Luận án Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng trong giám sát ngân hàng tại Việt Nam
Hệ thống ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế bởi vị thế trung
gian trong việc trung chuyển vốn. Chính vì thế, sự lành mạnh của các định chế tài
chính này luôn là mối quan tâm hàng đầu của các cơ quan chức năng cũng nhƣ các
bên liên quan khác. Ngân hàng Trung Ƣơng (NHTW) với hai nhiệm vụ chính là điều
hành chính sách tiền tệ quốc gia và đảm bảo an toàn hệ thống tài chính cần có những
biện pháp giám sát cẩn trọng về rủi ro nhằm cảnh báo sớm, đo lƣờng tác động cũng
nhƣ có những khuyến nghị chính sách để xử lý nhằm giảm thiểu tối đa tác động tiêu
cực, đảm bảo tính ổn định và bền vững cho nền kinh tế. Sau cuộc khủng hoảng kinh
tế năm 2008, một trong những vấn đề nổi lên đó là năng lực giám sát các ngân hàng
và các tổ chức tài chính bởi sự phát triển lớn mạnh, đa dạng và phức tạp của các tổ
chức này. Do đó, thách thức đối với các NHTW và cơ quan giám sát (CQGS) là cần
phải đảm bảo sự tƣơng đồng giữa mục tiêu chính sách tiền tệ và mục tiêu giám sát an
toàn, quan tâm hơn tới mục tiêu ổn định tài chính và an toàn vĩ mô, tập trung vào
những rủi ro và các tổ chức có tầm quan trọng trong hệ thống (Bernanke, 2013).
Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng BCBS (2006) trong Basel II đã tích hợp
trong trụ cột 1 phƣơng pháp kiểm tra sức chịu đựng (KTSCĐ- Stress test) để ƣớc
lƣợng các khoản nợ xấu, dự phòng cũng nhƣ mức độ đủ vốn của các ngân hàng
trƣớc các sự kiện bất lợi, đồng thời KTSCĐ cũng là một nội dung của trụ cột 2 về
giám sát ngân hàng. Chƣơng trình ổn định tài chính (Financial Sector Assessment
Programs- FSAP) đƣợc thực hiện bởi IMF và WB tại các nƣớc phát triển và đang
phát triển cũng sử dụng KTSCĐ là một phƣơng pháp để đánh giá khả năng chống
đỡ của khu vực tài chính trƣớc các cú sốc và áp dụng cho các rủi ro khác nhau,
trong đó có rủi ro tín dụng. Dựa trên những quy định của Basel, phƣơng pháp
KTSCĐ đƣợc NHTW nhiều nƣớc áp dụng nhằm hỗ trợ cho công tác giám sát, điển
hình nhƣ NHTW tại Anh (Bank of England-BoE), NHTW Nhật Bản (Bank of
Japan- BoJ), NHTW Tây Ban Nha (Bank of Spanin- BoS), Hà Lan (De
Nederlandsche Bank-DNB) và NHTW Châu Âu (European Central Bank-ECB),
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng trong giám sát ngân hàng tại Việt Nam
NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Bộ Tài chính HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ---------- NGUYỄN THỊ THU TRANG KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI – 2021 NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Bộ Tài chính HỌC VIỆN NGÂN HÀNG ---------- NGUYỄN THỊ THU TRANG KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. TS. Nguyễn Phi Lân 2. TS. Phạm Vũ Thăng Long HÀ NỘI – 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn của các nhà khoa học: 1. TS. Nguyễn Phi Lân 2. TS. Phạm Vũ Thăng Long Các kết quả nghiên cứu đƣợc trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chƣa từng đƣợc công bố ở bất kỳ nghiên cứu nào khác ngoài các bài báo/bài viết hội thảo của tôi hoặc các bài báo/bài viết hội thảo của tôi và đồng tác giả đƣợc nêu trong danh mục công trình khoa học có liên quan đến luận án. Các thông tin, dữ liệu đƣợc sử dụng trong luận án đƣợc thu thập từ thực tế, có nguồn gốc trích dẫn rõ ràng, đƣợc xử lý trung thực và khách quan. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Trang ii LỜI CẢM ƠN NCS xin đƣợc cảm ơn Ban giám đốc Học viện Ngân hàng, Khoa Sau đại học và các thầy/cô tham gia giảng dạy chƣơng trình nghiên cứu sinh đã tạo điều kiện để NCS có thể học tập và nghiên cứu. NCS xin cảm các chuyên gia đã tham gia phỏng vấn, các nhà nghiên cứu đã góp ý và các đồng nghiệp đã hỗ trợ để tác giả hoàn thành luận án. Lời cảm ơn sâu sắc nhất xin đƣợc trân trọng gửi tới TS. Nguyễn Phi Lân và TS. Phạm Vũ Thăng Long đã nhiệt tình hƣớng dẫn, chỉ bảo và động viên NCS trong suốt quá trình thực hiện luận án. Cuối cùng, NCS xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã luôn đồng hành và chia sẻ với tác giả trong quá trình nghiên cứu. Trân trọng cảm ơn! Tác giả Nguyễn Thị Thu Trang iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................ vii DANH MỤC BẢNG ........................................................................................ x DANH MỤC HÌNH ....................................................................................... xii DANH MỤC PHỤ LỤC ............................................................................... xiii LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LUẬN VỀ KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG ............................... 19 1.1 KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG TRONG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG ............. 19 1.1.1 Giám sát ngân hàng ................................................................................ 19 1.1.2 Kiểm tra sức chịu đựng trong giám sát ngân hàng ................................ 26 1.1.3 Phân loại kiểm tra sức chịu đựng trong giám sát ngân hàng ................. 34 1.1.4 Mục tiêu thực hiện kiểm tra sức chịu đựng trong giám sát ngân hàng .. 40 1. 2. KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG ........................................................................................................... 45 1.2.1 Khái niệm kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng trong giám sát ngân hàng . 45 1.2.2 Đặc điểm của kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng trong giám sát ngân hàng ...................................................................................................... 47 1.2.3. Điều kiện thực hiện kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng trong giám sát ngân hàng ................................................................................................... 48 1.3 KHUNG THỰC HIỆN KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG ........................................................................ 55 1.3.1 Xây dựng kịch bản kinh tế vĩ mô ........................................................... 56 1.3.2 Đo lƣờng tác động của các kịch bản tới rủi ro tín dụng ......................... 60 1.3.3 Đánh giá tác động tới ngân hàng ............................................................ 67 1.3.4. Phản ứng của cơ quan giám sát ............................................................. 70 iv CHƢƠNG 2: KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ........................................................................ 75 2.1 CƠ SỞ LỰA CHỌN CÁC QUỐC GIA NGHIÊN CỨU ................................... 75 2.2 KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ THỰC HIỆN KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG ............... 76 2.2.1. Kinh nghiệm tại Châu Âu ............................................................................... 76 2.2.2. Kinh nghiệm tại Anh ............................................................................. 81 2.2.3 Kinh nghiệm tại một số quốc gia Châu Á .............................................. 88 2.3. BÀI HỌC CHO VIỆT NAM.............................................................................. 96 2.3.1 Về thực hiện kiểm tra sức chịu đựng trong giám sát ngân hàng ............ 96 2.3.2 Về thực hiện kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng trong giám sát ngân hàng ................................................................................................. 98 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM.................................................. 101 3.1 KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI NHNN VIỆT NAM ............................................................................................................... 101 3.1.1 Khái quát hệ thống ngân hàng Việt Nam ............................................. 101 3.1.2 Khái quát hoạt động giám sát ngân hàng tại Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ..............................................................................................105 3.2 THỰC TRẠNG THỰC HIỆN KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI NHNN VIỆT NAM ................ 108 3.2.1 Bối cảnh kinh tế vĩ mô và rủi ro tín dụng ngân hàng tại Việt Nam ..... 108 3.2.2 Thực trạng thực hiện kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng trong giám sát ngân hàng tại NHNN Việt Nam .............................................................. 115 3.3 ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC HIỆN KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI NHNN VIỆT NAM ................ 125 v 3.3.1 Kết quả đạt đƣợc .................................................................................. 125 3.3.2 Hạn chế và nguyên nhân ...................................................................... 126 CHƢƠNG 4: MÔ PHỎNG THỰC HIỆN KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM.................................................. 130 4.1 MỤC TIÊU THỰC HIỆN KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG ......................................................... 130 4.2 PHƢƠNG PHÁP THỰC HIỆN KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG ......................................................... 131 4.2.1 Xây dựng kịch bản kinh tế vĩ mô ......................................................... 131 4.2.2 Đo lƣờng tác động của các kịch bản vĩ mô tới rủi ro tín dụng ............ 135 4.2.3 Đánh giá tác động ................................................................................. 139 4.2.4 Phản ứng của cơ quan giám sát ............................................................ 141 4.3 NỘI DUNG THỰC HIỆN KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG ......................................................... 141 4.3.1. Xây dựng kịch bản kinh tế vĩ mô ........................................................ 141 4.3.2. Đo lƣờng tác động của các kịch bản kinh tế vĩ mô tới rủi ro tín dụng 147 4.3.3. Đánh giá tác động ................................................................................ 151 4.3.4. Phản ứng của cơ quan giám sát ........................................................... 159 CHƢƠNG 5: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ LIÊN QUAN ĐẾN THỰC HIỆN KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM ............. 163 5.1 ĐỊNH HƢỚNG THỰC HIỆN KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG ................................ 163 5.2 GIẢI PHÁP VỀ THỰC HIỆN KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG ................................ 164 5.2.1 Quy định về mục tiêu, vai trò và trách nhiệm thực hiện kiểm tra sức chịu đựng trong giám sát ngân hàng ..................................................................... 164 vi 5.2.2. Xây dựng kế hoạch thực hiện triển khai kiểm tra sức chịu đựng ....... 165 5.2.3. Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ thực hiện kiểm tra sức chịu đựng ..... 167 5.2.4 Phát triển hệ thống kho dữ liệu tập trung để thực hiện kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng ....................................................................................... 168 5.2.5 Phối hợp kiểm tra sức chịu đựng với các kỹ thuật giám sát khác ........ 169 5.2.6. Phối hợp với các bộ phận, cơ quan khi thực hiện kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng ................................................................................................ 170 5.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỀ THỰC HIỆN KIỂM TRA SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO TÍN DỤNG TRONG GIÁM SÁT NGÂN HÀNG ........................................... 171 5.3.1 Kiến nghị với các ngân hàng ................................................................ 171 5.3.2 Kiến nghị với các bên liên quan khác .................................................. 175 5.4 MỘT SỐ HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN ............................................................. 178 KẾT LUẬN .................................................................................................. 180 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 182 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 195 vii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt APRA Australian Prudential Regulation Authority Cơ quan giám sát ngân hàng của Úc BIS Bank for International Settlements Ngân hàng thanh toán quốc tế BCBS The Basel Committee on Banking Supervision Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng BNM Bank Negara Malaysia NHTW Malaysia BoE Bank of England NHTW Anh BoJ Bank of Japan NHTW Nhật Bản CAR Tỷ lệ an toàn vốn Capital adequacy ratio CCAR Comprehensive C ... cách thức và tần suất phối hợp, tryền thông. KTSCĐ trong giám sát thƣờng cần sự tham gia của nhiều bộ phận khác nhau trong cơ quan, do đó cấu trúc quản trị hiệu quả của KTSCĐ trong giám sát cần chỉ rõ việc kết hợp giữa chức năng an toàn vi mô và an toàn vĩ mô (ví dụ chỉ rõ bộ phận chịu trách nhiệm tạo kịch bản, chia sẻ dữ liệu, đánh giá mô hình, sử dụng kết quả KTSCĐ) 217 Với KTSCĐ trong giám sát nhƣng do ngân hàng thực hiện, cấu trúc quản trị hiệu quả của KTSCĐ cũng yêu cầu ngân hàng có văn bản cụ thể về vai trò và trách nhiệm của các bộ phận, cá nhân khi làm việc với cơ quan giám sát, cũng nhƣ trách nhiệm giải trình về các cấu phần đƣợc thực hiện bởi ngân hàng nhƣ chất lƣợng dữ liệu, lựa chọn mô hình, Nguyên tắc 3: KTSCĐ nên được sử dụng như một công cụ để quản lý và ra quyết định. CQGS cần đảm bảo KTSCĐ đƣợc đánh giá và tích hợp một cách hợp lý vào chƣơng trình giám sát và/hoặc chƣơng trình ổn định tài chính và đƣợc sử dụng kết hợp vùng với các phân tích và công cụ chính sách khác. CQGS có thể sử dụng kết quả KTSCĐ là một yếu tố đầu vào của quy trình giám sát. Ví dụ các kết quả định lƣợng và định tính của KTSCĐ có thể giúp xác định rủi ro và mức độ tổn thƣơng mà ngân hàng có thể phải gánh chịu. đánh giá mức độ đủ vốn và thanh khoản của ngân hàng, và có thể nếu đủ thông tin sẽ tiến hàng rà soát lại các sắp xếp về quản lý rủi ro và quản trị nội bộ của ngân hàng. Khi CQGS sử dụng KTSCĐ để đánh giá mức độ đủ vốn và thanh khoản, tổ chức có thể xem xét đƣa ra các phản ứng giám sát phù hợp khi phát hiện ra các thiếu sót, hoặc yêu cầu/khuyến nghị ngân hàng gia tăng vốn phụ thuộc vào cách thức giám sát của tổ chức. Khi các ngân hàng đề xuất các hành động quản trị sau khi nhận đƣợc kết quả KTSCĐ cơ quan cần phải đánh giá lại xem các hành động dự kiến đó có phù hợp với kế hoạch chiến lƣợc của ngân hàng hay không. CQGS có thể sử dụng kết quả KTSCĐ cho các mục tiêu an toàn vĩ mô nhƣ: (i) xác định và đánh giá rủi ro, mức độ tổn thƣơng ở cấp độ hệ thống; (ii) lƣợng hóa nhu cầu vốn cần thiết của hệ thống trong giai đoạn khủng hoảng; (iii) đƣa ra các hiệu chuẩn về công cụ và chính sách an toàn vĩ mô. Nguyên tắc 4: Khung KTSCĐ cần bao gồm các rủi ro trọng yếu và liên quan, và KTSCĐ cần đảm bảo đủ nghiêm trọng và căng thẳng. Khi đƣa ra các kịch bản căng thẳng, CQGS cần phải tính đến đặc điểm cụ thể của từng ngân hàng (nhƣ hồ sơ rủi ro, mô hình kinh doanh) và/hoặc đặc điểm cụ thể 218 của khu vực ngân hàng trên phƣơng diện tổng thể. Nếu có thể, tổ chức có thể tính toán tới các rủi ro mới gia tăng nếu rủi ro này liên quan đến mục tiêu của cuộc KTSCĐ. CQGS cần đánh giá về các kịch bản thông thƣờng áp dụng cho cả hệ thống ngân hàng, hay có cần một vài kịch bản khác cho một vài khu vực cụ thể trong hệ thống ngân hàng thì phù hợp hơn để tiến hành KTSCĐ trong giám sát. Nguyên tắc 5: Nguồn lực và cấu trúc của tổ chức cần phải đảm bảo đủ để đáp ứng mục tiêu của khung KTSCĐ Khung KTSCĐ cần phải có cấu trúc tổ chức đủ để đáp ứng mục tiêu đã đƣợc thiết lập. Quy trình quản trị cần phải đảm bảo đủ nguồn lực cho KTSCĐ bao gồm đảm bảo nguồn lực đủ kĩ năng và điều kiện để vận hành khung KTSCĐ. Các quyết định về nguồn lực cần phải xem xét tới thực tế vân hành Stress test ngày càng phức tạp và tinh vi hơn nên cần nhiều hơn về nhân sự chuyên môn, hệ thống và hạ tầng IT. Quy trình cần đảm bảo nguồn lực có đủ kĩ năng và điều kiện vao gồm kĩ năng của nhân sự nội bộ, chuyển giao tri thức cho nhân sự bên ngoài cũng nhƣ là thuê chuyên gia có các kĩ năng về KTSCĐ. Nhóm kĩ năng nào cần bao gồm cả chuyên môn về rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trƣờng, yêu cầu về vốn, kế toán tài chính, mô hình hóa và quản trị dự án. Đặc biệt với KTSCĐ trong giám sát, dù là theo phƣơng pháp tiếp cận bottom-up hay top-down cũng cần các nguồn lực chuyên sâu nhƣ nhân sự chuyên gia, hệ thống và hạ tầng IT.CQGS đảm bảo đủ nguồn lực và cấu trúc của tổ chức phù hợp với mức độ phức tạp của cuộc KTSCĐ. CQGS cần xem xét các nguồn lực cần thiết để tƣơng tác với các ngân hàng tham gia KTSCĐ, các nguồn lực lên qan đến quy trình hay cơ sở hạ tầng để xử lý các câu hỏi đến từ ngân hàng, tƣơng tác với ngân hàng nhằm kiểm tra chất lƣợng của dữ liệu, đồng thời cung cấp phản hồi cho các ngân hàng về kết quả của KTSCĐ. Nguyên tắc 6: KTSCĐ cần phải được hỗ trợ bởi hệ thống dữ liệu phù hợp và đầy đủ và hệ thống IT đủ mạnh. 219 Nhằm đảo bảo rủi ro đƣợc xác định hợp lý và kết quả KTSCĐ đáng tin cậy thì dữ liệu sử dụng cho KTSCĐ cần phù hợp và đầy đủ, đảm bảo mức độ có sẵn của dữ liệu và đảm bảo tính kịp thời. CQGS cần có hệ thống dữ liệu đủ mạnh có khả năng chiết xuất, xử lý và báo cáo thông tin sử dụng cho KTSCĐ, đảm bảo nguồn thông tin đầy đủ và có chất lƣợng để thực hiện KTSCĐ. Khi thiếu thông tin trọng yếu nào thì cần có quy trình để xử lý và thu thập nhanh chóng. CQGS trong phạm vi có thể nên tận dụng nguồn dữ liệu do ngân hàng cung cấp, ví dụ nhƣ thông qua báo cáo giám sát thƣờng xuyên của ngân hàng. CQGS cần đảm bảo về tính nhất quán của nguồn thông tin, nhằm đảm bảo kết quả của KTSCĐ có thể tổng hợp đƣợc, cũng nhƣ có thể tổng hợp đƣợc kết quả của nhiều cuộc KTSCĐ khác nhau. CQGS cần rà soát và khuyến khích các ngân hàng cải thiện chất lƣợng thông tin của ngân hàng và khả năng tổng hợp dữ liệu và rủi o nhƣ là một cấu phần của hoạt động giám sát. Nguyên tắc 7: Mô hình và phương pháp được sử dụng để đánh giá tác động của các kịch bản và độ nhạy cần phải đáp ứng được mục tiêu của KTSCĐ Mô hình và phƣơng pháp đƣợc sử dụng trong KTSCĐ cần đáp ứng đƣợc mục tiêu của Stress test. Cụ thể bao gồm các nội dung về: (i) mức độ bao phủ, phân khúc và mức độ chi tiết của dữ liệu; (ii) loại rủi ro thực hiện KTSCĐ (iii) mức độ phức tạp của mô hình phụ thộc vào mục tiêu của KTSCĐ cũng nhƣ phụ thuộc vào mức độ phức tạp của danh mục và hoạt động của ngân hàng; (iv) mo hình và phƣơng pháp đƣợc sử dụng cho KTSCĐ cần phải đƣợc đánh giá và lƣu trữ bằng văn bản. CQGS khi sử dụng KTSCĐ chi mục tiêu an toàn vi mô thì cần rà soát và đánh giá kết quả đầu ra về mô hình của ngân hàng, ví dụ thông qua đánh giá lại (backtesting) hoặc thông qua điểm chuẩn ngang hàng (peer benchmarking). CQGS có thể sử dụng các chỉ tiêu đánh giá của mình và thông qua quy trình giám sát yêu cầu ngân hàng cải thiện về mô hình và quy trình quản trị mô hình nếu cần thiết. Là một cấu phần của quy 220 trình đánh giá, CQGS có thể phát triển mô hình của mình nhằm mục đích thiết lập các tiêu chuẩn và để trao đổi với ngân hàng khi tiến hành giám sát ngân hàng. CQGS khi thực hiện KTSCĐ cho mục tiêu an toàn vĩ mô, mô hình cần kết hợp đặc điểm của các ngân hàng khác nhau thông qua hiệu ứng phản hồi trên phƣơng diện hệ thống hoặc thông qua hiệu ứng lan truyền Nguyên tắc 8: Mô hình KTSCĐ, kết quả và khung KTSCĐ cần được đánh giá và rà soát thường xuyên. CQGS cần phải thƣờng xuyên rà soát và đánh giá lại các bƣớc thực hiện trong quy trình KTSCĐ. Đây là hoạt động cần thiết nhằm đảm bảo và cải thiện mức độ đáng tin cậy của kết quả KTSCĐ, giúp hiểu hơn về những hạn chế của quy trình, xác định các nội dung có thể đƣợc cải thiện đồng thời đảm bảo kết quả KTSCĐ đƣợc sử dụng phù hợp với mục tiêu ban đầu của khung KTSCĐ. Việc rà soát tất cả các khía cạnh, nội dung khác nhau của khung KTSCĐ cần đƣợc thực hiện thƣờng xuyên đảm bảo khung KTSCĐ đƣợc duy trì và cập nhật thƣờng xuyên. Khi CQGS sử dụng kết quả KTSCĐ, cần phải đánh giá lại các giả định và mô hình, hiểu về các hạn chế của quá trình KTSCĐ sẽ giúp việc sử dụng kết quả Stress test trở nên phù hợp hơn. CQGS cũng cần thƣờng xuyên tiến hành rà soát đánh giá khung KTSCĐ nội bộ của ngân hàng. CQGS nên đánh giá kết quả KTSCĐ nhƣ là một cấu phần của quy trình đánh giá đủ vốn nội (internal capital adequacy assessment process - ICAAP) cũng nhƣ quản lý rủi ro thanh khoản của ngân hàng. Cụ thể CQGS cần đánh giá xem liệu khung Stress test của ngân hàng đã bao gồm những rủi ro trọng yếu cần đƣợc thực hiện, xem xét kết quả của KTSCĐ nhƣ là một cấu phần khi đánh giá mức độ đủ vốn và thanh khoản của ngân hàng. CQGS cũng cần rà soát lại các khía cạnh của KTSCĐ đƣợc thực hiện bởi ngân hàng, đánh giá về KTSCĐ có đƣợc quản lý phù hợp và đạt đƣợc mục tiêu hay không. CQGS có thể yêu cầu ngân hàng xử lý các thiếu sót sau khi tiến hành rà soát và đánh giá khung KTSCĐ của ngân hàng, đánh giá sự phù hợp của kết quả KTSCĐ với các quyết định đƣợc ngân hàng đƣa ra. 221 Nguyên tắc 9: Hoạt động KTSCĐ và kết quả KTSCĐ cần được trao đổi giữa các bộ phận bên trong và giữa các cơ quan có thẩn quyền. Khi NHTW và CQGS công bố kết quả KTSCĐ có thể giúp gia tăng kỷ luật thị trƣờng và gia tăng niềm tin của công chúng vào sự ổn định của khu vực ngân hàng nói chung và các ngân hàng tham gia KTSCĐ nói riêng. Khi công bố ra công chúng, CQGS cần xem xét cách thức đƣa thông tin nhằm đảm bảo các chủ thể trên thị trƣờng hiểu về các thông tin đƣợc công bố, bao gồm cả các giả định và giới hạn khi thực hiện KTSCĐ. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro cho các chủ thể tham gia thị trƣờng, ngăn chặn tình trạng đƣa ra các kết luận thiếu căn cứ về mức độ bền vững của ngân hàng, đặc biệt khi có khác biệt về kết quả KTSCĐ cũng nhƣ các kết quả không đƣợc tích cực về các ngân hàng. CQGS nên đẩy mạnh tính minh bạch của quy trình KTSCĐ và kết quả KTSCĐ đồng thời cần thiết lập quy trình để truyền thông, tƣơng tác và phối hợp các hoạt động trong khung KTSCĐ với các cơ quan có chức năng khác. Bên cạnh đó, đối thoại giữa các cơ quan chức năng khác cũng nhƣ trong nội bộ ngành ngân hàng sẽ giúp có cái nhìn sâu sắc hơn về mức độ ổn định của ngành, cũng nhƣ giúp thực hiện KTSCĐ và cả hiện chất lƣợng cũng nhƣ kết quả KTSCĐ cuối cùng. Đối thoại, truyền thông giữa CQGS các quốc gia về kết quả KTSCĐ, cách thức thiết lập kịch bản, cách thức vận hành KTSCĐ cũng giúp gia tăng hiệu quả của KTSCĐ trong giám sát 222 Phụ lục 18: Danh sách các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu STT Tên ngân hàng 1 Ngân hàng TMCP An Bình 2 Ngân hàng TMCP Á Châu 3 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 4 Ngân Hàng TMCP Ngoại thƣơng Việt Nam 5 Ngân hàng TMCP Tiên Phong 6 Ngân Hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam 7 Ngân hàng TMCP Bản Việt 8 Ngân Hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam 9 Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập khẩu Việt Nam 10 Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam 11 Ngân hàng TMCP Kiên Long 12 Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng 13 Ngân hàng TMCP Quân đội 14 Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam 15 Ngân hàng TMCP Nam Á 16 Ngân hàng TMCP Quốc Dân 17 Ngân hàng TMCP Phƣơng Đông 18 Ngân Hàng TMCP Xăng Dầu Petrolimex 19 Ngân hàng TMCP Sài Gòn 20 Ngân Hàng TMCP Đông Nam Á 21 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thƣơng 22 Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội 23 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thƣơng Tín 24 Ngân hàng TMCP Kỹ Thƣơng Việt Nam Thứ tự của các NHTM trong bảng không tƣơng ứng với thứ tự đƣợc đánh mã trong nội dung nghiên cứu
File đính kèm:
- luan_an_kiem_tra_suc_chiu_dung_rui_ro_tin_dung_trong_giam_sa.pdf
- dong gop moi TV.pdf
- TomTat.TA fix.pdf
- TomTatTV fix.pdf
- dong gop moi TA.pdf