Luận án Giải pháp tài chính phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội

Nhà ở là một trong những nhu cầu thiết yếu của mọi tầng lớp nhân dân, là

tiền đề quan trọng góp phần nâng cao mức sống của người dân, ổn định xã hội,

góp phần tích cực vào xây dựng và phát triển đất nước. Trong những năm gần đây,

do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh (từ 36,8% năm 1999 lên 41% năm 2009 và 49,2%

vào năm 2019) [75] do sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, do việc hình thành

các khu công nghiệp mới tập trung cùng với làn sóng di cư ngày càng mạnh mẽ về

các đô thị lớn nên nhu cầu về nhà ở của người dân tại thủ đô Hà Nội liên tục tăng

cao. Mặt khác, thu nhập tự tích lũy của người dân nói chung đặc biệt là những đối

tượng lao động trẻ còn rất thấp, chưa tự giải quyết được nhu cầu về nhà ở. Hiện

nay, khả năng tiếp cận nhà ở của một bộ phận không nhỏ người dân gặp rất nhiều

khó khăn, đặc biệt những người nghèo, có thu nhập thấp tại khu vực đô thị, công

nhân tại các khu công nghiệp. Theo thống kê của Bộ xây dựng, khoảng 1/3 cư dân

tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh gặp khó khăn về nhà ở, trong đó

90% người trong lứa tuổi 18-35 không có nhà.

Thực tế cho thấy những người có nhu cầu về nhà ở xã hội đa số là các đối

tượng yếu thế, hoàn cảnh khó khăn, thu nhập ở mức thấp hoặc trung bình. Họ

muốn có nhà để ở nhưng vì điều kiện khách quan hoặc chủ quan nào đó không thể

tự xoay sở mà cần có sự trợ giúp từ bên ngoài mà trước tiên là từ Nhà nước.

Thông qua các giải pháp ưu đãi về tài chính, Nhà nước sẽ giúp tháo gỡ phần nào

những khó khăn về nhà ở mà người nghèo không thể tự giải quyết được.

Về phía các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội: đặc thù của các dự

án nhà ở xã hội là phải cung cấp những sản phẩm nhà ở có giá thấp hơn so các loại

hình nhà ở khác cùng chất lượng để đáp ứng được nhu cầu của đại bộ phận người

nghèo, người thu nhập thấp. Tuy nhiên, muốn có sản phẩm nhà ở giá rẻ đòi hỏi

các chủ đầu tư phải cắt giảm đến mức thấp nhất các khoản chi phí đầu vào như:

tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, các khoản thuế, chi phí lãi vay . Để điều đó có thể

trở thành hiện thực thì không thể thiếu được vai trò của Nhà nước. Bằng việc ban

hành và thực thi các giải pháp nói chung, giải pháp tài chính nói riêng như miễn,2

giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, giảm một số khoản thuế, ưu đãi về lãi suất

vay xây nhà Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nhà ở xã

hội.

pdf 236 trang kiennguyen 9180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Giải pháp tài chính phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Giải pháp tài chính phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội

Luận án Giải pháp tài chính phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH 
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH 
--------***-------- 
 VŨ THỊ LAN NHUNG 
GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH 
PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI HÀ NỘI 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ 
HÀ NỘI - 2021 
i 
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH 
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH 
--------***-------- 
 VŨ THỊ LAN NHUNG 
GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH 
PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI HÀ NỘI 
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng 
Mã số: 9.34.02.01 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ 
 Người hướng dẫn khoa học: 1. TS. NGUYỄN MINH HOÀNG 
 2. PGS.,TS. NGÔ TRÍ LONG 
HÀ NỘI - 2021 
ii 
 LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan Luận án“Giải pháp tài chính phát triển nhà ở xã hội 
tại Hà Nội” là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các số liệu, kết quả 
trong luận án là trung thực. Những tư liệu được sử dụng trong luận án đều có 
nguồn gốc rõ ràng. 
Tác giả luận án 
Vũ Thị Lan Nhung 
iii 
MỤC LỤC 
Nội dung Trang 
LỜI CAM ĐOAN 
MỤC LỤC 
DANH MỤC VIẾT TẮT 
DANH MỤC CÁC BẢNG 
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ 
DANH MỤC PHỤ LỤC 
PHẦN MỞ ĐẦU 1 
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1 
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án và 
hướng nghiên cứu tiếp theo của luận án 
3 
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 12 
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 13 
5. Phương pháp nghiên cứu 14 
6. Đóng góp của luận án 18 
7. Kết cấu luận án 19 
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH 
 PHÁT TRIỂN NHÀ Ở XÃ HỘI 
20 
1.1.Tổng quan về nhà ở xã hội và phát triển nhà ở xã hội 20 
1.1.1. Nhà ở xã hội 20 
1.1.1.1. Khái niệm nhà ở xã hội 20 
1.1.1.2. Đặc điểm nhà ở xã hội 22 
1.1.1.3. Phân loại nhà ở xã hội 25 
1.1.2. Phát triển nhà ở xã hội 25 
1.1.2.1. Khái niệm phát triển nhà ở xã hội 25 
1.1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của nhà ở xã hội 26 
1.2. Giải pháp tài chính phát triển nhà ở xã hội 27 
1.2.1.Khái niệm giải pháp tài chính phát triển nhà ở xã hội 27 
1.2.2. Vai trò của giải pháp tài chính đến phát triển nhà ở xã hội 28 
1.2.3. Nội dung các giải pháp tài chính phát triển nhà ở xã hội 31 
1.2.3.1. Giải pháp nguồn vốn 32 
iv 
1.2.3.2. Giải pháp thuế 36 
1.2.3.3. Giải pháp tín dụng 41 
1.2.3.4. Giải pháp giá 44 
1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến giải pháp tài chính phát triển nhà ở xã hội 49 
1.2.4.1. Các nhân tố thuộc môi trường vĩ mô 49 
1.2.4.2. Quan điểm của Nhà nước và chính quyền địa phương về phát triển nhà ở 
xã hội 
51 
1.2.4.3 . Chính sách quy hoạch, kế hoach sử dụng đất để phát triển nhà ở xã hội 52 
1.2.4.4. Khả năng quản lý, điều hành chính sách của Chính phủ về phát triển nhà 
ở xã hội 
52 
1.2.4.5. Nguồn lực của Nhà nước cho phát triển nhà ở xã hội 53 
1.3. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về sử dụng giải pháp tài chính 
phát triển nhà ở xã hội 
54 
1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước 54 
1.3.1.1. Kinh nghiệm về giải pháp nguồn vốn 54 
1.3.1.2. Kinh nghiệm về giải pháp thuế 62 
1.3.1.3. Kinh nghiệm về giải pháp tín dụng 62 
1.3.1.4. Kinh nghiệm về giải pháp giá 64 
1.3.2. Bài học kinh nghiệm về sử dụng các giải pháp tài chính phát triển nhà ở 
xã hội cho Hà Nội, Việt Nam 
65 
Kết luận chương 1 68 
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN 
 NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI HÀ NỘI THỜI GIAN QUA 
69 
2.1 Đặc điểm chung của Hà Nội ảnh hưởng đến phát triển nhà ở xã hội 69 
2.1.1. Đặc điểm về tự nhiên 69 
2.1.2. Đặc điểm về dân số 69 
2.1.3. Đặc điểm về nhà ở 71 
2.1.4. Đặc điểm về kinh tế 72 
2.1.5. Đánh giá tác động chung của Hà Nội ảnh hưởng đến việc phát triển nhà ở 
xã hội 
72 
2.2. Thực trạng phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội thời gian qua 74 
2.2.1. Giai đoạn 2011-2015 75 
v 
2.2.2. Giai đoạn 2016-2020 81 
2.2.3. Nhận xét khái quát thực trạng phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội thời gian qua 86 
2.3. Thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính phát triển nhà ở xã hội tại 
Hà Nội thời gian qua 
87 
2.3.1. Thực trạng giải pháp nguồn vốn 88 
2.3.2. Thực trạng giải pháp thuế 95 
2.3.3. Thực trạng giải pháp tín dụng 99 
2.3.4. Thực trạng giải pháp giá 105 
2.4. Đánh giá thực trạng sử dụng các giải pháp tài chính phát triển nhà ở 
xã hội tại Hà Nội thời gian qua 
112 
2.4.1. Kết quả đạt được 112 
2.4.2. Hạn chế 116 
2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế 121 
Kết luận chương 2 137 
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN GIẢI PHÁP TÀI CHÍNH PHÁT TRIỂN 
 NHÀ Ở XÃ HỘI TẠI HÀ NỘI 
138 
3.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế, định hướng, quan điểm, mục tiêu hoàn 
thiện giải pháp tài chính phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội 
138 
3.1.1. Bối cảnh trong nước và quốc tế 138 
3.1.2. Định hướng 141 
3.1.3. Quan điểm và mục tiêu 142 
3.2. Hoàn thiện giải pháp tài chính phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội 143 
3.2.1. Hoàn thiện giải pháp nguồn vốn 143 
3.2.2. Hoàn thiện giải pháp thuế 154 
3.2.3. Hoàn thiện giải pháp tín dụng 159 
3.2.4. Hoàn thiện giải pháp giá 165 
3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp 172 
Kết luận chương 3 184 
KẾT LUẬN 185 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
PHỤ LỤC 
vi 
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 
Chữ viết tắt Nội dung đầy đủ 
DN Doanh nghiệp 
HTX Hợp tác xã 
KCN Khu công nghiệp 
NHTM Ngân hàng thương mại 
NHNN Ngân hàng Nhà nước 
NHCSXH Ngân hàng Chính sách xã hội 
NOXH Nhà ở xã hội 
NSNN Ngân sách Nhà nước 
GTGT Giá trị gia tăng 
TNDN Thu nhập doanh nghiệp 
UBND Ủy ban nhân dân 
vii 
DANH MỤC BẢNG 
STT TÊN BẢNG Trang 
BẢNG 1.1 Thống kê hệ thống ngân hàng tiết kiệm – xây dựng ở một số nước 62 
BẢNG 2.1 Một số chỉ tiêu chủ yếu về dân số của Hà Nội 71 
BẢNG 2.2 Diện tích nhà ở bình quân đầu người năm 2018 72 
BẢNG 2.3 Số lượng công nhân tại các khu công nghiệp và sinh viên cao đẳng, đại học trên địa 
bàn Hà Nội 
74 
BẢNG 2.4 Kế hoạch và kết quả thực hiện các chương trình nhà ở xã hội tại Hà Nội giai đoạn 
2011-2015 
77 
BẢNG 2.5 Kế hoạch và kết quả thực hiện chương trình nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại 
Hà Nội giai đoạn 2011-2015 
78 
BẢNG 2.6 Kế hoạch và kết quả thực hiện chương trình nhà ở xã hội cho công nhân tại Hà Nội 
giai đoạn 2011-2015 
79 
BẢNG 2.7 Kế hoạch và kết quả thực hiện chương trình nhà ở xã hội cho sinh viên tại Hà Nội giai 
đoạn 2011-2015 
80 
BẢNG 2.8 Tổng hợp kế hoạch và kết quả thực hiện các chương trình nhà ở xã hội tại Hà Nội giai 
đoạn 2016-2020 
82 
BẢNG 2.9 Kế hoạch và kết quả thực hiện chương trình nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp tại 
Hà Nội giai đoạn 2016-2020 
83 
BẢNG 2.10 Kế hoạch và kết quả thực hiện chương trình nhà ở xã hội cho công nhân tại Hà Nội 
giai đoạn 2016-2020 
84 
BẢNG 2.11 Kế hoạch và kết quả thực hiện chương trình nhà ở xã hội cho sinh viên tại Hà Nội 
giai đoạn 2016-2020 
85 
BẢNG 2.12 Tổng hợp kế hoạch và kết quả thực hiện các chương trình nhà ở xã hội tại Hà Nội 
2 giai đoạn 
86 
BẢNG 2.13 Tổng hợp kế hoạch và kết quả thực hiện các chương trình nhà ở xã hội tại Hà Nội từ 
2011-2015 
87 
BẢNG 2.14 Nhu cầu và kết quả huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại Hà Nội giai đoạn 
2011-2015 
89 
BẢNG 2.15 Nhu cầu và kết quả huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại Hà Nội giai đoạn 
2016-2020 
90 
BẢNG 2.16 So sánh tỷ trọng các nguồn vốn và kết quả huy động vốn đầu tư xây dựng nhà ở xã 
hội tại Hà Nội 2 giai đoạn 
91 
BẢNG 2.17 Số tiền sử dụng đất, tiền thuê đất được miễn của các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã 
hộitại Hà Nội 2011-2019 
96 
BẢNG 2.18 Số thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm của các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội 
tại Hà Nội 
97 
BẢNG 2.19 Số thuế giá trị gia tăng được giảm của các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội tại Hà Nội 98 
viii 
BẢNG 2.20 Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội 2013-2020 của các Ngân hàng thương mại 101 
BẢNG 2.21 Lãi suất cho vay đầu tư xây dựng nhà ở xã hội 2013-2020 của các Ngân hàng thương 
mại 
102 
BẢNG 2.22 Tổng hợp kết quả cho vay hỗ trợ lãi suất để xây dựng và mua nhà ở gói 30.000 tỷ đồng 
trên địa bàn Hà Nội 
103 
BẢNG 2.23 Kết quả giải ngân gói 30.000 tỷ đối với doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội trên địa 
bàn Hà Nội từ 1/6/2013- 31/12/2015 
103 
BẢNG 2.24 Kết quả giải ngân gói 30.000 tỷ đối với người mua nhà ở xã hội trên địa bàn tp Hà 
Nội từ 1/6/2013- 31/12/2015 
104 
BẢNG 2.25 Tổng hợp kết quả giải ngân gói 30.000 tỷ đối với doanh nghiệp và người mua nhà ở 
xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội từ 1/6/2013- 31/12/2015 
104 
BẢNG 2.26 Giá bán nhà ở xã hội của một số dự án tại Hà Nội 110 
BẢNG 2.27 Giá cho thuê nhà ở xã hội của một số dự án tại Hà Nội 111 
BẢNG 2.28 Số lượng các dự án nhà ở xã hội được triển khai tại Hà Nội 113 
BẢNG 2.29 Kết quả khảo sát đánh giá về hạn chế, vướng mắc trong quá trình sử dụng các 
giải pháp tài chính phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội thời gian qua 
120 
BẢNG 2.30 Kết quả khảo sát về mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, 
vướng mắc trong quá trình sử dụng các giải pháp tài chính phát triển nhà ở xã hội tại 
Hà Nội thời gian qua: Nguyên nhân của hạn chế về GP nguồn vốn 
123 
BẢNG 2.31 Kết quả khảo sát về mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, 
vướng mắc trong quá trình sử dụng các giải pháp tài chính phát triển nhà ở xã hội tại 
Hà Nội thời gian qua: Nguyên nhân của hạn chế về GP thuế 
126 
BẢNG 2.32 Kết quả khảo sát về mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, 
vướng mắc trong quá trình sử dụng các giải pháp tài chính phát triển nhà ở xã hội tại 
Hà Nội thời gian qua: Nguyên nhân của hạn chế về GP tín dụng 
130 
BẢNG 2.33 Kết quả khảo sát về mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, 
vướng mắc trong quá trình sử dụng các giải pháp tài chính phát triển nhà ở xã hội tại 
Hà Nội thời gian qua: Nguyên nhân của hạn chế về GP giá 
132 
BẢNG 2.34 Kết quả khảo sát về mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân dẫn đến những hạn chế, 
vướng mắc trong quá trình sử dụng các giải pháp tài chính phát triển nhà ở xã hội tại 
Hà Nội thời gian qua: Nhóm nguyên nhân chung. 
134 
BẢNG 3.1 Kết quả khảo sát về mức độ đồng ý các giải pháp trong việc hoàn thiện giải pháp tài 
chính phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội : Giải pháp nguồn vốn 
150 
BẢNG 3.2 Kết quả khảo sát về mức độ đồng ý các giải pháp trong việc hoàn thiện giải pháp tài 
chính phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội : Giải pháp thuế 
156 
BẢNG 3.3 Kết quả khảo sát về mức độ đồng ý các giải pháp trong việc hoàn thiện giải pháp tài 
chính phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội : Giải pháp tín dụng 
163 
BẢNG 3.4 Kết quả khảo sát về mức độ đồng ý các giải pháp trong việc hoàn thiện gp tài chính 
phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội : Giải pháp giá 
168 
BẢNG 3.5 Kết quả khảo sát mức độ quan trọng của các giải pháp tài chính phát triển nhà ở xã hội 
tại Hà Nội. 
170 
BẢNG 3.6 Kết quả khảo sát về mức độ đồng ý các điều kiện để hoàn thiện giải pháp tài chính 
phát triển nhà ở xã hội tại Hà Nội. 
179 
ix 
 DANH MỤC BIỂU ĐỒ 
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC 
Tên Phụ lục Nội dung 
PHỤ LỤC 1 Mẫu phiếu khảo sát số 1 
PHỤ LỤC 2 Mẫu phiếu khảo sát số 2 
PHỤ LỤC 3 Mẫu phiếu khảo sát số 3 
PHỤ LỤC 4 Danh sách các dự án nhà ở xã hội tại Hà Nội 
PHỤ LỤC 5 Danh sách các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà ở xã hội tại Hà Nội tham gia khảo sát  ... uyện 
Sóc Sơn, Hà Nội 
15 KCN Đông Anh xã Xuân Nộn, Huyện Đông Anh, Hà Nội 
16 KCN Minh Khai- Vĩnh Tuy phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội 
17 KCN Phùng xá Huyện Thạch Thất- Hà Nội 
18 KCN Phụng Hiệp Thuộc địa phận các xã Tô Hiệu, Thắng Lợi, 
Nghiêm Xuyên, Dũng Tiến , huyện Thường 
Tín, Hà Nội 
19 KCN An Khánh Huyện Hoài Đức- Hà Nội 
20 KCN Tân Quang xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội 
221 
21 KCN Bắc Phú Cát huyện Thạch Thất, Hà Nội 
21 Khu công nghệ cao Láng – Hòa 
Lạc 
huyện Thạch Thất, Hà Nội 
22 Cụm công nghiệp Ngọc Hồi xã Ngọc Hồi và xã Liên Ninh, Hà Nội 
23 Cụm công nghiệp Lai Xá- Kim 
Chung 
xã Kim Chung- huyện Hoài Đức, Hà Nội 
24 Cụm công nghiệp Thanh Oai huyện Thanh Oai, Hà Nội 
25 Cụm công nghiệp Nam Tiến Xuân xã Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, Hà Nội 
26 Cụm công nghiệp thực phẩm 
Hapro 
xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, Hà Nội 
27 Cụm công nghiệp Đại Xuyên xã Đại Xuyên, Phú Xuyên, Hà Nội 
28 Cụm công nghiệp Đông Xuân 
- Kim Lũ 
huyện Sóc Sơn, Hà Nội 
29 Cụm công nghiệp Mai Đình huyện Sóc Sơn, Hà Nội 
30 Cụm công nghiệp Cổ Loa xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội 
31 Cụm công nghiệp Từ Liêm huyện Từ Liêm, Hà Nội 
32 Cụm công nghiệp Ninh Hiệp xã Ninh Hiệp, Gia Lâm, Hà Nội 
33 Cụm công nghiệp Phú Thị xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội 
34 Cụm công nghiệp Phú Minh huyện Từ Liêm, Hà Nội 
35 Cụm công nghiệp dệt may 
Nguyên Khê 
xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, Hà Nội 
36 Cụm công nghiệp quận 
Hai Bà Trưng 
Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội 
Nguồn: Tác giả tổng hợp qua Internet 
222 
PHỤ LỤC 7 
ĐỐI TƯỢNG, HÌNH THỨC, ĐIỀU KIỆN, NGUYÊN TẮC 
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ VỀ NHÀ Ở XÃ HỘI 
( Theo điều 49,50,51,52 của Luật nhà ở số 65/2014/QH13 của Quốc hội ngày 25/11/2014) 
Điều 49. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội 
Các đối tượng sau đây nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này thì được 
hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội: 
1. Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với 
cách mạng; 
2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn; 
3. Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, 
biến đổi khí hậu; 
4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị; 
5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp; 
6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, 
công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân; 
7. Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên 
chức; 
8. Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 5 Điều 81 của Luật này; 
9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh trường dân 
tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập; 
10. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy 
định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở. 
Điều 50. Hình thức thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội 
1. Hỗ trợ giải quyết cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở xã hội cho các đối tượng quy định tại 
các khoản 1, 4, 5, 6, 7, 8 và 10 Điều 49 của Luật này; đối với đối tượng quy định tại khoản 9 
Điều 49 của Luật này thì chỉ được thuê nhà ở xã hội. 
2. Hỗ trợ theo các chương trình mục tiêu về nhà ở để đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 
và 3 Điều 49 của Luật này xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở. 
3. Hỗ trợ giao đất ở có miễn, giảm tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai 
hoặc tặng nhà ở cho đối tượng quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 49 của Luật này. 
223 
4. Hỗ trợ cho vay vốn ưu đãi của Nhà nước thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, tổ chức 
tín dụng do Nhà nước chỉ định để các đối tượng quy định tại các khoản 1, 4, 5, 6 và 7 Điều 
49 của Luật này xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà để ở. 
Điều 51. Điều kiện được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội 
1. Đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật này thì phải đáp ứng các 
điều kiện về nhà ở, cư trú, thu nhập theo quy định sau đây: 
a) Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, 
chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học 
tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong 
hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ 
và từng khu vực; 
b) Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; 
trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại 
tỉnh, thành phố này, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 49 của Luật này; 
c) Đối với đối tượng quy định tại các khoản 4, 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật này thì phải thuộc 
diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu 
nhập cá nhân; trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo 
quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đối với đối tượng quy định tại các khoản 1, 8, 9 và 10 
Điều 49 của Luật này thì không yêu cầu phải đáp ứng điều kiện về thu nhập theo quy định 
tại điểm này. 
2. Đối với trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 50 của Luật này thì phải đáp 
ứng điều kiện theo quy định tại quyết định phê duyệt chương trình mục tiêu về nhà ở tương 
ứng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 
3. Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 50 của Luật này thì phải đáp ứng điều kiện 
về nhà ở, cư trú theo quy định sau đây: 
a) Có đất ở nhưng chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng nhà ở bị hư hỏng, dột nát; 
b) Có đăng ký thường trú tại địa phương nơi có đất ở, nhà ở cần phải xây dựng mới hoặc cải 
tạo, sửa chữa. 
Điều 52. Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội 
1. Việc thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây: 
224 
a) Có sự kết hợp giữa Nhà nước, cộng đồng dân cư, dòng họ và đối tượng được hỗ trợ trong 
việc thực hiện chính sách; 
b) Bảo đảm công khai, minh bạch, có sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ của cơ quan nhà nước 
có thẩm quyền và cộng đồng dân cư; 
c) Bảo đảm đúng đối tượng, đủ điều kiện theo quy định của Luật này; 
d) Trường hợp một đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ khác nhau thì được hưởng 
một chính sách hỗ trợ mức cao nhất; trường hợp các đối tượng có cùng tiêu chuẩn và điều 
kiện thì đối tượng là người khuyết tật, nữ giới được ưu tiên hỗ trợ trước; 
đ) Trường hợp hộ gia đình có nhiều đối tượng được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ thì chỉ áp 
dụng một chính sách hỗ trợ cho cả hộ gia đình. 
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc 
thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội trên địa bàn. 
PHỤ LỤC 8 
NGUYÊN TẮC VÀ TIÊU CHÍ XÉT DUYỆT ĐỐI TƯỢNG 
ĐƯỢC MUA, THUÊ, THUÊ MUA NHÀ Ở XÃ HỘI 
( Theo điều 23, Nghị định 100/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20 tháng 10 năm 2015) 
Điều 23: Nguyên tắc xét duyệt đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội 
1. Nguyên tắc xét duyệt đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội đầu tư xây dựng 
theo dự án: 
a) Trường hợp tổng số hồ sơ đăng ký mua, thuê, thuê mua (hợp lệ) bằng hoặc ít hơn tổng số 
căn hộ do chủ đầu tư công bố thì việc lựa chọn căn hộ thực hiện theo hình thức thỏa thuận 
giữa chủ đầu tư và khách hàng; 
b) Trường hợp tổng số hồ sơ đăng ký mua, thuê, thuê mua (hợp lệ) nhiều hơn tổng số căn hộ 
do chủ đầu tư công bố thì việc xét duyệt, lựa chọn đối tượng thực hiện theo hình thức chấm 
điểm theo tiêu chí quy định tại Khoản 2 Điều này. 
Sau khi xét duyệt, lựa chọn đủ hồ sơ hợp lệ tương ứng với tổng số căn hộ do chủ đầu 
tư công bố thì việc xác định cụ thể từng căn hộ trước khi ký hợp đồng thực hiện theo nguyên 
tắc thỏa thuận giữa chủ đầu tư và khách hàng. Trường hợp có nhiều hồ sơ hợp lệ bằng điểm 
nhau vượt quá tổng số căn hộ được đầu tư thì chủ đầu tư tổ chức lựa chọn theo hình thức bốc 
thăm công khai; 
225 
c) Trường hợp người mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội không đạt được nhu cầu, nguyện 
vọng của mình tại dự án đã đăng ký thì được trả hồ sơ để đăng ký tại các dự án khác, nếu 
không muốn lựa chọn căn hộ khác còn lại trong dự án đó. 
2. Thang điểm được xác định trên cơ sở các tiêu chí cụ thể sau: 
TT Tiêu chí chấm điểm Số điểm 
1 
Tiêu chí khó khăn về nhà ở: 
- Chưa có nhà ở. 40 
- Có nhà ở nhưng hư hỏng, dột, nát hoặc diện tích bình quân dưới 10 
m2/người. 
30 
2 
Tiêu chí về đối tượng: 
- Đối tượng 1 (quy định tại các Khoản 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật Nhà ở). 30 
- Đối tượng 2 (quy định tại các Khoản 4 và 9 Điều 49 của Luật Nhà ở 20 
- Đối tượng quy định tại các Khoản 1, 8 và 10 Điều 49 của Luật Nhà ở). 40 
3 
Tiêu chí ưu tiên khác: 
- Hộ gia đình có từ 02 người trở lên thuộc đối tượng 1, 2. 10 
- Hộ gia đình có 01 người thuộc đối tượng 1 và có ít nhất 01 người thuộc 
đối tượng 2. 
7 
- Hộ gia đình có từ 02 người trở lên thuộc đối tượng 2 4 
Ghi chú: Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được hưởng các tiêu chí ưu 
tiên khác nhau thì chỉ tính theo tiêu chí ưu tiên có thang điểm cao nhất. 
4 
Tiêu chí ưu tiên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định: 
(theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, nếu có) 
10 
3. Căn cứ theo nguyên tắc, tiêu chí chấm điểm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, 
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chí ưu tiên để lựa chọn các đối tượng được 
226 
mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên địa bàn phù hợp với đặc thù của địa phương nhưng 
không được vượt quá tiêu chí tại Điểm 4 Khoản 2 Điều này, để hướng dẫn các chủ đầu tư dự 
án và các hộ gia đình, cá nhân thực hiện việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội đúng 
đối tượng theo quy định. 
4. Chủ đầu tư dự án và hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng nhà ở xã hội căn cứ theo 
nguyên tắc, tiêu chí chấm điểm quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này và quy định cụ 
thể của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành (nếu có) để thực hiện việc bán, cho thuê, cho 
thuê mua nhà ở xã hội do mình đầu tư xây dựng. 
5. Đối với đối tượng quy định tại Khoản 6 Điều 49 của Luật Nhà ở thì có thể đăng ký mua, 
thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại dự án do các thành phần kinh tế đầu tư hoặc dự án do Bộ 
Quốc phòng, Bộ Công an triển khai thực hiện nhưng phải bảo đảm nguyên tắc mỗi đối tượng 
mua, thuê, thuê mua nhà ở chỉ được hỗ trợ giải quyết một lần. 
Bộ Quốc phòng và Bộ Công an quy định cụ thể tiêu chí xét duyệt đối tượng, điều 
kiện đối với các trường hợp được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội tại các dự án xây dựng 
nhà ở xã hội do mình triển khai thực hiện phù hợp với đặc thù của lực lượng vũ trang gửi Bộ 
Xây dựng để có ý kiến thống nhất bằng văn bản trước khi ban hành, trong thời hạn 15 ngày 
làm việc Bộ Xây dựng có trách nhiệm trả lời về nội dung xin ý kiến. 
Đối với các trường hợp đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở tại các dự án do các thành phần 
kinh tế đầu tư thì nguyên tắc và tiêu chí xét duyệt đối tượng thực hiện theo quy định tại 
Khoản 1 và Khoản 2 Điều này. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_giai_phap_tai_chinh_phat_trien_nha_o_xa_hoi_tai_ha_n.pdf
  • pdfKL mới TA-VTLNhung.pdf
  • pdfKL mới TViet-VTLNhung.pdf
  • pdfTomtat TA-VuThiLanNhung.pdf
  • pdfTomtat TV-VuThiLanNhung.pdf