Luận án Công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới của chính quyền xã ở Thành phố Hà Nội hiện nay

Nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công

nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp

truyền thống, dấu ấn của nông nghiệp thể hiện trên mọi mặt của đời sống xã hội. Trong

cơ cấu nền kinh tế nước ta, nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 17%, nhưng do dân số đông

96,48 triệu người chiếm 65% sống ở nông thôn [125, tr.16], nên nông nghiệp có vị trí

đặc biệt quan trọng trong xã hội. Sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nông nghiệp,

nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn, bộ mặt nông thôn và đời sống nhân dân

được cải thiện rõ rệt. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết về phát triển

nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nâng cao đời sống người nông dân.

Trực tiếp và toàn diện nhất là Nghị quyết số 26-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 7, khóa

X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. XDNTM trở thành mục tiêu, yêu cầu của sự

phát triển bền vững, vừa là nhiệm vụ cấp bách đồng thời là chủ trương có tầm chiến

lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng mang tính nhân văn sâu sắc của

Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua,

chương trình mục tiêu Quốc gia về XDNTM đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương

trên cả nước, quá trình XDNTM đã đạt được thành tựu khá toàn diện, trở thành phong

trào thu hút sự tham gia tích cực của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của toàn

xã hội, có tác động sâu sắc đến đời sống, kinh tế, xã hội của các vùng nông thôn nước ta.

Trong quá trình thực hiện các mục tiêu XDNTM, Đảng ta luôn xác định Dân vận

và công tác dân vận (CTDV) là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách

mạng nước ta nói chung và phong trào XDNTM nói riêng. Thực tế đã chứng minh, từ

sau đổi mới đến nay, Đảng ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết về CTDV, tư tưởng

chỉ đạo đặt nền tảng cơ sở của Đảng ta về CTDV chính là Nghị quyết 8B- NQ/TW ngày

27-3-1990 “Về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa

Đảng và nhân dân” của BCH Trung ương khóa VI. Mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng ta

luôn khẳng định công tác quần chúng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn

thể, điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, củng cố và tăng cường mối

quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân trong đó CTDV chính quyền có vị

trí, vai trò đặc biệt quan trọng bởi chính quyền là cầu nối đưa các chủ trương của Đảng,

chính sách, pháp luật của nhà nước, các chương trình, dự án của địa phương lan tỏa sâu

rộng tới nhân dân đồng thời cũng chính là chủ thể tổ chức vận động, tạo sự đồng thuận,2

phát huy sức mạnh của nhân dân cùng tham gia vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính

trị, chương trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng

HTCT các cấp vững mạnh. Để đạt được mục tiêu, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI)

về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với CTDV trong tình hình mới”

một lần nữa xác định rõ “CTDV là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp

cách mạng của đất nước; là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, củng

cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân” [43].

Hà Nội là "Thành phố vì hoà bình", "Thủ đô anh hùng", trung tâm chính trị -

hành chính Quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch

quốc tế của cả nước. Sau mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết 15/2008/QH12

của Quốc hội, Hà Nội có 584 đơn vị hành chính cấp xã thuộc 12 quận, 17 huyện, 01 thị

xã với 386 xã, 177 phường, 21 thị trấn. Trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô,

Thành ủy Hà Nội luôn xác định XDNTM có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp

CNH, HĐH nông nghiệp, phát triển nông thôn. Tại Hà Nội, phong trào thi đua “Toàn

dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã có sức lôi cuốn mạnh mẽ,

huy động được sự chung tay hưởng ứng tích cực từ phía người dân. Bên cạnh sự chỉ đạo

mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền các cấp, cùng nguồn lực hỗ trợ của Trung ương và

Thành phố, một trong những yếu tố quan trọng góp phần mang tính quyết định trong

phong trào XDNTM là Hà Nội đã phát huy cao độ tính hiệu quả, tích cực từ việc thực

hiện CTDV trong XDNTM của các cấp chính quyền đặc biệt là chính quyền xã.

pdf 235 trang kiennguyen 20/08/2022 9400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới của chính quyền xã ở Thành phố Hà Nội hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới của chính quyền xã ở Thành phố Hà Nội hiện nay

Luận án Công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới của chính quyền xã ở Thành phố Hà Nội hiện nay
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN 
TRẦN TRUNG HIẾU 
CÔNG TÁC DÂN VẬN 
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 
CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƢỚC 
 HÀ NỘI - 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA 
HỒ CHÍ MINH 
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN 
TRẦN TRUNG HIẾU 
CÔNG TÁC DÂN VẬN 
TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 
 CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƢỚC 
Mã số: 931.02.02 
 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 
1. PGS. TS PHẠM MINH SƠN 
2. PGS. TS DƢƠNG TRUNG Ý 
HÀ NỘI - 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA 
HỒ CHÍ MINH 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. 
Các số liệu, kết quả nêu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ 
ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. 
 Tác giả luận án 
Trần Trung Hiếu 
MỞ ĐẦU 
MỤC LỤC Trang 
1 
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 
 ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 
8 
8 1.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài 
1.2. Các công trình nghiên cứu của Việt Nam 13 
1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan đến đề tài 
 và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 24 
Chƣơng 2: CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN 
 MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI 
HIỆN NAY - MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN VÀ LÝ LUẬN 
29 
2.1. Xã, chính quyền xã và nông thôn, xây dựng nông thôn mới 
 ở thành phố Hà Nội hiện nay 29 
2.2. Công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới của chính quyền xã 
 thôn mới của chính quyền 
 ở thành phố Hà Nội hiện nay - khái niệm, nội dung, phương thức, vai trò 51 
Chƣơng 3: XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ CÔNG TÁC DÂN VẬN 
 TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CHÍNH QUYỀN 
 XÃ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, 
NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM 
68 
3.1. Thực trạng xây dựng nông thôn mới tại các xã ở thành phố Hà Nội 
hiện nay 
 68 
3.2. Công tác dân vận trong xây dựng nông thôn mới của chính quyền xã 78 
 ở thành phố Hà Nội hiện nay - thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm 
Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG CÔNG TÁC 
DÂN VẬN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA 
 CHÍNH QUYỀN XÃ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030 115 
4.1. Dự báo sự tác động và phương hướng công tác dân vận trong 
 xây dựng nông thôn mới của chính quyền xã ở thành phố Hà Nội 115 
4.2. Một số giải pháp chủ yếu tăng cường công tác dân vận trong xây dựng 
 nông thôn mới của chính quyền xã ở thành phố Hà Nội đến năm 2030 127 
KẾT LUẬN 170 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 172 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 173 
PHỤ LỤC 186 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
BCH 
BCĐ 
CNXH 
: Ban chấp hành 
: Ban chỉ đạo 
: Chủ nghĩa xã hội 
CNH, HĐH 
CTDV 
CSHT 
CCHC 
CNTT 
CTQG 
HĐND 
: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
: Công tác dân vận 
: Cơ sở hạ tầng 
: Cải cách hành chính 
: Công nghệ thông tin 
: Chính trị Quốc gia 
: Hội đồng nhân dân 
HTCT : Hệ thống chính trị 
KNTC 
MTTQ 
NTM 
Nxb 
QCDC 
TTHC 
: Khiếu nại tố cáo 
: Mặt trận Tổ quốc 
: Nông thôn mới 
: Nhà xuất bản 
: Quy chế dân chủ 
: Thủ tục hành chính 
UBND 
XHCN 
: Ủy ban nhân dân 
: Xã hội chủ nghĩa 
XDNTM : Xây dựng nông thôn mới 
DANH MỤC CÁC BẢNG 
 Trang 
Bảng 2.1. Số xã nông thôn ở Hà Nội phân theo loại địa hình 32 
Bảng 3.1. Huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới từ năm 2010 đến nay 70 
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 
 Trang 
Biểu đổ 3.1. Sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng, thực hiện 
chính sách xây dựng nông thôn mới ở địa phương 
75 
Biểu đồ 3.2. Nhận xét của cán bộ lãnh đạo, quản lý huyện về công tác tuyên 
truyền xây dựng nông mới của chính quyền xã 
100 
Biểu đồ 4.1. Mức độ tham gia vào quá trình xây dựng chính sách xây dựng 
nông thôn mới của người dân địa phương 
136 
1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Nông nghiệp, nông thôn và nông dân có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công 
nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp 
truyền thống, dấu ấn của nông nghiệp thể hiện trên mọi mặt của đời sống xã hội. Trong 
cơ cấu nền kinh tế nước ta, nông nghiệp chỉ chiếm khoảng 17%, nhưng do dân số đông 
96,48 triệu người chiếm 65% sống ở nông thôn [125, tr.16], nên nông nghiệp có vị trí 
đặc biệt quan trọng trong xã hội. Sau 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, nông nghiệp, 
nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn, bộ mặt nông thôn và đời sống nhân dân 
được cải thiện rõ rệt. Đảng và Nhà nước đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết về phát triển 
nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nâng cao đời sống người nông dân. 
Trực tiếp và toàn diện nhất là Nghị quyết số 26-NQ/TW, Hội nghị Trung ương 7, khóa 
X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. XDNTM trở thành mục tiêu, yêu cầu của sự 
phát triển bền vững, vừa là nhiệm vụ cấp bách đồng thời là chủ trương có tầm chiến 
lược đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng mang tính nhân văn sâu sắc của 
Đảng và Nhà nước ta. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua, 
chương trình mục tiêu Quốc gia về XDNTM đã diễn ra sôi nổi ở khắp các địa phương 
trên cả nước, quá trình XDNTM đã đạt được thành tựu khá toàn diện, trở thành phong 
trào thu hút sự tham gia tích cực của cả cộng đồng, phát huy được sức mạnh của toàn 
xã hội, có tác động sâu sắc đến đời sống, kinh tế, xã hội của các vùng nông thôn nước ta. 
Trong quá trình thực hiện các mục tiêu XDNTM, Đảng ta luôn xác định Dân vận 
và công tác dân vận (CTDV) là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách 
mạng nước ta nói chung và phong trào XDNTM nói riêng. Thực tế đã chứng minh, từ 
sau đổi mới đến nay, Đảng ta đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết về CTDV, tư tưởng 
chỉ đạo đặt nền tảng cơ sở của Đảng ta về CTDV chính là Nghị quyết 8B- NQ/TW ngày 
27-3-1990 “Về đổi mới công tác quần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa 
Đảng và nhân dân” của BCH Trung ương khóa VI. Mỗi thời kỳ cách mạng, Đảng ta 
luôn khẳng định công tác quần chúng là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn 
thể, điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, củng cố và tăng cường mối 
quan hệ gắn bó giữa Đảng, Nhà nước với Nhân dân trong đó CTDV chính quyền có vị 
trí, vai trò đặc biệt quan trọng bởi chính quyền là cầu nối đưa các chủ trương của Đảng, 
chính sách, pháp luật của nhà nước, các chương trình, dự án của địa phương lan tỏa sâu 
rộng tới nhân dân đồng thời cũng chính là chủ thể tổ chức vận động, tạo sự đồng thuận, 
2 
phát huy sức mạnh của nhân dân cùng tham gia vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính 
trị, chương trình phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng, xây dựng 
HTCT các cấp vững mạnh. Để đạt được mục tiêu, Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI) 
về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với CTDV trong tình hình mới” 
một lần nữa xác định rõ “CTDV là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp 
cách mạng của đất nước; là điều kiện quan trọng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, củng 
cố và tăng cường mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân” [43]. 
Hà Nội là "Thành phố vì hoà bình", "Thủ đô anh hùng", trung tâm chính trị - 
hành chính Quốc gia, trung tâm lớn về văn hóa, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch 
quốc tế của cả nước. Sau mở rộng địa giới hành chính theo Nghị quyết 15/2008/QH12 
của Quốc hội, Hà Nội có 584 đơn vị hành chính cấp xã thuộc 12 quận, 17 huyện, 01 thị 
xã với 386 xã, 177 phường, 21 thị trấn. Trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô, 
Thành ủy Hà Nội luôn xác định XDNTM có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự nghiệp 
CNH, HĐH nông nghiệp, phát triển nông thôn. Tại Hà Nội, phong trào thi đua “Toàn 
dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” đã có sức lôi cuốn mạnh mẽ, 
huy động được sự chung tay hưởng ứng tích cực từ phía người dân. Bên cạnh sự chỉ đạo 
mạnh mẽ của cấp ủy, chính quyền các cấp, cùng nguồn lực hỗ trợ của Trung ương và 
Thành phố, một trong những yếu tố quan trọng góp phần mang tính quyết định trong 
phong trào XDNTM là Hà Nội đã phát huy cao độ tính hiệu quả, tích cực từ việc thực 
hiện CTDV trong XDNTM của các cấp chính quyền đặc biệt là chính quyền xã. 
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “ Dễ mười lần không dân cũng chịu, khó 
trăm lần dân liệu cũng xong”, “Dân vận kém thì việc gì cũng kém. Dân vận khéo thì việc 
gì cũng thành công” [52, tr.700]. Trong những năm qua, CTDV nói chung và CTDV 
của chính quyền xã ở thành phố Hà Nội nói riêng đã có nhiều chuyển biến tích cực góp 
phần làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội Thủ đô. Dưới sự lãnh đạo của Thành ủy, việc 
đổi mới phương thức CTDV chính quyền đã được các cấp chính quyền từ Thành phố 
đến các huyện, xã ngày càng quan tâm lãnh đạo thực hiện. Chính quyền Thành phố đã 
chỉ đạo chính quyền cấp dưới đặc biệt là chính quyền xã tăng cường thực hiện CTDV 
chính quyền, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân, tạo điều kiện để nhân dân 
được tham gia tích cực vào mọi công việc của địa phương đặc biệt trong phong trào 
XDNTM. Vai trò hiện thực hóa của chính quyền xã trong vận động nhân dân tham gia 
XDNTM ở Thành phố Hà Nội có thể khẳng định là một trong những yếu tố thiết thực 
góp phần đưa mọi mặt đời sống xã hội ở nông thôn Hà Nội có những thay đổi hết sức 
3 
sâu sắc, căn bản và toàn diện. Nhiều chính quyền xã ở Thành phố Hà Nội đã phát huy 
tích cực vai trò chủ thể trong việc giữ một trọng trách quan trọng, là cơ quan trực tiếp tổ 
chức, vận động nhân dân tham gia XDNTM, đồng thời đúc rút được những bài học thực 
tiễn, biện pháp phù hợp mang tính đột phá nhằm phát huy cao độ thế mạnh của mỗi xã, 
qua đó kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập nảy sinh trong quá trình XDNTM. 
Tại Hà Nội, CTDV trong XDNTM của chính quyền xã đã đưa XDNTM ở Thủ đô 
đạt được nhiều thành tựu quan trọng, là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về 
số xã đạt chuẩn NTM với 6 huyện và 325 xã cán đích NTM, góp phần thay đổi diện mạo 
nông thôn thủ đô ngày càng hiện đại, văn minh, giàu bản sắc. Tuy nhiên, thực tế cho 
thấy thành tựu CTDV trong XDNTM của chính quyền xã đạt được chưa tương xứng với 
tiềm năng và lợi thế của nông thôn Thủ đô. Việc phát huy vai trò chủ thể thực hiện 
CTDV trong XDNTM của chính quyền xã ở Hà Nội vẫn còn gặp nhiều hạn chế, bất cập 
từ nhiều góc độ. Chính quyền một số xã và một bộ phận cán bộ, công chức xã chưa 
nhận thức đúng, đầy đủ về tầm quan trọng của CTDV chính quyền. Nội dung và phương 
thức CTDV trong XDNTM của chính quyền một số xã còn thụ động, chưa được thích 
nghi kịp thời và đổi mới thực sự; việc thực hiện QCDC có lúc, có nơi còn mang tính 
hình thức, CTDV của chính quyền một số xã chưa có sự phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ 
giữa từng tổ chức trong hệ thống chính quyền, giữa chính quyền với MTTQ và các tổ 
chức thành viên trong HTCT xã. Việc triển khai, xây dựng cũng như nhân rộng các mô 
hình, điển hình “Dân vận khéo” trong XDNTM đôi lúc còn mang nặng tính hình thức, 
chưa thật sự thúc đẩy ý thức, trách nhiệm từ phía người dân. 
Để quá trình XDNTM ở Hà Nội đi vào chiều sâu, tiếp tục đạt ... 6 
32.5 
11.2 
26.7 
5.8 
11.6 
2.6 
222 
 Phụ lục 17 
 PHIẾU KHẢO SÁT 
 CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 
CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 
(dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý) 
Xây dựng nông thôn mới (XDNTM) tại xác xã trong thời gian qua đã và đang thu 
được những kết quả khởi sắc góp phần làm thay đổi diện mạo vùng quê nông thôn ở Hà Nội. 
Do vậy, với việc nghiên cứu đề tài: C ng tác d n vận (CTDV) trong XDNTM c a chính 
qu n ở th nh phố n i hiện na hy vọng sẽ có những đóng góp nhất định trong thực 
hiện “mục tiêu kép”; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận chính quyền gắn với xây 
dựng nông thôn mới ở Thủ đô. 
Là người đang sinh sống, công tác, làm việc trên địa bàn xã, đề nghị ông (bà) cho biết 
ý kiến cụ thể của mình về các vấn đề dưới đây (nhận xét bằng đánh dấu vào từng ô vuông). 
Với những câu hỏi chưa nêu phương án trả lời, xin ông (bà) hãy ghi ý kiến của mình vào vị trí 
đã được hướng dẫn trong phiếu. 
Mọi thông tin mà ông bà cung cấp cho chúng tôi chỉ phục vụ cho mục đích khoa học 
và sẽ hoàn toàn được giữ kín. 
Xin trân trọng cảm ơn sự cộng tác của ông (bà) 
A. PHẦN CÂU HỎI 
 Câu 1. Ông/bà cho biết tầm quan trọng của CTDV trong XDNTM của chính quyền xã ở Hà 
Nội ? (chỉ lựa chọn 1 phƣơng án cho mỗi d ng) ? 
 □ 1. Quan trọng 
 □ 2. Khá quan trọng 
 □ 3. Rất quan trọng 
 □ 4. Không quan trọng 
 □ 4. Rất không quan trọng 
Câu 2. Nội dung và phƣơng thức CTDV trong XDNTM của chính quyền xã thực hiện nhƣ 
hiện nay, theo ông/bà đã phù hợp với tình hình thực tiễn của nông thôn Hà Nội không? 
 □ 1. Phù hợp □ 2. Chưa phù hợp □ 3. Khá phù hợp 
 Xin vui lòng cho biết lý do tại sao?....................................................... 
Câu 3. Ông/bà cho biết công tác tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối, của Đảng, chính 
sách, pháp luật Nhà nƣớc của chính quyền xã ở Hà Nội hiệu nay thực hiện nhƣ thế nào ? 
 □ 1. Có hiệu quả □ 2. Không hiệu quả 
Vì sao ông bà lựa chọn phương án trên?................................................... 
Câu 4. Từ thực tiễn công tác của mình, ông/bà hãy cho biết công tác giải quyết đơn thƣ 
khiếu nại, tố cáo và ý kiến cử tri của chính quyền xã ở Hà Nội hiện nay nhƣ thế nào? 
 □ 1. Hiệu quả 
Mẫu phiếu PVS: CB-LĐQL 
Mã số:........................ 
223 
 □ 2. Khá hiệu quả 
 □ 3. Rất hiệu quả 
 □ 4. Không hiệu quả 
 □ 5. Rất không hiệu quả 
Câu 5. Ông/bà cho biết nếu không có sự phối hợp giữa cơ quan hành chính nhà nƣớc ở 
địa phƣơng với MTTQ và các đoàn thể quần chúng trong thực hiện CTDV thì phong trào 
XDNTM ở địa phƣơng có đạt hiệu quả 
 □ 1. Có □ Không hiệu quả 
Câu 6. Ông /bà cho biết vai trò CTDV trong XDNTM của chính quyền xã ở thành phố 
Hà Nội hiện nay? 
 □ 1. Tạo sự đồng thuận trong xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, 
thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, bảo đảm an ninh quốc phòng, ổn định chính trị, 
nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. 
 □ 2. Tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và 
quần chúng nhân dân, khơi dậy sức mạnh toàn dân trong việc chung sức xây dựng 
nông thôn mới. 
 □ 3. Củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân 
dân, niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước 
 □ 4. Tất cả phương án trên 
 □ 5. Tất cả phương án trên 
B. PHẦN THÔNG TIN NGƢỜI TRẢ LỜI 
Ông bà vui l ng cho biết một số thông tin về bản thân theo các nội dung dƣới đây: 
 Câu 7. Độ tuổi 
□ 1. Dưới 25 tuổi 
□ 2. 25 – 34 tuổi 
□ 3. 35 – 49 tuổi 
□ 4. 50 – 60 tuổi 
□ 5. Trên 60 tuổi 
 Câu 8. Giới tính 
 □ 1. Nam □ 2. Nữ 
Câu 9. Trình độ học vấn 
□ 1. Trung học phổ thông (cấp III) 
□ 2. Trung cấp 
 □ 3. Cao đẳng/ Đại học 
 □ 4. Trên đại học 
 □ 5. Khác (xin nêu rõ): 
Câu 10. Nghề nghiệp 
□ 1. Lao động tự do 
□ 2. Sinh viên 
□ 3.Cán bộ, công chức, viên chức, 
lực lượng vũ trang 
□ 4. Công nhân 
 □ 5. Hành chính văn phòng 
 □ 6. Làm nông nghiệp 
 □ 7. Đã nghỉ hưu 
 □ 8. Khác (xin nêu rõ): 
CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ÔNG BÀ! 
224 
Phụ lục 18 
TỔNG HỢP KẾT QUẢ XỬ LÝ PHIẾU KHẢO SÁT 
CÔNG TÁC DÂN VẬN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI 
CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 
(dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý) 
 Câu 1. Ông/bà cho biết tầm quan trọng của CTDV trong XDNTM của chính quyền xã 
ở Hà Nội ? (chỉ lựa chọn 1 phƣơng án cho mỗi d ng) ? 
Biểu 21: Khảo sát về tầm quan trọng của CTDV trong XDNTM của chính quyền xã 
Kết quả khảo sát cho thấy phần lớn người được khảo sát đều nhận thấy rõ tầm quan 
trọng đối với việc thực hiện CTDV trong XDNTM của chính quyền xã ở Hà Nội. Cụ thể 
số người trả lời rất quan trọng chiếm tỷ lệ cao nhất với 61,5% , đứng thứ 2 là khá quan 
trọng với tỷ lệ 16,8%, thứ ba là quan trọng với tỷ lệ 10,9%, thứ tư là không quan trọng với 
tỷ lệ 8,5% và cuối cùng là rất không quan trọng với tỷ lệ 2,3%. Kết quả này là khách quan, 
phù hợp với thực tiễn và nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp xã, cấp huyện 
ở Hà Nội hiện nay. Từ đó giúp NCS xây dựng các giải pháp hữu hiệu, cụ thể để tăng cường 
CTDV trong XDNTM của chính quyền xã ở Thành phố Hà Nội. 
0
10
20
30
40
50
60
70
Không quan 
trọng 
Khá quan 
trọng 
Rất quan 
trọng 
Quan trọng Rất không 
quan trọng 
8.5 
16.8 
61.5 
10.9 
2.3 
225 
Câu 2. Nội dung và phƣơng thức CTDV trong XDNTM của chính quyền xã thực 
hiện nhƣ hiện nay, theo ông/bà đã phù hợp với tình hình thực tiễn của nông thôn Hà 
Nội không? 
Biểu 22: Kết quả khảo sát về sự phù hợp của nội dung, phƣơng thức CTDV 
trong XDNTM của chính quyền xã ở Hà Nội hiện nay 
Từ kết quả khảo sát cho ta thấy rất đông cán bộ lãnh đạo, quản lý của các 
huyện, xã Hà Nội đều nhận định, thống nhất cho rằng nội dung và phương thức CTDV 
trong XDNTM của chính quyền xã Hà Nội tuy đã tích cực thực hiện song vẫn cần phải 
tiếp tục không ngừng đổi mới hơn nữa bởi số người chọn câu trả phù hợp chiếm nhiều 
nhất mới đạt tỷ lệ 52,7%, đứng thứ hai là số người chọn đáp án chưa phù hợp với tỉ lệ 
38,6%, chỉ có 8,7% số người được hỏi chọn đáp án khá phù hợp. 
Như vậy, từ kết quả khảo sát cho thấy giải pháp đổi mới nội dung, phương thức 
CTDV trong XDNTM của chính quyền xã ở Thành phố Hà Nội hiện nay là quan 
trọng, thiết thực, phù hợp với thực trạng, thực tiễn và mong muốn của người dân trong 
đó có cả cán bộ, lãnh đạo quản lý các cấp. 
0
10
20
30
40
50
60
Phù hợp Chƣa phù hợp Khá phù hợp 
52.7 
38.6 
8.7 
226 
Câu 3. Ông/bà cho biết công tác tuyên truyền chủ trƣơng, đƣờng lối, của Đảng, 
chính sách, pháp luật Nhà nƣớc của chính quyền xã ở Hà Nội hiệu nay thực hiện 
nhƣ thế nào ? 
Kết quả phỏng vấn cho thấy, phần đông ý kiến trả lời đều đánh giá và nhận 
định công tác tuyên truyền chủ trương, đường lối, của Đảng, chính sách, pháp luật 
Nhà nước của chính quyền xã ở Hà Nội hiệu nay là hiệu quả hơn so với trước đây, 
cụ thể số người trả lời nhiều nhất là có hiệu quả chiếm 71,36%, tuy nhiên cũng còn 
rất nhiều ý kiến cho rằng công tác tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng Nhà 
nước của chính quyền xã hiện nay còn không hiệu quả với 28,63% số người trả lời. 
Như vậy, thông qua phần trả lời của người được khảo sát cho chúng ta thấy được 
cần tiếp tục tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền để đường lối, chủ trương của 
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước được lan tỏa sâu rộng trong nhân dân. 
Biểu 23. Công tác tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách của Đảng, 
Nhà nƣớc của chính quyền xã ở Hà Nội 
227 
Câu 4. Từ thực tiễn công tác của mình, ông/bà hãy cho biết công tác giải quyết 
đơn thƣ khiếu nại, tố cáo và ý kiến cử tri của chính quyền xã ở Hà Nội hiện nay nhƣ 
thế nào? 
Biểu 24: Nhận định về công tác giải quyết đơn thƣ của chính quyền xã 
Kết quả từ việc khảo sát cho biết, khi đánh giá về công tác giải quyết đơn thư 
khiếu nại, tố cáo và ý kiến cư tri của chính quyền xã ở Hà Nội hiện nay cho thấy, số 
câu trả lời nhiều nhất là khá hiệu quả với 44,88%, số câu trả lời đứng thứ 2 là hiệu 
quả với 38,88%, đứng thứ 3 là số câu trả lời không hiệu quả với 8,5%, đứng thứ 4 là 
số câu trả lời rất hiệu quả với 7,63%, đứng thứ 5 là số câu trả lời rất không hiệu quả 
chỉ có 0,13%. Như vậy có thể thấy cử tri nhân dân mong muốn chính quyền xã tiếp 
tục nâng cao hơn nữa chất lượng công tác giải quyết đơn thư để đáp ứng so với yêu 
cầu thực tế cuộc sống đặt ra. 
228 
Câu 5. Ông/bà cho biết nếu không có sự phối hợp giữa cơ quan hành chính nhà 
nƣớc ở địa phƣơng với MTTQ và các đoàn thể quần chúng trong thực hiện CTDV 
thì phong trào XDNTM ở địa phƣơng có đạt hiệu quả ? 
Biểu 25: Nhận định về sự phối hợp giữa chính quyền với MTTQ và các đoàn thể 
trong thực hiện CTDV 
Thực hiện việc khảo sát, đánh giá, ghi nhận ý kiến của người dân về sự phối hợp giữa 
cơ quan hành chính nhà nước với MTTQ và các đoàn thể quần chúng trong thực hiện 
CTDV tham gia XDNTM ở địa phương, kết quả cho thấy số câu trả lời nhiều nhất là không 
chiếm tỷ lệ 84,2%, chỉ có 15,75 % ý kiến trả lời là có. 
 Như vậy có thể khẳng định người dân đã đánh giá rất cao ý nghĩa tích cực, sự cần 
phối hợp công tác cùng thực hiện CTDV trong XDNTM giữa chính quyền với MTTQ và 
các đoàn thể. Có thể thêm khẳng định, nếu không có sự phối hợp này, chắc chắn hiệu quả, 
mục tiêu thực hiện CTDV trong XDNTM sẽ không đạt kết quả cao như mong muốn, kỳ 
vọng. 
229 
 Câu 6. Ông /bà cho biết vai tr CTDV trong XDNTM của chính quyền xã ở 
Thành phố Hà Nội hiện nay? 
Biểu 26: Nhận định về vai tr CTDV trong XDNTM của chính quyền xã 
ở Thành phố Hà Nội hiện nay 
Tìm hiểu nhận định của người dân khi tham gia khảo sát đánh giá về vai trò 
CTDV trong XDNTM của chính quyền xã ở Thành phố Hà Nội hiện nay, phương án 
được lựa chọn nhiều nhất là tất cả phương án trên với 81.5%; phương án đứng thứ 2 là 
tạo sự chuyển biến trong nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên và quần chúng 
nhân dân, khơi dậy sức mạnh toàn dân trong việc chung sức xây dựng nông thôn mới 
chiếm tỷ lệ 6.9%; phương án thứ đứng 3 tạo sự đồng thuận trong xã hội, phát huy sức 
mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới, bảo đảm an 
ninh quốc phòng, ổn định chính trị, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân 
dân chiếm tỷ lệ 6.1%; phương án đứng thứ 4 là củng cố và tăng cường mối quan hệ 
mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, niềm tin của nhân dân đối với Đảng, 
Nhà nước chiếm tỷ lệ với 5.3% . Như vậy có thể khẳng định các ý kiến trả lời của 
người dân đều ghi nhận và đánh giá rất cao tính hiệu quả, thiết thực, vai trò to lớn của 
việc thực hiện CTDV trong XDNTM của chính quyền xã ở Thành phố Hà Nội. 
6.1 
6.9 
5.3 
81.5 
0 20 40 60 80 100
Tạo sự đồng thuận trong xã hội, phát 
huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân 
tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi 
mới, bảo đảm an ninh quốc phòng,  
Tạo sự chuyển biến trong nhận thức và 
hành động của cán bộ, đảng viên và 
quần chúng nhân dân, khơi dậy sức 
mạnh toàn dân trong việc chung sức  
Củng cố và tăng cường mối quan hệ 
mật thiết giữa Đảng, Nhà nước với 
nhân dân, niềm tin của nhân dân đối 
với Đảng, Nhà nước 
Tất cả phương án trên 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_cong_tac_dan_van_trong_xay_dung_nong_thon_moi_cua_ch.pdf
  • pdfKết luận mới luận án Tiếng Anh.pdf
  • pdfKết luận mới luận án Tiếng Việt.pdf
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG ANH.pdf
  • pdfTÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾNG VIỆT.pdf