Luận án Mua bán nợ của các ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Ngân hàng và những hoạt động ngân hàng có lịch sử ra đời từ rất lâu, từ nghề

đổi tiền của một số thương nhân [50], dần hình thành nên các tổ chức nhận tiền gửi,

cho vay, chuyển tiền, thanh toán, hoạt động như các NHTM. Cùng với sự phát

triển của nền kinh tế thị trường theo xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, các

NHTM không ngừng phát triển hình thành mạng lưới rộng khắp toàn cầu. Sự phát

triển bền vững của NHTM gắn liền với vấn đề quản trị các khoản nợ của mình,

trong đó đặc biệt là xử lý nợ nói chung và xử lý nợ xấu nói riêng. Mặc dù có nhiều

biện pháp khác nhau để xử lý nợ như tiến hành cơ cấu lại khoản nợ, trích lập và sử

dụng dự phòng rủi ro, xử lý tài sản bảo đảm, chuyển nợ thành vốn góp cổ phần tại

doanh nghiệp khách nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp khách nợ, Nhưng trong số các

biện pháp đó, mua bán nợ được xem là một trong những biện pháp phổ biến và

mang lại hiệu quả cao cho NHTM.

Hoạt động mua bán nợ xuất hiện và đặt những bước đi đầu tiên tại Việt Nam

vào những năm cuối thế kỷ XX, khi mà NHNN ban hành Quyết định số

140/1999/QĐ-NHNN14 ngày 19 tháng 04 năm 1999 quy định quy chế mua, bán nợ

của tổ chức tín dụng. Với Quyết định 140/1999/QĐ-NHNN14, hoạt động mua bán

nợ đã được pháp luật Việt Nam chính thức công nhận và bảo vệ.

Từ thời điểm đó cho đến nay, pháp luật về mua bán nợ của NHTM ngày càng

hoàn thiện, không chỉ hình thành được khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh mà các

nội dung quy định cũng dần trở nên đầy đủ, cụ thể hơn, từ đó góp phần không nhỏ

vào việc phát triển hoạt động kinh doanh của các NHTM, tạo điều kiện cho các

NHTM quản trị nguồn vốn tín dụng an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế triển khai

các quy định pháp luật về mua bán nợ của NHTM vẫn còn bộc lộ nhiều điểm bất

cập. Hệ thống các quy định pháp luật còn chưa đồng bộ, đầy đủ và rõ ràng. Ví dụ

như về vấn đề chủ thể tham gia mua bán nợ của NHTM thì một số quy định về điều

kiện năng lực tài chính và phạm vi hoạt động kinh doanh ảnh hưởng không nhỏ đến

khả năng tham gia vào hoạt động mua bán nợ của các chủ thể như Công ty Trách

nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành2

viên Quản lý tài sản các Tổ chức tín dụng Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh mua

bán nợ, doanh nghiệp môi giới nợ, sàn giao dịch nợ. Việc không thu hút được các

chủ thể trong xã hội tham gia vào thị trường mua bán nợ đồng thời khiến cho thị

trường mua bán nợ của NHTM chưa thực sự phát triển. Bên cạnh đó, có nhiều văn

bản quy phạm điều chỉnh hoạt động của các chủ thể khác nhau. Điều đó thể hiện

tình trạng tản mát, không tập trung và mang tính hệ thống cao của các quy định của

pháp luật về hoạt động mua bán nợ của NHTM, thậm chí còn có những nội dung

chồng chéo, không thống nhất và sẽ gây ra những khó khăn, vướng mắc trong quá

trình thực hiện và quản lý giám sát. Ngoài ra, công tác xây dựng pháp luật còn chưa

thực sự gắn kết với tổ chức thực thi pháp luật, làm cho hiệu quả thi hành pháp luật

bị giảm sút.

pdf 179 trang kiennguyen 21/08/2022 5100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Mua bán nợ của các ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Mua bán nợ của các ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay

Luận án Mua bán nợ của các ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay
VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
TRẦN THỊ THANH THỦY 
MUA BÁN NỢ CỦA CÁC NGÂN HÀNG 
THƢƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT 
VIỆT NAM HIỆN NAY 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC 
Hà Nội, năm 2021
VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN THỊ THANH THỦY 
MUA BÁN NỢ CỦA CÁC NGÂN HÀNG 
THƢƠNG MẠI THEO PHÁP LUẬT 
 VIỆT NAM HIỆN NAY 
Ngành: Luật Kinh Tế 
Mã số: 93.80.107 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC 
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Nhƣ Phát 
 2. TS. Lê Anh Tuấn 
Hà Nội, năm 2021 
 LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan: Luận án tiến sĩ với đề tài “Mua bán nợ của các ngân hàng 
thƣơng mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay” là công trình nghiên cứu của cá 
nhân tôi. Mọi tài liệu tham khảo được tôi sử dụng đều được tôi trích rõ nguồn tác 
giả, bài viết, tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ. 
Tôi cam kết chịu mọi trách nhiệm về luận án tiến sĩ của mình. 
 Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2021 
Nghiên cứu sinh 
Trần Thị Thanh Thủy 
 MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ 
THUYẾT NGHIÊN CỨU ....................................................................................... 10 
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................................ 10 
1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu ................................................. 23 
1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu ........................................................................ 30 
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................ 34 
Chƣơng 2: LÝ LUẬN VỀ MUA BÁN NỢ CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG 
MẠI VÀ PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN NỢ CỦA NGÂN HÀNG 
THƢƠNG MẠI........................................................................................................ 36 
2.1. Những vấn đề lý luận về mua bán nợ của ngân hàng thương mại ............ 36 
2.2. Những vấn đề lý luận pháp luật về mua bán nợ của ngân hàng 
thương mại ........................................................................................................ 56 
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................ 72 
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT MUA BÁN NỢ CỦA NGÂN 
HÀNG THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ............................................ 74 
3.1. Thực trạng pháp luật mua bán nợ của ngân hàng thương mại ở Việt 
Nam hiện nay .................................................................................................... 74 
3.2. Phân tích, đánh giá thực tiễn mua bán nợ của ngân hàng thương mại 
theo pháp luật Việt Nam hiện nay .................................................................. 102 
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ...................................................................................... 118 
Chƣơng 4: ĐỊNH HƢỚNG VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN, NÂNG CAO 
HIỆU QUẢ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN NỢ CỦA NGÂN 
HÀNG THƢƠNG MẠI ........................................................................................ 120 
4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ của ngân hàng 
thương mại tại Việt Nam ................................................................................ 120 
4.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán nợ của ngân hàng 
thương mại ..................................................................................................... 129 
 4.3. Hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật mua bán nợ của ngân hàng 
thương mại tại Việt Nam ................................................................................ 138 
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ...................................................................................... 145 
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 147 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................ 149 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 150 
 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
AMC Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của ngân hàng thương mại 
DATC Công ty Trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam 
KAMCO Công ty quản lý tài sản của Hàn Quốc – Korea Asset Management 
Corporation 
NHNN Ngân hàng Nhà nước 
NHTM Ngân hàng thương mại 
TCTD Tổ chức tín dụng 
VAMC Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Quản lý tài sản các Tổ 
chức tín dụng Việt Nam 
 1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Ngân hàng và những hoạt động ngân hàng có lịch sử ra đời từ rất lâu, từ nghề 
đổi tiền của một số thương nhân [50], dần hình thành nên các tổ chức nhận tiền gửi, 
cho vay, chuyển tiền, thanh toán, hoạt động như các NHTM. Cùng với sự phát 
triển của nền kinh tế thị trường theo xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay, các 
NHTM không ngừng phát triển hình thành mạng lưới rộng khắp toàn cầu. Sự phát 
triển bền vững của NHTM gắn liền với vấn đề quản trị các khoản nợ của mình, 
trong đó đặc biệt là xử lý nợ nói chung và xử lý nợ xấu nói riêng. Mặc dù có nhiều 
biện pháp khác nhau để xử lý nợ như tiến hành cơ cấu lại khoản nợ, trích lập và sử 
dụng dự phòng rủi ro, xử lý tài sản bảo đảm, chuyển nợ thành vốn góp cổ phần tại 
doanh nghiệp khách nợ, tái cơ cấu doanh nghiệp khách nợ,  Nhưng trong số các 
biện pháp đó, mua bán nợ được xem là một trong những biện pháp phổ biến và 
mang lại hiệu quả cao cho NHTM. 
Hoạt động mua bán nợ xuất hiện và đặt những bước đi đầu tiên tại Việt Nam 
vào những năm cuối thế kỷ XX, khi mà NHNN ban hành Quyết định số 
140/1999/QĐ-NHNN14 ngày 19 tháng 04 năm 1999 quy định quy chế mua, bán nợ 
của tổ chức tín dụng. Với Quyết định 140/1999/QĐ-NHNN14, hoạt động mua bán 
nợ đã được pháp luật Việt Nam chính thức công nhận và bảo vệ. 
Từ thời điểm đó cho đến nay, pháp luật về mua bán nợ của NHTM ngày càng 
hoàn thiện, không chỉ hình thành được khung pháp lý tương đối hoàn chỉnh mà các 
nội dung quy định cũng dần trở nên đầy đủ, cụ thể hơn, từ đó góp phần không nhỏ 
vào việc phát triển hoạt động kinh doanh của các NHTM, tạo điều kiện cho các 
NHTM quản trị nguồn vốn tín dụng an toàn, hiệu quả. Tuy nhiên, thực tế triển khai 
các quy định pháp luật về mua bán nợ của NHTM vẫn còn bộc lộ nhiều điểm bất 
cập. Hệ thống các quy định pháp luật còn chưa đồng bộ, đầy đủ và rõ ràng. Ví dụ 
như về vấn đề chủ thể tham gia mua bán nợ của NHTM thì một số quy định về điều 
kiện năng lực tài chính và phạm vi hoạt động kinh doanh ảnh hưởng không nhỏ đến 
khả năng tham gia vào hoạt động mua bán nợ của các chủ thể như Công ty Trách 
nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành 
 2 
viên Quản lý tài sản các Tổ chức tín dụng Việt Nam, doanh nghiệp kinh doanh mua 
bán nợ, doanh nghiệp môi giới nợ, sàn giao dịch nợ. Việc không thu hút được các 
chủ thể trong xã hội tham gia vào thị trường mua bán nợ đồng thời khiến cho thị 
trường mua bán nợ của NHTM chưa thực sự phát triển. Bên cạnh đó, có nhiều văn 
bản quy phạm điều chỉnh hoạt động của các chủ thể khác nhau. Điều đó thể hiện 
tình trạng tản mát, không tập trung và mang tính hệ thống cao của các quy định của 
pháp luật về hoạt động mua bán nợ của NHTM, thậm chí còn có những nội dung 
chồng chéo, không thống nhất và sẽ gây ra những khó khăn, vướng mắc trong quá 
trình thực hiện và quản lý giám sát. Ngoài ra, công tác xây dựng pháp luật còn chưa 
thực sự gắn kết với tổ chức thực thi pháp luật, làm cho hiệu quả thi hành pháp luật 
bị giảm sút. 
Như vậy, có thể thấy pháp luật về hoạt động mua bán nợ của NHTM còn 
những khiếm khuyết nhất định, chưa trở thành công cụ hữu hiệu để giúp cho việc 
xử lý nợ của các NHTM đạt hiệu quả cao, góp phần làm lành mạnh và phát triển ổn 
định hệ thống ngân hàng nói riêng cũng như hệ thống tài chính quốc gia nói chung. 
Vì vậy, nghiên cứu các quy định của pháp luật về mua bán nợ của NHTM là việc 
làm cần thiết để đánh giá được chính xác thực trạng, những điểm bất cập và phương 
hướng hoàn thiện chúng. 
Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, nợ xấu của các tổ chức tín dụng nói 
chung và NHTM nói riêng có xu hướng tăng cao trước những biến động tiêu cực 
của nền kinh tế trong và ngoài nước. Theo kết quả giám sát của NHNN: nợ xấu năm 
2010 khoảng 38 tỷ đồng (chiếm 2,1% tổng dư nợ), năm 2011 khoảng 78 nghìn tỷ 
đồng (chiếm 3,2% tổng dư nợ). Đến cuối tháng 9/2017, theo báo cáo của Thống đốc 
Lê Minh Hưng trả lời chất vấn của Quốc hội sáng 07/11/2017 thì tổng mức nợ xấu 
là khoảng 566.000 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ 8,61%. Đến quý IV năm 2019 và 
trong năm 2020, theo số liệu thống kê chính thức được công bố trên website 
sbv.gov.vn của NHNN, có sự gia tăng tỷ lệ nợ xấu nội bảng từ mức 1,6% tại thời 
điểm quý IV/2019 lên mức 2,4% tại thời điểm cuối quý III/2020. Ở đây, vấn đề đặt 
ra là cần hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua bán nợ của NHTM theo hướng nào 
để có thể xử lý thực tế nợ xấu nêu trên một cách có hiệu quả và bền vững? Để giải 
 3 
quyết vấn đề này, Chính phủ đã đề ra giải pháp là phải đẩy mạnh xử lý nợ xấu, phát 
triển thị trường mua bán nợ. Đồng thời, tại Mục III.2 Nghị Quyết 77/2014/QH13 
“về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015”, được Quốc Hội khóa XIII, thông 
qua tại Kỳ họp thứ tám, ngày 10 tháng 11 năm 2014, Quốc hội cũng yêu cầu phải “Tập 
trung đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại các tổ chức tín dụng theo 
hướng sớm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho thị trường mua bán nợ...”. Tuy nhiên, 
những quy định, chính sách này còn mang tính chung, chưa được hướng dẫn cụ thể. Để 
triển khai thực hiện được những quy định, chính sách này về mặt pháp luật đòi hỏi phải 
có những nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn trong hoạt 
động mua bán nợ của TCTD nói chung và NHTM nói riêng, đồng thời đề ra những 
kiến giải cần thiết để hoàn thiện pháp luật về hoạt động mua bán nợ của NHTM ở Việt 
Nam thực sự là hành lang pháp lý quan trọng giúp phát triển thị trường mua bán nợ, 
góp phần thúc đẩy hoạt động xử lý nợ xấu tại Việt Nam. 
Xuất phát từ nhu cầu thực tế nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: 
“Mua bán nợ của các ngân hàng thương mại theo pháp luật Việt Nam hiện nay” với 
mong muốn nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ những vấn đề lý luận, đặc điểm, 
nội dung và thực trạng pháp luật về mua bán nợ của các NHTM, nhằm đề xuất hoàn 
thiện pháp luật về mua bán nợ, tạo hành lang pháp lý ổn định cho các NHTM có thể đẩy 
mạnh hoạt động mua bán nợ, đặc biệt là việc mua bán nợ xấu của NHTM. 
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 
2.1. Mục đích nghiên cứu 
Luận án có mục đích là nghiên cứu những vấn đề lý luận về hoạt động mua 
bán nợ của NHTM; luận giải và đánh giá thực trạng pháp luật về mua bán, nợ của 
các NHTM ở Việt Nam; trên cơ sở đó kiến nghị các giải pháp nhằm hoàn thiện 
pháp luật về mua bán nợ và phát triển thị trường mua bán nợ của các NHTM tại 
Việt Nam. 
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 
Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, nhiệm  ... MCP Việt Nam Thịnh 
Vượng (VPB) là ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhất với 3,5% và tăng 0,05 điểm 
phần trăm so với cuối năm trước. 
 (Nguồn: Toàn cảnh nợ xấu của 26 ngân hàng những tháng đầu năm, cafef.vn) 
Diễn giải: Quý đầu năm 2021, 20/26 ngân hàng có số dư nợ xấu tăng, trong 
đó một số ngân hàng tăng mạnh trên 30% như ACB, VCB, ACB là ngân hàng có 
nợ xấu tăng mạnh nhất trong quý đầu năm nay, tăng 61% lên 2.954 tỷ đồng. Trong 
báo cáo phân tích mới đây, SSI Research cho biết ACB đã chủ động phân loại lại nợ 
của một khách hàng doanh nghiệp lớn có thể gặp khó khăn trong tương lai. VCB 
cũng có nợ xấu tăng khá mạnh (tăng 47%) trong 3 tháng đầu năm lên 7.697 tỷ đồng. 
Nợ xấu MB tăng 29% lên 4.185 tỷ đồng. Trong khi đó, có 6 ngân hàng ghi nhận nợ 
 165 
xấu giảm là: VietinBank, Sacombank, SeABank, Techcombank, BacABank, 
Kienlongbank. Kienlongbank là ngân hàng có nợ xấu giảm mạnh nhất, đột ngột 
giảm từ 1.883 tỷ đồng xuống còn 560 tỷ đồng. Được biết nguyên nhân là do ngân 
hàng đã bán xong số cổ phiếu STB của Sacombank – là tài sản đảm bảo cho khoản 
vay của một nhóm khách hàng đã được ghi nhận vào nợ nhóm 5 hồi cuối năm 2019. 
5 ngân hàng còn lại có nợ xấu giảm nhẹ: Techcombank giảm 12%, VietinBank 
giảm 6%, Sacombank giảm 8%, SeABank giảm 1%, BacABank giảm 4%. 
(Nguồn: Toàn cảnh nợ xấu của 26 ngân hàng những tháng đầu năm, cafef.vn) 
Diễn giải: Về tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay, có 11/26 ngân hàng ghi nhận tỷ lệ 
nợ xấu giảm so với cuối năm 2020. Trong đó, một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu 
giảm do dư nợ cho vay tăng trưởng rất thấp trong quý 1/2021 – phần do yếu tố mùa 
vụ, phần do cầu tín dụng của nền kinh tế còn thấp. Hiện có 6 ngân hàng có tỷ lệ nợ 
xấu/dư nợ cho vay dưới 1%, trong đó có những ngân hàng đưa tỷ lệ nợ xấu xuống 
mức thấp kỷ lục. Nhìn chung, bức tranh nợ xấu trong quý 1/2021 dường như còn tốt 
hơn so với cuối năm 2020, bất chấp nhiều dự báo trước đây rằng nợ xấu sẽ "bung" 
ra trong năm 2021. 
 166 
 167 
Diễn giải: Theo số liệu từ Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, tính đến hết tháng 
3/2021, tín dụng tăng trưởng khoảng 2.3% so với đầu năm. Với mức tăng này, dư 
nợ tín dụng nền kinh tế đạt trên 9.46 triệu tỷ đồng. Ngân hàng với vai trò trung gian 
tài chính, cũng ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận trong quý 1 so với đầu năm và 
đề ra mục tiêu tăng trưởng tín dụng đến cuối năm đều khả quan. Dữ liệu của 
VietstockFinance cho thấy, trong số 26 ngân hàng đã công bố BCTC quý 1, chỉ có 
3/26 nhà băng có tín dụng tăng trưởng âm là Vietbank (VBB, -1.58%), Saigonbank 
(SGB, -3.56%) và Bac A Bank (BAB, -3.73%). Các ngân hàng còn lại đều tăng 
trưởng tín dụng bình quân từ 2-12% so với đầu năm. 
Tuy nhiên, cơ cấu phân loại nợ có sự dịch chuyển rõ rệt từ nợ nghi ngờ 
(nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) sang nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3). 
Như trường hợp của SHB, nợ nhóm 5 giảm 4% và nhóm 4 giảm 11%, nhưng nợ 
nhóm 3 lại tăng đến 77% so với đầu năm. Vietbank cũng tăng đến 63% nợ nhóm 2, 
trong khi nợ nhóm 4 và 5 đều giảm 
 168 
Diễn giải: Xét về tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay, sau khi xử lý được khoản nợ 
xấu liên quan đến cổ phiếu STB, KLB trả vị trí dẫn đầu tỷ lệ nợ xấu về lại cho VPB 
(3.46%). Đây cũng là ngân hàng duy nhất có tỷ lệ nợ xấu trên 3%. Các ngân hàng 
xếp ngay sau đó dù có tỷ lệ nợ xấu/dư nợ vay dưới 3% nhưng tỷ lệ cũng sát sao là 
BVB (2.83%), Eximbank (EIB, 2.63%) và PGB (2.58%). 
 169 
Diễn giải: Phần lớn trong số các ngân hàng khảo sát đều ghi nhận nợ xấu 
tăng, thậm chí nhiều ngân hàng tăng mạnh như ACB, Viecombank, MB... Một số ít 
ngân hàng có nợ xấu giảm như VietinBank, Sacombank, Viet Capital Bank, 
Kienlongbank. Đáng chú ý, nợ xấu của Kienlongbank đã giảm tới 70,3% xuống 560 
tỷ đồng. Điều này nhờ ngân hàng đã xử lý toàn bộ tài sản bảo đảm, hoàn thành việc 
thu hồi nợ gốc và lãi phải thu của các khoản vay có tài sản bảo đảm là cổ phiếu của 
Sacombank. 
 170 
PHỤ LỤC SỐ 03: KINH NGHIỆM VỀ THỊ TRƢỜNG MUA BÁN NỢ CỦA 
MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI 
1. Kinh nghiệm từ thị trường mua bán nợ Hoa Kỳ 
Cơ quan quản lý của Hoa Kỳ quy định trong thời gian giới hạn, ngân hàng 
phải đưa nợ xấu ra khỏi Bảng cân đối kế toán, nếu không thực hiện sẽ bị chế tài 
tăng phí phạt, điều này thúc đẩy các ngân hàng tăng cường xử lý nợ xấu hoặc bán 
nợ [[32], tr. 11]. Trong thị trường mua bán nợ, các nhà làm luật Hoa Kỳ bảo đảm lợi 
ích cho các chủ thể tham gia vào thị trường cụ thể là bên bán nợ, bên mua nợ và 
khách nợ mà mấu chốt là bảo đảm hoạt động thu nợ phải được diễn ra một cách 
công bằng, minh bạch và hợp pháp. Để đạt được những mục tiêu như vậy đòi hỏi hệ 
thống các quy định pháp luật điều tiết hoạt động này cũng như sự tổ chức quản lý và 
giám sát thị trường cần phải được triển khai, thực hiện một cách chặt chẽ, hiệu quả 
và đồng bộ. 
Thị trường mua bán nợ Hoa Kỳ chịu sự điều chỉnh của các luật của bang và 
liên bang. Đạo luật về các thông lệ thu nợ công bằng – FDCPA có hiệu lực vào năm 
1978 là văn bản pháp luật cơ bản nhất quản lý hoạt động của thị trường nợ. Đặc 
biệt, FDCPA nghiêm cấm các hành vi đòi nợ lạm dụng, lừa đảo, không công bằng 
và quy định rõ những hành vi bị cấm [[53], tr. 9]. Mỗi bang có thể có những đạo 
luật hay quy định riêng để quản lý hoạt động của thị trường mua bán nợ, đặc biệt 
hướng tới ngăn cản hay hạn chế những hành vi trái pháp luật. Trong trường hợp có 
mâu thuẫn giữa các quy định pháp luật thì các bên có liên quan phải tuân thủ quy 
định nghiêm khắc hơn. Để bổ sung cho những quy định pháp luật, các hiệp hội nghề 
nghiệp cũng đưa ra những quy định hay thông lệ riêng để hỗ trợ quản lý và giám sát 
hoạt động của thị trường mua bán nợ. Ví dụ như Hiệp hội quản lý các khoản phải 
thu quốc tế ban hành các quy định cho thành viên của mình [97] hay Hiệp hội ACA 
International tập hợp các công ty thu nợ cũng ban hành những quy định ứng xử đối 
với các công ty thu nợ và các công ty thu nợ đồng thời thực hiện hoạt động mua nợ 
[54]. 
 171 
2. Kinh nghiệm từ thị trường mua bán nợ ở Ý 
Nhằm tạo điều kiện để hoạt động mua bán nợ được diễn ra thuận lợi, các nhà 
làm luật đã có nhiều quy định về việc tổng hợp, phân tích thông tin về khoản cho 
vay của ngân hàng đối với con nợ, chi phí phát sinh trong việc chủ nợ thanh lý tài 
sản thu hồi nợ cho vay, quy định rõ ràng về việc giải thể công ty mất khả năng 
thanh toán cũng như giảm sự can thiệp của tòa án, kèm theo đó là các tiêu chuẩn, 
công cụ để định giá tài sản được thanh lý thông qua phương thức đấu giá, điều này 
góp phần tiết kiệm thời gian và chi phí cho bên thu hồi nợ. Mặt khác, yêu cầu thông 
tin nợ và mua bán nợ phải minh bạch cũng được đặt ra bởi các quy định về việc 
giám sát ngân hàng yếu kém thông qua mục tiêu, kế hoạch, cam kết thực hiện cấu 
trúc lại ngân hàng, báo cáo thường xuyên hoạt động thu hồi nợ [[32], tr. 10]. 
3. Kinh nghiệm từ thị trường mua bán nợ ở Hàn Quốc 
Hoạt động mua bán nợ của các quốc gia Châu Á tập trung chủ yếu vào mục 
tiêu xử lý các khoản nợ xấu phát sinh sau khủng hoảng. Đây cũng là vấn đề Việt 
Nam đang cần tháo gỡ, do đó, việc tham khảo kinh nghiệm của một quốc gia có 
hoàn cảnh tương đồng như là Hàn Quốc là điều cần thiết để đúc kết ra các bài học 
cho hoạt động mua bán nợ ở Việt Nam. 
Vào tháng 11 năm 1997, với sự bùng nổ của cuộc khủng hoảng tài chính, 
Công ty quản lý tài sản của Hàn Quốc – Korea Asset Management Corporation 
(KAMCO) đã được tổ chức lại theo Đạo luật mới được ban hành về Quản lý hiệu 
quả các tài sản đang bị áp lực nợ của các tổ chức tài chính và sự thành lập Công ty 
quản lý tài sản Hàn Quốc. Theo Đạo luật này, KAMCO được trao các quyền sau: 
trước tiên là hỗ trợ các tổ chức tài chính bằng cách bình thường hóa chất lượng tài 
sản của họ thông qua việc làm sạch hoạt động; thứ hai là thực hiện vai trò của một 
“ngân hàng thu nợ xấu” hỗ trợ tái cấu trúc doanh nghiệp bằng cách gia hạn các 
khoản vay, hoán đổi nợ – vốn và bảo lãnh thanh toán; và thứ ba là thu hồi vốn công 
thông qua quản lý hiệu quả và xử lý tài sản của mình. Tuy nhiên, Đạo luật này 
không cung cấp bất kỳ quyền lực pháp lý đặc biệt nào cho KAMCO hơn so với 
những chủ thể bán nợ cho KAMCO [[51], tr. 10]. Việc ban hành Đạo luật chứng 
 172 
khoán hóa tài sản vào tháng 09 năm 1998 là công cụ hỗ trợ cho việc phát triển thị 
trường cho các tài sản đang bị áp lực nợ. Chứng khoán hóa tài sản cho phép tách tài 
sản khỏi tổ chức ban đầu và sử dụng các tài sản này để hỗ trợ cho các chứng khoán 
có các đặc điểm khác nhau thu hút các nhà đầu tư có khả năng chấp nhận rủi ro 
khác nhau. Đạo luật chứng khoán hóa tài sản bảo đảm rằng độ tin cậy của chứng 
khoán bảo đảm bằng tài sản tách biệt với luật của người khởi tạo và việc chuyển tài 
sản từ người khởi tạo sang Công ty mục đích đặc biệt – SPC có hình thức bán hàng 
thật sự từ góc độ pháp lý và kế toán. Theo quan điểm của nhà đầu tư, rủi ro tín dụng 
không thu hồi được giảm thiểu bằng một số phương pháp, bao gồm cả việc thẩm 
định và cấp tín dụng của bên thứ ba [[51], tr. 19]. Sự ra đời của hai đạo luật này đã 
tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của thị trường mua bán nợ ở Hàn Quốc. 
4. Kinh nghiệm từ thị trường mua bán nợ ở Trung Quốc 
Thị trường mua bán nợ tại Trung Quốc được đặt dưới sự giám sát của Ngân 
hàng Trung ương, Ủy ban giám sát ngân hàng và Bộ tài chính. Các nhà đầu tư tư 
nhân, bao gồm các nhà môi giới, công ty mua bán nợ tư nhân, công ty kinh doanh 
nợ xấu, bảo hiểm và các qu hưu trí thường đều được tham gia mua nợ. Với quy mô 
nợ xấu lớn của Trung Quốc, chứng khoán hóa cũng là một cách hiệu quả để xử lý 
nợ xấu, bởi chúng tạo ra các loại chứng khoán có rủi ro khác nhau nên có thể thu 
hút được nhiều nhà đầu tư có khẩu vị rủi ro khác nhau và thu lại được tiền mặt ngay 
lập tức cho tổ chức phát hành. Nghiệp vụ chứng khoán hóa các khoản nợ xấu ở 
Trung Quốc được thực hiện không chỉ có sự tham gia của các công ty mua bán nợ 
mà còn bởi các ngân hàng thương mại khác với tỷ lệ thu hồi được báo cáo là từ 10-
30% [[74]]. Tính đến năm 2015, đã có 27 tổ chức được cấp phép để thực hiện các 
nghiệp vụ về chứng khoán hóa, chủ yếu là các ngân hàng thương mại lớn [[25], tr. 
6]. 
Thị trường mua bán nợ của Trung Quốc được đặt dưới sự kiểm soát của nhà 
nước và giao dịch trên nền tảng thị trường liên ngân hàng sẵn có [[25], tr. 6], do đó, 
việc phát triển thị trường sẽ gặp nhiều thuận lợi cũng như khả năng bảo đảm cho 
các giao dịch sẽ tốt hơn. Ngoài ra, mức độ mở cửa và các dịch vụ toàn diện của thị 
 173 
trường đã đáp ứng được nhu cầu của một lượng lớn các doanh nghiệp ngoài nhà 
nước đầu tư vào tài sản xấu, cung cấp những điều kiện có lợi cho các doanh nghiệp 
ngoài nhà nước trong việc nâng cao năng lực xử lý những tài sản xấu có mức độ rủi 
ro cao, có tác dụng rõ ràng trong cả việc nâng cao tỷ lệ thu hồi và giá trị gia tăng thu 
được trong quá trình xử lý nợ xấu [[22], tr. 50]. Tuy nhiên, hiện nay, việc kiểm định 
được chất lượng tài sản cũng đang là vấn đề trong các giao dịch nợ, hiện chưa có 
các tiêu chuẩn nào đối với các tài sản này [[25], tr. 6], do đó, rủi ro cũng rất khó có 
thể đo lường. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_mua_ban_no_cua_cac_ngan_hang_thuong_mai_theo_phap_lu.pdf
  • jpgScan_0001.jpg
  • jpgScan_0002.jpg
  • jpgScan_0003.jpg
  • jpgScan_0004.jpg
  • pdfTT_ENG_TranThiThanhThuy.pdf
  • pdfTT_TrânThiThanhThuy.pdf
  • docxTrichyeu_TranThiThanhThuy.docx