Luận án Mô hình hoạt động của giáo viên trong dạy đọc hiểu văn bản ở trung học phổ thông

– Yêu cầu đổi mới dạy học trong nhà trường phổ thông những năm gần đây đòi

hỏi phải chuyển từ việc truyền thụ, nhồi nhét nội dung sang hình thành và phát triển

năng lực (NL) cho người học. Với việc dạy đọc hiểu (ĐH) trong môn Ngữ văn, người

GV cần biết chuyển từ cách dạy học giảng văn sang dạy ĐH các loại văn bản (VB).

Trước 2 yêu cầu quan trọng này; GV vốn đã có những thói quen trong dạy học Ngữ

văn theo cách cũ cần chuyển sang cách dạy học mới: dạy cách thức, hình thành

phương pháp đọc, viết và nói – nghe cho HS. Dạy cách thức và phương pháp đòi hỏi

các hoạt động (HĐ) của người GV trong giờ Ngữ văn cũng phải thay đổi; không thể

theo các HĐ như trong giờ giảng văn truyền thống. Chương trình (CT) Ngữ văn 2006

đã nêu lên định hướng dạy học đọc hiểu theo thể loại và kiểu VB. CT Ngữ văn 2018

tiếp tục khẳng định yêu cầu và định hướng đó. Do đó các hoạt động dạy học (HĐDH)

của GV cần tuân thủ theo yêu cầu của CT.

– Phát triển CT giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận NL là nền tảng cho việc

đảm bảo chất lượng đào tạo, hội nhập với thế giới. Việc chuyển từ dạy học theo định

hướng nội dung sang dạy học theo yêu cầu phát triển NL người học là một thách thức

lớn đối với GV của tất cả các bộ môn, nhất là môn Ngữ văn. Yêu cầu đổi mới CT giáo

dục theo định hướng phát triển NL đòi hỏi GV phải thay đổi cách dạy theo hướng tổ

chức các HĐ, thông qua các HĐ và bằng các HĐ. Trong hàng loạt các HĐ của GV ở

giờ ĐHVB đâu là những HĐ cốt lõi cần tuân thủ trong dạy học theo định hướng mới?

Đâu là những HĐ “mềm” có thể và cần vận dụng linh hoạt? HĐ dạy học của người

thầy vì vậy cần phải thay đổi theo hướng nào?.Các vấn đề lí luận và phương pháp dạy

học mới vừa nêu chưa được chú ý; chưa có công trình chuyên sâu phân tích một cách

cụ thể. Rất ít tài liệu, giáo trình bàn về việc phân loại các HĐ sư phạm trong dạy học

ĐHVB nói riêng; mục đích và vai trò của các HĐ sư phạm khác nhau và mối quan hệ

của các HĐ ấy trong dạy học ĐHVB cũng chưa được trình bày một cách tường

minh Và vì thế cần có những công trình nghiên cứu đề xuất các HĐ cụ thể trong dạy

học ĐHVB nhằm phát triển NLĐH của HS.

pdf 251 trang kiennguyen 8660
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Mô hình hoạt động của giáo viên trong dạy đọc hiểu văn bản ở trung học phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Mô hình hoạt động của giáo viên trong dạy đọc hiểu văn bản ở trung học phổ thông

Luận án Mô hình hoạt động của giáo viên trong dạy đọc hiểu văn bản ở trung học phổ thông
1 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM 
NGUYỄN THỊ THU HIỀN 
MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
TRONG DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC 
 HÀ NỘI – 2021 
2 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
VIỆN KHOA HỌC GIÁO DỤC VIỆT NAM 
NGUYỄN THỊ THU HIỀN 
MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN 
TRONG DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN 
Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn 
Mã số: 9 14 01 11 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC 
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 
1. PGS.TS. NGUYỄN THÀNH THI 
2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ HẠNH 
HÀ NỘI – 2021 
i 
LỜI CAM ĐOAN 
 Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được hoàn thành với sự 
hướng dẫn và cố vấn của các nhà khoa học. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận 
án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. 
 Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2021 
 Tác giả luận án 
 Nguyễn Thị Thu Hiền 
ii 
LỜI CẢM ƠN 
 Trong quá trình thực hiện luận án tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các 
tập thể và cá nhân. Luận án của tôi được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của 
PGS.TS Nguyễn Thành Thi, PGS.TS Nguyễn Thị Hạnh và đặc biệt là sự cố vấn của 
các nhà khoa học: PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, PGS.TS Phan Huy Dũng, PGS.TS 
Nguyễn Văn Kha. Tôi xin bày tỏ tình cảm quý trọng và tri ân sâu sắc đến các cán bộ 
hướng dẫn, các nhà khoa học đã nhiệt tình chỉ dẫn, định hướng, chia sẻ các tài liệu, các 
ý kiến hết sức quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện luận án. 
 Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, Phòng 
Quản lí khoa học, Đào tạo và Hợp tác quốc tế; Ban lãnh đạo Bộ giáo dục và Đào tạo, 
Vụ Giáo dục Đại học, Vụ Pháp chế; các nhà khoa học, các chuyên gia đã giúp đỡ, tạo 
điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu trong tình hình 
khó khăn do đại dịch Covid-19. 
Tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các giáo viên đã tích cực hỗ 
trợ và hợp tác cùng tôi trong suốt quá trình khảo sát và thực nghiệm đề tài luận án. 
 Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô và anh chị em đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, chia sẻ 
công việc cũng như động viên tinh thần trong suốt quá trình viết luận án. 
 Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình cùng anh chị 
em bạn bè thân thiết đã tận tâm tận lực hỗ trợ ở mọi phương diện, cho tôi động lực 
mạnh mẽ để vững tin hoàn thành luận án. 
Với tôi, luận án Tiến sĩ được hoàn thành chính là một niềm hạnh phúc lớn lao, 
tôi xin thành thật cảm ơn! 
 Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2021 
 Tác giả luận án 
 Nguyễn Thị Thu Hiền 
iii 
MỤC LỤC 
LỜI CAM ĐOAN I 
LỜI CẢM ƠN II 
MỤC LỤC III 
DANH MỤC BẢNG VII 
DANH MỤC HÌNH VIII 
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT IX 
MỞ ĐẦU 1 
1. Lý do chọn đề tài 1 
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3 
3. Mục đích nghiên cứu 32 
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 32 
5. Nhiệm vụ nghiên cứu 33 
6. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 33 
7. Giả thuyết khoa học 34 
8. Dự kiến đóng góp của luận án 34 
9. Bố cục của luận án 35 
CHƯƠNG 1 36 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH HOẠT 
ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN TRONG DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Ở TRUNG HỌC 
PHỔ THÔNG 36 
1.1. Yêu cầu đổi mới dạy học Ngữ văn đáp ứng mục tiêu phát triển năng lực 36 
1.1.1. Xu thế đổi mới hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực ........ 36 
1.1.2. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực đọc hiểu cho học sinh ............. 39 
1.1.3. Yêu cầu về dạy học đọc hiểu của chương trình môn học Ngữ văn cấp THPT
 ................................................................................................................................... 42 
1.2. Bản chất của đọc hiểu văn bản và mục tiêu của hoạt động dạy học đọc hiểu theo 
định hướng phát triển năng lực 45 
1.2.1. Khái niệm “văn bản” và “đọc hiểu văn bản” ................................................... 45 
1.2.1.1. Về khái niệm “văn bản” ........................................................................... 45 
1.2.1.2. Thế nào là “đọc hiểu văn bản”? ................................................................ 49 
iv 
1.2.2. Cơ sở của hoạt động dạy học đọc hiểu theo hướng phát triển năng lực .......... 52 
1.2.2.1. Khái niệm “hoạt động dạy học” ............................................................... 52 
1.2.2.2. Năng lực đọc hiểu và cấu trúc năng lực đọc hiểu..................................... 55 
1.3. Thực trạng hoạt động dạy học đọc hiểu văn bản và yêu cầu về năng lực dạy học 
đọc hiểu của GV Ngữ văn ở trường trung học phổ thông 63 
1.3.1. Thực trạng dạy học đọc hiểu văn bản của GV trong nhà trường trung học phổ 
thông hiện nay ........................................................................................................... 63 
1.3.1.1. CT và SGK với việc rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản văn học .......... 63 
1.3.1.2. Khảo sát thực trạng dạy và học đọc hiểu văn bản ở THPT ...................... 67 
1.3.2. Chuẩn nghề nghiệp và yêu cầu về năng lực dạy học của giáo viên Ngữ văn . 71 
1.3.2.1. Quan điểm chuẩn hóa nghề nghiệp và khung năng lực của GV .............. 71 
1.3.2.2. Những năng lực cơ bản của GV trong dạy học đọc hiểu văn bản ............ 71 
1.4. Quan niệm về mô hình HĐ và yêu cầu xây dựng mô hình HĐ của GV trong dạy 
ĐHVB theo định hướng rèn luyện NL cho HS trung học phổ thông 74 
1.4.1. Cách hiểu khái niệm “hoạt động” và “mô hình hoạt động” ............................ 74 
1.4.2. Yêu cầu của việc xây dựng mô hình hoạt động của GV trong dạy học ĐHVB 
theo định hướng rèn luyện năng lực cho HS trung học phổ thông ............................ 74 
1.5. Vấn đề dạy đọc hiểu theo thể loại và kiểu văn bản 75 
1.5.1. Dạy đọc hiểu văn bản thơ (trữ tình) ................................................................ 77 
1.5.2. Dạy đọc hiểu văn bản truyện ........................................................................... 79 
1.5.3. Dạy đọc hiểu văn bản kịch .............................................................................. 82 
1.5.4. Dạy đọc hiểu văn bản kí .................................................................................. 85 
1.5.5. Dạy đọc hiểu văn bản nghị luận ...................................................................... 87 
Tiểu kết chương 1 91 
CHƯƠNG 2 94 
MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA GV TRONG DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN Ở THPT 
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC 94 
2.1. Khái quát quá trình tổ chức hoạt động của GV trong dạy học đọc hiểu văn bản ở 
THPT theo định hướng phát triển NL 94 
2.2. Các hoạt động cụ thể của GV trong dạy đọc hiểu văn bản 97 
2.2.1. Chuẩn bị bài dạy đọc hiểu (CBDĐ) ................................................................ 97 
2.2.1.1. Xác định yêu cầu cần đạt của bài dạy đọc hiểu ........................................ 97 
2.2.1.2. Nghiên cứu VB được chọn trong bài dạy đọc hiểu .................................. 98 
2.2.1.3. GV thiết kế HĐ dạy học cho giáo án (còn gọi là Kế hoạch bài học) ....... 99 
2.2.1.4. Hướng dẫn HS tự đọc VB, chuẩn bị bài ở nhà ....................................... 100 
2.2.2. Tổ chức hoạt động cho HS đọc hiểu trên lớp (ĐHTL) .................................. 104 
v 
2.2.2.1. HĐ 1. Khởi động .................................................................................... 106 
2.2.2.2. HĐ 2. Đọc lướt, tìm hiểu chung về văn bản ........................................... 106 
2.2.2.3. HĐ3. Hướng dẫn HS đọc kĩ, tìm hiểu ý nghĩa, giá trị của VB .............. 108 
2.2.2.4. HĐ4. Tổng kết và hướng dẫn HS cách đọc hiểu thể loại VB đã học ..... 116 
2.2.3. HĐ hướng dẫn thực hành, vận dụng (THVD) ............................................... 121 
2.2.3.1. GV hướng dẫn HS thực hành đọc hiểu văn bản ..................................... 121 
2.2.3.2. GV hướng dẫn HS vận dụng kết quả đọc ............................................... 123 
2.2.4. Hoạt động kiểm tra – đánh giá (KTĐG) ........................................................ 127 
2.2.4.1. Xác định mục đích KTĐG năng lực đọc hiểu VB của HS THPT .......... 128 
2.2.4.2. Xác định các tiêu chí đánh giá và chuẩn đánh giá NL ĐHVB ............... 128 
2.2.4.3. Thiết kế những công cụ đánh giá ........................................................... 129 
2.2.4.4. Tổ chức đánh giá để thu thập kết quả ..................................................... 134 
2.2.4.5. Thu thập kết quả ..................................................................................... 134 
Tiểu kết chương 2 136 
THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 138 
3.1. Mục đích và yêu cầu của hoạt động thực nghiệm sư phạm 138 
3.1.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................. 138 
3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm ................................................................................... 138 
3.2. Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm và quy trình thực nghiệm 138 
3.2.1. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm .............................................................. 138 
3.2.1.1. Tiêu chuẩn chọn địa bàn thực nghiệm ................................................. 138 
3.2.1.2. Lựa chọn GV thực nghiệm .................................................................. 138 
3.2.1.3. Chọn lớp và HS thực nghiệm .............................................................. 139 
3.2.2. Thời gian thực nghiệm ................................................................................ 139 
3.2.3. Tổ chức thực nghiệm ................................................................................... 139 
3.2.4. Quy trình thực nghiệm ................................................................................. 140 
3.3. Thiết kế giáo án thực nghiệm 141 
3.3.1. Thuyết minh về mô hình hoạt động của GV trong dạy học đọc hiểu văn bản 
Vội vàng .................................................................................................................. 141 
3.3.2. Giáo án thực nghiệm bài dạy đọc hiểu văn bản Vội vàng ........................... 160 
3.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm 177 
3.4.1. Tiêu chuẩn đánh giá ..................................................................................... 177 
3.4.2. Đề kiểm tra và giải thích sơ bộ về đề kiểm tra ............................................ 177 
3.4.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm qua quan sát giờ dạy của GV ..................... 179 
3.4.4. Đánh giá kết quả thực nghiệm từ phía HS .................................................. 180 
3.4.4.1. Đánh giá qua quan sát giờ học ĐHVB trên lớp, bài kiểm tra ............. 180 
vi 
3.4.4.2. Một số nhận xét từ kết quả thăm dò bằng bảng hỏi đối với HS THPT 
liên quan đến HĐ dạy học ĐHVB ....................................................................... 181 
Tiểu kết chương 3 184 
KẾT LUẬN 187 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LUẬN 
ÁN 191 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 193 
PHỤ LỤC 
MÔ HÌNH DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG TIN .............................................. 
vii 
DANH MỤC BẢNG 
Bảng 1.1: CT mức độ cần đạt về ĐH ... ì? 
3. Theo em, Chí Phèo tha hoá, trở thành con 
quỷ dữ của làng Vũ Đại là do đâu? 
4. Thông qua nhân vật Chí Phèo, em rút ra 
được bài học gì cho bản thân? 
– GV yêu cầu HS trao đổi về nghệ thuật miêu tả nhân 
vật của nhà văn Nam Cao bằng câu hỏi: 
Chỉ ra những nét đặc sắc về nghệ thuật của đoạn văn 
miêu tả nhân vật Chí Phèo. 
3.2.2 Chí Phèo gặp Thị Nở 
– GV yêu cầu HS trao đổi cặp đôi bằng phiếu học tập 
số 3: 
Phiếu học tập số 3 
nhận diện đặc điểm 
thể loại của truyện 
ngắn Chí Phèo 
* Kết quả cần đạt 
+ Kỹ năng phân tích, 
đánh giá nhân vật 
cho mối liên hệ với 
cảm hứng chủ đạo 
của tác phẩm tư sự 
+ Kỹ năng suy luận 
+ Kỹ năng đánh giá 
nhân vật 
+ Kỹ năng phát hiện 
chi tiết đặc sắc của 
VB 
+ Kỹ năng kết nối 
các yếu tố nội dung 
và hình thức của VB 
để khái quát ý nghĩa 
nhân sinh qua hình 
tượng nhân vật được 
xây dựng trong tác 
phẩm 
Con quỷ 
dữ làng 
Vũ Đại 
234 
Sau khi gặp thị Nở, Chí Phèo đã có những thay đổi về: 
- Sinh lí.. 
- Nhận thức. 
- Ý thức 
- Suy nghĩ 
- Khi nhận bát cháo hành 
3.2.3 Chí Phèo bị cự tuyệt 
+ GV hướng dẫn HS tìm hiểu những nét khái quát nhất 
về kiểu nhân vật “Chí Phèo”; hình ảnh nào xuất hiện 
nhiều lần và xuyên suốt tác phẩm và những chi tiết 
nghệ thuật làm nổi bật hình tượng nhân vật Chí Phèo 
+ Hướng dẫn HS phát hiện những thành công về nghệ 
thuật của tác phẩm 
- HS thảo luận, trình bày ý kiến lấy minh chứng từ thực 
tế những đại diện của tính cách “Chí Phèo”. 
HĐ 4. (10’) GV 
hướng dẫn HS tự 
rút ra phương 
pháp đọc hiểu thể 
loại VB đã học, ôn 
tập kiến thức về 
VB đã học 
- GV hướng dẫn HS đánh giá khái quát qua các câu hỏi 
gợi mở: 
+ Thông qua nhân vật Chí Phèo, nhà văn muốn gửi 
gắm điều gì? 
+ Khái quát những giá trị nội dung của tác phẩm? 
+ Những đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm? 
1. Nếu được viết một kết thúc khác, em sẽ kết thúc tác 
phẩm như thế nào? Tại sao? 
2. Viết tiếp kết thúc mở của tác phẩm 
* Kết quả cần đạt 
+ Trước khi đọc BV 
truyện 
+ Trong khi đọc VB 
truyện 
+ Sau khi đọc VB 
truyện 
- Các nhóm được 
phân công nhắc lại 
những đặc điểm của 
thể loại VB tự sự 
bằng việc dẫn chứng 
từ VB đã học (VB 
235 
được cấu thành từ 
cốt truyện, nhân vật, 
người kể truyện, chi 
tiết,) 
- Học sinh biết phân 
tích, đánh giá, kết 
nối từ các yếu tố cấu 
thành VB tự sự để 
“giải mã” VB 
- Dựa trên kinh 
nghiệm đọc VB Chí 
Phèo, học sinh biết 
cách đọc các VB 
cùng loại 
Hướng dẫn cách 
đọc hiểu văn bản 
truyện 
a. GV hướng dẫn 
HS những lưu ý 
khi đọc hiểu văn 
bản truyện: 
– GV yêu cầu HS: 
+ Nhận diện đặc 
điểm thể loại của 
truyện ngắn Chí 
Phèo để biết cách 
tiếp nhận hù hợp 
những VB cùng 
loại 
+ Chỉ ra những kĩ 
năng mà HS đã vận 
dụng để tiếp nhận 
VB đã học 
*Kết quả dự kiến: 
+ Khi đọc hiểu một văn bản truyện, ta cần chú ý điều 
gì? 
Thực hành đọc hiểu văn bản – 1 tiết 
- GV hướng dẫn HS thực hành đọc hiểu văn bản “Đời 
thừa” của Nam Cao bằng một số hoạt động và câu hỏi. 
236 
. 
- Khi đọc hiểu 1 
văn bản truyện, ta 
cần nắm được cốt 
truyện, phân tích 
nhân vật chính, xác 
định và chỉ ra được 
tác dụng của ngôi 
kể 
b. Lưu ý cách đọc 
hiểu văn bản Đời 
thừa 
- Biết vận dụng 
kiến thức và cách 
đọc đã có ở giờ đọc 
hiểu văn bản chính 
vào tự đọc các văn 
bản tương tự. 
237 
PHỤ LỤC V 
 MÔ HÌNH DẠY ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THÔNG TIN 
(Đặc trưng thể loại VB thông tin cần chú ý vận dụng vào các HĐ dạy học ĐHVB của 
GV) 
Đặc điểm VB thông tin là phản ánh người thật, việc thật. Người đọc lĩnh hội 
thông điệp từ VB thông tin được thể hiện qua chi tiết, số liệu, hình ảnh, về con 
người, sự việc có thật. Trong xã hội hiện đại, do nhu cầu thông tin đối với con người là 
nhu cầu thường nhật, cập nhật, vì vậy NLĐHVB thông tin giúp người đọc xử lý thông 
tin để đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin từ các “kênh” thông tin đa dạng và phong 
phú hiện nay. 
Lại nữa, HS ở lứa tuổi THPT, các em đang ở ngưỡng cửa vào đời cần phải có 
sự hiểu biết về bản thân và thế giới xung quanh. Để đáp ứng đòi hỏi này, bên cạnh sự 
tích hợp kiến thức từ các môn học, trong cuộc sống hàng ngày, việc đọc VB thông tin 
giúp các em cập nhật thông tin gắn với nhu cầu sinh hoạt đa dạng, trong hoàn cảnh 
kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển. 
Do nhu cầu thông tin và đòi hỏi về NL ĐHVB thông tin của con người trong xã 
hội hiện nay, nhất là nhu cầu tiếp nhận thông tin của HS ở lứa tuổi THPT ngày nay, 
trong nhà trường ở cấp THPT, việc rèn luyện kĩ năng ĐHVB thông tin là rất cần thiết. 
Trong HĐ dạy ĐHVB thông tin, ở các bước HĐ, GV cần lưu ý một số điểm chủ 
yếu sau đây trong nội dung HĐ để rèn luyện NLĐHVB thông tin cho HS ở cấp THPT: 
1. HĐ chuẩn bị bài dạy đọc hiểu VB thông tin 
GV cần chú ý mức độ đọc hiểu ở từng lớp của cấp học theo CT NV2018 về yêu 
cầu cần đạt trong đọc hiểu VB thông tin đối với HS THPT để soạn nội dung câu hỏi 
và bài tập phù hợp khi giao nhiệm vụ cho HS. 
2. HĐ ĐHVB thông tin trên lớp 
 – HĐ hướng dẫn HS đọc kĩ, tìm hiểu ý nghĩa, giá trị của các chi tiết, yếu tố của 
VB 
+ Hướng dẫn HS chú ý các yếu tố thuộc hình thức VB như bố cục, chi tiết, dữ 
liệu, ngôn ngữ, 
238 
Như đã nói, chức năng của VB thông tin là cung cấp thông tin về người thật, 
việc thật hướng tới mục đích làm thỏa mãn nhu cầu tiếp nhận thông tin của người đọc. 
Vì vậy, việc tổ chức VB về mặt hình thức để chuyển tải được nội dung, người viết VB 
thông tin rất chú trọng. Hiểu như thế để thấy rằng việc khai thác VB thông tin cần chú 
ý các yếu tố thuộc hình thức VB như bố cục, chi tiết, dữ liệu, ngôn ngữ, để thấy 
được cách chọn lọc, sắp xếp tạo nên một VB thông tin hoàn chỉnh. Việc tìm phương 
thức thể hiện VB diễn ra cùng với việc phát hiện các yếu tố về ngữ liệu (từ, cụm từ, 
câu, đoạn,), về lập luận, giọng điệu, sẽ giúp việc đi sâu khám phá nội dung VB có 
cơ sở khoa học. 
+ Hướng dẫn HS sử dụng chiến thuật đọc để hiểu ý đồ của tác giả 
Dựa trên sự nắm bắt phương thức thể hiện VB thông tin, GV kết hợp hướng dẫn 
HS khám phá ý nghĩa, giá trị của các chi tiết, yếu tố của VB. Bước đi này để giúp HS 
đi đúng hướng và đạt hiệu quả, GV tiến hành HĐ như sau: 
  GV hướng dẫn HS truy xuất, lựa chọn những thông tin phù hợp từ nguồn 
ngữ liệu VB 
Đứng trước nguồn thông tin phong phú: về tác giả, hoàn cảnh viết VB; bố cục, 
chi tiết, dữ liệu, số liệu, ngôn ngữ, lập luận, của VB thông tin, nhất là các VB thông 
tin về vấn đề xã hội, nhân sinh liên quan môi sinh, an sinh trong xã hội hiện đại,v.v. 
HS sẽ bị rối, hay còn gọi là “nhiễu” thông tin. Để giúp HS khi tự mình khám phá VB 
thông tin một cách độc lập, GV cần hướng dẫn HS sử dụng chiến thuật đọc để hiểu ý 
đồ của tác giả. Cách truy xuất thông tin từ loại VB này, người đọc thường sử dụng là 
đặt câu hỏi: Tại sao tác giả lại dùng chi tiết, số liệu, dữ liệu, từ ngữ, hình ảnh, tổ chức 
câu văn, lập luận, như vậy? Chú ý những “tín hiệu” về hình thức của VB thông tin 
sẽ giúp người đọc tìm ra phương thức thể hiện của VB. Tức là tìm ra sự phù hợp về 
mặt lôgíc từ chi tiết, dữ liệu, số liệu, ngôn ngữ và phương tiện phi ngôn ngữ, để cho 
người đọc cảm nhận cái thông điệp cần truyền đạt “nổi” lên bề mặt của VB. 
 Hướng dẫn HS kết nối để biết cách khai thác nội dung VB thông tin 
Từ nguồn thông tin đã truy xuất, GV giúp HS nhận ra ý nghĩa, giá trị của các 
chi tiết, yếu tố của VB. Thao tác tiếp theo là kết nối các chi tiết, dữ liệu, ngôn ngữ và 
phương tiện phi ngôn ngữ, để “giải mã” thông điệp của VB. Một điểm cần lưu ý khi 
239 
dạy VB thông tin cần thiết phải liên hệ với hoàn cảnh ra đời của VB để thấy ý nghĩa 
thời sự, ý nghĩa xã hội, lịch sử, văn hóa của VB với đời sống. 
  GV cần chủ động tạo sự tương tác giữa GV với HS, giữa cá nhân HS hoặc 
nhóm HS với nhau như: GV tạo tình huống cho HS thảo luận, tranh luận bằng cách 
yêu cầu HS tự đặt câu hỏi trong quá trình tiếp nhận VB thông tin. 
 – Đánh giá VB thông tin được chọn đọc hiểu (cả thành công và hạn chế) về nội 
dung và hình thức của VB. Liên hệ với thực tế đời sống để có hiểu biết mang tính thời 
sự về xã hội, về nhân sinh từ kết quả ĐHVB thông tin; bày tỏ thái độ sống, chủ kiến 
của bản thân HS trước vấn đề tác giả đặt ra cho người đọc trong VB thông tin. 
– Hướng dẫn HS ôn tập, rút ra phương pháp đọc hiểu VB thông tin. 
 3. HĐ hướng dẫn HS thực hành, vận dụng 
– Để rèn luyện kĩ năng trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân HS, GV yêu 
cầu HS viết bài phát biểu cảm tưởng của mình liên quan đến chủ đề của VB thông tin 
vừa học. Hoặc GV giao đề tài về một vấn đề liên quan đến kiến thức văn học, một vấn 
đề về xã hội, nhân sinh mà cộng đồng đang quan tâm, phù hợp với trình độ, tâm lý HS 
THPT để HS viết thành bài. 
– Hướng dẫn đọc VB có liên quan, GV lưu ý HS ở mấy điểm sau: 
+ Chú ý nhan đề, chủ đề của bài ĐH để giúp HS trong khi phân tích VB không 
bị chệch hướng. 
+ Chú ý phạm vi ngữ cảnh của VB. 
+ VB được chọn để đọc hiểu và các câu hỏi giúp HS tiếp tục rèn luyện NL tiếp 
nhận VB thông tin kết hợp rèn luyện NL tiếp nhận các kiểu/ loại VB khác (chẳng hạn, 
VB văn học) từ sự tiếp xúc với VB đa phương thức. Ví dụ, GV có thể chọn phóng sự 
về nhà lưu niệm một nhà thơ, nhà văn (chẳng hạn Nhà lưu niệm nhà thơ Nguyễn Du 
tại Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh); hoặc một phóng sự về môi trường, để cho HS phân 
tích và đánh giá sự phù hợp giữa mục đích viết, nội dung và hình thức của VB đa 
phương thức (những phương tiện, thủ pháp nghệ thuật được sử dụng như ngôn ngữ 
văn học; sự kết hợp giữa âm thanh, chữ viết, hình ảnh, số liệu, biểu đồ ). 
– Hướng dẫn HS trình bày bài thuyết trình hoặc thảo luận về một vấn đề xã hội 
có sử dụng kết hợp ngôn ngữ với các phương tiện phi ngôn ngữ; giới thiệu, đánh giá 
240 
nội dung, nghệ thuật tác phẩm văn học; báo cáo về kết quả nghiên cứu trong hoạt động 
trải nghiệm; hoặc giới thiệu về bản thân trước hội đồng tuyển sinh để xin việc làm. 
– Hướng dẫn HS ghi chép lại ý nghĩa hay tác động của VB thông tin đối với 
quan niệm và trải nghiệm của bản thân khi đọc VB vào sổ tay văn học hay nhật ký đọc 
sách. 
Tóm lại, ở cấp học THPT, yêu cầu tích hợp về kiến thức đòi hỏi HS biết cách 
“giải mã” thông tin đa dạng và phong phú của các “kênh” thông tin trong xã hội hiện 
đại. Để người học trở thành chủ thể, tham gia vào đời sống xã hội một cách tích cực và 
năng động, dạy học ĐHVB thông tin ở cấp THPT, yêu cầu cần đạt đối với HS THPT 
khi học loại VB thông tin không chỉ ở NL “giải mã” VB mà còn ở sự “phản hồi” của 
HS khi tiếp nhận VB. Hiểu như thế cho thấy, biết cách xử lý VB thông tin từ nguồn 
kiến thức mà nhà trường cung cấp chưa đủ, các em cần có sự tích cực, chủ động tiếp 
nhận kiến thức từ thực tiễn, biết cách tạo lập VB thông tin mới có thể đáp ứng được 
nhu cầu tiếp cận và trao đổi thông tin trong thời đại hiện nay. Do vậy, HĐ dạy học 
ĐHVB thông tin ở cấp THPT phải kích thích được sự hứng thú của HS để khuyến 
khích HS nắm bắt thông tin, mở rộng sự hiểu biết, để có NL xử lý thông tin trước sự 
phong phú và đa dạng của VB thông tin hiện nay, trong đó “có hiểu biết về vấn đề 
quyền sở hữu trí tuệ và chống đạo văn”. 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_mo_hinh_hoat_dong_cua_giao_vien_trong_day_doc_hieu_v.pdf
  • pdfBẢN TÓM TẮT LA Tiếng Việt.pdf
  • pdfBẢN TÓM TẮT LA _English_20.12.2021.pdf
  • docxTHÔNG TIN VỀ NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT HỌC THUẬT.docx