Luận án Sưu tập, tuyển chọn và lọc thuần giống lúa mùa chịu mặn phục vụ mô hình lúa - Tôm

Lúa gạo là cây lương thực quan trọng đối với con người. Trên thế giới

cây lúa được xếp vào vị trí thứ hai sau cây lúa mì về diện tích và sản lượng.

Trong tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng gay gắt, dẫn đến tình trạng mất

mùa nguồn lương thực chính bị sụt giảm và giá lương thực tăng, thế giới sẽ

phải đối mặt với nguy cơ thiếu lương thực. Năng suất và sản lượng lúa luôn bị

đe dọa bởi thiên tai, xâm nhập mặn và các yếu tố môi trường do biến đổi khí

hậu (Pareek et al., 2010; Mantri et al., 2012). Trong điều kiện mặn cây trồng

sẽ bị tổn thương ở các tế bào sau đó biểu hiện lên các cơ quan của cây, cây

chậm phát triển ngay khi bị mặn một vài ngày hay vài tuần tùy thuộc vào mức

độ chịu mặn của giống (Roy and Sharma., 2014). Như vậy, đất nhiễm mặn là

một trong những yếu tố chính gây khó khăn cho chiến lược phát triển sản

lượng lúa gạo và bảo đảm an ninh lương thực.

Cây lúa mùa địa phương đã phát triển từ lâu trên vùng đất nhiễm phèn

mặn với thế mạnh là có khả năng chống chịu tốt với điều kiện canh tác khắc

nghiệt như chịu mặn, chịu hạn, chịu ngập úng. Trước thập niên 1960s, cả vùng

Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) canh tác bằng giống lúa mùa được phân

bổ theo các điều kiện sinh thái khác nhau như lúa nổi ở vùng ngập >1,0 m và

lúa nước sâu cho vùng ngập 0,5-1,0 m và lúa mùa chịu mặn ở vùng ven biển

ngập cạn < 50 cm. Sự thích nghi này đã tạo nên tính da dạng về giống lúa đã

canh tác ở đồng bằng với số lượng hàng nghìn giống. Hiện nay diện tích lúa

mùa đã giảm rất nhiều, mức độ đa dạng về số lượng giống suy giảm đáng kể và

đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng. Nguồn giống trồng ngoài đồng bị lẫn

tạp với dạng hình cao thấp khác nhau, chất lượng gạo thương phẩm ngày càng

giảm. Những nơi ở ĐBSCL còn trồng lúa mùa vì không thể đáp ứng được yêu

cầu thâm canh, những nơi mà điều kiện canh tác khắc nghiệt, lệ thuộc vào nước

trời là chủ yếu, đất đai chưa được cải tạo đúng mức và mức đầu tư của nông dân

còn rất hạn chế. Vì thế, các giống lúa mùa cổ truyền chứa đựng những gen quí

đã thích ứng tốt với điều kiện tự nhiên vùng khó khăn là cây trồng chính cho

vùng đất nhiễm phèn mặn ven biển canh tác mô hình lúa-tôm và vùng đất phụ

thuộc vào nước trời.

Theo các nhà nghiên cứu vùng ĐBSCL được đánh giá là một trong

những nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do sự xâm nhập mặn trong tương lai.

Theo Cục Trồng Trọt (2011), đất mặn của vùng này 744.547 ha chiếm 19,1%

tổng diện tích của vùng. Nông dân vùng bị nhiễm mặn nhẹ thường nuôi tôm từ2

tháng 12 đến tháng 6, sau đó rửa mặn canh tác lúa kết hợp thả tôm hay cá.

Trong những năm qua, cây lúa mùa địa phương được chọn để bố trí vào mô

hình lúa-tôm, lúa-cá vì có khả năng chống chịu tốt với điều kiện canh tác khó

khăn. Đây được coi là mô hình canh tác bền vững, cho năng suất ổn định,

thích ứng với điều kiện xâm nhập mặn của vùng ĐBSCL. Việc tập trung tìm

và phát triển các giống lúa mùa phù hợp các điều kiện thời tiết khắc nghiệt

hiện nay là một yêu cầu cấp thiết nhằm phục vụ nguồn giống cho những vùng

có điều kiện canh tác khó khăn, vừa góp phần bảo tồn các nguồn gen quý của

lúa mùa cổ truyền, vừa góp phần phục hồi giống cây trồng "đặc sản" của địa

phương. Việc tìm và phục hồi các giống lúa mùa đưa vào sản xuất sẽ góp phần

nâng cao năng suất và chất lượng các giống lúa mùa góp phần tăng thu nhập

cho người dân, bảo đảm an ninh lương thực, vì vậy đề tài “Sưu tập, tuyển

chọn và lọc thuần giống lúa mùa chịu mặn phục vụ mô hình lúa-tôm”, được

đề xuất thực hiện.

pdf 260 trang kiennguyen 21/08/2022 6620
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Sưu tập, tuyển chọn và lọc thuần giống lúa mùa chịu mặn phục vụ mô hình lúa - Tôm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Sưu tập, tuyển chọn và lọc thuần giống lúa mùa chịu mặn phục vụ mô hình lúa - Tôm

Luận án Sưu tập, tuyển chọn và lọc thuần giống lúa mùa chịu mặn phục vụ mô hình lúa - Tôm
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 
TRẦN HỮU PHÚC 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG 
2021 
SƯU TẬP, TUYỂN CHỌN VÀ LỌC THUẦN 
GIỐNG LÚA MÙA CHỊU MẶN PHỤC VỤ 
MÔ HÌNH LÚA-TÔM 
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 
TRẦN HỮU PHÚC 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
NGÀNH KHOA HỌC CÂY TRỒNG 
MÃ NGÀNH: 62 62 01 10 
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 
TS. VŨ ANH PHÁP 
TS. HUỲNH KỲ 
2021 
SƯU TẬP, TUYỂN CHỌN VÀ LỌC THUẦN 
GIỐNG LÚA MÙA CHỊU MẶN PHỤC VỤ 
MÔ HÌNH LÚA-TÔM 
i 
LỜI CẢM TẠ 
 
Kính dâng! 
 Ba mẹ suốt đời tận tụy không quản khó khăn dạy dỗ, yêu thương và 
nuôi con khôn lớn nên người. Xin cảm ơn những người thân đã giúp đỡ, động 
viên và cho tôi những gì tốt đẹp nhất trong suốt thời gian qua. 
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến 
 TS. Vũ Anh Pháp và TS. Huỳnh Kỳ - người đã tận tình hướng dẫn, hỗ 
trợ kinh phí, gợi ý, giúp đỡ và cho những lời khuyên hết sức quý báo cho việc 
nghiên cứu và hoàn thành luận án này. 
 Chân thành biết ơn 
 Anh Phạm Văn Mịch, vợ chồng anh Nguyễn Văn Hải và quý Cô chú, Anh 
chị chủ ruộng tại các điểm thí nghiệm đã quan tâm, nhiệt tình giúp đỡ và tạo mọi 
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện thí nghiệm tại địa phương. 
Cô TS. Trần Thị Xuân Mai đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện 
thí nghiệm tại Bộ Môn di truyền học phân tử, Viện Công Nghệ Sinh Học, 
Trường đại học Cần Thơ. 
Trân trọng cảm ơn 
Toàn thể quý Thầy cô khoa Nông Nghiệp đã dìu dắt và truyền đạt kiến 
thức quí báu cho tôi trong suốt thời gian theo học ở trường. Đồng cảm ơn quý 
Thầy cô khoa Sau đại học, Trung tâm học liệu đã tạo điều kiện, giúp đỡ, cung 
cấp thông tin tư liệu để tôi hoàn thành tốt luận án. 
Ban lãnh đạo và tập thể thầy cô Viện Nghiên cứu và phát triển đồng 
bằng sông Cửu Long đã động viên, giúp đỡ tôi rất nhiều. 
Ban lãnh đạo: Sở Khoa học Công nghệ Cà Mau, Trường Đại Học Cần 
Thơ và Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã hỗ trợ một phần kinh phí thực hiện Luận 
án thông qua các đề tài nghiên cứu. 
Thân thương gởi về 
Em Huỳnh Thị Yến Nhi sinh viên Ngành Khoa học Cây trồng khóa 2015-
2019 và em Lê Thị Bích Hạnh học viên cao học Ngành Khoa học Cây trồng khóa 
2017-2019 đã rất nhiệt tình phối hợp với tôi trong quá trình nghiên cứu. 
Luận án này người viết dù đã cố gắng rất nhiều nhưng kiến thức còn 
hạn hẹp, nên không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong quý Thầy cô và 
bạn đọc chân thành góp ý để luận án được hoàn thiện hơn. 
Trân trọng! 
 Tác giả 
ii 
TÓM TẮT 
Đề tài "Sưu tập, tuyển chọn và lọc thuần giống lúa mùa chịu mặn 
phục vụ mô hình lúa - tôm" được thực hiện nhằm sưu tập và đánh giá một 
số giống lúa mùa và chọn được 02 giống lúa mùa chịu mặn, thích hợp cho 
mô hình canh tác lúa tôm, có năng suất cao (trung bình ≥ 3,5 tấn/ha), tỷ lệ 
xay chà đạt mức độ tốt, tỷ lệ bạc bụng thấp (≤ 15%), gạo mềm cơm (amylose 
trung bình ≤ 24%), có mang gen kháng rầy nâu. Đề tài với 2 nội dung chính 
bao gồm: (1) Sưu tập, khảo sát đánh giá nguồn gen giống lúa mùa chịu mặn và 
kháng rầy nâu phục vụ mô hình canh tác lúa-tôm; (2) Lọc thuần được 2 giống 
lúa mùa chịu mặn, thích hợp cho mô hình canh tác lúa-tôm. Kết quả nghiên 
cứu nội dung 01 đã sưu tập được 24 giống, đã đánh giá 41 giống lúa về đặc 
tính hình thái, đặc tính nông sinh học, năng suất, phẩm chất hạt gạo, đánh giá 
đa dạng di truyền dựa vào 50 dấu phân tử SSR, khả năng chống chịu mặn 
trong phòng thí nghiệm theo phân cấp của IRRI (2013), sử dụng dấu phân tử 
SSR liên kết tính chống chịu mặn (RM3412, RM493), tính kháng rầy nâu 
(B121 và RM5479) và tính thích nghi 11 giống lúa mùa phục vụ canh tác lúa-
tôm. Kết quả nội dung 02 đã chọn ra được 02 giống là Ba bông mẵn và Bờ 
Liếp 2 có khả năng đáp ứng mục tiêu đề tài (1); 02 giống này được lọc thuần 
dựa trên giá trị của 11 chỉ tiêu: chiều cao cây, số bông/m2, số hạt chắc/bông, 
khối lượng 1.000 hạt, năng suất (tấn/ha), gạo lức, gạo trắng, gạo nguyên, 
chiều dài hạt gạo trắng, bạc bụng (Cấp 9) và hàm lượng amylose. Kết quả 
giống Ba bông mẵn có 73/206 dòng đạt 11/11 chỉ tiêu và giống lúa Bờ liếp 2 
có 61/201 dòng đạt 11/11 chỉ tiêu (2); 02 giống chọn được khảo nghiệm diện 
rộng và diện hẹp trong mô hình canh tác lúa-tôm, được thực hiện qua 14 
điểm thí nghiệm tại 04 tỉnh trong 02 năm 2017-2019 với các chỉ tiêu theo dõi 
như EC nước trong ruộng, EC nước ở độ sâu 0-20 cm và 20-40 cm, khả năng 
nảy chồi, chiều cao, năng suất. Giống lúa mùa Ba bông mẵn và Bờ liếp 2 đã 
lọc thuần thành công, thích hợp cho mô hình canh tác lúa-tôm và có mang 
gen kháng rầy nâu dựa vào hai dấu phân tử (B121, RM5479), có năng suất 
khá 3,9 tấn/ha và 3,8 tấn/ha (cải thiện năng xuất 18,2% so với giống Ba Bông 
mẵn đối chứng chưa lọc thuần 3,4 tấn/ha và cải thiện năng suất 15,8% so với 
giống Bờ liếp 2 đối chứng chưa lọc thần 3,2 tấn/ha), chất lượng xay chà tốt, 
tỷ lệ bạc bụng thấp (10% và 7%) và hàm lượng amylose trung bình là 21,4% 
và 20,7%, tương ứng. 
Từ khoá: Lúa mùa, chịu mặn, SSR, mô hình lúa-tôm. 
iii 
ABSTRACT 
This project is entitled “Collection, selection and pure lines selection 
of salt-tolerant rice varieties for rice-shrimp systems.” The purpose of this 
study was to select two local varieties with with high yield (≥3.5 tons/ha), a 
rice milling rate at a good level (IRRI, 2014), a low rate of chalkiness of 
endosperm (≤15%), amylose content ≤24%, and resistance to brown 
planthopper. The study consisted of two mains experiments: (1) collection and 
evaluation of local rice genetic resouces, (2) pure-line selection of two salt-
tolerant rice varieties based on the results of experiment 1, and evaluation of 
two selected varieties in rice-shrimp models. The results show that a collection 
of 41 rice varieties was evaluated for morphological properties, agronomic 
properties, yield, rice quality, genetic diversity based on 50 SSR molecular 
markers, and salt-tolerant testing at seedling stage following the IRRI standard 
system (2013); using SSR molecular markers to link salt tolerance (RM3412, 
RM493), BPH resistance (B121 and RM5479); evaluation of some agronomic 
characteristics, yield components, and yield of rice varieties in the rice-shrimp 
system. Two selected local rice varieties, Ba bong man and Bo liep 2, were 
evaluated based on 11 traits: plant height, panicles per square meter, grains per 
panicle, weight of 1,000 grains, average yield, brown rice, white rice (%), 
head rice (%), white seed length, chalkiness of endosperm, and amylose 
content for pure line selection. The rice variety Ba bong man has 73/206 lines 
reaching 11/11 targets and the rice variety Bo liep 2 has 61/201 lines reaching 
11/11 targets. These selected lines were carried out at 14 experimental sites in 
four provinces over two years from 2017 to 2019 with monitoring indicators 
such as EC in the field, EC in the soil, panicles per square meter, and height 
and yield for the rice-shrimp system. The results showed that Ba bong man 
and Bo liep 2 were suitable for the rice-shrimp system, had the brown 
planthopper resistance gene based on two molecular markers (B121, 
RM5479), had yields of 3.9 tons/ha and 3.8 tons/ha (improvement of 18.2% 
compared to the control Ba bong man at 3.4 tons/ha, and 15.8% compared 
with Bo liep 2 control at 3.2 tons/ha), and had good milling quality, low 
chalkiness of endosperm (10%), and average amylose content of 21.4% and 
20.7%, respectively. 
Keywords: Local rice, salt tolerant in rice, SSR, rice-shrimp system. 
v 
MỤC LỤC 
Nội dung Trang 
Lời cảm tạ i 
Tóm Tắt ii 
Abstract iii 
Lời cam đoan iv 
Mục lục v 
Danh sách bảng xi 
Danh sách hình xiv 
Mục lục từ viết tắt xv 
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1 
1.2 Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 2 
1.2.1 Mục tiêu chung 2 
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2 
1.2.3 Nội dung nghiên cứu 2 
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2 
1.3.1 Ý nghĩa khoa học 2 
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 3 
1.4 Tính mới của đề tài 3 
1.5 Đối tượng và giới hạn của đề tài 3 
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 
2.1 Sưu tập nguồn gen 4 
2.1.1 Tình hình sưu tập đánh giá nguồn gen của thế giới 4 
2.1.2 Tình hình sưu tập và bảo tồn nguồn gen cây lúa trong thời gian 
qua của Việt Nam 
7 
2.2 Đánh giá quỹ gen một số giống lúa mùa vùng ĐBSCL 8 
2.2.1 Phân loại giống theo vùng canh tác và đặc tính nông học 8 
2.2.1.1 Phân loại giống theo vùng canh tác 8 
2.2.1.2 Thời gian sinh trưởng 10 
2.2.1.3 Chiều cao cây 11 
2.2.1.4 Phân loại theo thành phần năng suất và năng suất 12 
2.2.2 Đánh giá tính chống chịu điều kiện bất lợi sinh học và phi sinh học 16 
2.2.2.1 Đánh giá kiểu hình 16 
2.2.2.2 Đánh giá tính trạng sinh lý cây lúa 17 
2.3 Đánh giá tính trạng phẩm chất hạt và mùi thơm 18 
vi 
2.3.1 Phẩm chất hạt gạo 18 
2.3.1.1 Chiều dài hạt gạo 19 
2.3.1.2 Mức độ bạc bụng 20 
2.3.1.3 Tỷ lệ gạo nguyên (%) 20 
2.3.1.4 Hàm lượng amylose và protein 20 
2.3.2 Mùi thơm hạt gạo 22 
2.4 Đa dạng sinh học và đa dạng di truyền 23 
2.4.1 Đa dạng sinh học 23 
2.4.2 Đa dạng di truyền 24 
2.4.2.1 Khái niệm 24 
2.4.2.2 Xác định đa dạng di truyền 25 
2.4.3 Tầm quan trọng của đa dạng di truyền cây lúa 27 
2.4.4 Nghiên cứu đa dạng di truyền dựa trên tính trạng hình thái 28 
2.4.5 Nghiên cứu đa dạng di truyền dựa trên dấu phân tử ADN 28 
2.4.5.1 Nghiên cứu đa dạng di truyền lúa ở trên thế giới 28 
2.4.5.2. Nghiên cứu đa dạng di truyền lúa ở trong nước 31 
2.5 Ảnh hưởng của mặn đến sự sinh trưởng của cây lúa 33 
2.5.1 Chiều cao cây lúa 33 
2.5.2 Chiều dài rễ 33 
2.5.3 Số chồi 34 
2.5.4 Tổn thương lá 34 
2.5.5 Ngưỡng chống chịu mặn của cây lúa 35 
2.5.6 Cơ chế chống chịu mặn của cây lúa 35 
2.6 Ứng dụng chỉ thị phân tử SSR trong xác định gen mục tiêu 36 
2.7 Lọc thuần lúa mùa theo hướng cải thiện năng suất và chất lượng 39 
2.8 Mô Hình Lúa-Tôm Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long 40 
2.8.1 Tầm quan trọng của mô hình lúa-tôm tại những vùng nhiễm mặn 40 
2.8.2 Hiệu quả kinh tế của mô hình canh tác lúa-tôm 40 
2.8.3 Một số vấn đề cần lưu ý khi canh tác lúa trên đất nuôi tôm 42 
2.8.3.1 Chuẩn bị đất 42 
2.8.3.2 Khuyến cáo lịch thời vụ 43 
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 44 
3.1 Phương tiện 44 
3.1.1 Địa điểm nghiên cứu 44 
3.1.2 Vật liệu, một số phương tiện, hóa chất dùng trong nghiên cứu 44 
vii 
3.2 Nội dung nghiên cứu 45 
3.3 Phương pháp nghiên cứu 45 
3.3.1 Nội dung 1: Sưu tập, khảo sát đánh giá nguồn gen giống lúa 
mùa chịu mặn và kháng rầy nâu phục vụ mô hình canh tác lúa-tôm 
45 
3.3.1.1 Sưu tập giống lúa mùa phục vụ canh tác lúa tôm 45 
3.3.1.2 Tuyển chọn giống lúa mùa phục vụ canh tác lúa-tôm 47 
3.3.1.3 Đánh giá tính thích nghi 11 giống lúa mùa phục vụ canh tác 
lúa-tôm 
54 
3.3.2 Nội dung 2: Lọc thuần được 2 giống lúa mùa chịu mặn, thích 
hợp mô hình canh tác lúa-tôm 
61 
3.3.2.1 Lọc thuần 02 giống lúa mùa thích hợp canh tác lua-tôm 61 
3.3.2.2 Khảo nghiệm diện hẹp 02 giống lúa mùa đã lọc thuần có đặc 
tính nông học, năng suất cao thích hợp canh tác lúa-tôm 
63 
3.3.2.3 Khảo nghiệm diện rộng 02 giống lúa mùa đã lọc thuần có đặc 
tính nông học, năng suất cao phù hợp canh  ... 08 0.344 
Sai số 10474.133 28 374.076 
Tổng cộng 2611002.000 45 
CV (%) 8.3 
Phụ Bảng 4.44g: Số bông/m2 của 15 giống lúa mùa tại An Minh 
Nguồn 
biến động 
Tổng bình 
phương 
Độ tự do 
Trung bình 
bình phương 
F 
Mức ý 
nghĩa 
Giống 10138.533 16 633.658 3.220 0.003 
Lặp lại 2508.400 2 1254.200 6.373 0.005 
Sai số 5510.267 28 196.795 
Tổng cộng 2185736.000 45 
CV (%) 6.5 
Phụ Bảng 4.44h: Số bông/m2 của 15 giống lúa mùa tại Vĩnh Thuận 
Nguồn 
biến động 
Tổng bình 
phương 
Độ tự do 
Trung bình 
bình phương 
F 
Mức ý 
nghĩa 
Giống 6280.000 16 392.500 0.912 0.565 
Lặp lại 1858.800 2 929.400 2.159 0.134 
Sai số 12051.200 28 430.400 
Tổng cộng 2783036.000 45 
CV (%) 8.3 
Phụ Bảng 4.44k: Số bông/m2 của 15 giống lúa mùa tại Mỹ Xuyên 
Nguồn 
biến động 
Tổng bình 
phương 
Độ tự do 
Trung bình 
bình phương 
F 
Mức ý 
nghĩa 
Giống 6254.356 16 390.897 0.799 0.675 
Lặp lại 358.711 2 179.356 0.367 0.696 
Sai số 13692.622 28 489.022 
Tổng cộng 3193867.000 45 
CV (%) 8.3 
232 
Phụ Bảng 4.44i: Số bông/m2 trung bình của 15 giống lúa mùa tại 8 điểm thí nghiệm 
Nguồn 
biến động 
Tổng bình 
phương 
Độ tự do 
Trung bình 
bình phương 
F 
Mức ý 
nghĩa 
Giống 4060.889 16 253.806 3.462 0.002 
Lặp lại 254.444 2 127.222 1.735 0.195 
Sai số 2052.889 28 73.317 
Tổng cộng 2474816.000 45 
CV (%) 3.6 
Phụ Bảng 4.45a: Số hạt chắc/bông của 15 giống lúa mùa tại Thới Bình 
Nguồn 
biến động 
 Tổng bình 
phương 
Độ tự do 
Trung bình 
bình phương 
F 
Mức ý 
nghĩa 
Giống 3886.356 16 242.897 5.750 0.000 
Lặp lại 1034.444 2 517.222 12.243 0.000 
Sai số 1182.889 28 42.246 
Tổng cộng 159012.000 45 
CV (%) 11.1 
Phụ Bảng 4.45b: Số hạt chắc/bông của 15 giống lúa mùa U Minh 
Nguồn 
biến động 
Tổng bình 
phương 
Độ tự do 
Trung bình 
bình phương 
F 
Mức ý 
nghĩa 
Giống 3386.622 16 211.664 5.740 0.000 
Lặp lại 699.511 2 349.756 9.485 0.001 
Sai số 1032.489 28 36.875 
Tổng cộng 153488.000 45 
CV (%) 10.6 
Phụ Bảng 4.45c: Số hạt chắc/bông của 15 giống lúa mùa Trần Văn Thời 
Nguồn 
biến động 
Tổng bình 
phương 
Độ tự do 
Trung bình 
bình phương 
F 
Mức ý 
nghĩa 
Giống 2549.822 16 159.364 3.403 0.002 
Lặp lại 428.844 2 214.422 4.579 0.019 
Sai số 1311.156 28 46.827 
Tổng cộng 147908.000 45 
CV (%) 12.1 
Phụ Bảng 4.45d: Số hạt chắc/bông của 15 giống lúa mùa Hồng Dân 
Nguồn 
biến động 
Tổng bình 
phương 
Độ tự do 
Trung bình 
bình phương 
F 
Mức ý 
nghĩa 
Giống 5992.089 16 374.506 5.857 0.000 
Lặp lại 1988.844 2 994.422 15.551 0.000 
Sai số 1790.489 28 63.946 
Tổng cộng 255388.000 45 
CV (%) 10.8 
233 
Phụ Bảng 4.45e: Số hạt chắc/bông của 15 giống lúa mùa Phước Long 
Nguồn 
biến động 
Tổng bình 
phương 
Độ tự do 
Trung bình 
bình phương 
F 
Mức ý 
nghĩa 
Giống 4484.356 16 280.272 5.468 0.000 
Lặp lại 1010.711 2 505.356 9.859 0.001 
Sai số 1435.289 28 51.260 
Tổng cộng 246309.000 45 
CV (%) 9.8 
Phụ Bảng 4.45f: Số hạt chắc/bông của 15 giống lúa mùa An Minh 
Nguồn 
biến động 
Tổng bình 
phương 
Độ tự do 
Trung bình 
bình phương 
F 
Mức ý 
nghĩa 
Giống 2870.267 16 179.392 2.976 0.006 
Lặp lại 411.600 2 205.800 3.414 0.047 
Sai số 1687.733 28 60.276 
Tổng cộng 173838.000 45 
CV (%) 12.7 
Phụ Bảng 4.45g: Số hạt chắc/bông của 15 giống lúa mùa Vĩnh Thuận 
Nguồn 
biến động 
Tổng bình 
phương 
Độ tự do 
Trung bình 
bình phương 
F 
Mức ý 
nghĩa 
Giống 5239.156 16 327.447 6.080 0.000 
Lặp lại 1267.378 2 633.689 11.766 0.000 
Sai số 1507.956 28 53.856 
Tổng cộng 283656.000 45 
CV (%) 9.4 
Phụ Bảng 4.45h: Số hạt chắc/bông của 15 giống lúa mùa Mỹ Xuyên 
Nguồn 
biến động 
Tổng bình 
phương 
Độ tự do 
Trung bình 
bình phương 
F 
Mức ý 
nghĩa 
Giống 4733.333 16 295.833 4.365 0.000 
Lặp lại 1202.800 2 601.400 8.873 0.001 
Sai số 1897.867 28 67.781 
Tổng cộng 315641.000 45 
CV (%) 10.0 
Phụ Bảng 4.45k: Số hạt chắc/bông trung bình của 15 giống lúa mùa tại 8 điểm thí 
nghiệm 
Nguồn 
biến động 
Tổng bình 
phương 
Độ tự do 
Trung bình 
bình phương 
F 
Mức ý 
nghĩa 
Giống 2809.022 16 175.564 19.719 0.000 
Lặp lại 237.378 2 118.689 13.331 0.000 
Sai số 249.289 28 8.903 
Tổng cộng 209645.000 45 
CV (%) 4.4 
234 
Phụ Bảng 4.46a: Khối lượng 1.000 hạt (g) của 15 giống lúa mùa tại Thới Bình 
Nguồn 
biến động 
Tổng bình 
phương 
Độ tự do 
Trung bình 
bình phương 
F 
Mức ý 
nghĩa 
Giống 159.141 16 9.946 35.170 0.000 
Lặp lại 13.601 2 6.801 24.047 0.000 
Sai số 7.919 28 0.283 
Tổng cộng 23834.260 45 
CV (%) 2.3 
Phụ Bảng 4.46b: Khối lượng 1.000 hạt (g) của 15 giống lúa mùa tại U Minh 
Nguồn 
biến động 
Tổng bình 
phương 
Độ tự do 
Trung bình 
bình phương 
F 
Mức ý 
nghĩa 
Giống 163.397 16 10.212 24.330 0.000 
Lặp lại 14.600 2 7.300 17.392 0.000 
Sai số 11.753 28 0.420 
Tổng cộng 23654.670 45 
CV (%) 2.8 
Phụ Bảng 4.46c: Khối lượng 1.000 hạt (g) của 15 giống lúa mùa tại Trần Văn Thời 
Nguồn 
biến động 
Tổng bình 
phương 
Độ tự do 
Trung bình 
bình phương 
F 
Mức ý 
nghĩa 
Giống 127.536 16 7.971 37.124 0.000 
Lặp lại 17.281 2 8.641 40.243 0.000 
Sai số 6.012 28 0.215 
Tổng cộng 23199.180 45 
CV (%) 2.1 
Phụ Bảng 4.46d: Khối lượng 1.000 hạt (g) của 15 giống lúa mùa tại Hồng Dân 
Nguồn 
biến động 
Tổng bình 
phương 
Độ tự do 
Trung bình 
bình phương 
F 
Mức ý 
nghĩa 
Giống 157.071 16 9.817 34.440 0.000 
Lặp lại 15.745 2 7.873 27.619 0.000 
Sai số 7.981 28 0.285 
Tổng cộng 24205.230 45 
CV (%) 2.3 
Phụ Bảng 4.46e: Khối lượng 1.000 hạt (g) của 15 giống lúa mùa tại Phước Long 
Nguồn 
biến động 
Tổng bình 
phương 
Độ tự do 
Trung bình 
bình phương 
F 
Mức ý 
nghĩa 
Giống 143.142 16 8.946 25.175 0.000 
Lặp lại 14.670 2 7.335 20.640 0.000 
Sai số 9.950 28 0.355 
Tổng cộng 23445.680 45 
CV (%) 2.6 
235 
Phụ Bảng 4.46f: Khối lượng 1.000 hạt (g) của 15 giống lúa mùa tại An Minh 
Nguồn 
biến động 
Tổng bình 
phương 
Độ tự do 
Trung bình 
bình phương 
F 
Mức ý 
nghĩa 
Giống 147.545 16 9.222 24.403 0.000 
Lặp lại 13.486 2 6.743 17.844 0.000 
Sai số 10.581 28 0.378 
Tổng cộng 23793.230 45 
CV (%) 2.7 
Phụ Bảng 4.46g: Khối lượng 1.000 hạt (g) của 15 giống lúa mùa tại Vĩnh Thuận 
Nguồn 
biến động 
Tổng bình 
phương 
Độ tự do 
Trung bình 
bình phương 
F 
Mức ý 
nghĩa 
Giống 159.141 16 9.946 35.170 0.000 
Lặp lại 13.601 2 6.801 24.047 0.000 
Sai số 7.919 28 0.283 
Tổng cộng 24667.060 45 
CV (%) 2.3 
Phụ Bảng 4.46h: Khối lượng 1.000 hạt (g) của 15 giống lúa mùa tại Mỹ Xuyên 
Nguồn 
biến động 
Tổng bình 
phương 
Độ tự do 
Trung bình 
bình phương 
F 
Mức ý 
nghĩa 
Giống 163.706 16 10.232 25.211 0.000 
Lặp lại 14.910 2 7.455 18.369 0.000 
Sai số 11.364 28 0.406 
Tổng cộng 24484.110 45 
CV (%) 2.7 
Phụ Bảng 4.46k: Khối lượng 1.000 hạt (g) trung bình của 15 giống lúa mùa tại 8 điểm 
thí nghiệm 
Nguồn 
biến động 
Tổng bình 
phương 
Độ tự do 
Trung bình 
bình phương 
F 
Mức ý 
nghĩa 
Giống 138.617 16 8.664 92.494 0.000 
Lặp lại 4.117 2 2.059 21.979 0.000 
Sai số 2.623 28 0.094 
Tổng cộng 23877.290 45 
CV (%) 1.3 
Phụ Bảng 4.47a: Năng suất thực tế (tấn/ha) cây của 15 giống lúa mùa tại Thới Bình 
Nguồn 
biến động 
Tổng bình 
phương 
Độ tự do 
Trung bình 
bình phương 
F 
Mức ý 
nghĩa 
Giống 3.558 16 0.222 2.782 0.009 
Lặp lại 0.413 2 0.206 2.581 0.094 
Sai số 2.238 28 0.080 
Tổng cộng 461.427 45 
CV (%) 8.9 
236 
Phụ Bảng 4.47b: Năng suất thực tế (tấn/ha) cây của 15 giống lúa mùa tại U Minh 
Nguồn 
biến động 
Tổng bình 
phương 
Độ tự do 
Trung bình 
bình phương 
F 
Mức ý 
nghĩa 
Giống 6.387 16 0.399 3.901 0.001 
Lặp lại 0.441 2 0.221 2.156 0.135 
Sai số 2.865 28 0.102 
Tổng cộng 410.660 45 
CV (%) 10.7 
Phụ Bảng 4.47c: Năng suất thực tế (tấn/ha) cây của 15 giống lúa mùa tại Trần Văn 
Thời 
Nguồn 
biến động 
Tổng bình 
phương 
Độ tự do 
Trung bình 
bình phương 
F 
Mức ý 
nghĩa 
Giống 3.600 16 0.225 3.721 0.001 
Lặp lại 0.294 2 0.147 2.430 0.106 
Sai số 1.693 28 0.060 
Tổng cộng 321.570 45 
CV (%) 9.2 
Phụ Bảng 4.47d: Năng suất thực tế (tấn/ha) cây của 15 giống lúa mùa tại Hồng Dân 
Nguồn 
biến động 
Tổng bình 
phương 
Độ tự do 
Trung bình 
bình phương 
F 
Mức ý 
nghĩa 
Giống 8.141 16 0.509 3.336 0.003 
Lặp lại 0.409 2 0.205 1.342 0.278 
Sai số 4.271 28 0.153 
Tổng cộng 763.950 45 
CV (%) 9.6 
Phụ Bảng 4.47e: Năng suất thực tế (tấn/ha) cây của 15 giống lúa mùa tại Phước Long 
Nguồn 
biến động 
Tổng bình 
phương 
Độ tự do 
Trung bình 
bình phương 
F 
Mức ý 
nghĩa 
Giống 9.151 16 0.572 4.810 0.000 
Lặp lại 0.537 2 0.269 2.260 0.123 
Sai số 3.329 28 0.119 
Tổng cộng 685.280 45 
CV (%) 8.9 
Phụ Bảng 4.47f: Năng suất thực tế (tấn/ha) cây của 15 giống lúa mùa tại An Minh 
Nguồn 
biến động 
Tổng bình 
phương 
Độ tự do 
Trung bình 
bình phương 
F 
Mức ý 
nghĩa 
Giống 5.136 16 0.321 3.473 0.002 
Lặp lại 0.286 2 0.143 1.546 0.231 
Sai số 2.588 28 0.092 
Tổng cộng 406.150 45 
CV (%) 10.2 
237 
Phụ Bảng 4.47g: Năng suất thực tế (tấn/ha) cây của 15 giống lúa mùa tại Vĩnh 
Thuận 
Nguồn 
biến động 
Tổng bình 
phương 
Độ tự do 
Trung bình 
bình phương 
F 
Mức ý 
nghĩa 
Giống 7.212 16 0.451 2.814 0.008 
Lặp lại 1.515 2 0.758 4.730 0.017 
Sai số 4.485 28 0.160 
Tổng cộng 879.380 45 
CV (%) 9.1 
Phụ Bảng 4.47h: Năng suất thực tế (tấn/ha) cây của 15 giống lúa mùa tại Mỹ Xuyên 
Nguồn 
biến động 
Tổng bình 
phương 
Độ tự do 
Trung bình 
bình phương 
F 
Mức ý 
nghĩa 
Giống 11.768 16 0.735 3.242 0.003 
Lặp lại 2.881 2 1.441 6.351 0.005 
Sai số 6.352 28 0.227 
Tổng cộng 902.570 45 
CV (%) 10.8 
Phụ Bảng 4.47k: Năng suất thực tế (tấn/ha) cây trung bình của 15 giống lúa mùa tại 
8 điểm thí nghiệm 
Nguồn 
biến động 
Tổng bình 
phương 
Độ tự do 
Trung bình 
bình phương 
F 
Mức ý 
nghĩa 
Giống 4.622 16 0.289 19.219 0.000 
Lặp lại 0.126 2 0.063 4.184 0.026 
Sai số 0.421 28 0.015 
Tổng cộng 576.780 45 
CV (%) 3.4 
Phụ Hình 4.22: Tương quan độ dẫn điện (EC) trung bình các loại nước và 
năng suất lúa 
EC (dS/m) trung 
bình của loại 
nước 
Địa điểm 
Thới 
Bình 
U 
Minh 
Trần Văn 
Thời 
Hồng 
Dân 
Phước 
Long 
An 
Minh 
Vĩnh 
Thuận 
Mỹ 
Xuyên 
Ruộng 3,6 3,8 5,6 3,8 4,2 5,9 6,0 3,1 
Độ sâu 0-20 cm 5,4 4,4 5,5 3,8 4,1 4,0 3,8 4,4 
Độ sâu 20-40 cm 10,2 9,7 12,3 7,0 7,0 6,3 5,9 9,7 
Trung bình chung 6,4 5,9 7,8 4,9 5,1 5,4 5,2 5,7 
238 
Phụ lục Hình 
Hình 1: Mô tả phẩu diện đất tại huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau 
Hình 2: Mô tả phẩu diện đất tại huyện Thới Bình tỉnh Cà Mau 
239 
Hình 3: Cây lúa giai đoạn 7 ngày sau khi cho dung dịch dinh dưỡng Yoshida 
Hình 5: Cây lúa giai đoạn 14 ngày sau khi cho dung dịch dinh dưỡng Yoshida 
240 
Hình 6: Gieo mạ 
Hình 7: Chiều cao cây mạ 
Hình 7: Bố trí thí nghiệm trong ruộng canh tác lúa-tôm 
241 
Hình 8: Bố trí thí nghiệm trong ruộng canh tác lúa-tôm 
Hình 9: Kiểm tra đánh giá trước thu hoạch 
242 
Hình 10: Thu hoạch lúa thí nghiệm 
Hình 11: Thu hoạch lúa thí nghiệm 
243 
Hình 12: Hội thảo đánh giá, bàn giao nguồn giống cho Trung Tâm giống 
Nông nghiệp tỉnh Cà Mau 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_suu_tap_tuyen_chon_va_loc_thuan_giong_lua_mua_chiu_m.pdf
  • pdf2. Tom tat Luan An theo mau Tieng Viet.pdf
  • pdf3. Tom tat Luan An theo mau tieng Anh.pdf
  • doc4. ThÙng tin lu_n ·n Ti_ng Vi_t 26-12-2021.doc
  • docx5 ThÙng tin lu_n ·n Ti_ng Anh 26-12-2021.docx