Luận án Nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ đào tạo sau đại học của các đảng ủy học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

Các học viện, trường sĩ quan quân đội là trung tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sĩ quan; nghiên cứu khoa học nghệ thuật quân sự, quốc phòng của quân đội và quốc gia. Đào tạo sau đại học ở các HV, TSQ quân đội có ý nghĩa quyết định việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong quân đội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ chỉ huy, quản lý, cán bộ khoa học, chuyên môn nghiệp vụ, giảng viên có trình độ thạc sỹ, tiến sĩ và tương đương, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, phấn đấu đến năm 2030 xây dựng quân đội hiện đại.

Các đảng ủy học viện, trường sĩ quan quân đội là hạt nhân lãnh đạo chính trị, đại biểu cho trí tuệ, ý chí của đảng bộ, trực tiếp lãnh đạo mọi mặt, mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường; có vai trò quan trọng quyết định kết quả, chất lượng hoàn thành các nhiệm vụ được giao, các lĩnh vực hoạt động của các HV, TSQ quân đội trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, nhất là vai trò lãnh đạo nhiệm vụ ĐTSĐH và nâng cao chất lượng ĐTSĐH. Bởi, lãnh đạo nhiệm vụ ĐTSĐH là nguyên tắc, là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên của các đảng ủy HV, TSQ quân đội.

Chất lượng và nâng cao chất lượng lãnh đạo của các đảng ủy HV, TSQ quân đội, là yếu tố quan trọng hàng đầu có ý nghĩa quyết định hoàn thành nhiệm vụ GD&ĐT và chất lượng ĐTSĐH ở các HV, TSQ quân đội, góp phần quan trọng chuẩn bị yếu tố con người trong xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Vì vậy, nâng cao CLLĐ nhiệm vụ ĐTSĐH hiện nay là vấn đề cơ bản đòi hỏi cấp thiết góp phần nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho quân đội và quốc gia.

Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, các đảng ủy HV, TSQ quân đội đã có nhận thức đúng đắn, đề cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ ĐTSĐH, như: Lãnh đạo Công tác tạo nguồn, dự khóa, tuyển sinh ĐTSĐH bảo đảm chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế, quy định; công tác xây dựng, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, cán bộ khoa học và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ngày càng được nâng lên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ĐTSĐH. Tuy nhiên, chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ ĐTSĐH của các đảng ủy HV, TSQ vẫn còn bộc lộ những hạn chế, khuyết điểm cả trong nhận thức, trách nhiệm và hành động. Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức và quản lý đào tạo của các cấp trong triển khai thực hiện quy chế, quy định đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chưa quyết liệt. Việc triển khai, tổ chức thực hiện nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ ĐTSĐH của các đảng ủy HV, TSQ quân đội còn có biểu hiện chậm đổi mới, nhất là khâu quán triệt, tổ chức thực hiện nghị quyết của một số cấp ủy viên, cán bộ chủ trì. Nội dung, phương thức lãnh đạo của một số đảng ủy HV, TSQ chậm được đổi mới mạnh mẽ, chất lượng chưa cao. Cá biệt vẫn còn có luận văn, luận án chất lượng chưa cao, một số thạc sỹ, tiến sĩ năng lực chưa ngang tầm mô hình, mục tiêu, trình độ được đào tạo. Những yếu kém trên, có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chính là do chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành nhiệm vụ ĐTSĐH của một số cấp ủy, cán bộ chủ trì ở các HV, TSQ còn hạn chế, bất cập.

 

doc 219 trang kiennguyen 19/08/2022 6760
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ đào tạo sau đại học của các đảng ủy học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ đào tạo sau đại học của các đảng ủy học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay

Luận án Nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ đào tạo sau đại học của các đảng ủy học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công trình khoa học đã công bố.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Lê Viết Thông
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Chữ viết đầy đủ
Chữ viết tắt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Bộ Quốc phòng
Chất lượng lãnh đạo
Chủ nghĩa xã hội
Công tác đảng, công tác chính trị
Đào tạo sau đại học
Giáo dục và đào tạo
Học viện, trường sĩ quan
Nhà xuất bản 
Phó giáo sư, tiến sĩ
Quân ủy Trung ương
Tổng cục Chính trị
Trong sạch vững mạnh
Vững mạnh toàn diện
Xã hội chủ nghĩa
BQP
CLLĐ
CNXH
CTĐ, CTCT
ĐTSĐH
GD&ĐT
HV, TSQ
Nxb
PGS, TS
QUTW
TCCT
TSVM
VMTD
XHCN
MỤC LỤC
 Trang
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
5
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
10
1.1.
Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án
 10
1.2.
Các công trình nghiên cứu ở trong nước có liên quan đến đề tài luận án
16
1.3.
Khái quát kết quả chủ yếu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu
26
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN, THỰC TIỄN CHẤT LƯỢNG VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÃNH ĐẠO NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC CỦA CÁC ĐẢNG ỦY HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI 
30
2.1.
Các học viện, trường sĩ quan quân đội và lãnh đạo nhiệm vụ đào tạo sau đại học của các đảng ủy học viện, trường sĩ quan quân đội
30
2.2.
Những vấn đề cơ bản về chất lượng và nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ đào tạo sau đại học của các đảng uỷ học viện, trường sĩ quan quân đội 
54
Chương 3
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM LÃNH ĐẠO NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC CỦA CÁC ĐẢNG UỶ HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
75
3.1.
Thực trạng chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ đào tạo sau đại học của các đảng ủy học viện, trường sĩ quan quân đội 
75
3.2.
Nguyên nhân thực trạng và một số kinh nghiệm lãnh đạo nhiệm vụ đào tạo sau đại học của các đảng ủy học viện, trường sĩ quan quân đội 
100
Chương 4
YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG LÃNH ĐẠO NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC CỦA CÁC ĐẢNG ỦY HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI HIỆN NAY
114
4.1.
Những yếu tố tác động và yêu cầu nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ đào tạo sau đại học của các đảng ủy học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay
114
4.2.
Những giải pháp nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ đào tạo sau đại học của các đảng ủy học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay 
124
KẾT LUẬN
160
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
162
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
163
PHỤ LỤC
178
MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài luận án
Các học viện, trường sĩ quan quân đội là trung tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sĩ quan; nghiên cứu khoa học nghệ thuật quân sự, quốc phòng của quân đội và quốc gia. Đào tạo sau đại học ở các HV, TSQ quân đội có ý nghĩa quyết định việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong quân đội, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng xây dựng đội ngũ cán bộ chỉ huy, quản lý, cán bộ khoa học, chuyên môn nghiệp vụ, giảng viên có trình độ thạc sỹ, tiến sĩ và tương đương, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, phấn đấu đến năm 2030 xây dựng quân đội hiện đại. 
Các đảng ủy học viện, trường sĩ quan quân đội là hạt nhân lãnh đạo chính trị, đại biểu cho trí tuệ, ý chí của đảng bộ, trực tiếp lãnh đạo mọi mặt, mọi lĩnh vực hoạt động của nhà trường; có vai trò quan trọng quyết định kết quả, chất lượng hoàn thành các nhiệm vụ được giao, các lĩnh vực hoạt động của các HV, TSQ quân đội trong mọi điều kiện, hoàn cảnh, nhất là vai trò lãnh đạo nhiệm vụ ĐTSĐH và nâng cao chất lượng ĐTSĐH. Bởi, lãnh đạo nhiệm vụ ĐTSĐH là nguyên tắc, là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên của các đảng ủy HV, TSQ quân đội. 
Chất lượng và nâng cao chất lượng lãnh đạo của các đảng ủy HV, TSQ quân đội, là yếu tố quan trọng hàng đầu có ý nghĩa quyết định hoàn thành nhiệm vụ GD&ĐT và chất lượng ĐTSĐH ở các HV, TSQ quân đội, góp phần quan trọng chuẩn bị yếu tố con người trong xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Vì vậy, nâng cao CLLĐ nhiệm vụ ĐTSĐH hiện nay là vấn đề cơ bản đòi hỏi cấp thiết góp phần nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ giáo dục, đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho quân đội và quốc gia. 
Nhận thức rõ điều đó, những năm qua, các đảng ủy HV, TSQ quân đội đã có nhận thức đúng đắn, đề cao trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm vụ ĐTSĐH, như: Lãnh đạo Công tác tạo nguồn, dự khóa, tuyển sinh ĐTSĐH bảo đảm chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy chế, quy định; công tác xây dựng, chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, cán bộ khoa học và đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục ngày càng được nâng lên, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ ĐTSĐH. Tuy nhiên, chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ ĐTSĐH của các đảng ủy HV, TSQ vẫn còn bộc lộ những hạn chế, khuyết điểm cả trong nhận thức, trách nhiệm và hành động. Công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức và quản lý đào tạo của các cấp trong triển khai thực hiện quy chế, quy định đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ chưa quyết liệt. Việc triển khai, tổ chức thực hiện nghị quyết lãnh đạo nhiệm vụ ĐTSĐH của các đảng ủy HV, TSQ quân đội còn có biểu hiện chậm đổi mới, nhất là khâu quán triệt, tổ chức thực hiện nghị quyết của một số cấp ủy viên, cán bộ chủ trì. Nội dung, phương thức lãnh đạo của một số đảng ủy HV, TSQ chậm được đổi mới mạnh mẽ, chất lượng chưa cao. Cá biệt vẫn còn có luận văn, luận án chất lượng chưa cao, một số thạc sỹ, tiến sĩ năng lực chưa ngang tầm mô hình, mục tiêu, trình độ được đào tạo. Những yếu kém trên, có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân chính là do chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành nhiệm vụ ĐTSĐH của một số cấp ủy, cán bộ chủ trì ở các HV, TSQ còn hạn chế, bất cập. 
Hiện nay, trước yêu cầu mới của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; nhất là yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng GD&ĐT trong điều kiện Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0), hội nhập quốc tế phát triển ngày càng mạnh mẽ; diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh COVID - 19; mục tiêu đến năm 2025 cơ bản xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh, bảo đảm sức chiến đấu cao, tạo tiền đề vững chắc để phấn đấu từ năm 2030 xây dựng quân đội hiện đại, đòi hỏi chất lượng nguồn nhân lực phải phát triển tương ứng, đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với công tác giáo dục, đào tạo nói chung và nhiệm vụ ĐTSĐH của các HV, TSQ quân đội nói riêng đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội trong tình hình mới. Bởi xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại phải quán triệt và thực hiện tốt quan điểm “người trước, súng sau”; ưu tiên xây dựng, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố có ý nghĩa quyết định. Để đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi đó, tất yếu phải nâng cao chất lượng GD&ĐT, nhất là ĐTSĐH, vì vậy phải thực hiện đồng bộ, toàn diện nhiều giải pháp, trong đó nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ ĐTSĐH của các đảng ủy HV, TSQ quân đội là yếu tố quan trọng hàng đầu. 
Với ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ đào tạo sau đại học của các đảng ủy học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay”, làm đề tài luận án tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước. 
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về chất lượng và nâng cao CLLĐ nhiệm vụ ĐTSĐH; đề xuất những giải pháp nâng cao CLLĐ nhiệm vụ ĐTSĐH của các đảng ủy HV, TSQ quân đội hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.
Luận giải làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn chất lượng, nâng cao CLLĐ nhiệm vụ ĐTSĐH của các đảng ủy HV, TSQ quân đội.
Đánh giá đúng thực trạng chất lượng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm lãnh đạo nhiệm vụ ĐTSĐH của các đảng ủy HV, TSQ quân đội.
Xác định yêu cầu và đề xuất những giải pháp nâng cao CLLĐ nhiệm vụ ĐTSĐH của các đảng ủy HV, TSQ quân đội hiện nay.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ đào tạo sau đại học của các đảng ủy học viện, trường sĩ quan quân đội.
 Phạm vi nghiên cứu 
Luận án tập trung nghiên cứu lý luận, thực tiễn chất lượng và nâng cao CLLĐ; xác định yêu cầu; đề xuất giải pháp nâng cao CLLĐ nhiệm vụ ĐTSĐH của các đảng ủy HV, TSQ trực thuộc QUTW, bao gồm các đảng ủy: Học viện Quốc phòng, Học viện Lục quân, Học viện Chính trị, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Học viện Hậu cần; Học viện Quân y; Trường sĩ quan Chính trị, Trường sĩ quan Lục quân 1, Trường sĩ quan Lục quân 2. Nghiên cứu nhiệm vụ ĐTSĐH giới hạn ở đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sĩ cán bộ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. 
Phạm vi đối tượng khảo sát: Khảo sát chất lượng lãnh đạo của các đảng bộ, đảng ủy HV, TSQ quân đội trực thuộc BQP. Các tài liệu, tư liệu, số liệu khảo sát thực tế sử dụng trong luận án được giới hạn chủ yếu từ năm 2014 đến nay.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác cán bộ quân đội; công tác giáo dục và đào tạo; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Cơ sở thực tiễn
Là toàn bộ hiện thực lãnh đạo nhiệm vụ ĐTSĐH; chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ ĐTSĐH của các đảng ủy HV, TSQ quân đội; các nghị quyết, chỉ thị của QUTW, các thông tư, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Tổng Tham mưu, TCCT và các đảng ủy, ban thường vụ đảng ủy HV, TSQ quân đội về xây dựng Đảng, về đào tạo nguồn lực chất lượng cao; các báo cáo tổng kết công tác giáo dục, đào tạo, ĐTSĐH của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chức năng ở các HV, TSQ quân đội; cùng những kết quả điều tra, khảo sát trong quá trình thâm nhập thực tế của nghiên cứu sinh. 
Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành; trong đó, chú trọng sử dung các phương pháp: Phân tích với tổng hợp, logic với lịch sử, quy nạp, khái quát hóa; thống kê với so sánh, tổng kết thực tiễn, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia để thực hiện nhiệm vụ của luận án.
 5. Những đóng góp mới của luận án
Một là, khái quát, luận giải làm rõ quan niệm chất lượng và chỉ rõ những yếu tố quy định, tiêu chí đánh giá chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ ĐTSĐH; khái quát quan niệm, luận giải làm rõ nội hàm quan niệm nâng cao chất lượng lãnh đạo; xác định những vấn đề có tính nguyên tắc nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ ĐTSĐH của các đảng ủy học viện, trường sĩ quan quân đội.
Hai là, đúc kết rút ra một số kinh nghiệm lãnh đạo nhiệm vụ ĐTSĐH của các đảng ủy HV, TSQ quân đội. 
Ba là, đề xuất một số nội dung, biện pháp cụ thể, thiết thực, khả thi trong các giải pháp nâng cao CLLĐ nhiệm vụ ĐTSĐH của các đảng ủy HV, TSQ quân đội hiện nay 
6. Ý ...  Sau đại học (tháng 3 năm 2021)
Phụ lục 17
CÁC VĂN KIỆN CỦA ĐẢNG NHÀ NƯỚC, CHÍNH PHỦ, BỘ GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO, BỘ QUỐC PHÒNG VỀ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 Bộ Chính trị (khóa XII, 2019), Nghị quyết Một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, số 52-NQ/TW, ngày 27/9/2019, Hà Nội.
 Bộ Giáo dục và đào tạo (2014), Thông tư ban hành Quy chế đào tạo trình độ thạc sỹ, số 15/2014/TT-BGDĐT, ngày 15/5/2014, Hà Nội.
 Bộ Giáo dục và đào tạo (2021), Thông tư quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, số: 17/2021/TT-BGDĐT, ngày 22 tháng 6 năm 2021, Hà Nội.
 Bộ Giáo dục và đào tạo (2017), Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ, số 08/2017/TT-BGDĐT, ngày 04/4/2017, Hà Nội,
 Bộ Giáo dục và đào tạo (2017), Thông tư Quy định về kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học, số 12/2017/TT-BGDĐT ngày 19/5/2017, Hà Nội.
 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Thông tư quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, số 17/2021/TT-BGDĐT, ngày 22/6/2021, Hà Nội.
 Bộ Giáo dục và đào tạo (2021), Thông tư ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ tiến sĩ, số 18/2021/TT-BGDĐT, ngày 28/6/2021, Hà Nội,
 Bộ Quốc phòng (2011), Thông tư Quy định về đối tượng, tiêu chuẩn đào tạo cán bộ Quân đội nhân dân Việt Nam, số 195/2011/TT-BQP ngày 24/11/2011, Hà Nội.
 Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (2013), Chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong quân đội giai đoạn 2011 - 2020, (Ban hành kèm theo Quyết định số 2523/QĐ-BQP ngày 15/7/2013 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng), Hà Nội.
 Bộ Quốc phòng (2018), Quyết định Phê duyệt Kế hoạch hành động của hệ thống nhà trường Quân đội trước tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư giai đoạn 2018/2020 và những năm tiếp theo, số 889/QĐ-BQP ngày 23/3/2018, Hà Nội.
 Quốc Hội khóa 14 (2018), Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018, số 34/QH14, ngày 19/11/2018, Hà Nội.
 Quốc Hội khóa 14 (2019), Luật Giáo dục năm 2019,số 43/QH14, ngày 14/6/2019, Hà Nội.
 Thủ tướng Chính phủ (2016), Quyết định Phê duyệt khung trình độ quốc gia Việt Nam, số1982/QĐ-TTg, ngày 18/10/2016, Hà Nội.
 Thủ tướng Chính phủ (2019), Quyết định Phê duyệt đề án “Nâng cao nâng lực đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý các cơ sở giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo giai đoạn 2019-2030”, số 89/QĐ-TTg, ngày 18/01/2019, Hà Nội.
 Thủ tướng Chính phủ (2019), Quyết định Phê duyệt đề án “Chương trình quốc gia về học tập ngoại ngữ cho cán bộ công chức, viên chức giai đoạn 2019-2030”, số 1659/QĐ-TTg, ngày 19/11/2019, Hà Nội.
Phụ lục 18. 
HÊ THỐNG HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN QUÂN ĐỘI
Các học viện, trường sĩ quan trực thuộc Bộ Quốc phòng
TT
Tên trường
Ngày truyền thống
Địa chỉ
1
Học viện Quốc phòng
03/01/1977
Đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
2
Học viện Chính trị 
25/10/1951
Đường Ngô Quyền, Hà Đông, thành phố Hà Nội
3
Học viện Lục quân
07/07/1946
Phường 9, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
4
Học viện Kỹ thuật quân sự
28/10/1966
Đường Hoàng Quốc Việt,  Cầu Giấy, Hà Nội
5
Học viện Hậu cần
15/06/1951
Phường Ngọc Thụy, quận Long Biên, thành phố Hà Nội.
6
Học viện Quân y
10/03/1949
Đường Phùng Hưng, Hà Đông, thành phố Hà Nội
7
Trường Sĩ quan Lục quân 1 (Trường Đại học Trần Quốc Tuấn)
15/04/1945
Xã Cổ Đông, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội
8
Trường Sĩ quan Lục quân 2 (Trường Đại học Nguyễn Huệ)
27/08/1961
Xã Tam Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai
9
Trường Sĩ quan Chính trị
(Trường Đại học Chính trị)
14/01/1976
Tổ 6, Thạch Hòa, Thạch Thất, TP. Hà Nội
Các học viện, trường sĩ quan 
thuộc các tổng cục, quân chủng, binh chủng
TT
Tên trường
Ngày truyền thống
Địa chỉ
1
Học viện Khoa học Quân sự
10/06/1957
Đường Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội.
2
Học viện Hải quân
26/04/1955
- Đường Trần Phú, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
3
Học viện Phòng không - Không quân
16/07/1964
Xã Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
4
Học viện Biên phòng
20/05/1963
Phường Sơn Lộc, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
5
Trường Sĩ quan Không quân
20/08/1959
Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
6
Trường Sĩ quan Tăng - Thiết giáp
10/04/1973
Đường Vĩnh Yên, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc.
7
Trường Sĩ quan Thông tin
20/07/1967
- Thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Website: 
8
Trường Sĩ quan Công binh
26/12/1955
Thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
9
Trường Sĩ quan Phòng hóa
21/09/1976
Xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
10
Trường Sĩ quan Pháo binh
18/02/1957
Xã Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội.
11
Trường Sĩ quan Đặc công
20/07/1967
Thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội
12
Trường Sĩ quan Kỹ thuật quân sự (Trường Đại học Trần Đại Nghĩa)
27/05/1978
Đường Nguyễn Oanh, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh
Nguồn cung cấp Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng
Phụ lục 19
THÔNG KÊ HỌC VIỆN, TRƯỜNG SỸ QUAN QUÂN ĐỘI CÓ
 NHIỆM VỤ ĐÀO TÀO SAU ĐẠI HỌC 
TT
TÊN TRƯỜNG
ĐÀO TẠO
TIẾN SĨ
THẠC SỸ
01
Học viện Kỹ thuật Quân sự
x
x
02
Học viện Quân y
x
x
03
Học viện Quốc phòng
x
x
04
Học viện Chính trị
x
x
05
Học viện Lục quân
x
x
06
Học viện Hậu cần
x
x
07
Học viện Hải quân
x
x
08
Học viện Phòng không- Không quân
x
09
Học viện Biên Phòng
x
x
10
Học viện Khoa học Quân sự
x
x
11
Trường Sĩ quan Lục quân 1
x
12
Trường Sĩ quan Lục quân 2
x
13
Trường Sĩ quan Chính trị
x
Nguồn Báo cáo Tổng kết chiến lược giáo dục, đào tạo trong quân đội
giai đoàn 2011 - 2020
Phụ lục 20a. 
DANH SÁCH CÁC HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN TRƯC THUỘC BỘ QUỐC PHÒNG CÓ NHIỆM VỤ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TT
TÊN TRƯỜNG
NĂM ĐÀO TẠO
TIẾN SĨ
THẠC SỸ
01
Học viện Kỹ thuật Quân sự
1979
1993
02
Học viện Quân y
1979
1991
03
Học viện Quốc phòng
1987
1993
04
Học viện Chính trị
1987
1993
05
Học viện Lục quân
1987
1993
06
Học viện Hậu cần
1987
1993
07
Trường Sĩ quan Lục quân 1
2011
08
Trường Sĩ quan Lục quân 2
2014
09
Trường Sĩ quan Chính trị
2014
Nguồn Báo cáo Tổng kết chiến lược giáo dục, đào tạo trong quân đội 
giai đoàn 2011 - 2020
Phụ lục 20b:
CÁC ĐẢNG BỘ, ĐẢNG ỦY HỌC VIỆN, TRƯỜNG SĨ QUAN 
TRƯC THUỘC QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG 
TT
TÊN ĐẢNG BỘ
Ghi chú
01
Đảng bộ, đảng ủy Học viện Kỹ thuật Quân sự
02
Đảng bộ, đảng ủy Học viện Quân y
03
Đảng bộ, đảng ủy Học viện Quốc phòng
04
Đảng bộ, đảng ủy Học viện Chính trị
05
Đảng bộ, đảng ủy Học viện Lục quân
06
Đảng bộ, đảng ủy Học viện Hậu cần
07
Đảng bộ, đảng ủy Trường Sĩ quan Lục quân 1
08
Đảng bộ, đảng ủy Trường Sĩ quan Lục quân 2
09
Đảng bộ, đảng ủy Trường Sĩ quan Chính trị
Nguồn: Báo cáo Tổng kết chiến lược giáo dục, đào tạo trong quân đội
giai đoàn 2011 - 2020
Phụ lục 21a
CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SỸ TRONG QUÂN ĐỘI
TT
TÊN TRƯỜNG
Ghi chú
01
Học viện Quốc phòng 
02
Học viện Chính trị 
03
Học viện Lục quân
04
Học viện Quân y
05
Học viện Kỹ thuật Quân sự
06
Học viện Hậu cần
07
Học viện Hải quân
08
Học viện Phòng không- Không quân
09
Học viện Biên Phòng
10
Học viện Khoa học Quân sự
11
Trường Sĩ quan Lục quân 1
12
Trường Sĩ quan Lục quân 2
13
Trường Sĩ quan Chính trị
14
Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội
Phụ lục 21b
CÁC CƠ SỞ ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ TIẾN SĨ TRONG QUÂN ĐỘI
TT
TÊN TRƯỜNG
Ghi chú
01
Học viện Kỹ thuật Quân sự
02
Học viện Quân y
03
Học viện Quốc phòng
04
Học viện Chính trị
05
Học viện Lục quân
06
Học viện Hậu cần
07
Học viện Hải quân
08
Học viện Biên Phòng
09
Học viện Khoa học Quân sự
10
Viện khoa học công nghệ Quân sự
11
Viện Nghiên cứu Khoa học Y dược lâm sàng 108
12
Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam
13
Viện Y học Cổ truyền Quân đội
Nguồn Báo cáo Tổng kết chiến lược giáo dục, đào tạo trong quân đội
giai đoàn 2011 - 2020
Phụ lục 22a: CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO THẠC SỸ
Chuyên ngành chỉ đào tạo quân sự
TT
Tên chuyên ngành
Ghi chú
01
Nghệ thuật Quân sự
02
Chiến lược quốc phòng
03
Biên phòng
04
Quản lý biên giới và cửa khẩu
05
Tình báo quân sự
06
Hậu cần quân sự
07
Tổ chức, chỉ huy kỹ thuật quân sự
08
Công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang
Chuyên ngành đào tạo cho cả dân sự, quân sự
TT
Tên chuyên ngành
Ghi chú
01
Cơ kỹ thuật (Cơ học ứng dụng, cơ học máy)
02
Kỹ thuật cơ khí
03
Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
04
Kỹ thuật cơ khí động lực
05
Kỹ thuật điện tử
06
Kỹ thuật ra đa - dẫn đường
07
Kỹ thuật xây dựng công trình đặc biệt
08
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
09
Kỹ thuật xây dựng công trình ngầm
10
Kỹ thuật hóa học
11
Khoa học máy tính
12
Hệ thống thông tin
13
Kỹ thuật phần mềm
14
Quản lý khoa học và công nghệ
15
Kỹ thuật cơ điện tử
16
Cơ học vật rắn
17
Kỹ thuật viễn thông
18
Kỹ thuật xây dựng
19
Khoa học Y sinh
20
Dịch tễ học
21
Dược lý và độc chất
22
Gây mê hồi sức
23
Phẫu thuật tạo hình, tái tạo và thẩm mỹ 
24
Ngoại khoa
25
Nội khoa:
26
Khoa học thần kinh
27
Bệnh truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới
28
Hồi sức cấp cứu và chống độc
29
Y học dự phòng
30
Quản lý Y tế
31
Công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc
32
Tổ chức quản lý dược
33
Ung thư
34
Triết học 
35
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
36
Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước
37
Kinh tế chính trị
38
Chủ nghĩa xã hội khoa học
39
Giáo dục học
40
Tâm lý học
41
Quản lý giáo dục
42
Hồ Chí Minh học
43
Tài chính - Ngân Hàng
Phụ lục 22b: 
CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO TIẾN SĨ
Chuyên ngành chỉ đào tạo quân sự
TT
Tên chuyên ngành
Ghi chú
01
Lịch sử Nghệ thuật Quân sự
02
Chiến lược quốc phòng
03
Chiến lược quân sự
04
Nghệ Thuật chiến dịch
05
Chiến thuật
06
Quản lý biên giới và cửa khẩu
07
Tình báo quân sự
08
Hậu cần quân sự
09
Chỉ huy, Quản lý kỷ thuật quân sự
10
Công tác đảng, công tác chính trị trong lực lượng vũ trang
11
Chuyên ngành đào tạo cho cả dân sự, quân sự
TT
Tên chuyên ngành
Ghi chú
01
Cơ kỹ thuật - Cơ khí
02
Cơ kỹ thuật - Vũ khí
03
Cơ kỹ thuật - Đạn
04
Công nghệ chế tạo máy
05
Các thiết bị về hệ thống quang, quang điện tử
06
Cơ học vật rắn
07
Kỹ thuật cơ khí
08
Kỹ thuật cơ khí động lực
09
Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
10
Kỹ thuật điện tử
11
Kỹ thuật ra đa - dẫn đường
12
Kỹ thuật xây dựng công trình đặc biệt
12
Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông
13
Cơ sở toán học cho tin học
14
Toán ứng dụng
15
Khoa học máy tính
16
Khoa học Y sinh
17
Dịch tễ học
18
Dược lý và độc chất
19
Gây mê hồi sức
20
Phẫu thuật tạo hình, tái tạo và thẩm mỹ 
21
Ngoại khoa
22
Nội khoa:
23
Khoa học thần kinh
24
Bệnh truyền nhiễm và các bệnh nhiệt đới
25
Hồi sức cấp cứu và chống độc
26
Y học dự phòng
27
Quản lý Y tế
28
Công nghệ dược phẩm và bào chế thuốc
29
Tổ chức quản lý dược
30
Ung thư
31
Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử
32
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam
33
Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước
34
Kinh tế chinh trị
35
Chủ nghĩa xã hội khoa học
36
Tâm lý học
37
Lý luận và Lịch sử giáo dục
38
Quản lý giáo dục
39
Tài chính - Ngân Hàng

File đính kèm:

  • docluan_an_nang_cao_chat_luong_lanh_dao_nhiem_vu_dao_tao_sau_da.doc
  • jpg0 Cong van TTM Le Viet Thong XDD.jpg
  • doc1 BIA LUAN AN - Le Viet Thong.doc
  • doc2 BIA TOM TAT TIsNG VIaT - Le Viet Thong.doc
  • doc2 TOM TcT TIsNG VIaT - Le Viet Thong.doc
  • doc3 BIA TOM TcT TIsNG ANH - Le Viet Thong.doc
  • doc3 TOM TAT TIENG ANH - Le Viet Thong.doc
  • doc4 THONG TIN MoNG TIsNG ANH - Le Viet Thong.doc
  • doc4 THONG TIN MoNG TIsNG VIaT - Le Viet Thong.doc