Luận án Lực lượng vũ trang giáo phái ở Nam bộ (1945 – 1957)
Nam Bộ, vùng đất cuối cùng phía Nam Việt Nam, từ tỉnh Đồng Nai đến mũi Cà
Mau. Trong chiến tranh chống ngoại xâm bảo vệ độc lập, thống nhất đất nước, Nam
Bộ là địa bàn có vị trí chiến lược đối với các bên tham chiến. Thời kỳ 1945 – 1954,
Nam Bộ trở thành trọng điểm bình định của thực dân Pháp để cung cấp hậu cần cho
cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn Đông Dương. Từ sau Hiệp định Genève, Nam Bộ
là nơi Mỹ triển khai các chiến lược quân sự trong kế hoạch lập phòng tuyến ngăn chặn
chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á.
Trong quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập, thống nhất đất nước, ở mỗi khu vực
do sự chi phối khách quan của các yếu tố tự nhiên, xã hội và địa lý quân sự mà các nội
dung của cuộc kháng chiến thể hiện dưới những hình thức, sắc thái khác nhau. Trên
chiến trường Nam Bộ, đó là sự xuất hiện nhiều lực lượng vũ trang với thành phần, tổ
chức, khuynh hướng chính trị khác nhau. Trong đó, có một bộ phận được gọi là lực
lượng vũ trang giáo phái, gồm các đơn vị của Cao Đài Tây Ninh, Phật giáo Hòa Hảo,
Thiên Chúa giáo và Bình Xuyên.
Hoạt động của các lực lượng vũ trang này có tác động, ảnh hưởng đến cục diện
trên chiến trường Nam Bộ. Vì vậy, các bên tham chiến đều ra sức vận động, tranh thủ,
lôi kéo. Đối với Đảng Cộng sản Đông Dương (Đảng Lao động Việt Nam), vận động
những người có tinh thần dân tộc trong lực lượng vũ trang giáo phái là một phần của
chính sách đoàn kết toàn dân, chống ngoại xâm bảo vệ độc lập, thống nhất đất nước.
Ngược lại, thực dân Pháp tìm cách mua chuộc, lôi kéo bộ phận chỉ huy lực lượng vũ
trang giáo phái bên trên, nhằm phá vỡ khối đoàn kết dân tộc, thực hiện âm mưu “dùng
người Việt đánh người Việt”.
Từ chính sách của cả hai bên, trong quá trình hoạt động lực lượng vũ trang giáo
phái có sự phân hóa rõ rệt: Một bộ phận hợp tác với Pháp, được trang bị vũ khí,
phương tiện chiến tranh, cung cấp tài chính, phát triển lực lượng để chống lại kháng
chiến; một bộ phận có tinh thần yêu nước đồng hành với kháng chiến, tham gia chống
Pháp cho đến ngày thắng lợi; lại có một bộ phận nhỏ thuộc Cao Đài Tây Ninh, Phật
giáo Hòa Hảo có thái độ lưng chừng, có lúc thì theo Pháp chống kháng chiến, có lúc
theo kháng chiến chống Pháp, có lúc tuyên bố chống cả hai, nhưng dù thời điểm nào
bộ phận này cũng gây rất nhiều khó khăn cho công cuộc kháng chiến của nhân dân
một số địa phương ở Nam Bộ.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Lực lượng vũ trang giáo phái ở Nam bộ (1945 – 1957)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM VĂN PHƢƠNG LỰC LƢỢNG VŨ TRANG GIÁO PHÁI Ở NAM BỘ (1945 – 1957) LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI SƢ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH PHẠM VĂN PHƢƠNG LỰC LƢỢNG VŨ TRANG GIÁO PHÁI Ở NAM BỘ (1945 – 1957) CHUYÊN NGÀNH: LỊCH SỬ VIỆT NAM MÃ SỐ: 62 22 03 13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. HỒ SƠN ĐÀI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. NCS: PHẠM VĂN PHƢƠNG DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN ----------- BBT .................................. Ban Biên tập BCĐ ................................. Ban Chỉ đạo BCH ................................. Ban Chấp hành BTKCT ............................. Ban tổng kết chiến tranh CQPTGLĐĐ....................... Cơ quan giáo lý phổ thông đại đạo HĐCĐBS .......................... Hội đồng chỉ đạo biên soạn LLVT................................. Lực lượng vũ trang LLVTGP............................ Lực lượng vũ trang giáo phái MTTNTLQG...................... Mặt trận Thống nhất Toàn lực Quốc gia TTLTQG............................ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia UBKCHC .......................... Ủy ban Kháng chiến Hành chánh UMDC............................... Các đơn vị lưu động bảo vệ Thiên Chúa giáo (Lực lượng vũ trang Thiên Chúa giáo) MỤC LỤC Lời cam đoan Danh mục từ viết tắt sử dụng trong luận án Mục lục MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 9 1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ................................................... 9 1.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về lịch sử Nam Bộ kháng chiến có đề cập đến lực lượng vũ trang giáo phái ........................................................ 9 1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về giáo phái và lực lượng vũ trang giáo phái ở Nam Bộ ................................................................................. 16 1.2. Những vấn đề đặt ra cho luận án ................................................................................. 26 1.2.1. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án .............. 26 1.2.2. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ ........................................ 27 Chƣơng 2. BỐI CẢNH VÀ SỰ RA ĐỜI LỰC LƢỢNG VŨ TRANG GIÁO PHÁI Ở NAM BỘ TRƢỚC NĂM 1945 ................................ 29 2.1. Đặc điểm địa lý và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội .......................................... 29 2.1.1. Địa lý tự nhiên và dân cư ......................................................................... 29 2.1.2. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ........................................................... 31 2.2. Đạo Cao Đài và sự hình thành lực lượng Nội ứng Nghĩa binh ........................... 37 2.2.1. Đạo Cao Đài ............................................................................................. 37 2.2.2. Sự ra đời của Nội ứng Nghĩa binh ........................................................... 40 2.3. Phật giáo Hòa Hảo và sự ra đời của lực lượng Bảo An quân .............................. 43 2.3.1. Phật giáo Hòa Hảo ................................................................................... 43 2.3.2. Sự ra đời của lực lượng Bảo An quân ...................................................... 46 2.4. Thiên Chúa giáo ở Nam Bộ và nhân vật Jean Leroy ............................................. 48 2.4.1. Thiên Chúa giáo ở Nam Bộ ..................................................................... 48 2.4.2. Jean Leroy – người lập các đơn vị vũ trang UMDC ................................ 50 2.5. Các nhóm vũ trang tiền thân của Bình Xuyên ......................................................... 51 2.5.1. Các nhóm giang hồ ở Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định trước Cách mạng Tháng Tám .................................................................................... 51 2.5.2. Sự ra đời các nhóm vũ trang tiền thân của Bình Xuyên .......................... 52 Tiểu kết chương 2 ..................................................................................................... 55 Chƣơng 3. LỰC LƢỢNG VŨ TRANG GIÁO PHÁI TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1945 – 1954) ....................... 57 3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1946 ...................................................................... 57 3.1.1. Bối cảnh lịch sử ....................................................................................... 57 3.1.2. Hoạt động của lực lượng vũ trang giáo phái ở Nam Bộ trong giai đoạn 1945 – 1946 .................................................................................... 62 3.1.3. Đặc điểm và tác động của lực lượng vũ trang giáo phái đối với cuộc kháng chiến ở Nam Bộ giai đoạn 1945-1946 .......................................... 76 3.2. Giai đoạn từ năm 1947 đến năm 1954 ...................................................................... 80 3.2.1. Bối cảnh lịch sử ....................................................................................... 80 3.2.2. Hoạt động của lực lượng vũ trang giáo phái trong giai đoạn 1947-1954 ....... 89 3.2.3. Đặc điểm và tác động của của lực lượng vũ trang giáo phái đối với cuộc kháng chiến ở Nam Bộ giai đoạn 1947 – 1954 ........................... 124 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................... 131 Chƣơng 4. LỰC LƢỢNG VŨ TRANG GIÁO PHÁI Ở NAM BỘ SAU HIỆP ĐỊNH GÈNÈVE (1954 – 1957) .............................................. 133 4.1. Bối cảnh lịch sử, tình hình lực lượng vũ trang giáo phái và chính sách của các bên liên quan ở Nam Bộ .............................................................................. 133 4.1.1. Tình hình Nam Bộ và lực lượng vũ trang giáo phái .............................. 133 4.1.2. Chính sách của Mỹ, chính phủ Ngô Đình Diệm và thực dân Pháp đối với lực lượng vũ trang giáo phái ..................................................... 137 4.2. Quá trình tan rã của lực lượng vũ trang giáo phái ................................................ 142 4.2.1. Lực lượng vũ trang Cao Đài .................................................................. 142 4.2.2. Lực lượng vũ trang Bình Xuyên ............................................................ 149 4.2.3. Lực lượng vũ trang Hòa Hảo ................................................................. 156 4.3. Sự chuyển hóa một bộ phận lực lượng vũ trang giáo phái thành các đơn vị vũ trang cách mạng .................................................................................................. 163 4.3.1. Chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam về công tác giáo phái vận .. 163 4.3.2. Vận động, chuyển hóa một bộ phận lực lượng vũ trang Cao Đài ......... 169 4.3.3. Vận động, chuyển hóa một bộ phận lực lượng vũ trang Bình Xuyên ... 174 4.3.4. Vận động, chuyển hóa một bộ phận lực lượng vũ trang Hòa Hảo ........ 178 Tiểu kết chương 4 ................................................................................................... 185 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 187 DANH MỤC BÀI BÁO CỦA NGHIÊN CỨU SINH......................................... 195 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 196 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nam Bộ, vùng đất cuối cùng phía Nam Việt Nam, từ tỉnh Đồng Nai đến mũi Cà Mau. Trong chiến tranh chống ngoại xâm bảo vệ độc lập, thống nhất đất nước, Nam Bộ là địa bàn có vị trí chiến lược đối với các bên tham chiến. Thời kỳ 1945 – 1954, Nam Bộ trở thành trọng điểm bình định của thực dân Pháp để cung cấp hậu cần cho cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn Đông Dương. Từ sau Hiệp định Genève, Nam Bộ là nơi Mỹ triển khai các chiến lược quân sự trong kế hoạch lập phòng tuyến ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản ở Đông Nam Á. Trong quá trình đấu tranh bảo vệ độc lập, thống nhất đất nước, ở mỗi khu vực do sự chi phối khách quan của các yếu tố tự nhiên, xã hội và địa lý quân sự mà các nội dung của cuộc kháng chiến thể hiện dưới những hình thức, sắc thái khác nhau. Trên chiến trường Nam Bộ, đó là sự xuất hiện nhiều lực lượng vũ trang với thành phần, tổ chức, khuynh hướng chính trị khác nhau. Trong đó, có một bộ phận được gọi là lực lượng vũ trang giáo phái, gồm các đơn vị của Cao Đài Tây Ninh, Phật giáo Hòa Hảo, Thiên Chúa giáo và Bình Xuyên. Hoạt động của các lực lượng vũ trang này có tác động, ảnh hưởng đến cục diện trên chiến trường Nam Bộ. Vì vậy, các bên tham chiến đều ra sức vận động, tranh thủ, lôi kéo. Đối với Đảng Cộng sản Đông Dương (Đảng Lao động Việt Nam), vận động những người có tinh thần dân tộc trong lực lượng vũ trang giáo phái là một phần của chính sách đoàn kết toàn dân, chống ngoại xâm bảo vệ độc lập, thống nhất đất nước. Ngược lại, thực dân Pháp tìm cách mua chuộc, lôi kéo bộ phận chỉ huy lực lượng vũ trang giáo phái bên trên, nhằm phá vỡ khối đoàn kết dân tộc, thực hiện âm mưu “dùng người Việt đánh người Việt”. Từ chính sách của cả hai bên, trong quá trình hoạt động lực lượng vũ trang giáo phái có sự phân hóa rõ rệt: Một bộ phận hợp tác với Pháp, được trang bị vũ khí, phương tiện chiến tranh, cung cấp tài chính, phát triển lực lượng để chống lại kháng chiến; một bộ phận có tinh thần yêu nước đồng hành với kháng chiến, tham gia chống Pháp cho đến ngày thắng lợi; lại có một bộ phận nhỏ thuộc Cao Đài Tây Ninh, Phật giáo Hòa Hảo có thái độ lưng chừng, có lúc thì theo Pháp chống kháng chiến, có lúc theo kháng chiến chống Pháp, có lúc tuyên bố chống cả hai, nhưng dù thời điểm nào bộ phận này cũng gây rất nhiều khó khăn cho công cuộc kháng chiến của nhân dân một số địa phương ở Nam Bộ. Sau Hiệp định Genève (21-7-1954), theo các điều khoản được ký kết, lực lượng 2 vũ trang, cán bộ, đảng viên cách mạng tập kết ra miền Bắc. Phía kháng chiến không còn quân đội, không còn chính quyền ở Nam Bộ. Trong khi đó, Ngô Đình Diệm được Mỹ hậu thuẫn, nắm ghế thủ tướng trong chính phủ Quốc gia Việt Nam và từ chối hiệp thương Tổng Tuyển cử để thống nhất đất nước. Trong thời gian củng cố quyền lực và xây dựng một quân đội của riêng, Ngô Đình Diệm đã tiến hành mua chuộc hoặc loại bỏ lực lượng vũ trang giáo phái. Chính sách của Ngô Đình Diệm khiến một bộ phận lực lượng sáp nhập vào quân lực Việt Nam Cộng hòa hoặc bị tiêu diệt, tan rã; một bộ phận nhỏ chạy vào các căn cứ hợp tác với kháng chiến để hình thành các đơn vị vũ trang mang danh nghĩa giáo phái. Đến năm 1957, trên chiến trường Nam ... S. and France's Withdrawal from Vietnam, 1954-56”, https://nara-media-001.s3.amazonaws.com/arcmedia/research/pentagon-papers/Pentagon-Papers-Part- IV-A-3.pdf 155. United States. Dept. of Defense (1971), The Pentagon Papers, “Part IV. A. 4. Evolution of the War. U.S. Training of Vietnamese National Army, 1954-59”, https://nara-media-001.s3.amazonaws.com/arcmedia/research/pentagon-papers/Pentagon-Papers-Part- IV-A-4.pdf 207 156. United States. Dept. of Defense (1971), The Pentagon Papers, Part IV. A. 5. Evolution of the War. Origins of the Insurgency, https://nara-media- 001.s3.amazonaws.com/arcmedia/research/pentagon-papers/Pentagon-Papers-Part-IV-A-5.pdf 157. Ủy ban Hành chánh Nam Bộ (1947), Nghị định số 24/CT, Phông Lưu trữ Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam Bộ, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III. 158. Ủy ban Hành chánh Nam Bộ (1947), Nghị định số 72/CT, Phông Lưu trữ Ủy ban Kháng chiến Hành Chánh Nam Bộ, Trung tâm lưu trữ Quốc gia III. 159. Ủy ban nhân dân huyện Bình Đại (1987), Bình Đại địa chí, Lưu hành nội bộ. 160. Đặng Nghiêm Vạn (1995), Bước đầu tìm hiểu đạo Cao Đài, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 161. Viện Lịch sử Đảng (2002), Lịch sử Biên niên Xứ ủy Nam Bộ và Trung ương Cục miền Nam (1954 – 1975), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 162. Viện lịch sử quân sự Việt Nam (1991), Cuộc chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ ở Việt Nam, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 163. Trần Quang Vinh (1969), Lịch sử Đạo Cao Đài trong thời kỳ phục quốc (1941 – 1945), Tòa Thánh Tây Ninh. 164. Trần Quang Vinh (1973), Lịch sử đạo Cao Đài (Bổ túc), Tòa thánh Tây Ninh. 165. V.N.Kolotov (1999), Nam Việt Nam 1945 – 1955, Vai trò các giáo phái trong hệ thống an ninh tập thể, Tạp chí Xưa và Nay, số 68 (10-1999). 166. Werner, S. Jayne (1981), “Peasant Politics and Religious Sectarianism: Peasant and priest in the Cao Dai in Viet Nam”, Monograph Series No. 23 Yale University Southeast Asian Studies 167. Mã Xái (1974), Giáo phái miền Tây, Thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 168. Nguyễn Thanh Xuân (2007), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. 169. Nguyễn Thị Ánh Xuân (2007), LLVT giáo phái ở miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954 – 1960, Luận văn Thạc sĩ Lịch sử, Trường Đại học KHXH và NV TP.Hồ Chí Minh. 170. Xứ ủy Nam Bộ (1947), Báo cáo tình hình Nam Bộ, Phòng Khoa học Quân sự, Quân khu 9. 171. Xứ ủy Nam Bộ (1950), Vấn đề Cao Đài, Phòng Khoa học Quân sự, Quân khu 9. 208 172. Xứ ủy Nam Bộ (1950), Vấn đề Hòa Hảo dân xã, Phòng Khoa học Quân sự, Quân khu 9. 173. Xứ ủy Nam Bộ (1955), Báo cáo gửi Trung ương ngày 15-8-1955, Phòng Khoa học Quân sự, Quân khu 9. 174. Xứ ủy Nam Bộ, Báo cáo tình hình Nam Bộ năm 1955, Phòng Khoa học Quân sự, Quân khu 9. 175. Xứ ủy Nam Bộ (1959), Báo cáo tình hình phong trào Nam Bộ trong hội nghị Trung ương lần thứ 15 (1-1959), Phòng Khoa học Quân sự, Quân khu 9. 176. Nguyễn Như Ý (1998), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 209 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: Địa bàn kiểm soát của lực lượng vũ trang giáo phái ở Nam Bộ PHỤ LỤC 2: Phù hiệu của một số nhóm vũ trang giáo phái PHỤ LỤC 3: Sơ đồ khu vực kiểm soát và hình ảnh của LLVT Cao Đài PHỤ LỤC 4: Sơ đồ khu vực kiểm soát và hình ảnh của LLVT Hòa Hảo PHỤ LỤC 5: Sơ đồ khu vực kiểm soát và hình ảnh của LLVT Bình Xuyên PHỤ LỤC 6: Hình ảnh của Jean Leroy PHỤ LỤC 7: Một số văn bản liên quan đế LLVTGP PL 1: Địa bàn kiểm soát và hoạt động của LLVT Cao Đài, Hòa Hảo, Thiên Chúa giáo và Bình Xuyên ở Nam Bộ1 1 Nguồn: Bernard Fall (1955), The Political-Religious Sects of Vietnam, Pacific Affairs, 28, tr. 235 – 253. Các vùng căn cứ cách mạng (Việt Minh), vùng kiểm soát của LLVT Cao Đài, Hòa Hảo và Bình Xuyên 1 1 Nguồn: V.N.Kolotov (1999), Nam Việt Nam 1945 – 1955, Vai trò các giáo phái trong hệ thống an ninh tập thể, Tạp chí Xưa và Nay, số 68. PL2: Phù hiệu của một số nhóm vũ trang giáo phái1 1 Nguồn: Phù hiệu của LLVT Thiên Chúa giáo Phù hiệu của LLVT Cao Đài Phù hiệu của LLVT Bình Xuyên Phù hiệu của LLVT Trần Văn Soái Phù hiệu của LLVT Nguyễn Giác Ngộ PL3: Sơ đồ khu vực kiểm soát và hình ảnh của LLVT Cao Đài1 1 Nguồn: Department of the Army (1966), Minority groups in the Republic of Vietnam, Headquarter, Department of the Army. PHẠM CÔNG TẮC (1890 – 1959) TRẦN QUANG VINH (1897 – 1977) NGUYỄN VĂN THÀNH (1915 – 1972) NGUYỄN THÀNH PHƢƠNG (1912 – ?) 1. Hộ Pháp Phạm Công Tắc cùng với một đơn vị LLVT Cao Đài tại Tòa Thánh Tây Ninh 2. Một đơn vị của LLVT Cao Đài ở Tổng hành dinh Tây Ninh năm 1947 https://www.daotam.info/booksv/BuiVanTiep/quandoicaodai/quandoicaodai.html Một đơn vị của LLVT Cao Đài đang diễu binh năm 1947 https://www.daotam.info/booksv/BuiVanTiep/quandoicaodai/quandoicaodai.html 1. Một tháp canh của LLVT Cao Đài 2. Hộ Pháp Phạm Công Tắc và tướng De Latour (Tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở Nam Bộ), tại Tòa Thánh Tây Ninh (tháng 7-1948); Ảnh: Jack Bim https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/13160732143/in/album-72157624045564437/ Hộ pháp Phạm Công Tắc, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành và tướng De Latuor - duyệt binh trước Toà Thánh Cao Đài (7-1948); Ảnh Jack Birns https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/17577936293/in/photostream/ Lễ thượng cờ của LLVT Cao Đài Một đơn vị của LLVT Cao Đài diễu binh năm 1950 Ảnh: Harrison Forman https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/albums/72157640900572903 1. Tướng Navarre và Hộ Pháp Cao Đài Phạm Công Tắc tại Hà Nội (1954) 2. Tướng Lê Văn Tỵ (Tham mưu trưởng Quân đội Quốc gia Việt Nam) và tướng Nguyễn Văn Thành (Tư lệnh LLVT Cao Đài) tại Sài Gòn ngày 4-4-1955. 3. Tướng Nguyễn Thành Phương đọc diễn văn qui thuận Ngô Đình Diệm 7-5-1955 https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/albums/72157640900572903 1. Tướng Trình Minh Thế (1922-1955), Tư lệnh Cao Đài Liên Minh 2. Nhị Lang (áo trắng, cầm súng), Cố vấn của Trình Minh Thế bắt tướng Nguyễn Văn Vỹ (dinh Gia Long 30/4/1955) https://www.flickr.com/photos/97930879@N02/10491724584/in/album- 72157636966046124/ LLVT Cao Đài Liên Minh diễu binh trước Tòa đô Chánh Sài Gòn (1955) Nguồn: Trưng bày Từ dinh Norodom tới dinh Độc Lập 1868-1966 (Hội trường Thống nhất) Thủ tướng Ngô Đình Diệm gắn quân hàm Trung tướng cho Trình Minh Thế (3-1955) https://www.flickr.com/photos/97930879@N02/10491724584/in/album- 72157636966046124/ Thủ tướng Ngô Đình Diệm cùng với binh sĩ sau chiến thắng Bình Xuyên (3-1955) Nguồn: Trưng bày Từ dinh Norodom tới dinh Độc Lập 1868-1966 (Hội trường Thống nhất) Đám tang của Trình Minh Thế tại Sài Gòn (5-1955) https://www.flickr.com/photos/97930879@N02/10491724584/in/album- 72157636966046124/ PL4: Sơ đồ khu vực kiểm soát và hình ảnh của LLVT Hòa Hảo1 1 Nguồn: Department of the Army (1966), Minority groups in the Republic of Vietnam, Headquarter, Department of the Army TRẦN VĂN SOÁI Năm Lửa (1889-1961) LÂM THÀNH NGUYÊN Hai Ngoán (1904 – 1977) NGUYỄN GIÁC NGỘ Nguyễn Văn Ngƣợt (1897-1967) LÊ QUANG VINH Ba Cụt (1923-1956) Nữ binh sĩ trong lực lượng của Trần Văn Soái (tháng 7-1948) Ảnh: Jack Birns https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/4659376962 Cuộc diễu hành của đơn vị nữ binh sĩ trong lực lượng của Trần Văn Soái Tướng Trần Văn Soái, đại úy Jacques Charvet đứng trước một đơn vị biệt kích Hòa Hảo (1947 – 1948) https://www.chemin-de-memoire-parachutistes.org/t7238-qui-se-souvient- des-4-cdos-hoa-hao-du-capitaine-charvet-1947-1948 Tướng Trần Văn Soái, đại úy Jacques Charvet (1947 – 1948) https://www.chemin-de-memoire-parachutistes.org/t7238-qui-se- souvient-des-4-cdos-hoa-hao-du-capitaine-charvet-1947-1948 Lê Quang Vinh trong lần qui thuận Pháp (8-1950) Nguồn: TTLTQGII, Hồ sơ: D5 - 493 Trung tướng Chanson (Tư lệnh Pháp ở Nam Bộ, Lê Tấn Nẫm (Thủ hiến Nam Việt) tại lễ qui thuận của Lê Quang Vinh (8-1950) Nguồn: TTLTQGII, Hồ sơ: D5 - 493 Lê Tấn Nẫm (Thủ hiến Nam Việt), Trần Văn Soái tại lễ qui thuận của Lê Quang Vinh (8-1950) Nguồn: TTLTQGII, Hồ sơ: D5 - 493 1. Tướng Nguyễn Văn Hinh gắn quân hàm đại tá cho Lê Quang Vinh 2. Tướng Dương Văn Minh đang thẩm vấn Lê Quang Vinh (Long Xuyên 1-4-1956) https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/29248183275/in/album- 72157672903523016/ PL 5: Sơ đồ khu vực kiểm soát và hình ảnh của LLVT Bình Xuyên1 1 Nguồn: Department of the Army (1966), Minority groups in the Republic of Vietnam, Headquarter, Department of the Army. Một chốt gác trong khu vực do Lực lượng vũ trang Bình Xuyên kiểm soát Lê Văn Viễn đọc văn bản quy thuận thực dân Pháp tại Sài Gòn (7-1948) https://www.flickr.com/photos/97930879@N02/albums/72157636668508365/page2 Sòng bài Đại Thế Giới (Casino Grande Monde) đường Trần Hưng Đạo B hiện nay. https://www.flickr.com/photos/13476480@N07/8379124780 Lê Văn Viễn và thuộc cấp bên cầu chữ Y (gần Tổng Hành dinh Bình Xuyên ly khai) https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3y_Vi%E1%BB%85n Đại biểu các giáo phái trước Tổng hành dinh Bình Xuyên: Hàng đầu từ trái qua: Lê Văn Chẩn, Lại Hữu Tài, Nguyễn Văn Thành, Lê Văn Viễn, Trần Quang Nghiêm, Hoàng Nam Hùng, Trần Văn Văn. tieng.html Ảnh 1: Nhà báo người Pháp Jacques Chancel trong một lần phỏng vấn Lê Văn Viễn tại Tổng hành dinh năm 1953. Ảnh 2: Lê Văn Viễn trò chuyện với tướng Nguyễn Văn Hinh trong một cuộc gặp. https://vi.wikipedia.org/wiki/B%E1%BA%A3y_Vi%E1%BB%85n Thủ tướng Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Văn Hinh, và Lê Văn Viễn tại Dinh Độc Lập năm 1954. https://www.flickr.com/photos/97930879@N02/albums/721576366 68508365/page2 Giao tranh giữa quân đội Việt Nam Cộng hòa với lực lượng Công an Xung phong Bình Xuyên tại Sài Gòn (3-1955) https://www.flickr.com/photos/97930879@N02/albums/72157634349216 976/with/10602273325 PL 6: HÌNH ẢNH CỦA JEAN LEROY (LLVT THIÊN CHÚA GIÁO) J.Leroy (Chỉ huy lực lượng vũ trang UMDC) trong một lần đi thị sát Cáo phó về cái chết của Jean Leroy trên tờ Bulletin de L’A.N.A.I (L’ Association Nationale des Anchiens et Amis de I’Indochine et du Souvenir Indochinois), 1er trimestre 2005 - Numéro 1. PL7: Một số văn bản liên quan đến LLVTGP (từ TTLTQG II và thƣ viện của CIA) MỘT SỐ BÁO CÁO CỦA CƠ QUAN TÌNH BÁO TRUNG ƢƠNG (CIA) VỀ LLVT GIÁO PHÁI -------- Báo cáo của CIA về lực lƣợng vũ trang UMDC (ngày 24-3-1951)1 *** 1 https://www.cia.gov/library/readingroom/document/cia-rdp82-00457r007100560009-7 Báo cáo của CIA về cuộc gặp giữa Huỳnh Văn Trí và Lê Văn Viễn (ngày 18- 9- 1951) 1 1 https://www.cia.gov/library/readingroom/docs/CIA-RDP82-00457R008700020002-9.pdf Báo cáo của CIA về tình hình miền Nam Việt Nam và lực lƣợng vũ trang giáo phái (ngày 24-9-1954) 1 *** 1 https://www.cia.gov/library/readingroom/docs/CIA-RDP80R01443R000300060005-9.pdf Báo cáo của CIA về LLVT Hòa Hảo (ngày 6-4-1955)1 *** 1 https://www.cia.gov/library/readingroom/document/cia-rdp80r01443r000300300020-5 Báo cáo của CIA về LLVT Bình Xuyên (ngày 23-8-1955)1 *** 1 https://www.cia.gov/library/readingroom/docs/CIA-RDP83-00418R000400160007-9.pdf
File đính kèm:
- luan_an_luc_luong_vu_trang_giao_phai_o_nam_bo_1945_1957.pdf
- Tóm tắt Luận án_Tiếng Anh ncs Phạm Văn Phương.pdf
- Tóm tắt Luận án_Tiếng Việt ncs Phạm Văn Phương.pdf
- Trang thông tin những đóng góp mới của Luận án_Tiếng Anh ncs Phạm Văn Phương.pdf
- Trang thông tin những đóng góp mới của Luận án_Tiếng Việt ncs Phạm Văn Phương.pdf