Luận án Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2015

Dân chủ XHCN là dân chủ của đại đa số Nhân dân, gắn với quyền làm dân chủ của Nhân dân; là hình thức thể hiện quyền tự do, bình đẳng của công dân, xác định Nhân dân là chủ thể của quyền lực. Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm toàn bộ các quyền của con người, quyền của công dân như quyền tự do cá nhân, tự do báo chí, hội họp, đi lại, tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo, quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền nhà ở, nghỉ ngơi, học hành Đồng thời, dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương, quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Cốt lõi của dân chủ XHCN là khẳng định quyền lực của Nhân dân, là giải quyết mối quan hệ giữa quyền và lợi ích, quyền và nghĩa vụ, lợi ích và trách nhiệm.

Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Việt Nam chủ trương xây dựng nền dân chủ XHCN, tức là nền dân chủ mà ở đó tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về Nhân dân; pháp luật của Nhà nước vì lợi ích của Nhân dân. Ngày 18/02/1998, Bộ Chính trị BCHTƯ Đảng (khoá VIII) đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW, về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, nhằm phát huy tốt hơn quyền làm chủ của Nhân dân, coi đây là một khâu quan trọng và cấp bách để phát huy quyền làm chủ của Nhân dân ở cơ sở - nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; nơi thực hiện quyền dân chủ của Nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất. Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) đánh dấu một bước chuyển biến nhận thức về dân chủ và thực hành dân chủ XHCN trong xã hội, tạo sự đồng thuận sâu rộng trong Nhân dân.

Để phát huy đầy đủ quyền làm chủ của Nhân dân trong sự nghiệp CNH, HĐH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã thể chế hóa Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) thành các nghị quyết, nghị định là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện QCDC đối với các loại hình cơ sở; góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền, chất lượng thực hiện chế độ công vụ; đổi mới phong cách làm việc của cán bộ, công chức, lắng nghe ý kiến chính đáng của Nhân dân trong việc xây dựng các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh; thay đổi phương thức và lề lối làm việc của chính quyền theo hướng trọng dân, gần dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân và chịu sự giám sát của dân. Bên cạnh đó, vẫn còn một số hạn chế bất cập như: Một số cán bộ, công chức, viên chức còn có biểu hiện nhũng nhiễu, phiền hà, làm khó doanh nghiệp, người dân. Phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” có khâu còn hình thức, việc công khai một số chương trình, dự án, công trình ở một số địa phương chưa đầy đủ, chưa thực hiện đúng quy trình lấy ý kiến của Nhân dân, quá trình triển khai chưa đảm bảo quyền giám sát của Nhân dân nên dẫn đến nảy sinh một số bức xúc; người dân còn tỏ ra thờ ơ, thụ động trong tìm hiểu, thực hiện các quyền làm chủ của mình; hiểu biết pháp luật về các quyền, nghĩa vụ công dân chưa cao; đồng thời, xuất hiện hiện tượng một số cá nhân lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để vi phạm pháp luật. Biểu hiện của những hạn chế trên là tình trạng khiếu kiện đông người vượt cấp, kéo dài ở một số địa phương; tình trạng chống người thi hành công vụ, không thực hiện các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

 

doc 208 trang kiennguyen 19/08/2022 5980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2015

Luận án Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2015
 LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. 
 Hà Nội, ngày tháng năm 2021
 TÁC GIẢ LUẬN ÁN
 Ngô Văn Sỹ
MỤC LỤC
Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
5
Chương 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
10
1.1.
Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
10
1.2.
Khái quát kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và những vấn đề luận án tập trung giải quyết
24
Chương 2:
CHỦ TRƯƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG VỀ THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ (1998 - 2006)
29
2.1.
Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
29
2.2.
Chủ trương của Đảng về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở 
38
2.3.
Đảng chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở 
56
Chương 3:
 ĐẢNG LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ (2006 - 2015)
75
3.1.
Những yếu tố mới tác động đến sự lãnh đạo của Đảng về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở
75
3.2.
Chủ trương của Đảng đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở 
84
3.3.
Đảng chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở 
93
Chương 4:
NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM
120
4.1.
Nhận xét sự lãnh đạo của Đảng về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (1998 - 2015)
120
4.2.
Những kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (1998 - 2015)
144
KẾT LUẬN
162
CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
165
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
166
PHỤ LỤC
181
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
1.
2.
3.
4.
Ban Chấp hành Trung ương
Ban Chỉ đạo
Chủ nghĩa xã hội 
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
BCHTƯ
BCĐ
CNXH 
CNH, HĐH
5.
Hệ thống chính trị
HTCT
6.
Hội đồng nhân dân
HĐND
7.
8.
Mặt trận Tổ quốc
Quy chế dân chủ 
MTTQ
QCDC
9.
Trách nhiệm hữu hạn
TNHH
10.
Ủy ban nhân dân
UBND
11.
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Dân chủ XHCN là dân chủ của đại đa số Nhân dân, gắn với quyền làm dân chủ của Nhân dân; là hình thức thể hiện quyền tự do, bình đẳng của công dân, xác định Nhân dân là chủ thể của quyền lực. Dân chủ XHCN là bản chất của chế độ, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm toàn bộ các quyền của con người, quyền của công dân như quyền tự do cá nhân, tự do báo chí, hội họp, đi lại, tự do tín ngưỡng, tôn giáo và không tín ngưỡng, tôn giáo, quyền bất khả xâm phạm thân thể và quyền nhà ở, nghỉ ngơi, học hành Đồng thời, dân chủ gắn liền với kỷ luật, kỷ cương, quyền và nghĩa vụ công dân do Hiến pháp và pháp luật quy định. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ. Cốt lõi của dân chủ XHCN là khẳng định quyền lực của Nhân dân, là giải quyết mối quan hệ giữa quyền và lợi ích, quyền và nghĩa vụ, lợi ích và trách nhiệm.
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Việt Nam chủ trương xây dựng nền dân chủ XHCN, tức là nền dân chủ mà ở đó tất cả quyền lực của Nhà nước thuộc về Nhân dân; pháp luật của Nhà nước vì lợi ích của Nhân dân. Ngày 18/02/1998, Bộ Chính trị BCHTƯ Đảng (khoá VIII) đã ban hành Chỉ thị số 30-CT/TW, về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, nhằm phát huy tốt hơn quyền làm chủ của Nhân dân, coi đây là một khâu quan trọng và cấp bách để phát huy quyền làm chủ của Nhân dân ở cơ sở - nơi trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; nơi thực hiện quyền dân chủ của Nhân dân một cách trực tiếp và rộng rãi nhất. Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) đánh dấu một bước chuyển biến nhận thức về dân chủ và thực hành dân chủ XHCN trong xã hội, tạo sự đồng thuận sâu rộng trong Nhân dân.
Để phát huy đầy đủ quyền làm chủ của Nhân dân trong sự nghiệp CNH, HĐH, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã thể chế hóa Chỉ thị số 30-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa VIII) thành các nghị quyết, nghị định là cơ sở pháp lý quan trọng để thực hiện QCDC đối với các loại hình cơ sở; góp phần nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành của chính quyền, chất lượng thực hiện chế độ công vụ; đổi mới phong cách làm việc của cán bộ, công chức, lắng nghe ý kiến chính đáng của Nhân dân trong việc xây dựng các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, quốc phòng - an ninh; thay đổi phương thức và lề lối làm việc của chính quyền theo hướng trọng dân, gần dân, hiểu dân, có trách nhiệm với dân và chịu sự giám sát của dân. Bên cạnh đó, vẫn còn một số hạn chế bất cập như: Một số cán bộ, công chức, viên chức còn có biểu hiện nhũng nhiễu, phiền hà, làm khó doanh nghiệp, người dân. Phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” có khâu còn hình thức, việc công khai một số chương trình, dự án, công trình ở một số địa phương chưa đầy đủ, chưa thực hiện đúng quy trình lấy ý kiến của Nhân dân, quá trình triển khai chưa đảm bảo quyền giám sát của Nhân dân nên dẫn đến nảy sinh một số bức xúc; người dân còn tỏ ra thờ ơ, thụ động trong tìm hiểu, thực hiện các quyền làm chủ của mình; hiểu biết pháp luật về các quyền, nghĩa vụ công dân chưa cao; đồng thời, xuất hiện hiện tượng một số cá nhân lợi dụng các quyền tự do, dân chủ để vi phạm pháp luật. Biểu hiện của những hạn chế trên là tình trạng khiếu kiện đông người vượt cấp, kéo dài ở một số địa phương; tình trạng chống người thi hành công vụ, không thực hiện các quyết định hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Từ thực tiễn lãnh đạo của Đảng về thực hiện QCDC ở cơ sở với cả những thành công và chưa thành công, đòi hỏi phải nghiên cứu có hệ thống, chuyên sâu, toàn diện về Đảng lãnh đạo thực hiện QCDC ở cơ sở nhằm đánh giá đúng ưu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân hạn chế và đúc rút kinh nghiệm để vận dụng vào giai đoạn mới là để góp phần tối ưu hóa sự lãnh đạo của Đảng về thực hiện QCDC ở cơ sở nhằm phát huy vai trò của Nhân dân phù hợp với thực tiễn đất nước trong thời đại mới.
Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình khoa học nào đáp ứng đúng, đủ yêu cầu trên và đây là “khoảng trống” về khoa học cần được giải quyết. Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh chọn đề tài “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2015” làm luận án tiến sĩ Lịch sử, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện QCDC ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2015; đúc rút những kinh nghiệm có giá trị tham khảo vận dụng vào lãnh đạo thực hiện QCDC ở cơ sở của Đảng hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo của Đảng về thực hiện QCDC ở cơ sở từ năm 1998 đến 2015.
Làm rõ chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng về thực hiện QCDC ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2015 qua hai giai đoạn (1998 - 2006) và (2006 - 2015).
Nhận xét ưu điểm, hạn chế, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện QCDC ở cơ sở trong những năm 1998 - 2015.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về thực hiện QCDC ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2015.
Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu chủ trương của Đảng về thực hiện QCDC ở cơ sở, bao gồm quan điểm, nhiệm vụ, giải pháp, đồng thời làm rõ sự chỉ đạo của Đảng thực hiện QCDC ở cơ sở trên các nội dung: (1) Chỉ đạo thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC các cấp; (2) Chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao về nhận thức, thống nhất hành động cho cán bộ, đảng viên và Nhân dân về dân chủ, thực hiện QCDC ở cơ sở; (3) Chỉ đạo thực hiện QCDC ở các loại hình cơ sở; (4) Chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát và sơ tổng kết việc thực hiện QCDC ở cơ sở. Chủ trương, sự chỉ đạo trên được trình bày qua hai giai đoạn 1998 - 2006, 2006 - 2015.
Về thời gian: Luận án chọn mốc thời gian mở đầu nghiên cứu là năm 1998, năm ra đời Chỉ thị 30-CT/TW, ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Thời gian kết thúc năm 2015, là mốc Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC Trung ương Tổng kết 17 năm thực hiện Chỉ thị 30 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở gắn với thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng. Mốc chia 2 chương lịch sử là năm 2006, năm tiến hành Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, có đánh giá sau 8 năm việc thực hiện QCDC ở cơ sở. 
Để bảo đảm tính hệ thống và làm rõ vấn đề nghiên cứu, luận án có đề cập đến một số nội dung liên quan trước năm 1998 và sau năm 2015.
Về không gian: Trên phạm vi cả nước.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và thực hiện dân chủ.
Cơ sở thực tiễn
Luận án dựa vào thực tiễn Đảng lãnh đạo thực hiện QCDC ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2015. Điều đó được thể hiện thông qua hệ thống văn kiện của Đảng, cơ quan chức năng và báo cáo tổng kết của Đảng, Nhà nước, MTTQ và các các tổ chức chính trị - xã hội về thực hiện QCDC ở cơ sở; đồng thời dựa vào kết quả nghiên cứu khảo sát thực tế, điều tra xã hội học về thực hiện QCDC ở cơ sở được nghiên cứu sinh tiến hành trong thời gian làm luận án; kế thừa kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố liên quan đến đề tài luận án.
Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp lịch sử, phương pháp lôgic là chủ yếu; đồng thời, sử dụng một số phương pháp khác như phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và qua khảo sát thực tế, điều tra xã hội học để triển khai các nội dung nghiên cứu của luận án. 
Phương pháp lịch sử được sử dụng trong cả 4 chương, nhưng chủ yếu ở chương 2 và chương 3 để nêu lên các sự kiện lịch sử, quá trình lịch sử liên quan đến dân chủ, thực hiện dân chủ và QCDC ở cơ sở của Đảng mà luận án nghiên cứu.
Phương pháp lôgíc được sử dụng trong cả 4 chương của luận án, dùng để khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố liên quan đến đề tài luận án ở chương 1, khái quát chủ trương của Đảng về thực hiện QCDC ở cơ sở bao gồm quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và quá trình chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở trên các loại hình cơ sở ở chương 2 và chương 3; Phương pháp lôgíc được sử dụng nhiều ở chương 4 để khái quát những ưu điểm, hạn chế và đúc kết những kinh nghiệm từ quá trình Đảng lãnh đạo thực hiện QCDC ở cơ sở (1998 - 2015) . 
Đồng thời, nghiên cứu sinh còn sử dụng các phương pháp khác như: Phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia để làm sáng tỏ các nội dung nghiên cứu của luận án một cách phù hợp.
5. Những đóng góp mới của luận án
Hệ thống hóa nguồn tư liệu phục vụ nghiên cứu về dân chủ và thực hiện QCDC ở cơ sở.
Phục dựng trung thực, khách quan lịch sử Đảng lãnh đạo thực hiện QCDC ở cơ sở từ năm 1998 đến năm 2015.
Nhận xét ưu ... n ngày công lao động, vận động trên 500 triệu đóng sửa chửa nhà văn hóa ấp... [136, tr.45]
- Tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng:
+ Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ: Từ năm 2011- 2014, toàn ngành Thanh tra đã giúp các cơ quan hành chính tiếp 1.568.413 lượt công dân, 918.049 lượt đoàn đông người; tiếp nhận 455.283 đơn thư, khiếu nại, tố cáo; giải quyết 191.433 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt 87%) [3, tr.15].
+ TP Hà Nội: Năm 2014, Ban Thanh tra nhân dân các xã, phường, thị trấn đã giám sát 6549 vụ việc, kiến nghị 2.319 vụ việc, được giao xác minh 673 vụ việc; Ban Giám sát đầu tư cộng đồng đã giám sát 4.625 dự án, kiến nghị xử lý 1316 dự án, được các cơ quan chức năng xử lý, trả lời 936 kiến nghị [3, tr.9].
+ TP Hồ Chí Minh: Toàn thành phố thành lập 322 Ban Thanh tra nhân dân và tổ chức giám sát được 1.372 cuộc; qua đó đã phát hiện 420 cuộc vi phạm và kịp thời kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền khắc phục, giải quyết [3, tr.9].
+ Đồng Nai: Trong 15 năm, Ban Thanh tra nhân dân cấp xã đã giám sát trên 6.000 cuộc, Ban Giám sát đầu tư cộng đồng tổ chức giám sát 5.000 dự án. Nội dung giám sát tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực: việc lập sổ bộ thu ngân sách, thu lệ phí hộ tịch, chi trả trợ cấp xã hội, giám sát các khoản thu của nhân dân, các khoản do các tổ chức cá nhân đầu tư, tài trợ cho xã, phường, thị trấn. Kết quả: năm 2013 có 75,44% xã, phường, thị trấn đạt loại tốt, 22,22% khá, 2,34% trung bình, toàn tỉnh không có xã, phương, thi trấn xếp loại yếu [136, tr.45].
+ Tỉnh Hòa Bình: Đến năm 2015, Tổng số Ban Thanh tra nhân dân đang hoạt động 612/1225 (đạt 49,9%), trong đó có 272/612 Ban Thanh tra nhân hoạt động tốt (đạt 44,4%); 206/612 Ban Thanh tra nhân dân hoạt động khá (đạt 33,7%); 99/612 Ban Thanh tra nhân hoạt động trung bình (chiếm 16,1%)” [137, tr.5].
- Kiên Giang: Thành lập 145 Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng có 1.184 thành viên, trong đó có 130/145 Ban thanh tra nhân dân kiêm trưởng ban giám sát đầu tư của cộng đồng. Ban Thanh tra nhân dân và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tổ chức giám sát 206 cuộc, có 74 lượt ý kiến, kiến nghị đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
6
Thực hiện QCDC ở các cơ quan sự nghiệp hành chính
Đối với công tác kiểm soát thủ tục hành chính:
+ Báo cáo Tổng kết 17 năm: Ban cán sự Đảng Chính phủ, đến tháng 5/2015 đã có trên 5.500 thủ tục hành chính được rà soát; 453 thủ tục hành chính được kiến nghị bãi bỏ, hủy bỏ; 3.749 thủ tục hành chính được kiến nghị sửa đổi, bổ sung; 288 thủ tục hành chính được kiến nghị thay thế [3, tr.10].
+ Đồng Nai, đến năm 2015, đã công bố 21 bộ thủ tục hành chính cho 03 cấp chính quyền, trong đó có 19 bộ thủ tục hành chính cấp sở, 01 bộ thủ tục hành chính cấp huyện và 01 bộ thủ tục hành chính cấp xã với tổng cộng 1.122 thủ tục hành chính (trong đó cấp sở có 867 thủ tục, cấp huyện có 142 thủ tục và cấp xã có 113 thủ tục), đồng thời đã ban hành 52 quyết định công bố việc sửa đổi, bổ sung bộ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp sở, cấp huyện và cấp xã, trong đó bãi bỏ 367 thủ tục, sửa đổi 1.801 thủ tục, thay thế 27 thủ tục và ban hành mới 331 thủ tục [136, tr.49].
+ Quảng Trị, đến năm 2015, các cơ quan hành chính nhà nước đã bãi bỏ 1.731 thủ tục hành chính, 944 mẫu đơn, mẫu tờ khai và 891 yêu cầu không cần thiết; trong đó, số lượng thủ tục hành chính kiến nghị giữ nguyên 425 thủ tục; số lượng thủ tục hành chính đề nghị sữa đổi, bổ sung 1.200 thủ tục, số lượng đề nghị bãi bỏ, huỷ bỏ 108 thủ tục; số lượng thủ tục hành chính đề nghị thay thế 38 thủ tục; công khai đường dây "nóng"; xây dựng tiêu chuẩn ISO, hiện đại hoá dịch vụ công. Đến nay, toàn tỉnh có 16/20 sở, ban, ngành, 9/10 huyện, thành phố, thị xã, 141/141 xã, phường, thị trấn triển khai thực hiện cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" [141, tr.6].
- Tổ chức hội nghị cán bộ, công chức:
+ Báo cáo Tổng kết 17 năm: Bình quân trong 10 năm (2005 - 2014), tỷ lệ các cơ quan, đơn vị tổ chức hội nghị cán bộ, công chức đạt 86,4%; thông qua tổ chức hội nghị cán bộ, công chức hằng năm, kết quả các khoản thu, chi tài chính, sử dụng, quản lý tài sản công, công tác nhận xét, đánh giá, khen thưởng cán bộ và đề ra phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp thực hiện năm tiếp theo của cơ quan, đơn vị được công khai, bàn bạc dân chủ
+ Hòa Bình: Hằng năm, các cơ quan, đơn vị đều tổ chức tốt Hội nghị cán bộ công chức, viên chức (Năm 2013 đạt 94,78 % năm 2014 đạt 100%; năm 2015 đạt 100 %) [137, tr.5].
+ Thừa Thiên Huế: Năm 2015, bằng nhiều hình thức phù hợp, có 95% các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp tổ chức hội nghị cán bộ, công chức bảo đảm các nội dung theo quy định [142, tr.7].
7
Thực hiện QCDC ở các doanh nghiệp
+ Quảng Nam: Từ năm 2008 đến năm 2015, có 100% doanh nghiệp nhà nước và Công ty Cổ phần từ doanh nghiệp nhà nước chuyển sang đều duy trì được nề nếp tổ chức Đại hội công nhân viên chức, hội nghị cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động [140, tr. 6].
+ Thừa Thiên Huế: Đến năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 3.900 doanh nghiệp, trong đó có 1.799 doanh nghiệp đang tham gia bảo hiểm xã hội và đủ điều kiện thành lập công đoàn, có 298 doanh nghiệp đã thành lập tổ chức công đoàn (đạt 16,56% so với số doanh nghiệp đủ điều kiện); 100% doanh nghiệp nhà nước, có 60% doanh nghiệp xây dựng trên thỏa ước lao động tập thể [142, tr.9].
+ Đồng Nai: Đến tháng 9 năm 2014 đã có 738/1.064 doanh nghiệp có công đoàn cơ sở ký kết thỏa ước lao động tập thể (đạt tỷ lệ 69,3%); hầu hết các doanh nghiệp thực hiện điều chỉnh lương theo Nghị định số 182/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ
- Tổ chức đại hội công nhân, viên chức và người lao động [136, tr.51].
+ Báo cáo Tổng kết 17 năm: Các doanh nghiệp đã tổ chức đại hội công nhân, viên chức và người lao động hằng năm đạt tỷ lệ 91%, đối thoại định kỳ, ký thoả ước lao động tập thể. Ban Thanh tra nhân dân trong các doanh nghiệp được kiện toàn, từng bước nâng cao chất lượng hoạt động; tiếp nhận và giải quyết kịp thời đơn thư khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công nhân viên chức, người lao động trong doanh nghiệp[3, tr.11].
+ Quảng Trị: Năm 1999, có 62% doanh nghiệp nhà nước tổ chức Đại hội công nhân, viên chức và từ năm 2008 đến 2015, có 100% doanh nghiệp nhà nước và Công ty Cổ phần từ doanh nghiệp nhà nước chuyển sang đều duy trì được nề nếp tổ chức Đại hội công nhân viên chức, hội nghị cán bộ, công nhân, viên chức và người lao động [141, tr.6].
- Tổ chức hội nghị người lao động
+ Báo cáo Tổng kết 17 năm: Năm 2014, thực hiện Nghị định số 60 có 10.500 doanh nghiệp tổ chức Hội nghị người lao động trong tổng số 20.900 doanh nghiệp có tổ chức công đoàn báo cáo, đạt tỷ lệ 50,2%, trong đó doanh nghiệp nhà nước đạt tỷ lệ 91%, doanh nghiệp ngoài nhà nước có tổ chức công đoàn đạt tỷ lệ 45,5% [3, tr.13].
+ Bắc Ninh, đến hết tháng 5/2015, số doanh nghiệp có BCH Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị người lao động và ký thỏa ước lao động tập thể là 444/706 (63%) và 322 doanh nghiệp tổ chức đối thoại [3, tr.13].
- Đối với các công ty tư nhân, các doanh nghệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài:
+ Đồng Nai: Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng đã thành lập BCĐ thực hiện QCDC (Công ty Choongnam, Công ty xe đạp Con Rồng - huyện Nhơn Trạch; Công ty Pounchen, Công ty VMEP - thành phố Biên Hòa, Công ty PouSung Việt Nam - huyện Trảng Bom...) Tuy nhiên, còn doanh nghiệp vốn đầu tư trong nước 158/399 (đạt 39,6%) và doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài 67/369 (đạt 18,16% [136, tr.51].
- Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở góp phần xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội.
+ Đồng Nai: Trong sinh hoạt đảng, các chi bộ đưa nội dung thực hiên Quy chế dân chủ vào nội dung kiềm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết - Trung ương 4 (khóa XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", gắn với tuyên truyền, giáo dục tư tưởng, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; là một trong tiêu chí để phân loại tổ chức cơ sở Đảng, đảng viên và phân loại thi đua cơ quan hằng năm [136, tr.40].
+ Quảng Trị: Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã xây kế hoạch dựng chương trình hành động và chỉ đạo Ủy ban nhân dân tỉnh, BCĐực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở gắn thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương (khoá XI) về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”; Nghị quyết TW4 (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” ” [141, tr.3].
- Thực hiện có hiệu quả QCDC trong các loại hình khác:
+ Quảng Ngãi, việc tổ chức tiếp xúc, đối thoại trực tiếp giữa bí thư cấp ủy đảng, thủ trưởng các sở, ban, ngành với Nhân dân qua kênh Phát thanh -Truyền hình Tỉnh là một hình thức mới trong thực hiện dân chủ ở cơ sở [3, tr.13,14].
+ Đồng Tháp có mô hình: “Ngày thứ Sáu nghe dân nói”, “Đối thoại với nhân dân” của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền được tiến hành ngay tại cơ sở để trực tiếp giải quyết những thắc mắc, kiến nghị của người dân[3, tr.13,14].
+ Bình Dương có mô hình: Xây dựng chính quyền thân thiện, công sở thân thiện vì nhân dân phục vụ [3, tr.13,14].
+ TP Cần Thơ có mô hình: Công khai, dân chủ trong xét và đề nghị xây nhà đại đoàn kết; công khai, dân chủ trong thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội; đối thoại dân chủ trong doanh nghiệp [3, tr.13,14].
8
Công tác thanh, kiểm tra, giám sát và sơ, tổng kết việc xây dựng và thực hiện tốt QCDC ở cơ sở
Công tác tanh, kiểm tra, giám sát:
+ Thái Bình: Từ năm 2001 - 2005, cấp ủy các cấp đã xây dựng và thực hiện 7.520 cuộc thanh tra, kiểm tra, xử lý kỷ luật 16 tổ chức đảng, 1.621 đảng viên; Năm 2003, có 1.051 đơn, đến năm 2006 có 559 đơn.
+ Đồng Nai: Trong 15 năm (2000 -2015), tiếp 149.305 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo, phản ánh, kiến nghị; Trong đó, Phòng Tiếp dân tỉnh và Thanh tra tỉnh tiếp 30.453 lượt người; các sở, ban, ngành tiếp 5.098 người; UBND cấp huyện tiếp 40.935 lượt người; UBND cấp xã tiếp 72.819 lượt người, về công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo: toàn tỉnh tiếp nhận 38.953 đơn thuộc thẩm quyền giải quyết (35.875 đơn khiếu nại và 3.078 đơn tố cáo); kết quả đã giải quyết được 34.424 đơn (31.606 đơn khiếu nại, đạt 88,10% và 2.818 đơn tố cáo, đạt 91,55%) góp phần quan trọng vào việc ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh [136, tr.46].
- Công tác sơ, tổng kết:
+ Đối với Trung ương, sau 17 năm thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW của Bộ Chính trị, BCĐ Trung ương đã tiến hành tổng kết việc xây dựng và thực hiện QCDC ở cơ sở
+ Đồng Nai đã chỉ đạo “tiến hành sơ kết 1 năm, 3 năm, 5 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và Tổng kết 15 năm thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW, có 17/17 Đảng bộ trực thuộc tỉnh gửi báo cáo về Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC tỉnh, có 11/11 huyện, thị, thành phố, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh và Đảng ủy khối Doanh nghiệp tổ chức hội nghị tổng kết [136, tr.40,41].
Số liệu do nghiên cứu sinh tổng hợp
Trên cơ sở báo cáo Tổng kết 17 năm của BCĐ Trung ương và một số địa phương về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở

File đính kèm:

  • docluan_an_dang_cong_san_viet_nam_lanh_dao_thuc_hien_quy_che_da.doc
  • jpg0 CV Ngo Van Sy LSD TTM.jpg
  • doc1 BIA LUAN - NGO VAN SY LSD.doc
  • doc2 BIA TOM TcT TIsNG VIaT - NGO VAN SY LSD.doc
  • doc2 TOM TcT TIsNG VIaT - NGO VAN SY LSD.doc
  • doc3 BIA TOM TcT TIsNG ANH - NGO VAN SY LSD.doc
  • doc3 TOM TcT TIsNG ANH - NGO VAN SY LSD.doc
  • doc4 THONG TIN MoNG TIsNG ANH - NGO VAN SY LSD.doc
  • doc4 THONG TIN MoNG TIsNG VIaT - NGO VAN SY LSD.doc