Luận án Đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Đảm bảo sinh kế bền vững (SKBV) cho các hộ nghèo là một nội dung
của phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội được Đảng Nhân dân
Cách mạng Lào (NDCM Lào) Lào khởi xướng trong công cuộc đổi mới nhằm
tiếp tục đưa đất nước Lào thoát khỏi tình trạng kém phát triển và tiến lên theo
mục tiêu xã hội chủ nghĩa (XHCN). Để thực hiện nhiệm vụ này, trong giai
đoạn 2011-2020, Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào)
đã ban hành và thực thi nhiều chính sách, giải pháp nhằm tập trung các nguồn
lực, định hướng đầu tư, hỗ trợ các hoạt động đảm bảo SKBV cho các hộ
nghèo trên phạm vi cả nước.
Trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng
và Nhà nước cấp Trung ương, tỉnh ủy và chính quyền tỉnh Luang Nam Tha đã
quyết liệt đưa vào áp dụng nhiều chính sách và biện pháp hỗ trợ nguồn lực
như đất sản xuất, tài chính, phát triển kết cấu hạ tầng và hướng dẫn việc đảm
bảo SKBV cho các hộ nghèo trên địa bàn của tỉnh. Đến nay, kết quả thu được
là rất đáng khích lệ. Đã có một số hộ thoát nghèo và vươn lên làm giàu, tỷ lệ
hộ nghèo trong tỉnh đã giảm xuống còn 20,18% vào năm 2020, việc làm, thu
nhập và đời sống của các hộ nghèo đã có nhiều cải thiện, góp phần quan trọng
vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, những kết
quả đã đạt trong đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo vẫn chưa được như mong
muốn, còn không ít hạn chế, bất cập. Tốc độ giảm nghèo còn chậm so với tốc
độ giảm nghèo chung của cả nước và của các tỉnh lân cận; tỷ lệ giảm nghèo của
các huyện, các cụm bản và các dân tộc không đống đều; việc làm của hộ nghèo
chưa nhiều, tăng trưởng thu nhập còn rất thấp so với mức tăng trưởng thu nhập
chung của toàn tỉnh, nhất là so với các hộ khá giả; bất bình đẳng trong xã hội
vẫn là vấn đề phải quan tâm; SKBV về môi trường sinh thái chưa được khắc
phục triệt để. Hoạt động sinh kế một số hộ không bền vững và đã xuất hiện tình
trạng tái nghèo.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha, nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BOUNKHONG PHOUANGMANY ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NGHÈO Ở TỈNH LUANG NAM THA, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ HÀ NỘI - 2021 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BOUNKHONG PHOUANGMANY ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NGHÈO Ở TỈNH LUANG NAM THA, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Mã số: 9 31 01 02 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS,TS. AN NHU HAI 2. TS. PHAM ANH HÀ NỘI - 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Bounkhong Phouangmany MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỒNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NGHÈO 9 1.1. Những nghiên cứu liên quan đến đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo ở nước ngoài 9 1.2. Những nghiên cứu liên quan đến đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào và tỉnh Luang Nam Tha 26 1.3. Đánh giá kết quả của các công trình đã công bố có liên quan đến đề tài luận án và hướng nghiên cứu của nghiên cứu sinh 32 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NGHÈO Ở MỘT TỈNH 37 2.1. Khái niệm và sự cần thiết phải đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo 37 2.2. Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo trên địa bàn cấp tỉnh 49 2.3. Kinh nghiệm đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo có thể vận dụng vào tỉnh Luang Nam Tha 73 Chương 3: THỰC TRẠNG ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NGHÈO Ở TỈNH LUANG NAM THA, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 80 3.1. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội cho đảm bảo sinh kế bền vững của các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha 80 3.2. Chủ trương, chính sách và các hình thức tổ chức đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha từ năm 2011 đến nay 87 3.3. Đánh giá thực trạng đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha 95 Chương 4: PHƯỚNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC ĐẢM BẢO SINH KẾ BỀN VỮNG CHO CÁC HỘ NGHÈO Ở TỈNH LUANG NAM THA, NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 118 4.1. Dự báo triển vọng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Luang Nam Tha đến năm 2030 và phương hướng đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo 118 4.2. Giải pháp nhằm tiếp tục đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha đến năm 2030 130 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 166 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ASXH : An sinh xã hội BHYT : Bảo hiểm y tế CHDCND Lào : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào DN : Doanh nghiệp GNBV : Giảm nghèo bền vững GRDP : Gross Regional Domestic Product (Tổng sản phẩm trên địa bàn) NDCM Lào : Nhân dân Cách mạng Lào SKBV : Sinh kế bền vững UBND : Uỷ ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa XĐGN : Xóa đói giảm nghèo DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Nguồn tài chính hỗ trợ từ “Quỹ vì người nghèo” ở tỉnh Luang Nam Tha giai đoạn 2011 - 2020 91 Bảng 3.2: Tổng nguồn vốn sinh kế của các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha giai đoạn 2011-2020 96 Bảng 3.3: Kết quả sinh kế bền vững của tỉnh Luang Nam Tha giai đoạn 2011 - 2020 99 Bảng 3.4: Tỷ lệ nghèo và tăng trưởng tổng sản phẩm bình quân đầu người ở CHDCND Lào và ở tỉnh Luang Nam Tha (2011-2020) 100 Bảng 3.5: Số hộ nghèo và khoảng cách nghèo đói ở tỉnh Luang Nam Tha năm 2011 và 2020 102 Bảng 3.6: Kết quả giảm nghèo ở các huyện thuộc tỉnh Luang Nam Tha năm 2011 và 2020 102 Bảng 3.7: Tỷ lệ hộ nghèo chung cả nước, ở tỉnh Luang Nam Tha và các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2012, 2020 104 Bảng 3.8: Thu nhập bình quân đầu người ở tỉnh Luang Nam Tha giai đoạn 2011 - 2020 105 Bảng 3.9: Mức tiêu thụ trung bình theo nhóm tiêu dùng ở tỉnh Luang Nam Tha, 2019/2020 107 Bảng 3.10: Tỷ lệ nghèo theo dân tộc của chủ hộ gia đình ở tỉnh Luang Nam Tha năm 2012 và 2020 107 DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Khung sinh kế bền vững của DFID (2001) 64 Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Luang Nam Tha 81 Hình 3.2: Giảm nghèo và tăng trưởng GDRP bình quân đầu người ở tỉnh Luang Nam Tha giai đoạn 2011-2020 101 Hình 3.3: Xu hướng tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha giai đoạn 2011-2020 101 Hình 3.4: Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện thuộc tỉnh Luang Nam Tha năm 2011 và 2020 103 Hình 3.5: Tỷ lệ hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha và ở các tỉnh kề cận 105 Hình 3.6: Tỷ lệ hộ nghèo theo giới tính chủ hộ, 2011/12-2019/20 108 Hình 4.1: Mô tả chiến lược sinh kế thành công 143 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đảm bảo sinh kế bền vững (SKBV) cho các hộ nghèo là một nội dung của phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội được Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (NDCM Lào) Lào khởi xướng trong công cuộc đổi mới nhằm tiếp tục đưa đất nước Lào thoát khỏi tình trạng kém phát triển và tiến lên theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa (XHCN). Để thực hiện nhiệm vụ này, trong giai đoạn 2011-2020, Nhà nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào) đã ban hành và thực thi nhiều chính sách, giải pháp nhằm tập trung các nguồn lực, định hướng đầu tư, hỗ trợ các hoạt động đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo trên phạm vi cả nước. Trong quá trình triển khai thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước cấp Trung ương, tỉnh ủy và chính quyền tỉnh Luang Nam Tha đã quyết liệt đưa vào áp dụng nhiều chính sách và biện pháp hỗ trợ nguồn lực như đất sản xuất, tài chính, phát triển kết cấu hạ tầng và hướng dẫn việc đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo trên địa bàn của tỉnh. Đến nay, kết quả thu được là rất đáng khích lệ. Đã có một số hộ thoát nghèo và vươn lên làm giàu, tỷ lệ hộ nghèo trong tỉnh đã giảm xuống còn 20,18% vào năm 2020, việc làm, thu nhập và đời sống của các hộ nghèo đã có nhiều cải thiện, góp phần quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, những kết quả đã đạt trong đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo vẫn chưa được như mong muốn, còn không ít hạn chế, bất cập. Tốc độ giảm nghèo còn chậm so với tốc độ giảm nghèo chung của cả nước và của các tỉnh lân cận; tỷ lệ giảm nghèo của các huyện, các cụm bản và các dân tộc không đống đều; việc làm của hộ nghèo chưa nhiều, tăng trưởng thu nhập còn rất thấp so với mức tăng trưởng thu nhập chung của toàn tỉnh, nhất là so với các hộ khá giả; bất bình đẳng trong xã hội vẫn là vấn đề phải quan tâm; SKBV về môi trường sinh thái chưa được khắc phục triệt để. Hoạt động sinh kế một số hộ không bền vững và đã xuất hiện tình trạng tái nghèo. Tình trạng hạn chế này bắt nguồn từ cả nhiều nguyên nhân có 2 cả khách quan và chủ quan, cả do năng lực tổ chức thực tiễn của các cấp chính quyền lẫn trong nhận thức lý luận. Đến nay, ở Lào tuy đã có một số bài viết trên báo và những số liệu của ngành thống kê các cấp từ tỉnh lên Trung ương về tình hình và đưa ra một số giải pháp về đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo trên địa bàn huyện, tỉnh và cả nước, những mới chỉ là cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo quản lý. Vẫn chưa có công trình khoa học nghiên cứu mang tính hệ thống làm cơ sở lý luận để nhìn nhận và giải quyết vấn đề đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở nước CHDCND Lào nói chung và tỉnh Luang Nam Tha nói riêng được tiếp cận từ góc độ kinh tế chính trị học. Việc thực hiện vai trò của nhà nước, chính quyền các cấp nhằm đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh còn nhiều bất cập. Thực trạng này nếu không được kịp thời giải quyết thì nó sẽ trở thành vấn đề lớn liên quan không chỉ thu nhập và đời sống của bản thân hộ nghèo mà còn trở thành lực cản lớn đến sự ổn định kinh tế-xã hội và hướng phát triển bền vững theo mục tiêu XHCN của quốc gia. Để giải quyết vấn đề cấp bách này, cần phải tập trung nghiên cứu cơ bản, có hệ thống và thiết thực dựa trên cơ sở khoa học. Để góp phần vào giải quyết vấn đề này, trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Đảm bảo sinh kế bền vững cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” làm luận án tiến sĩ kinh tế tại Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Hệ thống hóa để xây dựng cơ sở lý luận và nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về đàm bảo SKBV cho các hộ nghèo, phân tích và đánh giá thực trạng đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha giai đoạn 2011 - 2020, đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục đàm bảo SKBV cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh trước những bối cảnh, diễn biến mới, phức tạp với nhiều rủi ro, cản trở phát sinh từ kinh tế, biến đổi khí hậu và bệnh dịch nhất là đại dịch covid-19 đang diễn ra, tiếp cận dưới góc độ kinh tế chính trị học. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề thực hiện mục đích trên, luận án có nhiệm vụ: - Thu thập tài liệu và hệ thống hóa để xây dựng cơ sở lý luận (khung lý thuyết) và nghiên cứu kinh nghiệm thực tiễn về đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo có thể vận dụng vào tỉnh Luang Nam Tha. - Thu thập tài liệu để phân tích và đánh giá thực trạng đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha giai đoạn 2011 - 2020, chỉ ra những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân. - Dự báo triển vọng, đề xuất phương hướng và giải pháp để tiếp tục đàm bảo SKBV cho các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh đến năm 2030 góp phần hoàn thành chiến lược của Đảng và Nhà nước Lào về thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu và giải quyết vấn đề đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha, nước CHDCND Lào trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, đáp ứng yêu cầu kiên trì đường lối đổi mới đi vào chiều sâu, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội theo hướng chất lượng mới, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân, tiếp tục đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển và tiến lên theo mục tiêu XHCN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu cơ sở lý luận về sự cần thiết phải đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo, nội dung, tiêu chí đánh giá kết quả và các nhân tố ảnh hưởng đến đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở một tỉnh thuộc nước CHDCND Lào. Nghiên cứu, đánh giá kết quả thực tiễn đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha để đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm tiếp tục giải quyết vấn đề này trong thời gian tới. Nghiến cứu được tiếp cận từ góc độ khoa học kinh tế chính trị. 4 - Phạm vi về không gian: Luận án nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đảm bảo SKBV cho các hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha thuộc nước CHDCND Lào. Trong nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm, tác giả mở rộng phạm vi không gian ra các tỉnh khác, nước khác. - Phạm vi về thời gian: Phân tích, ... quá trình đô thị hóa, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 31, Số 5 (2015). 93. Nguyễn Thị Hoài Thu (2013), Sinh kế bền vững vùng ven biển đồng bằnh sông Hồng trong bối cảnh biến đổi khí hậu: nghiên cứu điển hình tại tỉnh Nam Định, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. C. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 94. Andy Norton (2001), The Potential of Using Sustainable Livelihoods Approaches in Poverty Reduction Strategy Papers, PDF Available, https://www.researchgate.net/, January 2001. 95. Anne M. Thomson (2001), Food Security and Sustainable Livelihoods: The policy challenge, Development volume 44, pages24-28(2001), Published: 19 January 2004, https://link.springer.com/. 96. Avijit Mistri, Bhaswati Das, Foundation of Sustainable Livelihood and Migration: Environmental Change, Livelihood Issues and Migration, pp 149-160. 97. Blaikie P., Cannon T., Davis I., Wisner B. At Risk (2004), Natural Hazards, People’s Vulnerability, and Disasters, New York, NY: Routledge. 98. Bin Xu, Sohail S. Chaudhry and Yanfang Li, Factors of Production: Historical Theoriesand New Developments, https://www.academia.edu/. 161 99. Bounthong Bouahom, Linkham Douangsavanh, Jonathan Rigg (2004), Building sustainable livelihoods in Laos: untangling farm from non- farm, progress from distress, Geoforum Volume 35, Issue 5, September 2004, Pages 607-619, https://www.sciencedirect.com/. 100. Chandan Kumar Panda, Progression of sustainable Livelihoods Approach: A Framework for Rural Reconstruction, In book: Advances in Extension Education and Rural Development (Volume I), Publisher: Agrobios(India), June 2014, (pp.233 - 253). 101. Chambers, R. and Conway, G.R (1992), Sustainable Rural Livelihoods: Practical Concepts for the 21st Century”, Discussion Paper 296, Institute of Development Studies, 1992. 102. Colin Murray (2001), Livelihoods research: some conceptual and methodological issues, September 2001, Department of Sociology University of Manchester, Background Paper 5, Chronic Poverty Research Centre, ISBN Number: 1-904049-05-2. 103. DFID (1999), Sustainable Livelihoods Guidance Sheets, references/SustLiveli/DFID...Guidance. 104. DFID (1999), Sustainable livelihoods, guidance sheets, 94 Victoria Street, London SW1E 5JL, livelihoods@dfid.gov.uk, April 1999, https://www.livelihoodscentre.org/. 105. DFID (2001), Sustainable livelihoods Guidance Sheets, DFID report https://www.ennonline.net/attachments/872/section2.pdf. 106. Eobert Chambers and Gordon R. Conway (1991), Sustainable rural livelihoods: practical consepts for the 21 st century, December, https://opendocs.ids.ac.uk/. 107. FAO (2010), Best practices to support and improve the livelihoods of small-scale fisheries and aquaculture households, Rap Publication 2010/21, FAO the United Nations Regional Office For Asia and the Pacific Bangkok, 2010. 162 108. FAO (2020), Evaluation of "Improving farmer livelihoods in the dry zone through improved livestock health, productivity and marketing", 109. Hanstad, Tim and Robin Nielsn and Jennifer Brown (2004), Land and livelihoods: Making land rights real for India’s rural poor, LSP working paper 12, Food and Agriculture Organization Livelihood Support Program 110. Holland, Jeremy and James Blackburn (1998), Whose Voice? Participatory Research and Policy Change. IT Publications, London. 111. Houngphet Chanthavong (2013), Analyzing impact of rubber plantation on poverty reduction, land ownership and natural forest resource in northern Lao PRD, The dissertation was completed at the National Economics University, Hanoi, Vietnam. 112. Jerome Blum, Rondo Cameron, Thomas G. Barnes (1970), The European world: a history (2nd ed, January 1, 1970), 885 pp 113. Joanne MillarI &Viengxay Photakoun (2011), Livestock development and poverty alleviation: revolution or evolution for upland livelihoods in Lao PDR?, International Journal of Agricultural Sustainability, Pages 89-102 | Published online: 08 Jun 2011. 114. Lao Statistics Bureau and World Bank (2020), Poverty Profile in Lao PDR Poverty Report for the Lao Expenditure and Consumption Survey 2018-2019, p 16. 115. Lasse Krantz (1998), The Sustainable Livelihood Approach to Poverty Reduction (PDF), SIDA: 1, Division fof Policy and SocioEconomic Analysis, Febnuary; và Ian Scoones (1998), Sustainable Rural Livelihoods: A Framework for Analysis, ISBN 1 85964 224 8 116. Lasse Krantz (2001), The Sustainable Livelihood Approach to Poverty Reduction, Sida, Division for Policy and Socio-Economic Analysis, February 2001. 163 117. Mankiw NG (2009), Principles of Economics (5th eDN).Cengage Learning. Florence, KY. 118. Mensah, Emmanuel Joseph (2011), The Sustainable Livelihood Framework: A Reconstruction. MPRA Paper, Published in: The Development Review, Vol. 1, No. 1 (October 2012), pp. 7-24. 119. Mick Foster (2011), The Potential of Using Sustainable Livelihoods Approaches in Poverty Reduction Strategy Papers, Working Paper 148, Andy Norton and Mick FosterCentre for Aid and Public Expenditur, Overseas Development Institute111 Westminster Bridge RoadLondon, UK, January 2001. 120. Neefjes, Koos (2000), Environments and Livelihoods: Strategies for Sust in bility, Oxfam, Oxford (bản dịsh tiếng Việt: Môi trường và sinh kế. Các Chiến lược phát triển bền vững, Nxb. Chính trị quốc gig, Hà Nội) 121. Noutthong Alounthong, Jiragorn Gajaseni (2010), Community-Based Water Resources Management for Livelihood Improvement and Poverty Reduction: A Case Study at Lao Nya Village, Pathoumphone District, Champasak Province, Lao PDR, NU Science Journal 2010; 7(1): 18 - 37. 122. Oxford Dictionary of English. Oxford University Press (2010), doi:10.1093/acref/ 9780199571123.001.0001. ISBN 9780199571123 - via. 123. Robert Chambers and Gordon R. Conway (1991), Sustainable rural livelihoods: practical concepts for the 21st century, IDS Discussion Paper 296, December 1991. 124. Roslina Kamaruddin, Shamzaeffa Samsudin (2014), The Sustainable Livelihoods Index: A Tool To Assess The Ability And Preparedness Of The Rural Poor In Receiving Entrepreneurial Project, https://translate.google.com/, January. 125. Sisomphou Singdala... (2019), The Banking Sector to Promote Agricultural Sector and Poverty Reduction in Lao P.D.R, International Conference on Public Organization (ICONPO), 3 Dec. 164 126. Silinthone SACKLOKHAM, Chitpasong KOUSONSAVATH, Fue YANG, Maiyer XIONG (2018), Study on factors influencing the sustainability of livestock producers’ groups’ formation in Northern Uplands of Lao PDR, Faculty of Agriculture, National University of Laos, November. 127. Serrat, Olivier (May 23, 2017), The Sustainable Livelihoods Approach. In: Knowledge Solutions. Singapore: Springer. pp. 21-26. ISBN 978- 981-10-0983-9_5. 128. Serrat O. (2017), The Sustainable Livelihoods Approach. In: Knowledge Solutions. Springer, Singapore. https://doi.org/10.1007/978-981-10- 0983-9_5. 129. S Morse, N McNamara (2013), Sustainable livelihood approach: A critique of theory and practice, Springer Science, ISBN 978-94-007- 6267-1, Springer Dordrecht Heidelberg New York London. 130. PA Acosta (2018), The Philippines Sustainable Livelihood Program: Providing and Expanding Access to Employment and Livelihood Opportunities, World Bank Social Protection Policy Note,no. 13;. World Bank, Washington, DC. © World Bank, 2018-05. 131. Teresa C. H. Tao (2009), A Livelihood Approach to Sustainability, June 2009 Asia Pacific Journal of Tourism Research 14(2):137-152. 132. The World Bank (2021), Lao PDR: New Project to Protect Landscapes and Enhance Livelihoods, ebruary 23. 133. Vishwambhar Prasad Sati (2017), Lalrinpuia Vangchhia: A Sustainable Livelihood Approach to Poverty Reduction - An Empirical Analysis of Mizoram, the Eastern Extension of the Himalaya, Springer, https://www.researchgate.net/, November. 134. Wedgwood, Hensleigh (1955), "On False Etymologies". Transactions of the Philological Society (6): 68. 165 135. William Solesbury (2003), Sustainable Livelihoods: A Case Study of the Evolution of DFID Policy, DOI:10.3362/9781780444598.006, January. 136. William Solesbuy (2003), Sustainable Livelihoods: A Case Study of the Evolution of DFID Policy, Working Paper 217, Overseas Development Institute 111 Westminster Bridge Road London, UK, June. 137. Yannan Zhao, Jie Fan, Bo Liang and Lu Zhang (2019), Evaluation of Sustainable Livelihoods in the Context of Disaster Vulnerability: A Case Study of Shenzha County in Tibet, China, MDPI, Sustainability 2019, 11, 2874, Published: 21 May, pdf. 138. Yi-pingFang, Mao-yingShen, Meng-qiangSong (2014), Sensitivity of livelihood strategy to livelihood capital in mountain areas: Empirical analysis based on different settlements in the upper reaches of the Minjiang River, China, Ecological Indicators, Volume 38, March 2014, Pages 225-235. 139. Zhe Sun, Liang Zhao, Shuyue Wang, Hongyin Zhang, Xinyu Wang and Zherui Wan (2021), Targeted Poverty Alleviation and Households’ Livelihood Strategy in a Relation-Based Society: Evidence from Northeast China, International Journal of Environmental Research and Public Health, Published: 11 February. 166 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Các Quy định chuẩn nghèo của chính phủ Lào giai đoạn 2011 - 2020 Đơn vị tính: LAK 2012/13 2018/19 Chuẩn nghèo quốc gia 241.699 280.910 Chuẩn nghèo thành thị 261.361 295.518 Chuẩn nghèo nông thôn 232.061 272.312 Phụ lục 2: Thống kê tổng số hộ và hộ nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha năm 2011 và 2020 Năm 2011 Năm 2020 Tên huyện (1) Tổng số hộ (2) Số hộ nghèo (3) Tỷ lệ (4=3/2, %) Tổng số hộ (5) Số hộ nghèo (6) Tỷ lệ (7+6/5,%) Muang Namtha 9069 1174 12.95 13104 2886 22.02 Muang Sing 6920 1497 21.63 9557 675 7.06 Muang Long 6490 1666 25.67 7943 3040 38.27 Muang Viengphoukha 3969 1794 45.2 5872 993 16.91 Muang Na Le 3859 1505 39 5065 789 15.58 Tổng trong tỉnh 30307 7636 25.19 41541 8383 20.18 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm thống kê tỉnh Luang Nam Tha, năm 2012-2013 đến năm 2019-2020. 167 Phụ lục 3: Tổng số bản và số bản nghèo ở tỉnh Luang Nam Tha năm 2011 và 2020 Năm 2011 Năm 2020 Tên huyện (1) Tổng số bản (2) Số bản nghèo (3) Tỷ lệ (4=3/2, %) Tổng số bản (5) Số bản nghèo (6) Tỷ lệ (7+6/5,%) Muang Namtha 78 17 21.79 78 38 48.72 Muang Sing 90 17 18.89 93 12 12.9 Muang Long 74 40 54.05 78 45 57.69 Muang Viengphoukha 46 24 52.17 46 19 41.3 Muang Na Le 71 46 64.79 58 29 50 Tổng trong tỉnh 359 144 40.11 353 143 39.83 Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm thống kê tỉnh Luang Nam Tha, năm 2012-2013 đến năm 2019-2020. Phụ lục 4: Một góc bản nông thôn ở tỉnh Luang Nam Tha 168 Phụ lục 5: Một ngôi nhà trong làng Lakkhamma ở tỉnh Luang Nam Tha Phụ lục 6: Nhóm trẻ trong một làng nông thôn ở tỉnh Luang Nam Tha 169 Phụ lục 7: Một phiên chợ ở một bản thuộc tỉnh Luang Nam Tha
File đính kèm:
- luan_an_dam_bao_sinh_ke_ben_vung_cho_cac_ho_ngheo_o_tinh_lua.pdf
- Scanned Documents.pdf
- TT _ Bunkhong (QD cap HV).pdf