Luận án Đánh giá giá trị kinh tế của sản phẩm rừng Bần tại đồng bằng sông Cửu Long

Cây Bần chua có tên khoa học là Sonneratia caseolaris L. thuộc họ Bần

(Sonneratiaceae) nay đổi sang họ Lythraceae, Bần chua là loại cây tự mọc và được

trồng nhiều ven các con sông, cửa biển, trên các bãi đất bồi và là một quần thể

không thể thiếu của rừng ngập mặn (RNM) ven biển nước ta (Đỗ Huy Bích và

cộng sự, 2004). Chiều cao của cây với kích thức to lớn và hệ thống rễ chằng chịt,

có khả năng chắn sóng, chống xói mòn, gió; theo dân gian, cây bần không những

được sử dụng để tạo thêm hương vị cho các món ăn mà còn có thể tạo ra những bài

thuốc có giá trị như: cầm máu, viêm tấy, giải nhiệt. Trên thế giới, cây bần được sử

dụng như chất kháng oxy hóa và các tế bào độc hại. Hơn nữa, cây bần còn sử dụng

như chất làm se vết thương, chữa bong gân, chữa bệnh trĩ, ngăn chặn xuất huyết

(Jiny và cộng sự, 2010).

Tại các tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cây Bần

chua mọc tập trung rất nhiều và dày, tạo thành rừng bần rộng lớn, với diện tích

hàng trăm đến hàng nghìn ha; rừng bần phân bố ở gần cửa sông, nơi độ mặn của

nước từ 3‰ đến 20‰. Nguồn lợi thủy sản của rừng Bần chua phong phú và dồi

dào. Thủy, hải sản có nhiều loài khác nhau và chúng xuất hiện theo mùa. Các sản

phẩm bao gồm: cá Ngác, cá Quát, cá Bống sao, cua Biển, cá Kèo, Nghêu, Dộp,.

Cách thức đánh bắt cũng đa dạng, phù hợp cho từng giới và từng lứa tuổi. Đàn ông

tham gia đánh bắt cá, phụ nữ và trẻ em bắt cua giống, cá Kèo, Nghêu, Dộp.

Nguồn lợi thủy sản mang lại thu nhập rất lớn cho các hộ gia đình ở những làng ven

biển. Đai rừng bần phòng hộ góp phần tạo nên môi trường sinh thái thuận lợi cho

nuôi trồng thủy sản ở vùng đệm. Rừng bần đóng vai trò như một máy lọc nước

khổng lồ, có chức năng làm sạch nguồn nước trước khi bơm vào ao nuôi, ngay cả

làm lắng đọng các chất thải từ ao nuôi xả ra (Ngô Đình Quế và Võ Đại Hải, 2012).2

Theo Mai Trọng Nhuận và cộng sự (2000), tài nguyên thuỷ sản trong rừng

ngập mặn ở vùng cửa sông, ven biển tỉnh Sóc Trăng rất phong phú, đa dạng. Tài

nguyên rừng ngập mặn đóng góp đáng kể vào thu nhập và sinh kế của người dân

địa phương, cung cấp các sản phẩm như: gỗ, củi, dược liệu. Trái bần là nguồn thức

ăn quan trọng cho cá và các loài thủy sản nói chung. Các dịch vụ và giá trị của

rừng Bần mang lại như: ngăn chặn lan tràn nước mặn và sóng; chống bão, sóng

thần, triều cường, gió lốc, bảo vệ bờ biển, lấn biển; giảm nhẹ thiệt hại, bảo vệ đê

biển và các công trình ở vùng ven biển; lưu trữ dinh dưỡng đất; sản xuất sinh khối;

duy trì các quá trình sinh thái tự nhiên ở vùng ven biển và du lịch, giải trí, nghiên

cứu khoa học. Giá trị kinh tế của rừng ngập mặn ở vùng cửa sông Cửu Long có thể

đạt 3.099,36 USD/ha/năm (gồm giá trị từ nguồn gỗ, củi là 16,35 USD/ha/năm và

giá trị gián tiếp là 3.083 USD/ha/năm) (Ngô Đình Quế và Võ Đại Hải, 2012).

Theo dự báo của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam và Bangladesh là hai

nước đang phát triển sẽ bị thiệt hại nặng nề do hiện tượng nước biển dâng. Phần

lớn đất màu mỡ nhất của Việt Nam bị chìm, ngập, đất nông nghiệp và GDP (Gross

Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội) đều chịu những tác động xấu

(Dasgupta và cộng sự, 2007)

pdf 193 trang kiennguyen 15870
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Đánh giá giá trị kinh tế của sản phẩm rừng Bần tại đồng bằng sông Cửu Long", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Đánh giá giá trị kinh tế của sản phẩm rừng Bần tại đồng bằng sông Cửu Long

Luận án Đánh giá giá trị kinh tế của sản phẩm rừng Bần tại đồng bằng sông Cửu Long
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 
KHOA KINH TẾ 
NGUYỄN VĂN HÒA 
ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA SẢN 
PHẨM RỪNG BẦN TẠI ĐỒNG BẰNG 
SÔNG CỬU LONG 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 
Mã ngành: 62620115 
Cần Thơ, năm 2021 
ii 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ 
KHOA KINH TẾ 
 NGUYỄN VĂN HÒA 
ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA SẢN 
PHẨM RỪNG BẦN TẠI ĐỒNG BẰNG 
SÔNG CỬU LONG 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 
Mã ngành: 62620115 
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN 
PGS. TS. MAI VĂN NAM 
Cần Thơ, năm 2021 
iii 
LỜI CẢM ƠN 
Trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy PGs. Ts. Mai Văn Nam, 
hướng dẫn khoa học của luận án, đã tận tình hướng dẫn, nhận xét, góp ý, khuyến khích và 
động viên tôi rất nhiều trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện hoàn thành luận án 
này. Tôi đã học được rất nhiều từ Thầy về kiến thức chuyên môn, tác phong làm việc và 
những điều bổ ích khác. 
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý Thầy, Cô trong Khoa Kinh tế nói riêng 
và quý Thầy, Cô trong Trường Đại học Cần Thơ nói chung, nơi tôi học tập và nghiên cứu. 
Quý Thầy, Cô đã giảng dạy, giúp đỡ tôi trong suốt khoá học tại trường. Đặc biệt là Thầy 
PGs. Ts. Đỗ Văn Xê, PGs. Ts. Võ Thành Danh, PGs. Ts. Lê Khương Ninh, PGs. Ts. Phạm 
Lê Thông, PGs. Ts. Huỳnh Việt Khải đã đem đến cho tôi những kiến thức và kinh 
nghiệm vô giá. 
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh/chị đang công tác tại các Sở Nông 
nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm lâm, Phòng Nông nghiệp, 
Phòng Văn hóa Thông tin 02 tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi 
trong thời gian khảo sát thực tế, thu thập số liệu để thực hiện hoàn thành luận án. 
Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn đến những người bạn, đồng nghiệp và người 
thân đã tận tình hỗ trợ, chia sẻ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu. 
Tôi xin chân thành cảm ơn!. 
iv 
TÓM TẮT 
Cây Bần chua có tên khoa học là Sonneratia caseolaris L. thuộc họ Bần 
(Sonneratiaceae), Bần là loại cây tự mọc và được trồng nhiều ven các con sông, cửa biển, 
trên các bãi bồi và là một quần thể không thể thiếu của rừng ngập mặn ven biển nước ta; 
với chiều cao to lớn của cây và hệ thống rễ phát triển cây bần có khả năng chắn sóng, chống 
xói mòn và gió (Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2004). 
Nghiên cứu này nhằm xác định giá trị kinh tế của rừng bần tại đồng bằng sông Cửu 
Long. Địa bàn nghiên cứu gồm ba huyện thuộc hai tỉnh Sóc Trăng và Trà Vinh, với tổng 
diện tích rừng bần gần 3.170 ha, với 1.741 hộ dân được giao khoán rừng. 
Thực hiện nghiên cứu này áp dụng cả 3 cách tiếp cận chủ yếu để đánh giá giá trị kinh 
tế của sản phẩn rừng bần tại đồng bằng sông Cửu Long là đánh giá tổng thể, đánh giá từng 
phần và đánh giá phân tích tác động. Các phương pháp đánh giá được chia thành 4 nhóm là 
dựa trên thị trường thực, dựa trên thị trường thay thế, dựa trên thị trường giả định và phân 
tích chi phí - lợi ích mở rộng. Mỗi phương pháp phù hợp với việc đánh giá một hay nhiều 
nhóm giá trị cụ thể. Đánh giá giá trị kinh tế của sản phẩm rừng bần tại đồng bằng sông Cửu 
Long là một quy trình gồm nhiều bước, mang tính liên ngành, đòi hỏi sự tham gia của nhiều 
chuyên gia và các nhóm xã hội. Lượng thông tin về giá trị kinh tế của sản phẩn rừng bần tại 
đồng bằng sông Cửu Long có rất nhiều ứng dụng trong quản lý rừng bần ngập mặn. Các 
ứng dụng quan trọng sử dụng thông tin về giá trị kinh tế gồm (1) xây dựng các qui hoạch, 
kế hoạch sử dụng rừng bần ngập mặn, (2) đề xuất các công cụ pháp lý, công cụ kinh tế trong 
quản lý rừng bần ngập mặn, (3) thiết kế và thực hiện các cơ chế chi trả cho dịch vụ môi 
trường để bảo tồn sản phẩn rừng bần tại đồng bằng sông Cửu Long, (4) bổ sung và hoàn 
thiện cơ sở dữ liệu phục vụ quản lý sản phẩn rừng bần tại đồng bằng sông Cửu Long, (5) 
thiết kế các chương trình giáo dục và truyền thông về bảo tồn và quản lý bền vững rừng bần 
ngập mặn. 
Thông qua việc phân tích giá trị sử dụng trực tiếp và gián tiếp, kết quả nghiên cứu 
cho thấy giá trị kinh tế của rừng bần hàng năm mang lại tổng số tiền trên 445,6 tỷ đồng; 
trong đó giá trị trực tiếp trên 384,9 tỷ đồng, chiếm 86,38%; giá trị gián tiếp của rừng bần 
phòng hộ trên 60,7 tỷ đồng, chiếm 13,62% tổng giá trị kinh tế. 
Từ khóa: Đồng bằng sông Cửu Long; Giá trị kinh tế; Sản phẩm rừng bần; Rừng bần 
v 
ABSTRACT 
Sonneratia caseolaris L., Sonneratiaceae, is a self-growing tree and is grown along rivers, 
estuaries, on alluvial grounds and is an indispensable population of coastal mangroves in 
our country; With the great height of the tree and the root system, the tree is able to break 
waves, resist erosion and wind (Do Huy Bich et al., 2004). 
This study aims to determine the economic value of lowland forests in the Mekong Delta. 
The study area consists of three districts in the two provinces of Soc Trang and Tra Vinh, 
with a total area of cork forests of nearly 3,170 hectares, with 1,741 households being 
contracted with forests. 
This study has applied all three main approaches to assess the economic value of poor 
forest products in the Mekong Delta, namely overall assessment, partial assessment and 
impact analysis assessment. The evaluation methods are divided into 4 groups: real market 
based, alternative market based, market based hypothesis and extended cost - benefit 
analysis. Each method is suitable for evaluating one or more specific groups of values. 
Assessing the economic value of horticultural products in the Mekong Delta is a multi-
step, interdisciplinary process that requires the participation of many experts and social 
groups. The amount of information on the economic value of lowland products in the 
Mekong Delta has many uses in mangrove management. Key applications for using 
information on economic value include (1) developing plans and plans for the use of 
mangroves, (2) proposing legal, economic tools for (3) design and implement payment 
mechanisms for environmental services for the conservation of lowland products in the 
Mekong Delta, (4) supplement and complete the database for the management of poor 
forest products in the Mekong Delta, (5) design of education and communication programs 
on conservation and sustainable management of mangrove forests. 
Through the analysis of direct and indirect use value, the research results show that the 
economic value of the poor annual forest brings the total amount over 445.6 billion VND; 
of which the direct value was over 384.9 billion VND, accounting for 86.38%; the indirect 
value of protection poor forests is over 60.7 billion VND, accounting for 13.62% of the 
total economic value. 
vi 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập, nghiêm túc của 
cá nhân. Các số liệu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn và 
có tính kế thừa từ các tài liệu, tạp chí, công trình nghiên cứu đã được công bố. 
 Các kết quả nghiên cứu trình bày trong luận án được rút ra từ quá trình nghiên cứu 
thực tiễn và chưa được công bố trong bất kỳ luận án cùng cấp nào trước đây. 
Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. 
 Cần Thơ, ngày tháng năm 2021 
 Người hướng dẫn Người thực hiện 
 PGs. Ts. Mai Văn Nam Nguyễn Văn Hòa 
vii 
MỤC LỤC 
Chương 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1 
1.1. Tính cấp thiết của luận án .................................................................................. 1 
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3 
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ........................................................................................... 3 
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................ 3 
1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3 
1.3.1. Phạm vi về không gian .................................................................................... 3 
1.3.2. Phạm vi về thời gian ........................................................................................ 4 
1.3.3. Phạm vi về nội dung ........................................................................................ 5 
1.3.4. Giới hạn nghiên cứu ........................................................................................ 5 
1.4. Các câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................... 6 
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu ...................................................................................... 6 
1.5.1. Về mặt khoa học..........................................6 
1.5.2. Về mặt thực tiễn...7 
1.6. Kết cấu của luận án ............................................................................................ 8 
Chương 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................... 9 
2.1. Khái niệm tổng giá trị kinh tế của rừng ngập mặn ............................................. 9 
2.2. Các giá trị trực tiếp ........................................................................................... 10 
2.3. Các giá trị sử dụng gián tiếp ............................................................................. 21 
2.4. Các giá trị phi sử dụng ..................................................................................... 30 
2.5. Các kết quả nghiên cứu định lượng các giá trị của rừng ngập mặn ................. 30 
2.6. Nhận diện các giá trị kinh của rừng bần tại đồng bằng sông Cửu Long ..32 
2.6.1. Các giá trị sử dụng trực tiếp..32 
2.6.2. Các giá trị sử dụng gián tiếp..32 
2.6.3. Giá trị phi sử dụng.....33 
2.7. Thực trạng các giá trị trực tiếp của nghiên cứu ................................................ 36 
2.7.1. Thực trạng các giá trị trực tiếp của nghiên cứu.36 
2.7.2. Giá trị sử dụng gián tiếp của nghiên cứu....................................................... 38 
Chương 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............. 42 
3.1. Cơ sở lý luận..................................................................................................... 42 
3.1.1. Các khái niệm ................................................................................................ 42 
3.1.2. Cơ sở lý luận về giá trị kinh tế ...................................................................... 43 
viii 
3.2. Nghiên cứu về thu nhập hộ gia đình ................................................................ 51 
3.2.1. Các phương pháp nghiên cứu về thu nhập .................................................... 51 
3.2.2. Thiết kế nghiên cứu và thu thập số liệu ........................................................ 53 
3.2.3. Thiết kế Bảng câu hỏi .................................................................................... 57 
3.2.4. Các bước thực hiện ước lượng mô hình ........................................................ 57 
3.2.5. Thảo luận kết quả hồi quy .... ...  các kiểm định giả thuyết 
không còn giá trị và các dự báo không còn hiệu quả. Trong nghiên cứu này số quan sát là 
158 
210, nên sử dụng kiểm định White (White, 1980) để kiểm định phương sai của phần dư 
thay đổi. 
- Kiểm định White: 
Kết quả mô hình hồi quy 
Y = bo + b1X1 + b2X2+ b3X3+ ...+ b11X11+ u (2) 
Xây dựng mô hình hồi quy phụ: 
USQUARE = b0 + b1X1 + b2X2 + b3X3 + b4X4 + b5X5 + b6X6 + b7X7 + b8X8 + b9X9 + 
b10X10 + b11X1S + b12X2S + b13X3S + b14X4S + b15X5S + b16X6S + b17X7S + b18X8S + 
b19X9S + b20X10S + b21CROSP 
Trong đó: 
USQUARE: Phần dư bình phương 
X1S: X1 bình phương; X2S: X2 bình phương; X11S. 
CROSP: Tích chéo (X1*X2*X3*X4*X5*X6*X7*X8*X9*X10) 
Xác định hệ số White: n*R2 
Trong đó: n số quan sát của nghiên cứu; R2: Kết q ủa có được từ hàm hồi quy 
phụ (3). 
Căn cứ vào số tham số (k-1) = df1 của mô hình hồi quy phụ, mức y nghĩa là 0.05 
(95%) trong Bảng phân phối Chi bình phương, để xác định giá trị Chi bình phương. 
Khi (n*R2 ) < giá trị Chi bình phương (tra Bảng), kết luận: Phương sai của phần 
dư không đổi. 
3.3. Thảo luận kết quả hồi quy 
 (1) Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (Unstandardized coefficient, B) 
 Hệ số B chưa chuẩn hóa là kết quả của việc giải phương trình hồi quy mà các biến 
được giữ nguyên giá trị thô. B cho biết giá trị tăng, giảm của biến phụ thuộc (thu nhập Y) 
khi thay đổi một đơn vị đo lường của biến độc lập. 
(2) Hệ số hồi quy chuẩn hóa (standardized coefficient, Beta) 
159 
 Hệ số Beta đã chuẩn hóa là kết quả của việc giải phương trình hồi quy mà các biến 
độc lập, biến phụ thuộc đã được chuẩn hóa ( phương sai =1). Trị tuyệt đối của hệ số hồi 
quy chuẩn hóa Beta, nhằm giúp xác định tỷ lệ % đóng góp của các biến độc lập vào biến 
phụ thuộc. 
 (3) Xác định hàm hồi quy tuyến tính 
 Các tham số trong hàm ước lượng là các hệ số B của các biến độc lập sau khi giải 
phương trình hồi quy. 
 (4) Các giải pháp, khuyến nghị 
 Dựa vào hàm hồi quy được xác định, tiến hành phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh 
hưởng đến thu nhập của hộ dân và đưa ra giải pháp cụ thể. 
3.4. Kết quả phân tích hồi quy 
 Sau khi thực hiện các bước kiểm định, kết quả hồi quy như sau: 
Bảng 3. Kết quả hồi quy 
Hệ số chưa 
chuẩn hóa 
Hệ số 
chuẩn 
hóa 
 t Sig. 
Thống kê 
cộng 
tuyến 
 B 
Std. 
Error Beta Tolerance VIF 
(Constant) 20,852 1,929 
10,808 0,000 
 X1 0,274 0,093 0,117 2,955 0,004 0,929 1,077 
X2 1,630 0,838 0,081 1,946 0,053 0,841 1,189 
X3 1,224 0,636 0,074 1,925 0,056 0,972 1,029 
X4 -0,533 0,270 -0,085 -1,975 0,050 0,788 1,268 
X5 0,078 0,028 0,113 2,825 0,005 0,907 1,102 
X6 1,297 0,651 0,077 1,994 0,048 0,968 1,033 
X7 0,280 0,126 0,086 2,227 0,027 0,971 1,030 
X8 2,215 0,877 0,149 2,525 0,012 0,417 2,400 
X9 -2,240 0,812 -0,110 -2,760 0,006 0,918 1,090 
X10 11,460 0,994 0,725 11,527 0,000 0,367 2,723 
R2 hiệu chỉnh 
0,697 
 Giá trị F 
44,637 
 Sig. 
0,000 
 Durbin - Watson 1,929 
 Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát, năm 2019 
160 
Theo Hair và cộng sự (2006), Bảng 4 cho kết quả có 10 biến đảm bảo có ý nghĩa 
thống kê với độ tin cậy trên 94% (Ngoại trừ biến X5); R2 hiệu chỉnh = 69,7% (69,7 % 
thay đổi thu nhập được giải thích bởi 11 biến độc lập); Theo Fomby và cộng sự (1984), 
giá trị thống kê Durbin - Watson = 1,929 lớn hơn 1 và nhỏ hơn 3 (Không có hiện tượng tự 
tương quan phần dư); VIF < 10 (Không có hiện tượng cộng tuyến của các biến độc lập). 
Đối với phương sai phần dư, nghiên cứu sử dụng kiểm định White (1980). 
Mô hình hồi quy phụ của White có dạng: 
Bảng 4. Kết quả mô hình hồi quy phụ 
R 
R 
Square 
Adjusted 
R 
Square 
(R2 hiệu 
chỉnh) 
Std. 
Error of 
the 
Estimate Change Statistics 
Durbin-
Watson 
R Square 
Change 
F 
Change Sig. F Change 
0,448 0,2 0,129 117,956 0,2 2,829 0,000 1,413 
 Biến phụ thuộc: SQUARE 
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát, năm 2019 
Hệ số White = n*R2 hiệu chỉnh = 210*0,129 = 27,09 
Tra bảng số Chi bình phương, với 23 biến độc lập và mức tin cậy 95%, giá trị 
thống kê bảng = 35,17. Không có hiện phương sai phần dư thay đổi vì hệ số White nhỏ 
hơn giá trị thống kê bảng. 
Thông qua 6 kiểm định trên, mô hình khẳng định có 10 yếu tố ảnh hưởng đến thu 
nhập hộ dân sống xung quanh rừng bần: X1, X2, X3, X4, X6, X7, X8, X9, X10. 
161 
Bảng 5. Mức độ tác động của các yếu tố 
Các biến độc lập 
Giá trị tuyệt 
đối Beta Tỷ lệ % 
Vị trí tác 
động 
X1 0,117 7,2 3 
X2 0,081 5,0 8 
X3 0,074 4,6 10 
X4 0,085 5,3 7 
X5 0,113 7,0 4 
X6 0,077 4,8 9 
X7 0,086 5,3 6 
X8 0,149 9,2 2 
X9 0,110 6,8 5 
X10 0,725 44,8 1 
Tổng 1,617 100 
Nguồn: Kết quả phân tích từ số liệu khảo sát, năm 2019 
Ghi chú: Theo Norusis (1993), trong mô hình hồi quy, đánh giá mức độ tác động của 
các hệ số hồi quy nên sử dụng hệ số Beta. 
Mức độ tác động theo thứ tự từ lớn đến nhỏ nhất: Tiếp cận vốn vay từ các định 
chế chính thức (X11); Tham gia tổ chức, đoàn thể địa phương (X9); Học vấn (X1); Diện 
tích đất sản xuất (X6); Cú sốc tự nhiên X10); Số hoạt động sản xuất - kinh doanh tạo thu 
nhập X8); Quy mô hộ 9X4); Giới tính chủ hộ (X2); Thu nhập từ sản phẩm rừng bần (X7); 
Thành phần dân tộc của chủ hộ (X3). 
Trong điều kiện rừng bần tại ĐBSCL, nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng 
đến thu nhập hộ dân sống xung quanh rừng bần theo thứ tực tác động, gồm: (i) Vốn tài 
chính, (ii) vốn xã hội, (iii) vốn con người, (iv) vốn vât chất, và (v) vốn tự nhiên. 
Từ kết quả tổng số hộ dân sống ven rừng bần nhận khoán rừng tại địa bàn nghiên 
cứu tổng cộng là: 3.169,8 ha (Mục 3 luận án), qua kết quả điều tra với thu nhập bình quân 
hộ khai thác sản phẩm từ rừng bần là 18,174 triệu đồng/ha/năm. Như vậy tổng thu nhập 
(TN): 
TN = 3.169,8 ha x 18,174 triệu đồng/ha/năm = 57.607,945 triệu đồng/năm. 
k
kk
Y
S
BBeta
S
Betak: Hệ số Beta của biến độc lập thứ k; Bk: Hệ số hồi quy chưa 
chuẩn hóa của biến độc thứ k; Sk: Độ lệch chuẩn (Standard 
Deviation) của biến độc lập thứ k; SY: Độ lệch chuẩn của biến phụ 
thuộc Y. 
162 
3.5. Giải pháp, khuyến nghị để nâng cao thu nhập hộ gia đình 
Để nâng cao thu nhập cho hộ dân, 5 vấn đề cần quan tâm giải quyết: 
Một là, nâng cao năng lực vốn tài chính cho các hộ dân thông qua tạo điều kiện 
cho hộ tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển 
nông thôn, Ngân hàng Chính sách xã hội) và các Quỹ tài trợ phát triển và bảo vệ RNM 
ven biển, đặc biệt là các phương án khai thác thủy sản và phụ phẩm rừng bần có hiệu quả 
kinh tế và gắn với cân bằng sinh thái. 
Hai là, mở rộng vốn xã hội cho các hộ dân thông qua tác động của hiệp hội Nông 
dân, Trung tâm khuyến nông, Trung tâm khuyến lâm bằng các hình thức Câu lạc bộ, tập 
huấn các mô hình sản xuất hiệu quả, kỹ thuật mới, thông tin thị trường, biến động của môi 
trường rừng ngập mặn. 
Ba là, duy trì năng lực vốn con người thông qua các chính sách nâng cao dân trí 
cho con em hộ dân, tỷ lệ sinh hợp lý, vai trò phụ nữ tham gia sản xuất - kinh doanh, đặc 
biệt là quan tâm đến người đồng bào dân tộc và người yếu thế trong xã hội. 
Bốn là, nâng cao vốn vật chất cho các hộ dân thông qua việc áp dụng mô hình 
thâm canh rừng, đa dạng các loại hình sản xuất nông - lâm - nuôi trồng thủy sản ở vùng 
đệm và chế biến sản phẩm từ bần, dịch vụ du lịch sinh thái rừng bần. 
Năm là, tích cực cũng cố vốn tự nhiên thông qua đẩy nhanh tiến độ thực hiện các 
dự án bảo vệ, khôi phục và phát triển RNMnhằm hạn chế tối đa những cú sốc tự nhiên 
ảnh hưởng đế sinh kế các hộ dân sống xung quanh vùng rừng bần./. 
163 
Phụ lục A.4. KẾT QUẢ THỐNG KÊ CHI PHÍ DU LỊCH 
Statistics 
SO 
LAN 
THA
M 
QUA
N 
SONGU
OI 
TRONG 
NHOM 
KHOAN
G CACH 
THU 
NHAP TUOI HOC VAN 
AN UONG 
BINH 
QUAN 
NGUOI 
N 250 250 250 250 250 250 250 
Trung 
bình 
1.05 5.18 154.15 120.87 43.71 14.81 72.33 
Độ lệch 
chuẩn 
.214 1.779 90.893 57.428 18.444 2.660 11.455 
Nhỏ 
nhất 
1 2 38 41 16 6 42 
Lớn 
nhất 
2 11 360 460 72 24 97 
SO LAN THAM QUAN (LAN) 
 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 
Valid 1 238 95.2 95.2 95.2 
2 12 4.8 4.8 100.0 
Total 250 100.0 100.0 
SO NGUOI TRONG NHOM (NGUOI) 
 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 
Valid 1 41 16.4 16.4 16.4 
2 127 50.8 50.8 67.2 
3 72 28.8 28.8 96.0 
4 4 1.6 1.6 97.6 
5 1 .4 .4 98.0 
6 1 .4 .4 98.4 
7 1 .4 .4 98.8 
8 2 .8 .8 99.6 
9 1 .4 .4 100.0 
Total 250 100.0 100.0 
164 
KHOANG CACH KM 
 Frequency Percent Valid Percent 
Cumulative 
Percent 
Valid 38 32 12.8 12.8 12.8 
58 16 6.4 6.4 19.2 
90 16 6.4 6.4 25.6 
94 24 9.6 9.6 35.2 
106 18 7.2 7.2 42.4 
110 18 7.2 7.2 49.6 
160 46 18.4 18.4 68.0 
190 4 1.6 1.6 69.6 
200 15 6.0 6.0 75.6 
240 25 10.0 10.0 85.6 
290 15 6.0 6.0 91.6 
320 10 4.0 4.0 95.6 
360 11 4.4 4.4 100.0 
Total 250 100.0 100.0 
GIOI TINH NGUOI PHONG VAN 
 Frequency Percent Valid Percent 
Cumulative 
Percent 
Valid 0 44 17.6 17.6 17.6 
1 206 82.4 82.4 100.0 
Total 250 100.0 100.0 
HONNHAN (GD=1; DOC THAN =0) 
 Frequency Percent Valid Percent 
Cumulative 
Percent 
Valid 0 21 8.4 8.4 8.4 
1 229 91.6 91.6 100.0 
Total 250 100.0 100.0 
165 
SO NAM HOC TAP 
 Frequency Percent Valid Percent 
Cumulative 
Percent 
Valid 6 1 .4 .4 .4 
8 1 .4 .4 .8 
9 3 1.2 1.2 2.0 
10 14 5.6 5.6 7.6 
11 3 1.2 1.2 8.8 
12 33 13.2 13.2 22.0 
14 56 22.4 22.4 44.4 
15 20 8.0 8.0 52.4 
16 75 30.0 30.0 82.4 
17 7 2.8 2.8 85.2 
18 23 9.2 9.2 94.4 
19 2 .8 .8 95.2 
20 2 .8 .8 96.0 
21 4 1.6 1.6 97.6 
22 3 1.2 1.2 98.8 
24 1 .4 .4 99.2 
26 1 .4 .4 99.6 
28 1 .4 .4 100.0 
Total 250 100.0 100.0 
Model Summaryb 
Model R R Square 
Adjusted R 
Square 
Std. Error 
of the 
Estimate 
Change 
Statistics 
Durbin-
Watson Sig. F Change 
1 .524a .275 .223 12.704 .037 1.219 
a. Predictors: (Constant), TC 
Coefficientsa 
Model 
Unstandardized Coefficients 
Standardized 
Coefficients 
t Sig. B Std. Error Beta 
1 (Constant) 57.750 16.090 3.601 .003 
TC -9.165E-05 .000 -.524 -2.302 .037 
166 
Phụ lục A.5. MỘT SỐ HÌNH ẢNH HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ RỪNG 
Trạm Kiểm lâm Long Phú - Trần Đề - Cù Lao Dung 
Trạm Kiểm lâm xã Long Vĩnh, huyện Duyên Hải, Trà Vinh 
167 
Họp giao ban Trạm Kiểm lâm và Tổ Quản lý rừng Cù Lao Dung, Sóc Trăng 
Hội nghị Mêkông xanh Cần Thơ- Báo Tuổi trẻ, 2018 
168 
Phụ lục A.6. MỘT SỐ HÌNH ẢNH RỪNG BẦN 
Rừng bần Cù Lao Dung, Sóc Trăng 
Trồng bần trên bãi bồi tại xã Trung Bình, Trần Đề, Sóc Trăng 
169 
Rừng bần ngoài đê bao xã Long Vĩnh, Duyên Hải, Trà Vinh 
170 
Phụ lục A.7. SẢN PHẨM TỪ RỪNG BẦN 
Mùa bần 
Trái và bông bần 
171 
Trái bần chín 
Trái bần chín làm nguyên liệu Nước cốt bần 
172 
Con Dộp 
173 
Nghêu 
Cá Kèo 
Cá Thòi lòi biển 
174 
Cua biển 
Tôm càng 
175 
Tôm thẻ chân trắng 
Người dân đi thụt bắt Lịch 
176 
Sản phẩm Lịch 
Sản xuất nước cốt bần 
177 
Phụ lục A.8. MỘT SỐ HÌNH ẢNH DỊCH VỤ DU LỊCH 
Phà qua Long Phú qua Cù Lao Dung 
Phà Trà Vinh qua Cù Lao Dung 
178 
Tàu dịch vụ du lịch 
Khỉ đuôi dài sống trong rừng bần 
179 
Con khỉ đang đi săn Ba Khía 
Bãi nghêu Cù Lao Dung, Sóc Trăng 
180 
Đàn Cò trắng bay về nơi trú ngụ trong rừng bần 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_danh_gia_gia_tri_kinh_te_cua_san_pham_rung_ban_tai_d.pdf
  • pdfTom tat luan an tieng Anh -Hòa 11-10-2021.pdf
  • pdfTom tat luan an tieng viet-Hòa 11-10-2021.pdf
  • docxTrang Thông tin LA Anh - Hòa EN 11-10-2021.docx
  • docxTrang Thông tin LA Việt - Hòa 11-10-2021.docx