Luận án Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam

Trong pháp luật dân sự, giao dịch dân sự là một chế định xuất hiện từ

sớm và trở thành một chế định quan trọng. Giao dịch dân sự là hình thức giao

lưu dân sự phong phú của con người, là một trong những phương thức hữu

hiệu để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thực hiện quyền và

nghĩa vụ của mình. Những quy định về giao dịch dân sự có điều kiện có vai

trò quan trọng trong việc điều chỉnh những quan hệ dân sự của nền kinh tế thị

trường. Mặc dù, giao dịch dân sự có điều kiện không phải là quy định mới

trong BLDS năm 2015, song đây vẫn là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi trong cả

quá trình nghiên cứu cũng như thực tiễn áp dụng. Điều này gây ảnh hưởng

đến hiệu quả áp dụng pháp luật trên thực tiễn, không bảo đảm được quyền và

lợi ích của các bên chủ thể.

Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học được công bố

đã nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến giao dịch dân sự có điều kiện. Tuy

vậy, các công trình này mới chỉ tiếp cận ở góc độ nhỏ hoặc các trường hợp cụ

thể mà chưa bao quát đầy đủ các vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật cũng

như thực tiễn áp dụng pháp luật. Những kiến nghị được các công trình này

đưa ra còn chưa toàn diện hoặc còn ở mức chung chung, chưa cụ thể. Thực tế

này đòi hỏi việc tiếp tục nghiên cứu để tìm ra các giải pháp hoàn thiện pháp

luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật. Mặt khác, các điều khoản quy

định trong BLDS năm 2015 về giao dịch dân sự có điều kiện còn khá sơ sài

và cho thấy sự chưa quan tâm từ các nhà làm luật đối với nội dung này. Như

khái niệm về giao dịch dân sự có điều kiện được quy định trong BLDS năm

2015 chưa được làm rõ gây ra sự mâu thuẫn, thiếu logic với các quy định

khác có sử dụng từ “điều kiện” như điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân2

sự, thực hiện nghĩa vụ có điều kiện, hợp đồng có điều kiện, tặng cho có điều

kiện, . Hay quy định về hợp đồng có điều kiện lại khác biệt với giao dịch

dân sự có điều kiện, mặc dù, hợp đồng có điều kiện là một hình thức của giao

dịch dân sự có điều kiện. Hay các quy định của pháp luật không đề cập tới

bảo vệ quyền lợi của các bên khi giao dịch có điều kiện huỷ bỏ xảy ra hoặc

giao dịch có điều kiện bị tuyên vô hiệu chưa được bảo vệ một cách thoả đáng

cho bên yếu thế trong giao dịch. Bên cạnh đó, thực tiễn xét xử tại Toà về giao

dịch dân sự có điều kiện cho thấy sự lúng túng của cơ quan xét xử trong việc

nhận định giao dịch dân sự có điều kiện. Đặc biệt, đa số cơ quan xét xử có sự

xác định nhầm lẫn với thực thiện nghĩa vụ có điều kiện, thực hiện hợp đồng

có điều kiện là giao dịch dân sự có điều kiện trong thực tiễn xét xử hoặc nhầm

lẫn giao nghĩa vụ cho người hưởng di sản được coi là di chúc có điều kiện.

Mặc dù, có Án lệ số 39/2020 về giao dịch có điều kiện nhưng nhiều khía cạnh

pháp lý liên quan đến nội dung này vẫn cần thiết phải được làm sáng tỏ

pdf 304 trang kiennguyen 20/08/2022 5600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam

Luận án Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 
PHÙNG BÍCH NGỌC 
GIAO DỊCH DÂN SỰ CÓ ĐIỀU KIỆN THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP 
LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC 
Chuyên ngành: Luật dân sự và Tố tụng Dân sự 
Mã số: 9 38 01 03 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS PHÙNG TRUNG TẬP 
Hà Nội - 2021
 ii 
LỜI CAM ĐOAN 
 Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của 
riêng tôi. 
 Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công 
trình nào khác. Các số liệu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, 
được trích dẫn đúng theo quy định. 
 Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án 
này. 
TÁC GIẢ LUẬN ÁN 
PHÙNG BÍCH NGỌC 
 iii 
LỜI CẢM ƠN 
 Nghiên cứu sinh xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc đối 
với PGS.TS Phùng Trung Tập – người hướng dẫn khoa học cho NCS. Thầy 
đã tận tình hướng dẫn về khoa học, động viên, khích lệ và giúp NCS vượt qua 
những khó khăn trong suốt quãng thời gian qua để hoàn thành công trình 
nghiên cứu này. 
 Nghiên cứu sinh xin chân thành cảm ơn các thầy cô, người thân, bạn 
bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ NCS trong 
suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án này. 
Nghiên cứu sinh 
 iv 
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 
BLDS Bộ luật dân sự 
CTCP Công ty cổ phần 
GDDS Giao dịch dân sự 
NCS Nghiên cứu sinh 
QSDĐ Quyền sử dụng đất 
TAND Toà án nhân dân 
TANDTC Toà án nhân dân tối cao 
UBND Uỷ ban nhân dân 
 v 
MỤC LỤC 
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1 
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài ............................................ 1 
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ..................................... 2 
2.1. Mục đích nghiên cứu .......................................................................... 2 
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................... 3 
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ...................................... 3 
3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 3 
3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 4 
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu ................................ 4 
5. Những đóng góp mới của Luận án ...................................................... 5 
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án ............................................. 7 
7. Kết cấu của luận án ............................................................................... 7 
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 
LUẬN ÁN ........................................................................................................ 8 
1. Một số công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu đã được công bố 
có liên quan đến đề tài luận án ................................................................... 8 
1.1. Một số công trình khoa học nước ngoài ............................................. 8 
1.2. Một số công trình khoa học trong nước ........................................... 13 
2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và 
hướng triển khai nghiên cứu đề tài luận án ............................................ 26 
2.1. Những kết quả đạt được về mặt lý luận và thực tiễn liên quan đến đề 
tài luận án ................................................................................................. 26 
2.2. Những vấn đề liên quan đến đề tài luận án cần được tiếp tục nghiên 
cứu trong luận án ..................................................................................... 33 
3. Lý thuyết nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu ... 35 
3.1. Lý thuyết nghiên cứu ........................................................................ 35 
3.2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu ................................... 37 
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ 
CÓ ĐIỀU KIỆN ............................................................................................ 39 
1.1. Khái quát về giao dịch dân sự ........................................................... 39 
1.2. Khái niệm, đặc điểm, phân loại giao dịch dân sự có điều kiện ...... 46 
1.2.1. Khái niệm giao dịch dân sự có điều kiện ....................................... 46 
1.2.2. Đặc điểm của giao dịch có điều kiện ............................................. 54 
1.2.3. Phân loại giao dịch có điều kiện .................................................... 58 
1.3. Các học thuyết có giá trị luận giải cơ sở khoa học của giao dịch 
dân sự có điều kiện .................................................................................... 67 
1.3.1. Học thuyết về tự do ý chí .............................................................. 67 
1.3.2. Học thuyết về sự dung hoà giữa tự do ý chí và lợi ích xã hội ....... 69 
 vi 
1.4. Hiệu lực của giao dịch dân sự có điều kiện ...................................... 72 
1.4.1. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự có điều kiện ............... 72 
1.4.2. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự có điều kiện bị huỷ bỏ ....... 76 
1.5. Điều kiện trong giao dịch có điều kiện ............................................. 80 
1.6. Khái lược về sự phát triển các quy định về giao dịch có điều kiện 
trong hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam ............................................. 86 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................. 91 
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ 
GIAO DỊCH DÂN SỰ CÓ ĐIỀU KIỆN ..................................................... 93 
2.1. Các quy định chung về giao dịch dân sự có điều kiện .................... 93 
2.1.1. Nhận diện giao dịch dân sự có điều kiện ....................................... 93 
2.1.2. Xác định điều kiện là sự kiện trong giao dịch dân sự có điều kiện 98 
2.1.3. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự có điều kiện trong một số 
trường hợp .............................................................................................. 102 
2.2. Các quy định riêng về từng loại giao dịch dân sự có điều kiện .... 115 
2.2.1. Hợp đồng có điều kiện ................................................................. 115 
2.2.2. Di chúc có điều kiện .................................................................... 118 
2.2.3. Hứa thưởng có điều kiện .............................................................. 122 
KÊT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................... 126 
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 
PHÁP LUẬT DÂN SỰ VIỆT NAM VỀ GIAO DỊCH DÂN SỰ CÓ ĐIỀU 
KIỆN ............................................................................................................ 127 
3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về giao dịch dân sự có điều kiện .... 127 
3.1.1. Xác định giao dịch dân sự có điều kiện ....................................... 127 
3.1.2. Xác định các loại điều kiện trong giao dịch dân sự có điều kiện 132 
3.1.3. Nhầm lẫn giữa giao dịch dân sự có điều kiện với các vấn đề khác
 ............................................................................................................... 137 
3.1.4. Nhầm lẫn giữa di chúc có điều kiện với giao nghĩa vụ cho người 
thừa kế .................................................................................................... 143 
3.1.5. Nhầm lẫn giữa hợp đồng có điều kiện với thực hiện hợp đồng có 
điều kiện ................................................................................................. 145 
3.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật dân sự về giao dịch dân sự có điều 
kiện ........................................................................................................... 148 
3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định chung về giao dịch có điều kiện
 ............................................................................................................... 149 
3.2.2. Kiến nghị hoàn thiện các quy định riêng về từng loại giao dịch có 
điều kiện ................................................................................................. 160 
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................... 175 
 vii 
KẾT LUẬN ................................................................................................. 177 
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ 
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................... 179 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................. 180 
PHỤ LỤC: ................................................................................................... 189 
CÁC BẢN ÁN ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN .......................... 189 
1 
LỜI MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 
 Trong pháp luật dân sự, giao dịch dân sự là một chế định xuất hiện từ 
sớm và trở thành một chế định quan trọng. Giao dịch dân sự là hình thức giao 
lưu dân sự phong phú của con người, là một trong những phương thức hữu 
hiệu để các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự thực hiện quyền và 
nghĩa vụ của mình. Những quy định về giao dịch dân sự có điều kiện có vai 
trò quan trọng trong việc điều chỉnh những quan hệ dân sự của nền kinh tế thị 
trường. Mặc dù, giao dịch dân sự có điều kiện không phải là quy định mới 
trong BLDS năm 2015, song đây vẫn là vấn đề gây ra nhiều tranh cãi trong cả 
quá trình nghiên cứu cũng như thực tiễn áp dụng. Điều này gây ảnh hưởng 
đến hiệu quả áp dụng pháp luật trên thực tiễn, không bảo đảm được quyền và 
lợi ích của các bên chủ thể. 
 Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu khoa học được công bố 
đã nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến giao dịch dân sự có điều kiện. Tuy 
vậy, các công trình này mới chỉ tiếp cận ở góc độ nhỏ hoặc các trường hợp cụ 
thể mà chưa bao quát đầy đủ các vấn đề lý luận, thực trạng pháp luật cũng 
như thực tiễn áp dụng pháp luật. Những kiến nghị được các công trình này 
đưa ra còn chưa toàn diện hoặc còn ở mức chung chung, chưa cụ thể. Thực tế 
này đòi hỏi việc tiếp tục nghiên cứu để tìm ra các giải pháp hoàn thiện pháp 
luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật. Mặt khác, các điều khoản quy 
định trong BLDS năm 2015 về giao dịch dân sự có điều kiện còn khá sơ sài 
và cho thấy sự chưa quan tâm từ các nhà làm luật đối với nội dung này. Như 
khái niệm về giao dịch dân sự có điều kiện được quy định trong BLDS năm 
2015 chưa được làm rõ gây ra sự mâu thuẫn, thiếu logic với các quy định 
khác có sử dụng từ “điều kiện” như điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân 
2 
sự, thực hiện nghĩa vụ có điều kiện, hợp đồng có điều kiện, tặng cho có điều 
kiện, . Hay quy định về hợp đồng có điều kiện lại khác biệt với giao dịch 
dân sự có điều kiện, mặc dù, hợp đồng có điều kiện là một hình thức của giao 
dịch dân sự có điều kiện. Hay các quy định của pháp luật không đề cập tớ ...  đất” đối với ông Nguyễn Tấn L do ông Nguyễn Văn T để lại. 
Về chi phí đo đạc, định giá và bản vẽ: Bà T phải chịu 3.110.000 đồng (đã chi 
phí xong). 
Án phí: Bà T phải chịu 200.000 đồng án phí dân sự sơ thẩm nhưng được khấu 
trừ vào tiền tạm ứng án phí 545.000 đồng theo biên lai thu số 0000389 ngày 14 tháng 
7 năm 2014, hoàn lại cho bà T 345.000 đồng. 
Ngoài ra, bản án sơ thẩm còn tuyên quyền kháng cáo, thời hạn kháng cáo, quyền 
và nghĩa vụ thi hành án của đương sự theo quy định của Luật Thi hành án dân sự. 
Ngày 11 tháng 4 năm 2017, nguyên đơn bà Nguyễn Ánh T kháng cáo toàn bộ 
bản án sơ thẩm, yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện 
của bà T. 
Ngày 11 tháng 5 năm 2017, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Đ có 
Quyết định kháng nghị số 153/QĐKN-VKS ngày 11/5/2017 yêu cầu sửa bản án sơ 
thẩm về phần án phí sơ thẩm; theo đó, nguyên đơn phải chịu án phí có giá ngạch đối 
với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn không được chấp nhận. 
Ngày 04 tháng 7 năm 2017, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Đ ban 
hành Quyết định rút kháng nghị số 225/QĐ-VKS rút lại Quyết định kháng nghị số 
153/QĐKN-VKS ngày 11/5/2017. 
Tại phiên tòa phúc thẩm, nguyên đơn vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện và 
không rút yêu cầu kháng cáo, các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc 
giải quyết vụ án. 
Nguyên đơn bà Nguyễn Ánh T trình bày: Diện tích đất 287m2, loại đất thổ, thuộc 
thửa 44, tờ bản đồ 8-3-1 và phần đất ruộng khoảng 2.800m2, thuộc thửa 225, tờ bản 
đồ số 8-1, tọa lạc thị trấn Đ là di sản của ông nội bà T và ông L là ông Nguyễn Văn T 
để lại. Ông T di chúc lại cho ông L quản lý với điều kiện phải nuôi dưỡng, chăm sóc 
5 
bà nhưng ông L thường xuyên la mắng, xua đuổi bà nên bà yêu cầu chia cho bà 
100m2 đất thổ thuộc thửa 44 và 500m2 đất ruộng thuộc thửa 225 mà ông L đang đứng 
tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để bà được độc lập, không phụ thuộc vào ông 
L nữa. Bà từ chối việc ông L cấp dưỡng cho bà số triệu 1,5 triệu đồng/tháng. Nhà của 
ông nội để lại hiện nay không còn, ông L đã làm nhà mới nên bà không yêu cầu chia 
nhà. 
Bị đơn ông Nguyễn Tấn L trình bày như sau: Ông hoàn toàn không có xua đuổi 
bà T, ông luôn thực hiện đúng theo di chúc của ông nội để lại, ông đồng ý cấp dưỡng 
cho bà T 1,5 triệu đồng/tháng, còn việc bà T bị đau bệnh thì ông sẽ có chi phí riêng. 
Bà Võ Thị Y và bà Nguyễn Thị C trình bày: Ông L luôn thực hiện việc chăm sóc 
bà T đúng theo di chúc, hoàn toàn không có xua đuổi bà T như bà T trình bày. 
Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An phát biểu ý kiến của Viện 
kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án dân sự ở giai đoạn 
phúc thẩm: 
- Thẩm phán và Hội đồng xét xử, những người tiến hành tố tụng tuân thủ 
đúng các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Các đương sự chấp hành đúng quy 
định của Bộ luật Tố tụng dân sự. 
- Quan điểm về việc giải quyết vụ án: đơn kháng cáo của nguyên đơn được làm 
trong thời hạn luật quy định và hợp lệ, đủ điều kiện để xem xét theo trình tự phúc 
thẩm. Đối với việc rút kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Đ, 
đề nghị Hội đồng xét xử đình chỉ xét xử phúc thẩm. Về nội dung kháng cáo của bà T 
thấy rằng: Ông L đã thực hiện đúng nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng bà Lành theo “Tờ 
di chúc gia đình” do ông Nguyễn Văn T lập ngày 05/6/1985. Các đương sự đều công 
nhận nội dung di chúc này là đúng. Bà T cho rằng ông L vi phạm điều kiện của di 
chúc là không chăm sóc, nuôi dưỡng và hay la mắng, xua đuổi bà nhưng bà không có 
chứng cứ gì chứng minh. Con gái của bà T là chị Nguyễn Thị C đang sống chung nhà 
với bà T cũng xác định ông L đã thực hiện đúng di chúc của ông T để lại. Tòa án cấp 
sơ thẩm không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà T là có căn cứ. Trong vụ án này, 
xét thấy không cần phải thu thập thêm chứng cứ gì, đề nghị không chấp nhận kháng 
cáo của bà T, giữ nguyên bản án sơ thẩm. 
NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN: 
Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ, vụ án được thẩm tra tại phiên tòa, 
căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa, ý kiến và quan điểm của Kiểm sát viên, sau 
khi thảo luận và nghị án, xét thấy: 
 [1] Về tố tụng: Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan là ông Lê Trung N và bà 
Huỳnh Ngọc H vắng mặt đồng thời có yêu cầu xét xử vắng mặt nên Tòa án vẫn tiến 
hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt theo quy định tại Khoản 2 Điều 296 Bộ 
luật Tố tụng dân sự. 
[2] Về kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Đ: 
Tại Quyết định kháng nghị số 153/QĐKN-VKS ngày 11/5/2017 của Viện 
trưởng Viện kiểm sát nhân dân huyện Đ đã kháng nghị về án phí dân sự sơ thẩm theo 
6 
hướng buộc bà T phải chịu đối với toàn bộ yêu cầu khởi kiện không được chấp nhận. 
Tại Quyết định rút kháng nghị số 225/QĐ-VKS ngày 04/7/2017 của Viện trưởng Viện 
kiểm sát nhân dân huyện Đ đã rút Quyết định kháng nghị nêu trên nên Hội đồng xét 
xử phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối nội dung kháng nghị này theo quy định 
tại điểm b Khoản 1 Điều 289 Bộ luật Tố tụng dân sự. 
[3] Về kháng cáo của bà Nguyễn Ánh T: 
Bà T và ông L đều trình bày thống nhất: bà T và ông L là hai chị em ruột, ông 
Nguyễn Văn T (chết năm 1985) là ông nội của bà T và ông L; di sản của ông T để lại 
gồm: phần đất thổ (ODT) diện tích 287m2, thuộc thửa 44, tờ bản đồ số 8-3-1 và phần 
đất ruộng khoảng 4.000m2 trong đó có thửa 225, tờ bản đồ số 8-1, tại thị trấn Đ. Ngày 
05 tháng 6 năm 1985, ông T lập di chúc có chứng thực của Ủy ban nhân dân thị trấn 
Đ với nội dung: ông L là người được thừa hưởng phần di sản do ông nội là Nguyễn 
Văn T để lại gồm: phần đất thổ (ODT) diện tích 287m2, thuộc thửa 44, tờ bản đồ số 8-
3-1 và phần đất ruộng khoảng 4.000m2 trong đó có thửa 225, tờ bản đồ số 8-1, tại thị 
trấn Đ. Do bà Nguyễn Ánh T hay bị bệnh tật, ốm đau thường xuyên nên ông L phải 
có trách nhiệm chăm sóc bà T và phải cho bà T ở trong ngôi nhà thờ trên phần đất thổ, 
không được xua đuổi bà T ra khỏi nhà. Ông L đã được Ủy ban nhân dân huyện Đ cấp 
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở vào năm 2003. 
Bà T yêu cầu chia thừa kế di sản của ông T để lại, cụ thể là 100m2 đất thổ thuộc 
thửa 44 và 500m2 đất ruộng thuộc thửa 225, với lý do ông L không thực hiện theo di 
chúc của ông T, la mắng, xua đuổi bà. 
Thấy rằng, bà T và ông L điều thống nhất về di sản do ông T để lại, thống nhất 
nội dung di chúc của ông T, đây là di chúc có điều kiện. Bà T cho rằng ông L vi phạm 
điều kiện di chúc nhưng không có chứng cứ gì chứng minh. Bà Cúc (là con ruột của 
bà T), cùng sống chung với bà T trình bày: từ trước đến nay ông Nguyễn Tấn L đối 
xử rất tốt với bà T, không hề ngược đãi, đuổi xua như bà T trình bày; bà Võ Thị Y (là 
cô ruột của bà T và ông L) cũng xác định không có việc ông L đánh đập hay xua đuổi 
bà T, hiện nay ông L vẫn chăm sóc bà T đúng như ý chí của người để lại di sản thừa 
kế; Bà T cũng thừa nhận ông L có tách cho bà diện tích là 200m2 đất vào ngày 03 
tháng 11 năm 2008 và bà T đã được Ủy ban nhân dân huyện Đ cấp giấy chứng nhận 
quyền sử dụng đất. Hiện nay, bà T đang quản lý, sử dụng căn nhà do ông L xây dựng 
lại (ngôi nhà của ông T để lại không còn). Mặt khác, tại “Tờ cam kết” ngày 
01/10/2008 giữa bà T và ông L, có con bà T là Nguyễn Thị C ký tên chứng kiến, có 
nội dung đã thỏa thuận: “Em tôi Nguyễn Tấn L đã đồng ý cho tôi 200m2 đất tọa lạc ở 
bản đồ số 8-1, thửa 225 và đã sang tên cho Nguyễn Ánh T với điều kiện trở về sau tôi 
không đòi hỏi với bất cứ tài sản và quyền lợi gì về em L (do ông bà để lại)”. Bà C còn 
trình bày: “ông L lo cho mẹ tôi, bệnh tật thì cũng lo cho mẹ tôi, cho mẹ tôi tiền, ông L 
không có xua đuổi bà T, chỉ là do mẹ tôi ở mà không chịu dọn dẹp nên ông L có la 
thôi. Khi mẹ tôi bệnh thì ông L chở đi thành phố khám bệnh và cho tiền chữa bệnh, 
ngoài ra ông L cũng lo cho tôi và cháu T”. 
Do ông L không có vi phạm điều kiện của di chúc nên Tòa án cấp sơ thẩm 
không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà T đồng thời bà T phải chịu chí phí đo đạc, 
định giá, thẩm định tại chỗ là có căn cứ. 
7 
[4] Về án phí: 
Do bà T kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm nên phải xem xét cả phần án phí dân 
sự sơ thẩm. Thấy rằng: Tòa án cấp sơ thẩm bác yêu cầu chia thừa kế của bà T nhưng 
buộc bà T phải chịu 200.000 đồng án phí dân sự là không đúng. Trong trường hợp 
này, bà T không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Khoản 7 Điều 27 
Pháp lệnh án phí, lệ phí Tòa án tại thời điểm xét xử sơ thẩm. Khi xét xử phúc thẩm, 
căn cứ vào Điều 47, điểm a, Khoản 7 Điều 27 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 
ngày 30/12/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, 
thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án thì bà T cũng không phải chịu án 
phí dân sự sơ thẩm. 
Do đó, chấp nhận một phần yêu cầu kháng cáo của bà T, sửa án sơ thẩm về phần 
án phí. 
Về án phí phúc thẩm: Bà T không phải chịu do sửa án sơ thẩm. 
 Vì các lẽ trên; 
QUYẾT ĐỊNH: 
Căn cứ điểm b Khoản 1 Điều 289, Khoản 2 Điều 308 Bộ luật Tố tụng dân sự, 
1. Đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát 
nhân dân huyện Đ kháng nghị về phần án phí dân sự sơ thẩm. 
2. Chấp nhận một phần kháng cáo của bà Nguyễn Ánh T. 
Sửa một phần Bản án dân sự sơ thẩm số 43/2017/DS-ST ngày 26 tháng 4 năm 
2017 của Tòa án nhân dân huyện Đ về phần án phí dân sự sơ thẩm. 
Áp dụng Điều 35, 144, 147, 157, 158, 165, 166, 227, 228 Bô ̣luâṭ Tố tuṇg dân 
sự; điểm d Khoản 1 Điều 688, Khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015; Điều 470, 
646, 652, 670, 733 Bộ luật Dân sự 2005; Điều 47, điểm a Khoản 7 Điều 27 Nghị 
quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30/12/2016 quy định về mức thu, miễn, giảm, 
thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án, 
Tuyên xử: 
Không chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Nguyễn Ánh T về việc “tranh chấp 
thừa kế quyền sử dụng đất” đối với ông Nguyễn Tấn L do ông Nguyễn Văn T để lại. 
3. Về án phí: Bà Nguyễn Ánh T không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm và án phí 
dân sự phúc thẩm; hoàn lại bà T số tiền tạm ứng án phí 545.000 đồng theo biên lai thu 
số 0000389 ngày 14 tháng 7 năm 2014 và tiền tạm ứng áp phí 300.000 đồng theo biên 
lai số 0000422 ngày 05 tháng 5 năm 2017 của Chi cục Thi hành án dân sự huyện Đ. 
4. Về chi phí tố tụng (định giá, đo đạc và xem xét, thẩm định tại chỗ): Bà 
Nguyễn Ánh T phải chịu 3.110.000 đồng (bà T đã nộp xong). 
Trường hợp bản án, quyết định được thi hành theo qui định tại Điều 2 Luật Thi 
hành án dân sự thì người được thi hành án, người phải thi hành án dân sự có quyền thoả 
thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế 
8 
thi hành án theo qui định tại các Điều 6, 7, 7a và 9 Luật Thi hành án dân sự; thời hiệu 
thi hành án được thực hiện theo qui định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự. 
Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án./. 
Nơi nhận: 
- TANDCC tại Tp Hồ Chí Minh; 
- VKSND tỉnh Long An; 
- TAND huyện Đ; 
- Chi cục THADS huyện Đ; 
- Các đương sự; 
- Lưu: HS, AV. 
TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM 
THẨM PHÁN-CHỦ TỌA PHIÊN TÒA 
Nguyễn Văn Thu 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_giao_dich_dan_su_co_dieu_kien_theo_quy_dinh_cua_phap.pdf
  • docxĐiểm mới LATS- Tiếng Anh.docx
  • pdfTom Tat LATS (TA).pdf
  • pdfTóm tắt LATS (TV).pdf