Luận án Ảnh hưởng của đô thị hóa đến biến động sử dụng đất trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương

Đô thị hoá là một xu thế tất yếu, đó là một quá trình phát triển của xã hội mang tính chất toàn cầu và diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở tất cả các quốc gia trên toàn thế giới [1]. Quá trình đô thị hoá đã làm biến đổi sâu sắc mọi mặt của cuộc sống, đem đến nhiều thành tựu quan trọng trong quá trình phát triển của các đô thị nói riêng và cả xã hội nói chung. Bên cạnh những thành tựu đạt được, đô thị hoá cũng đã làm nảy sinh hàng loạt vấn đề có liên quan đến tính bền vững cho cuộc sống nhân loại. Đối với các nước đang phát triển, quá trình đô thị hoá diễn ra theo chiều rộng, chủ yếu chạy theo việc mở rộng quy mô và gia tăng số lượng các đô thị mà ít quan tâm đến chất lượng đô thị cũng như chất lượng môi trường sống trong các đô thị, gây ra những hậu quả không mong muốn [1].

Theo số liệu thống kê của Cục Phát triển đô thị, hệ thống đô thị quốc gia đang có sự chuyển biến tích cực về lượng và chất. Năm 1990, cả nước có khoảng 500 đô thị, đến năm 2000, con số này lên tới 649. Năm 2018, cả nước có 819 đô thị, trong đó có 2 đô thị đặc biệt, 19 đô thị loại I, 23 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 84 đô thị loại IV và 646 đô thị loại V [7].

Đô thị hoá là một quy luật khách quan diễn ra ở tất cả các quốc gia trên toàn thế giới, Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Quá trình đô thị hoá trên địa bàn tỉnh đang diễn ra nhanh chóng. Điều đó làm cho cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn tỉnh có những biến động mạnh, đặc biệt là quá trình chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng sang đất phi nông nghiệp cũng như nhiều biến động khác trong quá trình sử dụng đất.

Xác định biến động và xu hướng thay đổi sử dụng đất đang là một vấn cấp bách được đặt ra trong tiến trình đô thị hóa ở các vùng mới phát triển [24]. Hiện nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh, cho phép đơn giản hóa các công việc để giải quyết những vấn đề phức tạp của kinh tế - xã hội cả nước nói chung và của ngành quản lý đất đai nói riêng. Cụ thể, đó là khả năng xử lý và phân tích dữ liệu mạnh mẽ của công nghệ GIS đã tạo ra một công cụ hữu hiệu trong nghiên cứu biến động và quản lý tài nguyên đất. Đây là một phương pháp đang được rất nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng, đem lại hiệu quả tốt hơn so với các phương pháp truyền thống, hỗ trợ tốt hơn cho công tác quản lý thông tin về đất đai, tăng độ chính xác của dữ liệu và thông tin liên quan đến đất đai [1-3, 5].

Dưới sự phát triển mạnh mẽ của cả nước, Thuận An là một thị xã thuộc tỉnh Bình Dương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đi đôi với nó là quá trình đô thị hóa rất nhanh, thị xã Thuận An đã vươn mình trở thành đô thị văn minh hiện đại, là tâm điểm về phát triển công nghiệp - thương mại dịch vụ vùng kinh tế phía Nam của tỉnh. Các khu, cụm công nghiệp, đã được hình thành và phát triển. Các khu đô thị mới, khu dân cư đô thị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị được tăng cường đầu tư xây dựng đã làm thay đổi diện mạo của thị xã [46]. Quy hoạch xây dựng đã làm được nhiều nhưng chưa thật sự bám sát nhu cầu thực tế, chưa theo kịp tốc độ phát triển, di cư tự do và vấn đề việc làm đang gia tăng sức ép tới chất lượng cuộc sống của dân cư đô thị. Đô thị hóa diễn ra không đồng đều và thiếu kiểm soát gây ra những tác động tiêu cực đến việc quản lý và sử dụng đất trên địa bàn thị xã Thuận An [61]. Do đó, việc xác định mức độ biến động sử dụng đất cũng như ảnh hưởng của đô thị hóa đến biến động sử dụng đất sẽ giúp cho các cơ quan, ban ngành liên quan có định hướng trong việc lập phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện thực tế ở từng giai đoạn ở địa phương.

 

docx 124 trang kiennguyen 21/08/2022 5661
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Ảnh hưởng của đô thị hóa đến biến động sử dụng đất trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Ảnh hưởng của đô thị hóa đến biến động sử dụng đất trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương

Luận án Ảnh hưởng của đô thị hóa đến biến động sử dụng đất trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐÀO ĐỨC HƯỞNG
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN BIẾN ĐỘNG
SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN,
TỈNH BÌNH DƯƠNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
HUẾ - 2021
ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
ĐÀO ĐỨC HƯỞNG
ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN BIẾN ĐỘNG
SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
Mã số: 9.85.01.03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
 PGS. TS. NGUYỄN HỮU NGỮ
PGS. TS. HUỲNH VĂN CHƯƠNG
HUẾ - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào. 
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. 
Thừa Thiên Huế, ngày 02 tháng 07 năm 2021
Tác giả luận án
Đào Đức Hưởng
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành công trình nghiên cứu, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến tập thể giáo viên hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Hữu Ngữ và PGS.TS. Huỳnh Văn Chương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án. 
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn đến Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Chủ nhiệm Khoa và các Thầy, Cô giáo trong Khoa Tài nguyên đất và Môi trường nông nghiệp, Phòng Đào tạo & CTSV của Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế đã tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ tôi trong quá trình hoàn thiện hồ sơ, thủ tục của luận án. 
Tôi cũng xin gửi lòng biết ơn chân thành tới lãnh đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công ty Tài nguyên và Môi trường miền Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Dương, UBND thị xã Thuận An, Phòng Tài nguyên và Môi trường và các Phòng, Ban liên quan thuộc UBND thị xã Thuận An; Lãnh đạo và cán bộ của các xã/phường trực thuộc thị xã Thuận An, các Tổ trưởng tổ dân phố đã cung cấp thông tin và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình điều tra khảo sát thực địa và thu thập số liệu để thực hiện công trình nghiên cứu này. 
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới vợ và hai con đã luôn bên cạnh động viên, chia sẻ và là động lực cho tôi phấn đấu hoàn thành chương trình học tập. Cảm ơn những người thân và bạn bè đã luôn hỗ trợ về mặt tinh thần để tôi có thể hoàn thành công trình nghiên cứu này.
Thừa Thiên Huế, ngày 02 tháng 07 năm 2021
Tác giả luận án
Đào Đức Hưởng
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Quy trình phân tích biến động sử dụng đất ứng dụng GIS	48
Hình 3.1. Sơ đồ vị trí thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương	55
Hình 3.2. Tốc độ đô thị hóa ở thị xã Thuận An giai đoạn 2005-2020	66
Hình 3.3. Thay đổi diện tích 3 nhóm đất chính ở thị xã Thuận An giai đoạn 2005-2020	67
Hình 3.4. Cơ cấu sử dụng đất thị xã Thuận An giai đoạn 2005 – 2020	69
Hình 3.5. Diện tích (ha) các loại đất chính giai đoạn 2005 – 2020	69
Hình 3.6. Biến động các loại đất chính giai đoạn 2005 – 2020	70
Hình 3.7. Hiện trạng sử dụng đất năm 2005 thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương	72
Hình 3.8. Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương	73
Hình 3.9. Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương	74
Hình 3.10. Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương	75
Hình 3.11. Bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2005- 2010 thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương	77
Hình 3.12. Bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2010 - 2015 thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương	79
Hình 3.13. Bản đồ biến động sử dụng đất giai đoạn 2015- 2020 thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương	81
Hình 3.14. Sự phân bố của các tiêu chí trên trục thành phần chính năm 2010	83
Hình 3.15. Sự phân bố của các tiêu chí trên trục thành phần chính năm 2015	84
Hình 3.16. Sự phân bố của các tiêu chí trên trục thành phần chính năm 2020	84
Hình 3.17. Mức đô thị hóa của 56 ấp/khu phố thị xã Thuận An năm 2010	89
Hình 3.18. Mức đô thị hóa của 56 ấp/khu phố thị xã Thuận An năm 2015	90
Hình 3.19. Mức đô thị hóa của 56 ấp/khu phố thị xã Thuận An năm 2020	91
Hình 3.20. Yếu tố tự nhiên của khu vực nghiên cứu	92
Hình 3.21. So sánh diện tích các loại đất năm 2020 theo dự báo và thực tế	97
Hình 3.22. Dự báo cơ cấu sử dụng đất đến năm 2025 (a) và năm 2030 (b)	98
Hình 3.23. Dự báo diện tích các loại đất chính đến năm 2025 và năm 2030	99
Hình 3.24. Biến động sử dụng đất theo chuỗi Markov giai đoạn 2020-2025, 2025-2030 (a) và giai đoạn 2020-2030 (b)	99
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt
Nghĩa đầy đủ
ADB
Ngân hàng Phát triển Châu Á
CDG
Chuyên dùng
CNH
Công nghiệp hóa
CNH-HĐH
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
CNXD
Công nghiệp xây dựng
CSD
Chưa sử dụng
CSK 
Sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
FAO
Food Agriculture Oganization
GCNQSD
Giấy chứng nhận quyền sử dụng
GDP
Tổng sản phẩm quốc dân
GIS
Geographic Information System
GT
Giao thông
HCM
Hồ Chí Minh
HDND
Hội đồng nhân dân
KCN
Khu công nghiệp
KT-XH
Kinh tế - xã hội
MĐDS
Mật độ dân số
NNP
Nông nghiệp
ODT
Ở đô thị
PCA
Principal Component Analysis
PNN_K
Phi nông nghiệp khác
TMDV
Thương mại dịch vụ
UBND
Ủy ban nhân dân
UNDP
Phát triển Liên Hiệp Quốc
UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
WB
Ngân hàng Thế giới
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN	i
LỜI CẢM ƠN	ii
DANH MỤC BẢNG	iii
DANH MỤC HÌNH	v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT	vi
MỤC LỤC	vii
MỞ ĐẦU	1
1. ĐẶT VẤN ĐỀ	1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU	2
3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI	2
3.1. Ý nghĩa khoa học	2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn	2
4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN	3
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU	4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU	4
1.1.1. Đô thị và đô thị hóa	4
1.1.2. Các vấn đề liên quan đến sử dụng đất	11
1.1.3. Biến động sử dụng đất	13
1.1.4. GIS và chuỗi Markov	14
1.1.5. Các phương pháp đánh giá tác động của đô thị hóa đến sử dụng đất	16
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU	19
1.2.1. Thực trạng đô thị hóa trên thế giới và Việt Nam	19
1.2.2. Đặc điểm quá trình đô thị hóa ở Việt Nam	26
1.2.3. Thực trạng đô thị hóa ở tỉnh Bình Dương	30
1.3. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN	34
1.3.1. Các công trình nghiên cứu về đô thị hóa trên thế giới và Việt Nam	34
1.3.2. Các công trình nghiên cứu về biến động sử dụng đất	37
1.3.3. Các công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa đô thị hóa với sử dụng đất	40
1.3.4. Nhận xét chung tổng quan và định hướng nghiên cứu	42
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU	45
2.1. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU	45
2.2.1. Phạm vi nghiên cứu	45
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu	45
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU	45
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU	45
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu	45
2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu	47
2.3.3. Phương pháp tính chỉ số đô thị hóa	47
2.3.4. Phương pháp bản đồ và GIS phân tích biến động sử dụng đất	48
2.3.5. Phương pháp đánh giá mức đô thị hóa	48
2.3.6. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến biến động sử dụng đất	51
2.3.7. Phương pháp dự báo biến động sử dụng đất bằng chuỗi Markov	53
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN	55
3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI, TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐẤT CỦA THỊ XÃ THUẬN AN	55
3.1.1. Điều kiện tự nhiên	55
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội	57
3.1.3. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội trong quá trình đô thị hóa ở thị xã Thuận An	59
3.1.4. Tình hình quản lý đất đai trên địa bàn thị xã Thuận An	61
3.2. THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ HÓA TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ THUẬN AN GIAI ĐOẠN 2005 - 2020	64
3.2.1. Tỷ lệ đô thị hóa ở thị xã Thuận An giai đoạn 2005-2020	64
3.2.2. Tốc độ đô thị hóa ở thị xã Thuận An giai đoạn 2005 - 2020	65
3.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở thị xã Thuận An giai đoạn 2005 - 2020	66
3.2.4. Chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất tại thị xã Thuận An giai đoạn 2005 - 2020	67
3.3. BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA ĐẾN BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THỊ XÃ THUẬN AN	69
3.3.1. Biến động sử dụng đất giai đoạn 2005 - 2020	69
3.3.2. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến biến động sử dụng đất tại thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương	83
3.4. DỰ BÁO BIẾN ĐỘNG SỬ DỤNG ĐẤT ĐẾN NĂM 2030 VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA TẠI THỊ XÃ THUẬN AN	96
3.4.2. đề xuất một số giải pháp quản lý đất đai trong bối cảnh đô thị hóa tại thị xã Thuận An	100
3.4.2.1. Giải pháp về quy hoạch	100
3.4.2.2. Giải pháp phát triển đô thị gắn với sử dụng đất ở hợp lý	102
Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ	105
4.1. KẾT LUẬN	105
4.2. KIẾN NGHỊ	106
TÀI LIỆU THAM KHẢO	107
MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đô thị hoá là một xu thế tất yếu, đó là một quá trình phát triển của xã hội mang tính chất toàn cầu và diễn ra ngày càng mạnh mẽ ở tất cả các quốc gia trên toàn thế giới [1]. Quá trình đô thị hoá đã làm biến đổi sâu sắc mọi mặt của cuộc sống, đem đến nhiều thành tựu quan trọng trong quá trình phát triển của các đô thị nói riêng và cả xã hội nói chung. Bên cạnh những thành tựu đạt được, đô thị hoá cũng đã làm nảy sinh hàng loạt vấn đề có liên quan đến tính bền vững cho cuộc sống nhân loại. Đối với các nước đang phát triển, quá trình đô thị hoá diễn ra theo chiều rộng, chủ yếu chạy theo việc mở rộng quy mô và gia tăng số lượng các đô thị mà ít quan tâm đến chất lượng đô thị cũng như chất lượng môi trường sống trong các đô thị, gây ra những hậu quả không mong muốn [1]. 
Theo số liệu thống kê của Cục Phát triển đô thị, hệ thống đô thị quốc gia đang có sự chuyển biến tích cực về lượng và chất. Năm 1990, cả nước có khoảng 500 đô thị, đến năm 2000, con số này lên tới 649. Năm 2018, cả nước có 819 đô thị, trong đó có 2 đô thị đặc biệt, 19 đô thị loại I, 23 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 84 đô thị loại IV và 646 đô thị loại V [7].
Đô thị hoá là một quy luật khách quan diễn ra ở tất cả các quốc gia trên toàn thế giới, Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng cũng không nằm ngoài quy luật đó. Quá trình đô thị hoá trên địa bàn tỉnh đang diễn ra nhanh chóng. Điều đó làm cho cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn tỉnh có những biến động mạnh, đặc biệt là quá trình chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp và đất chưa sử dụng sang đất phi nông nghiệp cũng như nhiều biến động khác trong quá trình sử dụng đất. 
Xác định biến động và xu hướng thay đổi sử dụng đất đang là một vấn cấp bách được đặt ra trong tiến trình đô thị hóa ở các vùng mới phát triển [24]. Hiện nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển mạnh, cho phép đơn giản hóa các công việc để giải quyết những vấn đề phức tạp của kinh tế - xã hội cả nước nói chung và của ngành quản lý đất đai nói riêng. Cụ thể, đó là khả năng xử lý và phân tích dữ liệu mạnh mẽ của công nghệ GIS đã tạo ra một công cụ hữu hiệu trong nghiên cứu biến động và quản lý tài nguyên đất. Đây là một phương pháp đang được rất nhiều nước tiên tiến trên thế giới áp dụng, đem lại hiệu quả tốt hơn so với các phương pháp truyền thống, hỗ trợ tốt hơn cho công tác quản lý thông tin về đất đai, tăng độ chính xác của dữ liệu và thông tin liên quan đến đất đai [1-3, 5]. 
Dưới sự phát triển mạnh mẽ của cả nước, Thuận An là một thị xã thuộc tỉnh Bình Dương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đi đôi với ... ng.".
29.	Nguyễn Quang Giải (2017), "Tiến trình đô thị hóa Bình Dương và việc lựa chọn mô hình phát triển đô thị bền vững, Kỷ yếu hội thảo Khoa học 20 năm đô thị hóa Bình Dương và những vấn đề thực tiễn. Trung tâm nghiên cứu đô thị và phát triển.".
30.	Lê Thị Thu Hà, Phạm Thị Làn và Nguyễn Tiến Quỳnh (2014), "Đánh giá và dự báo biến động sử dụng đất khu vực cửa sông Ba Lạt dựa trên tư liệu viễn thám đa thời gian và GIS, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ -Địa chất. số 40 -10/2014(Chuyên đề Đo ảnh và Viễn thám), tr. 13-19".
31.	Lê Thị Thu Hà, Phạm Thị Làn và Nguyễn Tiến Quỳnh (2014), "Đánh giá và dự báo biến động sử dụng đất khu vực cửa sông Ba Lạt dựa trên tư liệu viễn thám đa thời gian và GIS, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Mỏ -Địa chất. số 40 -10/2014(Chuyên đề Đo ảnh và Viễn thám), tr. 13-19.".
32.	Nguyễn Thanh Hà và Khương Văn Mười (2006), "Lý thuyết quy hoạch đô thị, Khoa Quy hoạch - Trường Đại học kiến trúc TP. Hồ Chí Minh.".
33.	Nguyễn Thị Hải và Trần Thị Minh Châu (2017), "Ứng dụng GIS để xây dựng bản đồ biến động đất nông nghiệp cho thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2005 - 2013, Tạp chí Kinh tế Sinh thái. số 52, tr. 137-142.".
34.	Nguyễn Thị Hải, Trần Thị Minh Châu và Phạm Phước Quang (2015), "Tác động của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Tạp chí Khoa học (Đại học Huế), tập: 108, Số: 9".
35.	Đinh Thị Bảo Hoa (2007), "Nghiên cứu sử dụng hợp lý đất vùng ven đô – huyện Thanh Trì, Hà Nội với sự hỗ trợ của viễn thám và hệ thống thông tin địa lý. Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội.".
36.	Hồ Việt Hoàng và Trần Thị Phượng (2017), "Ứng dụng GIS và viễn thám đánh giá biến động diện tích đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2016, Tạp chí Kinh tế Sinh thái. số 52,, tr. 76-81.".
37.	Hồ Kiệt và Trần Trọng Tấn (2012), "Giáo trình quy hoạch đô thị và khu dân cư nông thôn, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Tr. 3-45".
38.	Đào Thị Thanh Lam (2013), "Nghiên cứu, đánh giá ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa đến việc quản lý và sử dụng đất, Viện Nghiên cứu Quản lý đất đai.".
39.	Trang Lê (2019), "Việt Nam hiện đang đứng trong top 10 các nước ô nhiễm không khí ở châu Á, Báo nhịp cầu đầu tư".
40.	Nguyễn Thành Lợi (2008), "Kinh nghiệm của Trung Quốc trong hoạt động thu hồi đất nông nghiệp, Tạp chí Cộng Sản. số 793.".
41.	Mạnh Tuyền Long (2008), "Kinh nghiệm quy hoạch đô thị ở Mỹ, Tạp chí cộng sản - Chuyên san Hồ san Sự kiện. số 45, ra ngày 10-10-2008".
42.	Nguyễn Tiến Mạnh (2008), "Nghiên cứu biến động sử dụng đất đai giữa hai thời kỳ 2000- 2005 tại thị trấn Văn Điển - Thanh Trì - Hà Nội và phân tích những nguyên nhân gây biến động của nó, Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội".
43.	Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), "Luật quy hoạch đô thị, Hà Nội".
44.	Ngân hàng thế giới (2015), "Báo cáo Thay đổi Cảnh quan Đô thị Đông Á: Đánh giá một thập kỷ Phát triển Không gian".
45.	Ngân hàng thế giới (2015), "Báo cáo Thay đổi Cảnh quan Đô thị Đông Á: Đánh giá một thập kỷ Phát triển Không gian.".
46.	Nguyễn Hữu Ngữ và các cộng sự. (2016), "Ứng dụng GIS và chuỗi Markov trong xây dựng bản đồ biến động sử dụng đất và dự báo thay đổi sử dụng đất trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. , Kỷ yếu hội thảo GIS toàn quốc 2016, Nhà xuất bản Đại học Huế".
47.	Morgane Perset (2015), "Đô thị bền vững: Từ lý thuyết đến thực hành, Trung tâm dự báo và nghiên cứu đô thị".
48.	Morgane Perset (2015), "Đô thị bền vững: Từ lý thuyết đến thực hành, Trung tâm dự báo và nghiên cứu đô thị.".
49.	Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Thuận An (2015), "Báo cáo công tác khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính thị xã Thuận An".
50.	Phùng Hữu Phú (2009), "Đô Thị hóa ở Việt Nam- Từ góc nhìn nông nghiệp, nông thôn, nông dân, Tạp chí Tuyên giáo. Số 3, tr. 15.".
51.	Đàm Trung Phường (1995), "Đô thị Việt Nam, NXB Xây dựng, Hà Nội".
52.	Đàm Trung Phường (2005), " Đô thị Việt Nam, Nhà xuất bản Xây Dựng, tr. 7".
53.	Đình Quang (2005), "Về quá trình đô thị hóa trên thế giới và ở nước ta hiện nay, Đời sống văn hóa đô thị và khu công nghiệp Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2005, tr.17-252.".
54.	Trương Chí Quang và các cộng sự. (2015), "Mô hình Markov- cellular automata trong mô phỏng sự thay đổi sử dụng đất các tỉnh ven biển đồng bằng sông Cửu long, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Công nghệ Thông tin: 196-202".
55.	Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), "Luật Đất đai số 43/2013/QH13".
56.	Nguyễn Văn Sửu (2014), "Công nghiệp hóa, đô thị hóa và biến đổi sinh kế ở ven đô Hà Nội. Nhà xuất bản Trí thức, Hà Nội".
57.	Huỳnh Quyết Thắng và Lưu Thị Hồng Quyên (2012), "Sử dụng chuỗi Markov đánh giá độ tin cậy phần mềm WEP/BASED), NXB Học viện công nghệ bưu chính viễn thông".
58.	Hoàng Bá Thịnh (2014), "Đô thị hóa và quản lý đô thị hóa trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc Gia Hà Nội".
59.	Hoàng Bá Thịnh và Đoàn Thị Thanh Huyền (2015), "Đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam. 5(90), tr. 55-61".
60.	Nguyễn Hồng Tiến (2018), "Đô thị trước thách thức ứng phó thiên tai, Báo Nhân dân online".
61.	Tỉnh ủy Bình Dương (2015), "Công nghiệp hóa - Đô thị hóa qua thực tiễn ở tỉnh Bình Dương, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Bình Dương".
62.	Tổng cục thống kê (2015), "Niên giám thống kê Việt Nam năm 2014, Nhà xuất bản Thống kê, tr. 15-17.".
63.	Tổng cục Thống kê (2019), "Báo cáo sơ bộ Tổng điều tra Dân số và nhà ở".
64.	Trung tâm thông tin và dự báo quốc gia (2019), "Xu hướng đô thị hóa ở Việt Nam giai đoạn 2021-2030 và một số hệ lụy, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.".
65.	Bùi Ạnh Tuấn, Nguyễn Đình Bồng và Đỗ Thị Tám (2013), "Một số yếu tố tác động đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, Tạp chí Khoa học và Phát triển, Tập 11, số 5, tr. 654-662".
66.	Đào Hoàng Tuấn (2008), "Phát triển bền vững đô thị: những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của thế giới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội".
67.	Đào Hoàng Tuấn (2008), "Phát triển bền vững đô thị: những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của thế giới, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.".
68.	Đào Hoàng Tuấn và Trần Thị Tuyết (2009), "Phát triển bền vững hệ thống đô thị ở Việt Nam: Một số vấn đề cơ sở lý luận và thực tiễn, Viện nghiên cứu môi trường và Phát triển bền vững".
69.	UBND thành phố Thuận An (2020), "Báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội thành phố Thuận An năm 2020".
70.	UBND thành phố Thuận An (2020), "Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2020".
71.	UBND thị xã Thuận An (2005), "Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2005".
72.	UBND thị xã Thuận An (2010), "Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2010".
73.	UBND thị xã Thuận An (2015), "Báo cáo kết quả thống kê đất đai năm 2015".
74.	Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương (2019), "Báo cáo thuyết minh nhiệm vụ quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tỉnh Bình Dương".
75.	Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2020), "Nghị quyết số 857/NQ-UBTVQH14 Về việc thành lập thành phố Dĩ An, thành phố Thuận An và các phường thuộc thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương".
76.	Trần Thị Vân, Bùi Thị Thy Ý và Hà Dương Xuân Bảo (2015), "Đánh giá biến động bề mặt địa hình do phát triển đô thị tại vùng phía Nam thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở phân tích tư liệu viễn thám, Tạp chí các Khoa học về trái đất. Số 37 (4), tr. 373 – 384".
77.	L. M. Van Den Berg, M. S. Van Wijk và Pham Van Hoi (2003), "The transformation of agriculture and rural life downstream of Hanoi, Environment & Urbanization, 15 (1), pages: 35-52".
78.	L. M. Van Den Berg, M. S. Van Wijk và Pham Van Hoi (2003), "The transformation of agriculture and rural life downstream of Hanoi, Environment & Urbanization, 15 (1), pages: 35-52.".
79.	Vu Kim Chi (2007), "Land use change in the Suoi Muoi catchment, Vietnam: disentangling the role of natural and cultural factors, PhD dissertation, Katholieke University, Leuven, 186.".
80.	Fu Congbin và Ye Duzheng (1995), "Recent progress on global change research in China, Advance in Earth Sciences. 10(1), tr. 62-69".
81.	Pham Van Cu và các cộng sự. (2014), "The conversion of agricultural land in the peri-urban areas in Hanoi, Vietnam: patterns in space and time, Journal of Land Use Science, pages: 1-19".
82.	Do Dinh Duan và Mamoru Shibayama (2008), " Studies on Hanoi Urban Transition in 20th century based on GIS/RS, Humanophere, pages: 1-20".
83.	Nguyen Dinh Duong và các cộng sự. (2002), "Study on urban growth of Hanoi using multitemporal and multisensory remote sensing data, International Symposium on Geoinformatics for Spatial Infrastructure Development in Earth and Allied Science, Pages: 1-5.".
84.	FAO (1976), " A framework for land evaluation. FAO Soil Bulletin 32. FAO. Rome. ".
85.	Pham Thi Thanh Hien, Tong Thi Huyen Ai và Pham Van Cu (2013), "Becoming urban: How urbanization influences the loss of arable land in peri-urban Hanoi, Combutational Sciences and Its Application-ICCSA, pages: 238-252.".
86.	Satoshi Hoshino (1996), "Statistical analysis of land use change and driving forces in the Kansai district, Japan, International Institute for Applied Systems Analysis".
87.	Zhiyong Hu và C. P. Lo (2007), "Modeling urban growth in Atlanta using logistic regression, Computers, Environment and Urban Systems, 31 (6), pages: 667-688".
88.	Michael Iacono (2012), "A Markov Chain Model of Land Use Change in the Twin Cities, 1958-2005".
89.	Ilkwon Kim và các cộng sự. (2014), "Driving Forces in Archetypical Land -Use Changes in a Mountainous Watershed in East Asia, Land. 3, tr. 957-980".
90.	C. Kobrich, T. Rehman và M. Khan (2003), "Typification of farming systems for constructing representative farm models: Two illustrations of the application of multi-variate analyses in Chile and Pakistan".
91.	IR Malaque và M Yokohari (2007), "Urbanization process and the changing agricultural landscape pattern in the urban fringe of metro Manila, Philippines, Environment and Urbanization, 19, pages: 191-206".
92.	Suzanne Serneels và Eric F. Lambin (2001), "Proximate causes of land use change in Narok District, Kenya: a spatial statistical model, Agriculture, Ecosystems and Environments, 17".
93.	S. Su và các cộng sự. (2011), "Transformation of agricultural landscapes under rapid urbanization: Atheat to sustainability in Hang-Jia-Hu region, China, Applied Geography, 31, pages: 439-449.".
94.	Tran Duc Vien, Nguyen Vinh Quang và Nguyen Van Dung (2005), "Rural – Urban land use changes in peri-urban Hanoi, Centre for Agricultural Research and Ecological Studies.".
95.	Hanqiu Xu (2007), "Extraction of urban built-up land feature from landsat imagery using a thematic-oriented index combination teachnique, Photogrametric Engineering & Remote sensing, 73 (12), pages: 1381-1391.".
96.	Hanqiu Xu (2008), "A new index for delineating built-up land feature in satellite imagery, International Journal of Remote Sensing, 29, 8".
97.	Zeeuw (2004), "The development of urban agriculture, some lessons learnt, Urban agriculture, agro-tourism and city region development, Bejing, China".
PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docxluan_an_anh_huong_cua_do_thi_hoa_den_bien_dong_su_dung_dat_t.docx
  • docxĐiểm mới_Luận án Đào Đức Hưởng - TA.docx
  • docxĐiểm mới_Luận án Đào Đức Hưởng -TV.docx
  • docxtóm tắt Luận án Đào Đức Hưởng_ta.docx
  • docxtóm tắt Luận án Đào Đức Hưởng_tv.docx
  • docxTrích yếu luận án.docx