xét 
chung 
1) Mức độ hiệu quả hoạt động của DN từ tốt đến xuất sắc được báo cáo cho hầu hết 
các lĩnh vực hoạt động sản phẩm quan trọng đối với khách hàng. (Le) 
2) Các xu hướng có lợi đã được duy trì theo thời gian trong hầu hết các lĩnh vực quan 
trọng đối với việc hoàn thành sứ mệnh của DN. (T) 
3) Nhiều xu hướng và mức độ hiệu quả hoạt động hiện tại đã được đánh giá dựa trên 
các so sánh và / hoặc chuẩn so sánh có liên quan và cho thấy các lĩnh vực lãnh đạo 
và hiệu quả hoạt động tương đối rất tốt. (C) 
4) Kết quả hoạt động sản phẩm được báo cáo cho hầu hết các yêu cầu chính của 
khách hàng, thị trường, quy trình và kế hoạch hành động liên quan đến kết quả sản 
phẩm và chúng bao gồm một số dự đoán về hiệu quả hoạt động sản phẩm trong tương 
lai của DN. (I) 
Hạng mục 7.2 – Kết quả về định hướng vào khách hàng (Điểm tối đa: 70) 
Phát hiện 
đánh giá 
3 điểm mạnh 2 điểm mạnh 
4 cơ hội cải tiến 3 cơ hội cải tiến 
Nhận xét 
chung 
1) Mức độ hoạt động của DN từ tốt đến xuất sắc được báo cáo cho hầu hết các lĩnh 
vực mà khách hàng hài lòng, không hài lòng và gắn bó. (Le) 
2) Các xu hướng có lợi đã được duy trì theo thời gian trong hầu hết các lĩnh vực quan 
trọng đối với việc hoàn thành sứ mệnh của DN. (T) 
3) Nhiều xu hướng và mức độ hiệu quả hoạt động hiện tại đã được đánh giá dựa trên 
các so sánh và / hoặc chuẩn so sánh có liên quan và cho thấy các lĩnh vực lãnh đạo 
và hiệu quả hoạt động tương đối rất tốt. (C) 
4) Kết quả tập trung vào khách hàng được báo cáo cho hầu hết các yêu cầu chính về 
khách hàng, thị trường, quy trình và kế hoạch hành động liên quan đến kết quả tập 
trung vào khách hàng và chúng bao gồm một số dự đoán về hiệu quả hoạt động tập 
trung vào khách hàng trong tương lai của DN. (I) 
Hạng mục 7.3 – Kết quả về tài chính và thị trường (Điểm tối đa: 70) 
Phát hiện 
đánh giá 
1 điểm mạnh 2 điểm mạnh 
2 cơ hội cải tiến 1 cơ hội cải tiến 
Nhận xét 
chung 
1) Mức độ hoạt động của DN từ tốt đến xuất sắc được báo cáo cho hầu hết các lĩnh 
vực hoạt động tài chính và thị trường. (Le) 
2) Các xu hướng có lợi đã được duy trì theo thời gian trong hầu hết các lĩnh vực quan 
trọng đối với việc hoàn thành sứ mệnh của DN. (T) 
3) Nhiều xu hướng và mức độ hiệu quả hoạt động hiện tại đã được đánh giá dựa trên 
các so sánh và / hoặc chuẩn so sánh có liên quan và cho thấy các lĩnh vực lãnh đạo 
và hiệu quả hoạt động tương đối rất tốt. (C) 
273 
Kết quả Công ty Thịnh Phát Công ty Kizuna 
4) Kết quả hoạt động tài chính và thị trường được báo cáo cho hầu hết các yêu cầu 
chính của khách hàng, thị trường, quy trình và kế hoạch hành động liên quan đến kết 
quả tài chính và thị trường, và chúng bao gồm một số dự đoán về hiệu quả hoạt động 
tài chính và thị trường trong tương lai của DN. (I) 
Hạng mục 7.4 – Kết quả về định hướng vào khách hàng (Điểm tối đa: 70) 
Phát hiện 
đánh giá 
2 điểm mạnh 5 điểm mạnh 
2 cơ hội cải tiến 4 cơ hội cải tiến 
Nhận xét 
chung 
1) Mức độ hiệu quả hoạt động DN từ tốt đến xuất sắc được báo cáo cho hầu hết các 
lĩnh vực chính của hiệu quả hoạt động tập trung vào lực lượng lao động. (Le) 
2) Các xu hướng có lợi đã được duy trì theo thời gian trong hầu hết các lĩnh vực quan 
trọng đối với việc hoàn thành sứ mệnh của DN. (T) 
3) Nhiều xu hướng và mức độ hiệu quả hoạt động hiện tại đã được đánh giá dựa trên 
các so sánh và / hoặc chuẩn so sánh có liên quan và cho thấy các lĩnh vực lãnh đạo 
và hiệu quả hoạt động tương đối rất tốt. (C) 
4) Các kết quả tập trung vào lực lượng lao động được báo cáo cho hầu hết các yêu 
cầu chính của khách hàng, thị trường, quy trình và kế hoạch hành động liên quan đến 
kết quả của lực lượng lao động và chúng bao gồm một số dự đoán về hiệu quả hoạt 
động tập trung vào lực lượng lao động trong tương lai của DN. (I) 
Hạng mục 7.5 – Kết quả về hiệu quả quá trình hoạt động (Điểm tối đa: 70) 
Phát hiện 
đánh giá 
2 điểm mạnh 2 điểm mạnh 
2 cơ hội cải tiến 2 cơ hội cải tiến 
Nhận xét 
chung 
1) Mức hiệu quả hoạt động hoạt động từ tốt đến xuất sắc được báo cáo cho hầu hết 
các yêu cầu chính về hiệu quả hoạt động hoạt động. (Le) 
2) Các xu hướng có lợi đã được duy trì theo thời gian trong hầu hết các lĩnh vực quan 
trọng đối với việc hoàn thành sứ mệnh của DN. (T) 
3) Nhiều xu hướng và mức độ hiệu quả hoạt động hiện tại đã được đánh giá dựa trên 
các so sánh và / hoặc chuẩn so sánh có liên quan và cho thấy các lĩnh vực lãnh đạo 
và hiệu quả hoạt động tương đối rất tốt. (C) 
4) Kết quả thực hiện hoạt động được báo cáo cho hầu hết các yêu cầu chính của khách 
hàng, thị trường, quy trình và kế hoạch hành động liên quan đến kết quả hiệu quả của 
quy trình và bao gồm một số dự đoán về hiệu quả hoạt động hoạt động trong tương lai 
của DN. (I) 
Hạng mục 7.6 – Kết quả về lãnh đạo (Điểm tối đa: 70) 
Phát hiện 
đánh giá 
2 điểm mạnh 3 điểm mạnh 
3 cơ hội cải tiến 2 cơ hội cải tiến 
Nhận xét 
chung 
1) Mức độ hoạt động của DN từ tốt đến xuất sắc được báo cáo cho hầu hết các lĩnh 
vực quản trị và hoạt động lãnh đạo. (Le) 
2) Các xu hướng có lợi đã được duy trì theo thời gian trong hầu hết các lĩnh vực quan 
trọng đối với việc hoàn thành sứ mệnh của DN. (T) 
274 
Kết quả Công ty Thịnh Phát Công ty Kizuna 
3) Nhiều xu hướng và mức độ hiệu quả hoạt động hiện tại đã được đánh giá dựa trên 
các so sánh và / hoặc chuẩn so sánh có liên quan và cho thấy các lĩnh vực lãnh đạo 
và hiệu quả hoạt động tương đối rất tốt. (C) 
4) Kết quả hoạt động của DN được báo cáo đối với hầu hết các yêu cầu chính của 
khách hàng, thị trường, quy trình và kế hoạch hành động liên quan đến kết quả quản 
trị và lãnh đạo, và chúng bao gồm một số dự đoán về hiệu quả hoạt động lãnh đạo và 
quản trị trong tương lai của DN. (I) 
Tổng hợp điểm của DN đạt được 
Điểm 
tối đa 
Công ty Thịnh Phát Công ty Kizuna 
Điểm % Điểm số Điểm % Điểm số 
7.1. Kết quả về sản phẩm 100 90% 90 85% 85 
7.2. Kết quả về định hướng vào 
khách hàng 
70 90% 63 90% 63 
7.3. Kết quả về tài chính và thị 
trường 
70 90% 63 85% 59,5 
7.4. Kết quả về định hướng vào 
nguồn nhân lực 
70 90% 63 95% 66,5 
7.5. Kết quả về hiệu quả quá trình 
hoạt động 
70 85% 59,5 90% 63 
7.6. Kết quả về lãnh đạo 70 90% 63 95% 66,5 
Điểm tổng 450 401,5 403,5 
Mức độ trưởng thành Mức 5: Dẫn đầu Mức 5: Dẫn đầu 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_xay_dung_mo_hinh_tu_danh_gia_hieu_qua_he_thong_quan.pdf
  • docNhững điểm mới của LA (Tieng viet) NCS Phung Manh Truong.doc
  • docNhững điểm mới của LA (tiếng Anh) NCS Phung Manh Truong.doc
  • docxTóm tắt LATS (tiếng Việt) NCS Phung Manh Truong.docx
  • docxTóm tắt luận án (tiếng Anh) NCS Phung Manh Truong.docx