Luận án Quản lý đào tạo theo đặt hàng tại trường đại học công nghiệp dệt may Hà Nội

Hệ thống ĐT có nhiệm vụ cung ứng lao động kỹ thuật để đáp ứng các mục tiêu

phát triển kinh tế - xã hội trong nền KTTT. Để làm được điều này, ĐT “theo hướng

cung” (supply driven) phải chuyển sang ĐT “theo hướng cầu” (demand driven), chuyển

từ "ĐT những gì mình có" sang "ĐT những gì xã hội cần" nhằm thu hẹp khoảng cách

giữa ĐT và sử dụng nhân lực. Nói cách khác, ĐT phải tuân thủ quy luật cung - cầu để

có thể đáp ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội. Nhu cầu nhân lực của xã hội gồm:

Nhu cầu của Nhà nước, nhu cầu của DN và nhu cầu của người học [47].

Với sự phát triển của kinh tế - xã hội trong nền KTTT, nhu cầu nhân lực của xã

hội luôn biến động, vì vậy, để ĐT đáp ứng được nhu cầu nhân lực của xã hội nói chung

và của DN nói riêng, việc quan trọng hàng đầu là phải định kỳ xác định được NCĐT

của thị trường lao động nói chung và nhu cầu của các DN nói riêng.

Tuy nhiên, cho đến nay, hệ thống ĐT nhân lực của Việt Nam chưa tuân thủ quy

luật cung - cầu của nền KTTT nên mỗi năm có hàng vạn HS/SV tốt nghiệp không tìm

được việc làm, trong khi đó các DN lại không tuyển được nhân lực, điều này đã gây ra

lãng phí lớn cho Nhà nước cũng như cho xã hội và làm cho hệ thống ĐT trở nên kém

hiệu quả.

Đào tạo theo đặt hàng luôn gắn cung với cầu, gắn ĐT với sử dụng, do vậy khắc

phục được điểm yếu trong ĐT nhân lực hiện nay của các trường đại học. Một mặt khác,

ĐT theo đặt hàng gắn với việc làm của các DN, giúp người học sau khi tốt nghiệp khóa

ĐT có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc, không phải ĐT lại nên nâng

cao được hiệu quả kinh tế của ĐT.

Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung

ương Đảng Cộng sản Việt Nam về đổi mới căn bản và toàn diện GD và ĐT đã nêu rõ:

“Đối với GD đại học và ĐT nghề nghiệp, thực hiện cơ chế đặt hàng trên cơ sở hệ

thống định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng của một số loại hình dịch vụ

ĐT ” [20]. Luật GD đại học số 34/2018 có nêu rõ: Trường đại học có khoản thu từ

nhận đặt hàng ĐT [56]. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày

10/4/2019 quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ

công từ ngân sách Nhà nước [17]. Quy chế tuyển sinh năm 2020 do Bộ GD và ĐT ban2

hành ngày 07/5/2020 có quy định về tuyển sinh và ĐT theo đặt hàng [6]. Như vậy, Đảng

và Nhà nước đã có chủ trương, quy định về đặt hàng và nhận đặt hàng ĐT.

Tuy nhiên, ĐT theo đặt hàng còn là vấn đề mới mẻ, cho đến nay Nhà nước vẫn

chưa thực hiện đặt hàng các cơ sở ĐT, các DN cũng chưa quen đặt hàng ĐT. Một mặt

khác, chưa có luận cứ khoa học vững chắc cũng như định mức kinh tế - kỹ thuật, tiêu

chuẩn chất lượng để thực hiện.

Trong những năm qua, dệt may là ngành kinh tế xuất khẩu chủ lực của nước ta,

nhiều năm liền duy trì đà tăng trưởng cao. Giai đoạn từ 2005 đến 2019, ngành dệt may

Việt Nam đạt mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân trên 16,9%/năm. Năm

2018, Việt Nam đã vươn lên nhóm 3 nước xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới

[31]. Ngành dệt may thu hút hơn 2,5 triệu lao động trực tiếp, chiếm khoảng 20% lao

động của khu vực kinh tế công nghiệp Việt Nam [70].

pdf 299 trang kiennguyen 19/08/2022 3420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Quản lý đào tạo theo đặt hàng tại trường đại học công nghiệp dệt may Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Quản lý đào tạo theo đặt hàng tại trường đại học công nghiệp dệt may Hà Nội

Luận án Quản lý đào tạo theo đặt hàng tại trường đại học công nghiệp dệt may Hà Nội
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM 
---------------------------- 
NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG 
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO ĐẶT HÀNG TẠI 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC 
HÀ NỘI - 2021 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM 
---------------------------- 
NGUYỄN THỊ THU HƯỜNG 
QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO ĐẶT HÀNG TẠI 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC 
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục 
Mã số: 9 14 01 14 
Cán bộ hướng dẫn khoa học: 
GS.TSKH. Nguyễn Minh Đường 
TS. Vũ Xuân Hùng 
HÀ NỘI - 2021 
i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Kết quả nghiên 
cứu của luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên 
cứu khoa học nào trước đó. 
 Tác giả luận án 
 Nguyễn Thị Thu Hường 
ii 
LỜI CẢM ƠN 
Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, các thầy 
cô và cán bộ bộ phận Đào tạo - Phòng Quản lý khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế đã 
hướng dẫn, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên 
cứu và thực hiện luận án. 
Với lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng, tôi xin chân thành cảm ơn GS.TSKH. 
Nguyễn Minh Đường và TS. Vũ Xuân Hùng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong 
quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học trong các Hội đồng thi chuyên đề, 
Hội đồng Senimar luận án, Hội đồng bảo vệ luận án cấp Bộ môn, các thầy cô phản biện 
đã có những ý kiến quan trọng để tôi kịp thời bổ sung và hoàn thiện luận án. 
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô giáo, cán bộ viên chức 
của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội đã phối hợp và tạo những điều kiện 
thuận lợi nhất cho tôi trong quá trình vừa nghiên cứu vừa công tác. Cảm ơn sự phối hợp 
hiệu quả của các doanh nghiệp là khách hàng với trường Đại học Công nghiệp Dệt May 
Hà Nội, người học các khóa đào tạo theo đặt hàng, các doanh nghiệp dệt may nói chung 
và Tập đoàn Dệt May Việt Nam, Hiệp hội Dệt May Việt Nam. Trân trọng lớn lao đối 
với gia đình, bạn bè đã luôn ở bên, động viên chia sẻ để tôi hoàn thành nghiên cứu. 
Hy vọng kết quả nghiên cứu sẽ góp phần thúc đẩy đào tạo theo đặt hàng tại trường 
Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội và góp phần hình thành khung lý luận về đào tạo 
theo đặt hàng tại nước ta. 
Do năng lực bản thân và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, kính mong các nhà 
khoa học, các thầy cô giáo, các chuyên gia, đồng nghiệp và những người quan tâm nhận 
xét, góp ý để tôi hoàn thiện nghiên cứu của mình. 
 Tác giả luận án 
 Nguyễn Thị Thu Hường 
iii 
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................ i 
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .................................................................................... vii 
DANH MỤC BẢNG ..................................................................................................... ix 
DANH MỤC SƠ ĐỒ ....................................................................................................... x 
DANH MỤC BIỂU ĐỒ ................................................................................................ ix 
DANH MỤC HÌNH VẼ .................................................................................................. x 
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 
1. Lí do chọn đề tài......................................................................................................... 1 
2. Mục đích nghiên cứu của luận án ............................................................................ 3 
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 4 
4. Giả thuyết khoa học ................................................................................................... 4 
5. Nội dung và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 4 
5.1. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 4 
5.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................. 4 
6. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .............................................. 5 
6.1. Phương pháp tiếp cận ......................................................................................... 5 
6.2. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 6 
7. Đóng góp mới của luận án ........................................................................................ 8 
8. Luận điểm bảo vệ ....................................................................................................... 8 
9. Cấu trúc của luận án ................................................................................................. 9 
10. Nơi thực hiện đề tài nghiên cứu ............................................................................. 9 
Chương 1 ...................................................................................................................... 10 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO ĐẶT HÀNG TẠI TRƯỜNG 
ĐẠI HỌC ...................................................................................................................... 10 
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ............................................................................. 10 
1.1.1. Nghiên cứu về đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu doanh nghiệp.... 10 
1.1.2. Nghiên cứu về quản lý đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu doanh 
nghiệp ........................................................................................................................ 14 
1.1.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết ............................................................... 17 
1.2. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................................... 19 
1.2.1. Quản lý ............................................................................................................ 19 
1.2.2. Đào tạo ............................................................................................................ 19 
1.2.3. Quản lý đào tạo ............................................................................................... 20 
1.2.4. Đặt hàng đào tạo ............................................................................................. 22 
1.2.5. Đào tạo theo đặt hàng .................................................................................... 22 
1.2.6. Quản lý đào tạo theo đặt hàng ....................................................................... 22 
1.2.7. Trường đại học ............................................................................................... 22 
1.3. Đào tạo nhân lực tại trường đại học theo đặt hàng trong nền kinh tế thị 
trường ........................................................................................................................... 22 
1.3.1. Đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội, nhu cầu doanh nghiệp theo đặt hàng .... 23 
1.3.2. Đặc điểm hoạt động đào tạo theo đặt hàng của trường đại học trong nền 
kinh tế thị trường ...................................................................................................... 24 
1.3.3. Đào tạo theo đặt hàng với các quy luật cơ bản của nền kinh tế thị trường. 29 
1.3.4. Một số đặc điểm của đào tạo theo đặt hàng .................................................. 30 
1.3.5. Sự khác biệt giữa đào tạo theo đặt hàng với các phương thức đào tạo khác
 ................................................................................................................................... 36 
iv 
1.3.6. Một số mô hình đào tạo .................................................................................. 38 
1.4. Vận dụng mô hình đào tạo theo chu trình vào quản lý đào tạo theo đặt hàng 
tại trường đại học ........................................................................................................ 45 
1.4.1. Tổ chức xác định nhu cầu đào tạo và ký kết hợp đồng đào tạo ................... 45 
1.4.2. Lập kế hoạch và tổ chức xây dựng chương trình đào tạo ............................ 50 
1.4.3. Tổ chức triển khai đào tạo theo đặt hàng ...................................................... 56 
1.4.4. Đánh giá khóa đào tạo và chu trình đào tạo theo đặt hàng ......................... 61 
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý đào tạo theo đặt hàng ở trường đại học .. 64 
1.5.1. Các yếu tố chủ quan ....................................................................................... 64 
1.5.2. Các yếu tố khách quan ................................................................................... 65 
Chương 2 ...................................................................................................................... 72 
CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA QUẢN LÝ ĐÀO TẠO THEO ĐẶT HÀNG TẠI 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI .................................. 72 
2.1. Kinh nghiệm của một số quốc gia về quản lý đào tạo theo đặt hàng ............... 72 
2.2. Giới thiệu về trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội ........................... 76 
2.2.1. Quá trình phát triển ........................................................................................ 76 
2.2.2. Cơ cấu tổ chức của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội ............ 76 
2.2.3. Nhiệm vụ và quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình của Trường .................. 78 
2.2.4. Định hướng phát triển .................................................................................... 79 
2.2.5. Năng lực của Trường ..................................................................................... 80 
2.2.6. Quy mô đào tạo ............................................................................................... 82 
2.3. Thực trạng của ngành dệt may Việt Nam hiện nay .......................................... 83 
2.3.1. Giới thiệu chung về ngành dệt may Việt Nam .............................................. 83 
2.3.2. Các phương thức sản xuất chủ yếu ............................................................... 85 
2.3.3. Số lượng và chất lượng nguồn nhân lực dệt may ......................................... 86 
2.3.4. Trình độ công nghệ, thiết bị ........................................................................... 86 
2.4. Tổ chức nghiên cứu thực trạng về đào tạo và quản lý đào tạo theo đặt hàng 
tại trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội .................................................... 87 
2.4.1. Mục đích .......................................................................................................... 87 
2.4 ... T theo đặt hàng của DN? 
 - Ông/bà đánh giá như thế nào về yêu cầu của DN dệt may đối với các khóa ĐT 
theo đặt hàng? 
 + Các lớp ĐT theo đặt hàng của DN thường có yêu cầu rất cao, DN thường mong 
muốn thời gian ĐT ngắn nhưng chất lượng cao. 
 + Mục tiêu DN đặt ra rất thực tế: luôn muốn sau khi học xong là năng suất tăng 
cao, chất lượng sản phẩm tốt. 
 + Nhiều DN không diễn tả được mục tiêu cụ thể của mình, thường phải gợi ý để 
mô tả NCĐT. 
 + Khi đặt vấn đề ĐT, các DN thường muốn có được CTĐT, báo giá, dự kiến kế 
hoạch ĐT sớm.v.v. nên rất áp lực để đáp ứng. 
- Với những yêu cầu như vậy thì năng lực và số lượng đội ngũ cán bộ, GV của 
Trường đáp ứng như thế nào? Nguyên nhân do đâu? 
 + Đội ngũ cán bộ QLĐT một số có năng lực tốt, khả năng thích nghi cao nhưng 
đa số chưa linh hoạt, vẫn tồn tại tư duy làm việc cũ, chưa coi khách hàng là trung tâm, 
chưa hiểu về ĐT trong cơ chế thị trường, phản ứng chậm với các tình huống xảy ra, hay 
làm chậm kế hoạch. 
 + Đội ngũ GV có một số năng lực tốt, tinh thần trách nhiệm cao, sẵn sàng chia sẻ 
các khó khăn trong giai đoạn tự chủ. Tuy nhiên, số đông năng lực chưa đáp ứng yêu cầu 
ĐT theo các khóa DN đặt hàng ĐT. Ước tính chỉ 20% GV đạt yêu cầu ĐT cho các khóa 
đặt hàng của DN. 
 + Nguyên nhân chính là do tư tưởng chậm đổi mới, các chỉ số đánh giá kết quả 
thực hiện công việc chưa rõ ràng, mức thưởng chưa phân biệt, chế tài còn lỏng dẫn đến 
chưa khuyến khích cán bộ, GV trong thực hiện. Một số GV có phương pháp giảng dạy 
tốt nhưng thiếu thực tiễn; một số có kinh nghiệm thực tiễn nhưng chưa biết khai thác, 
vận dụng vào giảng dạy.v.v.. 
283 
2.2. Quản lý tài chính của các khóa ĐT theo đặt hàng 
- Theo Ông/bà những vướng mắc, bất cập khi triển khai các khâu trong ĐT theo 
đặt hàng tại trường ĐHCNDM Hà Nội? 
+ Khi có đơn hàng ĐT, việc tính toán kinh phí tốn nhiều thời gian, thường bị 
chậm so với thời hạn yêu cầu. 
+ Tính chi phí chưa hợp lý, phải làm đi làm lại nhiều lần, lần thì bị bỏ sót chi phí 
hoặc tính chi phí 2 lần. 
+ Có nhiều khách hàng sau khi thỏa thuận xong CTĐT nhưng đến báo giá dịch 
vụ ĐT thì không tiếp tục đặt hàng, lý do trao đổi là kinh phí cao. 
- Ông/Bà đánh giá nguyên nhân cụ thể của những vướng mắc? 
 + Do mới triển khai nên chuyên viên chưa hiểu bản chất của ĐT theo đặt hàng. 
Phòng Tài vụ chưa coi là nhiệm vụ trọng tâm. 
 + Chưa xây dựng định mức chi tiết cho tính toán. 
 + Sự phối hợp giữa các đơn vị chưa tốt. 
 - Ông/Bà thường dùng phương pháp tính toán kinh phí cho các lớp ĐT theo đặt 
hàng của DN như thế nào? 
 + Căn cứ vào CTĐT của từng lớp để tính số giờ giảng của GV và các bộ phận 
quản lý. 
 + Căn cứ vào quy chế chi tiêu nội bộ và các quy định liên quan để tính tiền giờ 
giảng và các chi phí khác. 
 + Tổng hợp thành giá thành. 
 - Ông/Bà thường mất bao nhiêu thời gian để tính toán kinh phí cho 1 CTĐT? Khó 
khan là gì? 
 + Thường là mất thời gian do phải tính chi tiết từng khoản, do chưa xây dựng 
định mức kinh tế - kỹ thuật nên nhiều khoản là ước tính dựa vào kinh nghiệm dẫn đến 
phải sửa do trùng hoặc sót, có thể mất đến 3 - 4 ngày hoặc cả tuần. 
 + Công việc mới thực hiện lại không thường xuyên, chưa cân đối được các khoản 
mục chi phí nên công việc thiếu chính xác, tốn thời gian. 
2.3. Xác định nhu cầu đào tạo 
 - Khi xác định NCĐT, Ông/Bà có quan tâm đến bối cảnh phát triển KHCN trong 
tương lai mà DN sẽ đầu tư không? Hoặc các chính sách tác động đến sự phát triển của 
DN dệt may? 
284 
 + Khi xác định NCĐT, chỉ quan tâm đến trang thiết bị DN hiện đang sử dụng, xu 
hướng DN sẽ đầu tư trong tương lai không được tính đến. 
 + Các chính sách tác động đến sự phát triển của DN không nghiên cứu mà chỉ 
nghiên cứu các chính sách tác động đến lĩnh vực ĐT. 
 - Ông/Bà hiểu NCĐT là gì? 
 + Mong muốn được đào tạo. 
 + Số người cần đào tạo. 
 + Nhu cầu đào tạo chính là mục tiêu cần đào tạo. 
 + Chính là sự thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng nên cần đào tạo. 
- Để có được chính xác NCĐT của DN thì Ông/Bà cần thu thập những thông tin 
gì? 
 + Tham quan, khảo sát doanh nghiệp. 
 + Tự tìm hiểu, phán đoán. 
 + Tùy từng khóa đào tạo để thu thập, ví dụ như mô tả vị trí việc làm, thiết bị đang 
dùng, sản phẩm sản xuất.v.v. Tuy nhiên, thường xuyên bị sót thông tin hoặc thừa thông 
tin không dùng đến vì không hiểu sâu, lúc về làm mới nghĩ ra. 
 - Ông/Bà thu thập thông tin về NCĐT của DN bằng cách nào? 
 + Gửi phiếu khảo sát đến DN. 
+ Phỏng vấn DN qua ngày hội việc làm hàng năm. 
 + Tham quan, quan sát, chụp ảnh, quay video, ghi chép. 
 - Ông/Bà gửi phiếu khảo sát đến DN bằng cách nào? Kết quả thu được? Công 
cụ thống kê, phân tích NCĐT? 
 + Tìm hiểu danh sách DN dệt may trong danh bạ, thiết kế phiếu khảo sát và gửi 
thư đến khoảng 50 - 60 DN nhưng số phiếu thu lại được kết quả rất thấp, có lần được 3-
4 phiếu, có lần được 5-6 phiếu. 
 + Đây là việc làm không thường xuyên, năm nào có chỉ đạo thì làm, bận thì không 
thực hiện. 
 + Hiện phòng Đào tạo và các khoa đang dùng MS.Word và MS.Excel để thống 
kê và phân tích, chưa dùng phần mềm chuyên dụng. 
2.4. Xây dựng CTĐT theo đặt hàng 
 - Ông/Bà đánh giá những khó khăn lớn nhất khi xây dựng CTĐT theo đặt hàng 
của DN và nguyên nhân? 
285 
 + Khó khăn lớn nhất là xác định mục tiêu ĐT bởi vì DN thường mô tả không 
chính xác về NCĐT (người liên hệ thường ở phòng tổ chức nhân sự nên không mô tả 
chính xác được các kiến thức, kỹ năng chuyên môn và các điểm yếu trong thực hiện 
chuyên môn nghiệp vụ). Hơn nữa, khi đặt vấn đề ĐT, DN thường yêu cầu cao về mục 
tiêu ĐT nhưng lại muốn rút ngắn thời gian ĐT nên khó xác định được mức đạt mục tiêu 
phù hợp. 
 + Việc xác định nội dung, thời lượng giảng dạy cũng vướng mắc do mâu thuẫn 
giữa mong muốn mục tiêu cần đạt với thời lượng ngắn và thực tế người lao động vừa đi 
làm, vừa đi học, trình độ nhận thức không đồng đều.v.v.. 
 + Xác định nội dung và công cụ kiểm tra đánh giá khác với ĐT truyền thống, gần 
như không có bài đánh giá đòi hỏi ghi nhớ kiến thức, kỹ năng mà thiên về đánh giá tổng 
hợp, trong khi đó kỹ năng ra đề đánh giá tổng hợp của GV còn hạn chế. 
 + Khi dự thảo CTĐT xong, DN thường yêu cầu bỏ bớt những kiến thức, kỹ năng 
liên quan mà họ cho rằng ít cần thiết đi và rút ngắn thời lượng nhưng thực tế những kiến 
thức, kỹ năng này là nền tảng để người học tiếp tục học tập và phát triển trong nghề 
nghiệp. 
2.5. Quản lý triển khai các khóa ĐT theo đặt hàng 
 - Những thuận lợi, khó khăn trong công tác QL việc triển khai các khóa ĐT theo 
đặt hàng của DN theo Ông/Bà là gì? 
 + Do chủ động đặt hàng để ĐT nguồn nhân lực mà mình còn thiếu và yếu, phải 
trả tiền cho các khóa ĐT này nên các DN quan tâm, ngoài tài trợ kinh phí cho người học 
còn hỗ trợ nguyên vật liệu, các điều kiện tốt nhất cho học tập.v.v.. 
 + Tuy nhiên, đối với Nhà trường khó khăn nhiều hơn: Mặc dù quy định là GV 
phải phản hồi kịp thời về tình hình học tập, các điều kiện.v.v. nhưng những thông tin 
phản hồi hay bị chậm, có GV báo cáo với bộ môn, bộ môn phản ánh với khoa và phòng 
Đào tạo dẫn đến chậm chễ. Phòng Đào tạo không chủ động nắm tình hình, mặt khác sự 
phối hợp với nhân viên của DN theo dõi lớp học cũng thiếu chặt chẽ. Nói tóm lại là do 
lúng túng trong cơ chế quản lý các khóa học này nên việc QL chưa hiệu quả. 
2. Chuyên gia đại diện cho các doanh nghiệp may công nghiệp 
2.1. Sự phối hợp của doanh nghiệp trong quá trình đào tạo 
 - Đối với các lớp do trường ĐHCNDM Hà Nội ĐT đặt tại DN, Công ty Ông/Bà 
cử đơn vị/cá nhân nào quản lý? Phương pháp quản lý các lớp này như thế nào? 
286 
 + Giao cho phòng nhân sự của Công ty phụ trách, thường được giao cho 1 nhân 
viên, có những lớp trực tiếp Trưởng phòng nhân sự phụ trách. 
 + Phụ trách lớp hàng ngày điểm danh sĩ số đi học, nhắc nhở nội quy của DoN về 
việc học tập; cùng với học viên, GV chuẩn bị các điều kiện cho việc giảng dạy và học 
tập. Lãnh đạo Công ty phụ trách nguồn nhân lực kiểm tra thường xuyên. 
 - Các khóa ĐT tiếp theo, DN Ông/Bà có tiếp tục phối hợp với Nhà trường trong 
quá trình ĐT không, các nội dung phối hợp của Công ty là gì? 
 + Công ty rất coi trọng việc phối hợp với Nhà trường trong ĐT các lớp của mình, 
nếu cần rút kinh nghiệm ở khâu nào thì 2 bên trao đổi để thống nhất. 
 + Các nội dung phối hợp thường xuyên là quản lý lớp học, góp ý cho CTĐT, hỗ 
trợ nguyên vật liệu, cho SV thực hành, thực tập, GV đến thực tế tìm hiểu về DoN. Tùy 
từng trường hợp có thể hỗ trợ CSVC, cử chuyên gia tham gia giảng dạy hoặc nói chuyện 
chuyên đề. 
2.2. Về chất lượng đào tạo của trường ĐHCNDM Hà Nội 
 - Đề nghị Ông/Bà đánh giá chất lượng tổng thể các lớp DN đã đặt hàng Trường 
đào tạo? 
 + Về cơ bản là đáp ứng mong đợi của DN, học viên hào hứng trong học tập, sau 
ĐT đã biết vận dụng kiến thức để thay đổi công việc, một số được bổ nhiệm vào các vị 
trí công việc cao hơn. Các nội dung giảng dạy cơ bản là thiết thực, đã có nhiều tình 
huống, bài tập vận dụng của DN may. GV nhiệt tình, trách nhiệm. 
 + Các tình huống và bài tập nếu lấy từ chính DN thì tốt hơn. GV nên làm quen 
với DN trước khi giảng dạy. 
 - Theo Ông/Bà để nâng cao chất lượng ĐT các lớp theo đặt hàng của DN, Nhà 
trường cần chú ý đến những yếu tố nào? 
287 
Phụ lục số 13. KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM MỨC ĐỘ CẤP THIẾT VÀ KHẢ 
THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP 
 Mức độ cấp thiết Mức độ khả thi 
 SL Tỉ lệ 
Điểm 
Likert 
Mức 
độ 
SL Tỉ lệ 
Điểm 
Likert 
Mức 
độ 
1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho cán bộ và GV về đào tạo theo đặt hàng 
Rất cấp thiết 61 41.5% 
4.40 
Rất cấp 
thiết 
50 34.0% 
4.32 
Rất 
khả 
thi 
Cấp thiết 84 57.1% 94 63.9% 
Bình thường 2 1.4% 3 2.0% 
Ít cấp thiết 0 0.0% 0 0.0% 
Không cấp thiết 0 0.0% 0 0.0% 
2. Tổ chức phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên đáp ứng yêu cầu đào tạo theo 
đặt hàng 
Rất cấp thiết 69 46.9% 
4.46 
Rất cấp 
thiết 
60 40.8% 
4.36 
Rất 
cấp 
thiết 
Cấp thiết 76 51.7% 80 54.4% 
Bình thường 2 1.4% 7 4.8% 
Ít cấp thiết 0 0.0% 0 0.0% 
Không cấp thiết 0 0.0% 0 0.0% 
3. Chỉ đạo đổi mới QL tài chính và trang thiết bị dạy học cho các khóa ĐT theo đặt hàng 
Rất cấp thiết 36 24.5% 
4.19 
Cấp 
thiết 
18 12.2% 
4.08 
Khả 
thi 
Cấp thiết 88 59.9% 114 77.6% 
Bình thường 23 15.6% 15 10.2% 
Ít cấp thiết 0 0.0% 0 0.0% 
Không cấp thiết 0 0.0% 0 0.0% 
4. Chỉ đạo hoàn thiện cơ cấu tổ chức và chính sách nội bộ đáp ứng yêu cầu ĐT theo đặt 
hàng 
Rất cấp thiết 63 42.9% 
4.42 
Rất cấp 
thiết 
44 29.9% 
4.25 
Rất 
khả 
thi 
Cấp thiết 85 57.8% 96 65.3% 
Bình thường 1 0.7% 7 4.8% 
Ít cấp thiết 0 0.0% 0 0.0% 
Không cấp thiết 0 0.0% 0 0.0% 
5. Quản lý phát triển mối quan hệ với khách hàng 
Rất cấp thiết 75 51.0% 
4.50 
Rất cấp 
thiết 
62 42.2% 
4.40 
Rất 
khả 
thi 
Cấp thiết 70 47.6% 82 55.8% 
Bình thường 2 1.4% 3 2.0% 
Ít cấp thiết 0 0.0% 0 0.0% 
Không cấp thiết 0 0.0% 0 0.0% 
6. Quản lý cải tiến phương pháp xác định NCĐT 
Rất cấp thiết 78 53.1% 
4.52 
Rất cấp 
thiết 
70 47.6% 
4.46 
Rất 
khả 
thi 
Cấp thiết 67 45.6% 74 50.3% 
Bình thường 2 1.4% 3 2.0% 
Ít cấp thiết 0 0.0% 0 0.0% 
Không cấp thiết 0 0.0% 0 0.0% 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_quan_ly_dao_tao_theo_dat_hang_tai_truong_dai_hoc_con.pdf
  • pdfTom tat_Tieng Anh.pdf
  • pdfTom tat_Tieng Viet.pdf
  • docxTRANG THÔNG TIN NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN.docx