Luận án Giáo dục phổ thông ở tỉnh Hòa Bình từ năm 1991 đến năm 2010

Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, giáo dục phổ thông được

nhìn nhận là một bậc giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt, vừa là “bản lề”,

vừa là “xương sống” của toàn bộ quá trình hình thành và phát triển nhân cách

của lứa tuổi nhi đồng, thiếu niên và thanh niên, giúp các em từ bước đi chập

chững, từ nhận biết đơn sơ lên nắm bắt được nhiều kiến thức cơ bản về văn

hóa chữ, văn hóa làm người và định hướng được cuộc sống của mình là phục

vụ đất nước và dân tộc. Do vậy từ ngày nước nhà được độc lập đến nay sự

nghiệp phát triển giáo dục phổ thông đã đạt được những thành tựu to lớn trên

các lĩnh vực: Quy mô không ngừng được mở rộng; chất lượng ngày một được

nâng cao và từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho

sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với vị trí và vai

trò to lớn đó, Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục lần thứ 3 (năm

1979) đã chỉ rõ: “Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hóa của một nước, là

sức mạnh tương lai của một dân tộc. Nó đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển

toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [106, tr. 23].

Hòa Bình là tỉnh miền núi, nằm ở vùng cửa ngõ Tây Bắc của Tổ quốc,

nơi tụ hội nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm Văn hóa - Giáo

dục của vùng Tây Bắc. Với đặc điểm địa lý giáp với đồng bằng sông Hồng và

Thủ đô Hà Nội, tỉnh Hòa Bình được biết đến không chỉ nổi tiếng với công

trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, mà còn nổi tiếng với một nền văn hóa

đặc sắc là cái nôi “văn hóa Hòa Bình”.

pdf 189 trang kiennguyen 19/08/2022 6340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Giáo dục phổ thông ở tỉnh Hòa Bình từ năm 1991 đến năm 2010", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Giáo dục phổ thông ở tỉnh Hòa Bình từ năm 1991 đến năm 2010

Luận án Giáo dục phổ thông ở tỉnh Hòa Bình từ năm 1991 đến năm 2010
VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
NGUYỄN SỸ HÀ 
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở TỈNH HÒA BÌNH 
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2010 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC 
HÀ NỘI - 2018
VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
NGUYỄN SỸ HÀ 
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở TỈNH HÒA BÌNH 
TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2010 
Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam 
Mã số: 9229013 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC 
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 
PGS. TS. ĐINH QUANG HẢI 
HÀ NỘI - 2018 
LỜI CAM ĐOAN 
 Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của 
riêng tôi, các số liệu, kết quả nghiên cứu trong Luận án là 
trung thực, khách quan và chưa từng được công bố trong 
bất kỳ công trình nào khác. 
 TÁC GIẢ LUẬN ÁN 
 Nguyễn Sỹ Hà 
MỤC LỤC Trang 
TRANG PHỤ BÌA.. 
LỜI CAM ĐOAN... 
MỤC LỤC... 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.. 
MỞ ĐẦU. 1 
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN 
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.. 
7 
1.1. Những nghiên cứu về giáo dục và giáo dục phổ thông  7 
1.2. Những nghiên cứu có liên quan đến giáo dục ở tỉnh Hòa Bình 13 
1.3. Những kết quả nghiên cứu đã đạt được và những vấn đề luận án 
cần tiếp tục nghiên cứu. 
17 
Chương 2: PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở TỈNH 
HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 1991 - 2001.. 
21 
2.1. Khái quát về tỉnh Hòa Bình và giáo dục phổ thông ở Hòa Bình 
trước khi tái lập tỉnh (1991). 
21 
2.2. Bối cảnh lịch sử và chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông ở tỉnh 
Hoà Bình (1991 - 2001)... 
38 
2.3. Phát triển giáo dục phổ thông ở tỉnh Hòa Bình trong 10 năm đầu 
sau khi tái lập tỉnh (1991 - 2001). 
45 
Tiểu kết chương 2 69 
Chương 3: PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHỔ THÔNG Ở TỈNH 
HÒA BÌNH GIAI ĐOẠN 2001 - 2010.. 
70 
3.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương phát triển giáo dục phổ thông ở 
tỉnh Hòa Bình trong giai đoạn mới... 70 
3.2. Phát triển giáo dục phổ thông ở tỉnh Hòa Bình, góp phần tạo bước 
đột phá về kinh tế - xã hội (2001 - 2010). 
76 
Tiểu kết chương 3 105 
Chương 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM 107 
4.1. Nhận xét 107 
4.2. Một số kinh nghiệm và vấn đề đặt ra 131 
Tiểu kết chương 4 142 
KẾT LUẬN. 143 
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 
146 
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 147 
PHỤ LỤC 163 
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
TT Chữ viết tắt Nội dung chữ viết tắt 
1 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
2 CNXH Chủ nghĩa xã hội 
3 GD - ĐT Giáo dục và Đào tạo 
4 GDPT Giáo dục phổ thông 
5 KT - XH Kinh tế xã hội 
6 NQTW Nghị quyết Trung ương 
7 PTCS Phổ thông cơ sở 
8 PTTH Phổ thông trung học 
9 THCS Trung học cơ sở 
10 THPT Trung học phổ thông 
11 UBND Ủy ban nhân dân 
12 XHCN Xã hội chủ nghĩa 
13 XMC Xóa mù chữ 
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang 
Biểu đồ 2.1. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế (1991 - 2010)... 25 
Bảng 2.1. Số lượng giáo viên phổ thông (1991 - 2001)... 47 
Bảng 2.2. Số trường học phổ thông (1991 - 2001)... 50 
Bảng 2.3. Số phòng học phổ thông (1991 - 1996)... 51 
Bảng 2.4. Số lớp học phổ thông (1991 - 2001) 52 
Bảng 2.5. Số lượng học sinh phổ thông (1991 - 2001) 52 
Biểu đồ 2.2. Chất lượng giáo dục hai mặt, học sinh phổ thông tỉnh Hòa 
Bình (1991 - 1996)... 
56 
Bảng 2.6. Số lượng học sinh phổ thông đoạt giải Quốc gia (1991 - 1996).. 57 
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ trẻ em vào lớp 1 và bỏ học. 59 
Biểu đồ 2.4. Chất lượng giáo dục hai mặt bậc trung học, năm học 2000 - 2001 61 
Biểu đồ 2.5. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS và THPT (1997 - 2002)... 62 
Biểu đồ 3.1. Chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông năm học 2004 - 2005 78 
Biểu đồ 3.2. Chất lượng đội ngũ giáo viên phổ thông năm học 2009 - 2010 82 
Bảng 3.1. Số lượng trường, lớp phổ thông (2001 - 2010) 83 
Biểu đồ 3.3. Số lượng học sinh phổ thông (2001 - 2010) 84 
Bảng 3.2. Tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học và đỗ tốt 
nghiệp phổ thông năm học 2004 -2005 
88 
Biểu đồ 3.4. Ngân sách chi cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và số phòng 
học được xây dựng trong năm học 2005 - 2006.. 
93 
Bảng 3.3. Số trường học và giáo viên được thanh tra năm học 2005 - 2006. 100 
Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ giáo viên phổ thông đạt chuẩn năm học 2009 - 2010. 124 
Bảng 4.1. Số trường học, phòng học và học sinh phổ thông năm học 2009 
- 2010... 
125 
Bảng 4.2. Công tác phổ cập giáo dục phổ thông.. 127 
1 
MỞ ĐẦU 
 1. Tính cấp thiết của đề tài 
 Trong hệ thống giáo dục quốc dân Việt Nam, giáo dục phổ thông được 
nhìn nhận là một bậc giáo dục có tầm quan trọng đặc biệt, vừa là “bản lề”, 
vừa là “xương sống” của toàn bộ quá trình hình thành và phát triển nhân cách 
của lứa tuổi nhi đồng, thiếu niên và thanh niên, giúp các em từ bước đi chập 
chững, từ nhận biết đơn sơ lên nắm bắt được nhiều kiến thức cơ bản về văn 
hóa chữ, văn hóa làm người và định hướng được cuộc sống của mình là phục 
vụ đất nước và dân tộc. Do vậy từ ngày nước nhà được độc lập đến nay sự 
nghiệp phát triển giáo dục phổ thông đã đạt được những thành tựu to lớn trên 
các lĩnh vực: Quy mô không ngừng được mở rộng; chất lượng ngày một được 
nâng cao và từng bước đáp ứng tốt hơn yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực cho 
sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Với vị trí và vai 
trò to lớn đó, Nghị quyết của Bộ Chính trị về cải cách giáo dục lần thứ 3 (năm 
1979) đã chỉ rõ: “Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hóa của một nước, là 
sức mạnh tương lai của một dân tộc. Nó đặt cơ sở vững chắc cho sự phát triển 
toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa” [106, tr. 23]. 
Hòa Bình là tỉnh miền núi, nằm ở vùng cửa ngõ Tây Bắc của Tổ quốc, 
nơi tụ hội nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm Văn hóa - Giáo 
dục của vùng Tây Bắc. Với đặc điểm địa lý giáp với đồng bằng sông Hồng và 
Thủ đô Hà Nội, tỉnh Hòa Bình được biết đến không chỉ nổi tiếng với công 
trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á, mà còn nổi tiếng với một nền văn hóa 
đặc sắc là cái nôi “văn hóa Hòa Bình”. 
Là mảnh đất có chiều dày lịch sử và văn hóa, phát huy truyền thống 
đấu tranh kiên cường bất khuất của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo 
vệ Tổ quốc, nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã kề vai, sát cánh góp phần 
làm nên những trang sử hào hùng của dân tộc. Bước vào công cuộc đổi mới, 
nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình tiếp tục vượt lên mọi khó khăn, thách 
2 
thức để hoàn thành xuất sắc các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế và xã 
hội, phấn đấu trở thành vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và vùng Tây Bắc. 
Sau khi tái lập tỉnh Hòa Bình (năm 1991), nhận thức vai trò to lớn của 
giáo dục phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân cũng như phát triển 
giáo dục phổ thông nhằm “nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực, bồi 
dưỡng nhân tài, góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại 
hóa đất nước, xây dựng tỉnh Hòa Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh và công 
bằng xã hội” [158, tr. 314], lãnh đạo và nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình 
đã thường xuyên chăm lo, tạo điều kiện để giáo dục phổ thông từng bước 
được đổi mới và phát triển vững chắc. Năm 2010, tỉnh Hòa Bình đã đạt chuẩn 
quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ và phổ cập giáo dục 
trung học cơ sở, đội ngũ giáo viên các ngành học, bậc học không chỉ lớn về 
số lượng mà còn mạnh về chuyên môn; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và 
học ngày càng hiện đại. 
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình phát triển giáo 
dục phổ thông ở tỉnh Hòa Bình trong những năm qua còn nhiều yếu kém, bất 
cập như chất lượng giáo dục các cấp học, bậc học, ngành học còn thấp và 
chưa đồng đều; việc dạy và học ở vùng kinh tế và xã hội khó khăn còn hạn 
chế; cơ sở vật chất còn thiếu thốn, lạc hậu. Ngoài ra còn nhiều hạn chế khác 
cần phải giải quyết. Vì vậy, việc nghiên cứu giáo dục phổ thông ở tỉnh Hòa 
Bình là rất cần thiết. Song cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên 
cứu toàn diện, hệ thống về giáo dục phổ thông ở tỉnh Hòa Bình từ năm 1991 
đến năm 2010. Trên những ý nghĩa đó, tôi chọn nghiên cứu đề tài: "Giáo dục 
phổ thông ở tỉnh Hòa Bình từ năm 1991 đến năm 2010" làm luận án Tiến 
sĩ, chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 
 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 
 2.1. Mục đích nghiên cứu. 
 Luận án nghiên cứu nhằm đạt các mục đích sau: 
3 
 - Luận giải và làm sáng tỏ thực trạng quá trình phát triển giáo dục phổ 
thông (GDPT) ở tỉnh Hòa Bình từ năm 1991 đến năm 2010. 
 - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, từ đó rút ra những kinh nghiệm góp 
phần phục vụ cho công tác hoạch định và phát triển GDPT ở tỉnh Hòa Bình 
trong các giai đoạn tiếp theo. 
 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. 
Để đạt các mục đích đề ra, luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu 
chủ yếu sau: 
- Tổng quan các tài liệu liên quan đến đề tài luận án. 
- Phân tích làm rõ các yếu tố tác động (cả thuận lợi và khó khăn) đối 
với phát triển GDPT ở tỉnh Hòa Bình. Trong đó có đề cập từ chủ trương, 
đường lối đến các biện pháp cụ thể trong việc phát triển GDPT của tỉnh Hòa 
Bình từ năm 1991 đến năm 2010. 
- Phục dựng lại quá trình phát triển của GDPT ở tỉnh Hòa Bình từ năm 
1991 đến năm 2010 trên cơ sở đánh giá khách quan, khoa học về những thành 
tựu, hạn chế và nguyên nhân. 
- Rút ra đặc điểm và bài học kinh nghiệm góp phần cung cấp cơ sở thực 
tiễn và luận cứ cho việc đổi mới GDPT ở tỉnh Hoà Bình trong giai đoạn hiện nay. 
 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 
 3.1. Đối tượng nghiên cứu. 
 Luận án tập trung nghiên cứu về quá trình phát triển GDPT ở tỉnh Hòa 
Bình từ năm 1991 đến năm 2010. 
 3.2. Phạm vi nghiên cứu. 
 - Phạm vi thời gian 
 Luận án nghiên cứu GDPT ở tỉnh Hòa Bình trong thời gian 20 năm (từ 
năm 1991 đến năm 2010). 
 Lý do tác giả chọn mốc nghiên cứu năm 1991 là năm được kỳ họp thứ 
IX, Quốc hội khóa VIII quyết định tái lập tỉnh Hòa Bình (8 - 1991) và mốc 
4 
năm 2010 là năm Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hòa Bình lần thứ XV (10 - 
2010). Đồng thời năm 2010 được coi là năm cuối của kế hoạch phát triển giáo 
dục tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2001 - 2010. 
 - Phạm vi không gian 
 Luận án nghiên cứu trên phạm vi địa giới hành chính tỉnh Hòa Bình 
trong giai đoạn 1991 - 2010 bao gồm: Thành phố Hòa Bình và các huyện: Kỳ 
Sơn, Tân Lạc, Mai Châu, Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Đà Bắc, Yên 
Thủy, Lạc Sơn, Cao Phong. 
 - Phạm vi nội dung 
 Luận án tập trung nghiên cứu về: Chủ trương, đường lối chính sách của 
Đảng, Nhà nước và sự vận dụng của Đảng bộ tỉnh Hòa Bình vê ... 1998 QĐ - BGD & ĐT ngày 6-11-1998 của Bộ trưởng 
Bộ GD - ĐT: Về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động thư viện trường 
phổ thông. 
 - Quyết định số 22/2000 QĐ - BGD & ĐT ngày 11-7-2000 của Bộ trưởng 
Bộ GD - ĐT: Về việc ban hành Điều lệ Trường tiểu học. 
 - Quyết định số 23/2000 QĐ - BGD & ĐT ngày 11-7-2000 của Bộ trưởng 
Bộ GD - ĐT: Về việc ban hành Điều lệ Trường trung học. 
 - Quyết định số 25/2000 QĐ - BGD & ĐT ngày 11-7-2000 của Bộ trưởng 
Bộ GD - ĐT: Về việc ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của trung tâm 
kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp. 
168 
 - Quyết định số 11/2001 QĐ - BGD & ĐT ngày 16- 4-2001 của Bộ 
trưởng Bộ GD - ĐT: Về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội 
đồng bộ môn. 
 - Quyết định số 27/2001 QĐ - BGD & ĐT ngày 5-7-2001 của Bộ trưởng 
Bộ GD - ĐT: Về việc ban hành Quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn 
quốc gia (giai đoạn từ năm 2001 - 2010). 
 - Quyết định số 183/1999/QĐ - TTg ngày 9-9-1999 của Thủ tướng Chính 
phủ: Về việc cho phép thành lập Quỹ khuyết học Việt Nam. 
 - Quyết định số 01/2000 QĐ - BGD & ĐT ngày 24-1-2000 của Bộ trưởng 
Bộ GD - ĐT: Về việc ban hành Bản Quy định về làm đề thi chọn học sinh giỏi 
quốc gia lớp 12 THPT. 
 - Quyết định số 28/1999 QĐ - BGD & ĐT ngày 23-6-1999 của Bộ trưởng 
Bộ GD - ĐT: Về việc ban hành “Bản quy định kiểm tra, đánh giá và công nhận 
phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi”. 
 - Quyết định số 33/2000 QĐ - BGD & ĐT ngày 25-8-2000 của Bộ trưởng 
Bộ GD - ĐT: Về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn danh hiệu Giáo viên tiểu 
học giỏi, Trường tiểu học tiên tiến, Trường tiểu học tiên tiến xuất sắc. 
 - Quyết định số 34/2000 QĐ - BGD & ĐT ngày 25-8-2000 của Bộ trưởng 
Bộ GD - ĐT: Về việc ban hành Quy định về tiêu chuẩn danh hiệu Giáo viên 
THCS giỏi, Giáo viên THPT giỏi, Trường THCS tiên tiến, Trường THPT tiên 
tiến, trường THCS tiên tiến xuất sắc, Trường THPT tiên tiến xuất sắc. 
 - Quyết định số 26/2001 QĐ - BGD & ĐT ngày 5-7-2001 của Bộ trưởng 
Bộ GD - ĐT: Về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn, kiểm tra và đánh giá công 
nhận phổ cập giáo dục THCS. 
 - Quyết định số 04/2000 QĐ - BGD & ĐT ngày 1-3-2000 của Bộ trưởng 
Bộ GD - ĐT: Về việc ban hành “Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của 
nhà trường”. 
 - Quyết định số 48/2000 QĐ - BGD & ĐT ngày 13-11-2000 của Bộ 
trưởng Bộ GD - ĐT: Về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại chuyên môn 
nghiệp vụ giáo viên tiểu học. 
169 
 - Quyết định số 65/1998 QĐ - BGD & ĐT ngày 18-12-1998 của Bộ 
trưởng Bộ GD - ĐT: Về việc ban hành Quy chế thi chọn học sinh giỏi quốc gia 
lớp 12 THPT. 
 - Quyết định số 08/1999 QĐ - BGD & ĐT ngày 27-2-1999 của Bộ trưởng Bộ 
GD - ĐT: Về việc ban hành “Quy chế tuyển sinh vào các trường THCS và THPT”. 
 - Quyết định số 41/1999 QĐ - BGD & ĐT ngày 10-12-1999 của Bộ 
trưởng Bộ GD - ĐT: Về việc sửa đổi một số điều trong Quy chế thi chọn học 
sinh giỏi Quốc gia lớp 12 THPT ban hành theo Quyết định số 65/1998/QĐ 
BGD & ĐT ngày 18-12-1998 của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT. 
 - Quyết định số 15/1998 QĐ - BGD & ĐT ngày 1- 4-1998 của Bộ trưởng 
Bộ GD - ĐT: Về việc ban hành “Quy chế thi tốt nghiệp THPT, trung học 
chuyên ban và THCS”. 
 - Quyết định số 12/1999 QĐ - BGD & ĐT ngày 15-3-1999 của Bộ trưởng 
Bộ GD - ĐT: Về việc ban hành “Quy chế thi tốt nghiệp tiểu học”. 
 - Quyết định số 1121/1997/QĐ - TTg ngày 23-12-1997 của Thủ tướng 
Chính phủ: Về học bổng và trợ cấp xã hội đối với học sinh, sinh viên các trường 
đào tạo công lập. 
 - Chỉ thị số 18/GD - ĐT ngày 22- 09-1997 của Bộ trưởng Bộ GD - ĐT: 
Về không tổ chức lớp chọn ở các cấp học, không tổ chức trường chuyên ở bậc 
tiểu học và THCS. 
 - Chỉ thị số 14/2001/CT - TTg ngày 11- 06-2001 của Thủ tướng Chính 
phủ: Về việc đổi mới chương trình GDPT thực hiện Nghị quyết số 40/2000/QH 
10 của Quốc hội. 
 - Chỉ thị số 60/1998/CT - BGD & ĐT ngày 2-11-1998 của Bộ trưởng Bộ GD 
- ĐT: Về việc tăng cường tổ chức và hoạt động thanh tra trong ngành GD - ĐT. 
 - Chỉ thị số 27/1999/CT - BGD & ĐT ngày 10-06-1999 của Bộ trưởng Bộ 
GD - ĐT: Về đẩy mạnh và đổi mới công tác thi đua khen thưởng trong ngành 
Giáo dục. 
 - Chỉ thị số 18/2001/CT - TTg ngày 27- 08-2001 của Thủ tướng Chính 
phủ: Về một số biện pháp cấp bách xây dựng đội ngũ nhà giáo của hệ thống 
giáo dục quốc dân. 
170 
 - Chỉ thị số 30/1998/CT - BGD & ĐT ngày 20- 05-1998 của Bộ trưởng 
Bộ GD - ĐT: Về việc đào tạo và bồi dưỡng giáo viên bộ môn Giáo dục công 
dân trường THCS, THPT, trung học chuyên ban. 
 - Chỉ thị số 36/2001/CT - BGD & ĐT ngày 10- 8-2001 của Bộ trưởng Bộ 
GD - ĐT: Về việc tăng cường công tác phòng chống tác hại của thuốc lá trong 
học sinh, sinh viên và cán bộ, công chức ngành GD - ĐT. 
 - Chỉ thị số 34/1998/CT - BGD & ĐT ngày 30-5-1998 của Bộ trưởng Bộ 
GD - ĐT: về việc tiếp tục tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và trung học chuyên ban. 
 - Chỉ thị số 35/1998/CT - BGD & ĐT ngày 3- 6-1998 của Bộ trưởng Bộ 
GD - ĐT: về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm các kỳ thi tiến hành 
nghiêm túc. 
 - Thông tư Liên tịch số 35/1999/TTLT - BGD & ĐT - BVHTT ngày 15-
9-1999 của Liên tịch Bộ GD - ĐT- Bộ Văn hóa - Thông tin: Về việc xuất bản và 
phát hành các sách tham khảo cho học sinh ở các bậc phổ thông. 
 - Thông tư Liên tịch số 40/1998/TTLT - BGD & ĐT - BYT ngày 18-7-
1998 của Liên tịch Bộ GD - ĐT - Bộ y tế: Hướng dẫn thực hiện bảo hiểm y tế 
học sinh. 
 - Thông tư Liên tịch số 23/2001/TTLT/BTC/BLĐTBXH ngày 6- 04-2001 
của Liên tịch Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Hướng dẫn 
thực hiện chính sách miễn giảm học phí đối với học sinh, sinh viên thuộc diện 
chính sách đang theo học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập. 
 Nguồn: Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Các văn bản hiện hành về GD - 
ĐT, Tập 1, 2, 3. Nxb Thống kê. 
171 
 Phụ lục 05: 
 Tình hình giáo dục phổ thông tỉnh Hòa Bình từ năm 1991 đến năm 2000 
 Năm 
 học 
 Nội 
 dung 
1990 - 
1991 
1991 - 
1992 
1992 - 
1993 
1993 - 
1994 
1994 - 
1995 
1995 - 
1996 
1996 - 
1997 
1997 - 
1998 
1998 - 
1999 
1999 - 
2000 
Số phòng 3.110 3.244 3.414 6.743 3.706 3.834 363 389 452 400 
TH 1.309 1394 1.453 1537 1580 1.523 141 156 165 172 
THCS 1.652 1.702 1.811 1910 1942 2.049 198 207 142 213 
THPT 149 148 154 227 185 207 24 28 29 30 
Số lớp 4.829 5.266 5.589 6.141 6.243 6.549 6.557 6.886 7.018 7.011 
TH 3.895 4.489 4.370 4.497 4.582 5.025 4.729 4.771 4.707 4.560 
THCS 1.806 1.953 2.095 2.017 2.115 1.277 1.532 1.748 1.930 2.022 
THPT 461 481 522 478 440 247 296 331 384 429 
Số 
giáo viên 
6.162 6.923 6.987 6.992 7.227 7.245 8.330 8.993 9.416 9.864 
TH 3.895 4.489 4.370 4.497 4.582 4.669 5.229 5.367 5.806 5.508 
THCS 1.806 1.953 2.095 2.017 2.155 2.053 2.543 2.981 2.936 3.527 
THPT 461 481 522 478 440 523 558 645 674 819 
Số 
học sinh 
120.585 129.269 142.916 157.967 167.934 184.030 190.226 195.978 202.652 206.872 
TH 91.613 99.117 108.818 120.210 124.155 128.129 126.711 121.961 117.307 118.417 
THCS 23.799 25.173 28.169 30.367 35.430 45.734 51.143 59.834 68.261 69.172 
THPT 5.137 4.979 5.929 7.390 8.349 10.527 12.357 14.183 17.084 19.283 
 Nguồn: [101, tr. l60], [102, tr. l08], [103, tr. 146]. 
172 
 Phụ lục 06: 
Tình hình giáo dục phổ thông tỉnh Hòa Bình từ năm 2000 đến năm 2010 
Năm 
học 
Nội 
dung 
2000 - 
2001 
2001 - 
2002 
2002 - 
2003 
2003 - 
2004 
2004 - 
2005 
2005 - 
2006 
2006 - 
2007 
2007 - 
2008 
2008 - 
2009 
2009 - 
2010 
Số 
trường 
424 444 458 462 475 479 448 487 483 486 
Cấp I 182 186 200 203 215 182 219 221 216 216 
Cấp I+II 59 57 42 39 27 59 24 22 22 22 
Cấp II 152 168 183 187 200 152 209 210 210 210 
Cấp II 
+III 
11 2 - - - - - - - - 
Cấp III 20 31 33 33 33 32 32 34 35 38 .. 
Số lớp 6.945 6.857 6.663 7.575 6.439 6.288 6.062 5.905 5.776 6.058 
TH 4.383 4.173 3.922 4.663 3.589 3.439 3.244 3.168 3.086 3.125 
THCS 2.094 2.181 2.199 2.343 2.227 2.190 2.103 2.201 1.996 2.528 
THPT 468 503 542 569 623 659 715 716 694 675 
Số 
giáo 
viên 
10.073 10.721 11.036 11.544 11.078 10.957 10.981 11.012 10.560 10.352 
TH 5.552 5.611 5.678 5.651 5.448 5.261 4.947 4.923 4.499 4.542 
THCS 3.654 4.230 4.369 4.790 4.522 4.566 4.733 4.710 4.679 4.219 
THPT 867 880 989 1.103 1.108 1.130 1.261 1.379 1.382 1.591 
Số học 
sinh 
193.461 189.180 182.760 180.765 171.080 164.510 68.681 148.441 145.090 
126.85
4 
TH 101.219 93.187 84.998 77.858 70.718 65.021 61.310 58.857 57.016 54.634 
THCS 71.258 73.811 73.342 74.882 72.163 69.211 64.920 58.621 57.494 44.898 
THPT 20.984 22.182 24.220 28.025 28.199 30.278 32.505 30.945 30.580 27.322 
 Nguồn: [105, tr. l69], [106, tr.152], [107, tr. 169]. 
173 
 Phụ lục 07: 
 Nguồn: [146] 
174 
 Phụ lục 8: 
 Nguồn: [146] 
175 
 Phụ lục 9: 
 Nguồn: [146] 
176 
 Phụ lục 10: 
 Nguồn: [146] 
177 
 Phụ lục 11: 
 Nguồn: [146] 
178 
 Phụ lục 12: 
 Nguồn: [146] 
179 
 Phụ lục 13: 
 Nguồn: [146] 
180 
 Phụ lục 14: 
 Nguồn: [146] 
181 
 Phụ lục 15: 
 Nguồn: [146] 
182 
 Phụ lục 16: 
Đơn vị điểm sáng về công tác giáo dục dân tộc 
 Trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Hòa Bình có tiền thân là Trường 
Thanh niên lao động XHCN Hòa Bình, được thành lập theo Quyết định của Tỉnh 
ủy Hòa Bình ngày 01 - 04 - 1958. Ngày 17/8/1962, nhà trường vinh dự được đón 
Bác Hồ về thăm và ghi vào cuốn Sổ vàng căn dặn:“Fải. Học tập tốt, lao động tốt. 
Cố gắng mãi, tiến bộ mãi”. 
Các danh hiệu nổi bật mà trường đã đạt được trong 50 năm (1958 - 2008) 
 - Huân chương lao động hạng Nhì ( 30/8/1961). 
 - Huân chương lao động hạng Nhì (31/01/1967). 
 - Huân chương lao động hạng Ba (1972). 
 - Huân chương lao động hạng Nhất (1975). 
 - Cờ luân lưu của Chính phủ tặng (1975-1976). 
 - Cờ đơn vị lá cờ đầu phong trào thi đua “Hai tốt” (1971-1972”. 
 - Cờ đơn vị lá cờ đầu phong trào thi đua "Hai tốt" (1976-1977). 
 - Huân chương lao động hạng Nhất (13/01/1985). 
 - Danh hiệu Đơn vị Anh Hùng lao động (29/8/1985). 
 - Trường tiên tiến, xuất sắc từ năm học 1991-1992 đến năm học 1994-1995. 
 - Giải Nhất học sinh Hội thi VH-TT các trường PTDTNT toàn quốc (7/1994). 
 - Cờ luân lưu của Chính phủ dẫn đầu các trường PTDTNT cả nước (năm 1995). 
 - Cờ Tổng cục TDTT tặng Đoàn Nhất khu vực II (1994-1998). 
 - Huân chương Độc lập hạng Ba (22/4/1998). 
 - Cờ ANTT và PCTN xuất sắc toàn quốc của Bộ Công An (năm 1997 và 1998). 
 - Cờ Dẫn đầu khối trường THPT toàn tỉnh năm học 1998-1999. 
 - Cờ Dẫn đầu khối cơ quan của tỉnh Hoà Bình về công tác An ninh (1999). 
 - Trường tiên tiến, xuất sắc từ năm học 2000-2001 đến năm học 2007-2008. 
 Nguồn: Nhà Truyền Thống. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_giao_duc_pho_thong_o_tinh_hoa_binh_tu_nam_1991_den_n.pdf
  • jpgScan0440.JPG
  • jpgScan0441.JPG
  • pdfTomtat_Eng_NguyenSyHa.pdf
  • pdfTomtat_NguyenSyHa.pdf
  • pdfTrichyeu_NguyenSyHa.pdf