Luận án Nghệ thuật thiết kế nhận diện thương hiệu ở Việt Nam giai đoạn 2000-2020
1.1. Trong thời đại đất nước hiện nay, doanh nghiệp rất quan tâm đến
việc xây dựng thương hiệu riêng để khẳng định vị thế của mình. Những tác
động của toàn cầu hóa và định hướng kinh tế thị trường đang tạo ra sự ảnh
hưởng tích cực và tiêu cực đến quá trình xây dựng thương hiệu cạnh tranh giữa
các công ty, doanh nghiệp ở Việt Nam và với những tập đoàn đa quốc gia, quốc
tế. Vì vậy, việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu có bản sắc văn hóa là một trong
những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp, thúc đẩy quá
trình hoạt động kinh tế thương mại, góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển
của doanh nghiệp.
Những doanh nghiệp muốn khách hàng chọn lựa sản phẩm từ thương
hiệu của mình phải xây dựng niềm tin từ chất lượng và đặc biệt là sức hấp
dẫn thương hiệu từ thị giác. Do vậy, vấn đề đặt ra cho nhà thiết kế (NTK)
là phải sáng tạo ra cái đẹp, biến nó trở thành phương tiện kết nối, dẫn dắt,
thu hút cái nhìn và cảm tình của người mua đối với thương hiệu kinh doanh,
thông qua một lĩnh vực mới trong nghề thiết kế đồ họa ở Việt Nam: Thiết
kế nhận diện thương hiệu.
1.2. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, việc khai thác nghiên cứu những
yếu tố văn hóa và thẩm mỹ truyền thống theo định hướng Nhà nước khi đặt
hàng thiết kế thương hiệu chưa được nhiều doanh nhân thực sự quan tâm, dẫn
đến nhiều sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp chưa có chỗ đứng vững chắc.
Đối với nhà thiết kế, khi tham gia nhóm nghiên cứu xây dựng những thương
hiệu có tầm vóc, cần phải có năng lực tổng hợp thông tin theo chiều sâu kiến
thức mỹ thuật, vốn hiểu biết về văn hóa đa dạng để thiết kế ra sản phẩm đồ họa
phù hợp với đối tượng, giúp đẩy mạnh phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp.
Có thể hiểu thiết kế nhận diện thương hiệu trong ngành thiết kế đồ họa
hiện nay là một quá trình xây dựng phong cách thẩm mỹ cốt lõi phù hợp với thị
hiếu của khách hàng, dựa trên một số yếu tố cơ bản. Thậm chí, một số thương2
hiệu lớn còn mang giá trị mỹ thuật mới dẫn dắt thị hiếu của khách hàng, tạo nên
xu hướng thiết kế. Trong đó thông điệp thiết kế hướng tới thị giác đạt hiệu quả
nhanh và ấn tượng nhằm mang về giá trị thương mại, phát triển thương hiệu
của doanh nghiệp. Hiện nay, nếu hầu hết các công ty thiết kế chuyên nghiệp
của nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài đang thể hiện khả năng làm việc khá
ổn định do chủ yếu phục vụ khách hàng quốc tế, thì vẫn còn rất nhiều công
ty quảng cáo và thiết kế đồ họa của Việt Nam vẫn dò dẫm, tìm kiếm quy
trình thiết kế thương hiệu chuyên nghiệp nhưng chưa thực sự thành công.
Những kiến thức và phương pháp thể hiện của họ chủ yếu rập khuôn từ
nước ngoài, thiếu đi sự nghiên cứu môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội và
mỹ thuật của con người Việt Nam, sự vận dụng thiết kế đồ họa mang ra áp
dụng cho doanh nghiệp và sản phẩm trong nước lộ rõ sự khiên cưỡng. Điều
đó khẳng định vai trò của nhà thiết kế trong xây dựng thương hiệu, họ phải
luôn sáng tạo ra giá trị mỹ thuật mới để đảm nhiệm vị trí trung gian, kết nối
giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp.
Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghệ thuật thiết kế nhận diện thương hiệu ở Việt Nam giai đoạn 2000-2020
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Phạm Phương Linh NGHỆ THUẬT THIẾT KẾ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2020 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM Phạm Phương Linh NGHỆ THUẬT THIẾT KẾ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2020 Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Mã số: 9210101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. Trương Quốc Bình Hà Nội - 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận án tiến sĩ Nghệ thuật thiết kế nhận diện thương hiệu ở Việt Nam giai đoạn 2000-2020 là công trình do tôi nghiên cứu, thực hiện. Những vấn đề nghiên cứu trong luận án là trung thực, chưa công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này! Hà Nội, ngày 16 tháng 7 năm 2021 Tác giả luận án Phạm Phương Linh ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ THIẾT KẾ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU ....................... 10 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .................................................................. 10 1.1.1. Nhóm tài liệu thiết kế đồ họa liên quan đến thương hiệu ........................ 10 1.1.2. Nhóm tài liệu tiếp cận theo hướng nghiên cứu văn hóa .......................... 15 1.1.3. Nhóm tài liệu tiếp cận từ nghiên cứu kinh tế ........................................... 16 1.2. Cơ sở lý luận ................................................................................................. 21 1.2.1. Một số khái niệm và thuật ngữ liên quan ................................................. 21 1.2.2. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................... 30 1.3. Khái quát chung về thiết kế nhận diện thương hiệu ở Việt Nam ............... 34 Tiểu kết ................................................................................................................ 47 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM NGHỆ THUẬT THIẾT KẾ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2000-2020 ................................................. 49 2.1. Dấu ấn của hình cơ bản và giá trị văn hóa trên những thiết kế logo trong nhận diện thương hiệu .................................................................................................. 49 2.2. Hình tượng đại diện thương hiệu mang thông điệp và khả năng tác động tới cảm xúc thẩm mỹ ................................................................................................ 56 2.3. Hình ảnh góp phần tạo nên đặc điểm nhận biết và vẻ đẹp cá tính của thương hiệu ..................................................................................... 62 2.4. Lựa chọn và sáng tạo kiểu chữ để tạo nên sự khác biệt cho thương hiệu ....... 71 2.5. Màu sắc đặc trưng của thương hiệu tạo nên tính chất xuyên suốt và trạng thái cảm xúc của thương hiệu..................................................................................... 86 2.6. Bố cục thiết kế tạo thành hệ thống liên kết tín hiệu quen thuộc cho thương hiệu .................................................................................... 98 Tiểu kết .............................................................................................................. 110 Chương 3: BÀN VỀ VẤN ĐỀ THIẾT KẾ NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................................................... 112 3.1. Phân tích và bàn luận những vấn đề nổi bật của thiết kế nhận diện thương hiệu ở Việt Nam giai đoạn 2000-2020 ............................................................. 112 3.1.1. Phân tích và nhận định về những giá trị nghệ thuật nổi bật ở một vài bộ thiết kế nhận diện thương hiệu giai đoạn 2000 - 2020 ..................................... 112 3.1.2. Bàn luận về những quan niệm của nhà thiết kế và vấn đề gặp phải khi thực hiện thiết kế nhận diện thương hiệu ........................................................ 121 3.1.3. Vấn đề truyền bá và truyền đạt thông tin cảm xúc của nghệ thuật thiết kế nhận diện thương hiệu. ...................................................................................... 131 3.2. Nhìn nhận những giá trị đặc trưng của thiết kế nhận diện thương hiệu ở Việt Nam giai đoạn 2000-2020 ................................................................. 140 3.2.1.Một số hướng thiết kế đồ họa phổ biến vận dụng vào nghệ thuật thiết kế nhận diện thương hiệu ở Việt Nam giai đoạn 2000-2020 ................................ 140 3.2.2. Nhận định những quan điểm về nghệ thuật thiết kế đồ họa xây dựng thương hiệu giai đoạn 2000-2020 .................................................................................. 154 Tiểu kết .............................................................................................................. 161 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 162 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .................................................................... 167 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 168 PHỤ LỤC ......................................................................................................... 181 iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DN : Doanh nghiệp GS : Giáo sư H : Hình (trong phần phụ lục ảnh) HN : Hà Nội NCS : Nghiên cứu sinh NDTH : Nhận diện thương hiệu NH : Ngân hàng NTK : Nhà thiết kế NTTH : Nghệ thuật tạo hình Nxb : Nhà xuất bản PL : Phụ lục PV : Phỏng vấn TKĐH : Thiết kế đồ họa TLTK : Tài liệu tham khảo TMCP : Thương mại cổ phần Tp.HCM : Thành Phố Hồ Chí Minh tr. : Trang v DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1: Những yếu tố nghệ thuật thiết kế đồ họa chủ yếu thể hiện giá trị nhận diện thương hiệu.................................................................................................. 28 Sơ đồ 2: Quá trình thiết kế nhận diện thương hiệu............................................ 30 Sơ đồ 3: Mối quan hệ trong thiết kế nhận diện thương hiệu............................. 46 Sơ đồ 4: Mô hình truyền bá giá trị thẩm mỹ của thương hiệu......................... 141 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong thời đại đất nước hiện nay, doanh nghiệp rất quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu riêng để khẳng định vị thế của mình. Những tác động của toàn cầu hóa và định hướng kinh tế thị trường đang tạo ra sự ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến quá trình xây dựng thương hiệu cạnh tranh giữa các công ty, doanh nghiệp ở Việt Nam và với những tập đoàn đa quốc gia, quốc tế. Vì vậy, việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu có bản sắc văn hóa là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp, thúc đẩy quá trình hoạt động kinh tế thương mại, góp phần quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Những doanh nghiệp muốn khách hàng chọn lựa sản phẩm từ thương hiệu của mình phải xây dựng niềm tin từ chất lượng và đặc biệt là sức hấp dẫn thương hiệu từ thị giác. Do vậy, vấn đề đặt ra cho nhà thiết kế (NTK) là phải sáng tạo ra cái đẹp, biến nó trở thành phương tiện kết nối, dẫn dắt, thu hút cái nhìn và cảm tình của người mua đối với thương hiệu kinh doanh, thông qua một lĩnh vực mới trong nghề thiết kế đồ họa ở Việt Nam: Thiết kế nhận diện thương hiệu. 1.2. Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay, việc khai thác nghiên cứu những yếu tố văn hóa và thẩm mỹ truyền thống theo định hướng Nhà nước khi đặt hàng thiết kế thương hiệu chưa được nhiều doanh nhân thực sự quan tâm, dẫn đến nhiều sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp chưa có chỗ đứng vững chắc. Đối với nhà thiết kế, khi tham gia nhóm nghiên cứu xây dựng những thương hiệu có tầm vóc, cần phải có năng lực tổng hợp thông tin theo chiều sâu kiến thức mỹ thuật, vốn hiểu biết về văn hóa đa dạng để thiết kế ra sản phẩm đồ họa phù hợp với đối tượng, giúp đẩy mạnh phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp. Có thể hiểu thiết kế nhận diện thương hiệu trong ngành thiết kế đồ họa hiện nay là một quá trình xây dựng phong cách thẩm mỹ cốt lõi phù hợp với thị hiếu của khách hàng, dựa trên một số yếu tố cơ bản. Thậm chí, một số thương 2 hiệu lớn còn mang giá trị mỹ thuật mới dẫn dắt thị hiếu của khách hàng, tạo nên xu hướng thiết kế. Trong đó thông điệp thiết kế hướng tới thị giác đạt hiệu quả nhanh và ấn tượng nhằm mang về giá trị thương mại, phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Hiện nay, nếu hầu hết các công ty thiết kế chuyên nghiệp của nước ngoài hoặc có yếu tố nước ngoài đang thể hiện khả năng làm việc khá ổn định do chủ yếu phục vụ khách hàng quốc tế, thì vẫn còn rất nhiều công ty quảng cáo và thiết kế đồ họa của Việt Nam vẫn dò dẫm, tìm kiếm quy trình thiết kế thương hiệu chuyên nghiệp nhưng chưa thực sự thành công. Những kiến thức và phương pháp thể hiện của họ chủ yếu rập khuôn từ nước ngoài, thiếu đi sự nghiên cứu môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội và mỹ thuật của con người Việt Nam, sự vận dụng thiết kế đồ họa mang ra áp dụng cho doanh nghiệp và sản phẩm trong nước lộ rõ sự khiên cưỡng. Điều đó khẳng định vai trò của nhà thiết kế trong xây dựng thương hiệu, họ phải luôn sáng tạo ra giá trị mỹ thuật mới để đảm nhiệm vị trí trung gian, kết nối giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp. Trên cơ sở những vấn đề đã nêu cho thấy hiện nay ngành thiết kế chưa có nhiều nội dung nghiên cứu, hướng dẫn phương pháp tư duy và sử dụng ngôn ngữ thiết kế đồ họa, ứng dụng vào xây dựng thương hiệu một cách cụ thể. Đây chính là những điểm mà theo nghiên cứu sinh còn nhiều vướng mắc, cần có những công trình nghiên cứu cụ thể hơn, đi sâu vào phân tích đặc điểm nghệ thuật thiết kế nhận diện thương hiệu ở Việt Nam. Đồng thời, làm rõ các yếu tố chính liên quan đến công việc tạo dựng thương hiệu, đặc biệt đối với nhà thiết kế khi tham gia xây dựng thương hiệu doanh nghiệp trong nước. Điều này đã giúp cho nghiên cứu sinh xây dựng một hướng nghiên cứu mới về vấn đề lý luận trong thiết kế đồ họa phục vụ ở lĩnh vực thương mại: Nghệ thuật thiết kế nhận diện thương hiệu ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2020. Hy vọng, việc thực hiện đề tài là phù hợp với thực tế và kết quả nghiên cứu của luận án trở thành một tài liệu nghiên cứu chuyên sâu, có ích với hoạt động nghề nghiệp cho nhiều nhà thiết kế và công tác giảng dạy sinh viên chuyên ngành. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu giá trị nghệ thuật của những thiết kế nhận diện thương hiệu của một số doanh nghiệp Việt Nam, một lĩnh vực chưa có nhiều nghiên cứu chuyên biệt. Trong khuôn khổ luận án, NCS nghiên cứu để tìm ra những yếu tố thể hiện cái đẹp, hiệu quả, tính cập nhật của thiết kế đồ họa trong ... rdam, du học sinh Mỹ. Cử nhân: hai ngành Kinh tế và Quan hệ quốc tế; Trường: Đại học Colgate (Hamilton, New York). Thạc sĩ: ngành Quan hệ quốc tế, Đại học Chicago (Chicago, Illinois). Thời gian PV: ngày 2/09/2020, qua phương tiện Messenger. Sau 5 năm học tập ở Mỹ, tôi không có nhiều thời gian quay về Việt Nam, nên cũng không kịp cập nhật các thương hiệu trong nước. Tôi nghĩ có thể chia các thương hiệu ra làm 3 loại và có thể so sánh các thương hiệu trong cùng loại. - Loại 1 là thương hiệu rất lớn, ở Việt Nam là Vin Group (Vinpearl, Vinhomes,), Vinaphone, FPT, còn ở Mỹ là Apple, Disney, Amazon, Facebook,...; - Loại 2 là các thương hiệu vừa, ở Việt Nam là TH True milk, Cafe Trung Nguyên, VietJet air như ở Mỹ là Xbox, Target, Domino’s; - Loại 3 là các thương hiệu nhỏ, địa phương (Local, loại này là tôi “mờ mịt” nhất). Loại 1: Tôi thấy các thương hiệu lớn nhất của Việt Nam thì tầm ảnh hưởng vẫn chủ yếu là trong nước, những thương hiệu khổng lồ của Mỹ thì ảnh hưởng rất rộng rãi, trên toàn thế giới. Vài năm gần đây có vẻ nhiều công ty nổi trội hơn. Hồi xưa, thị trường có vẻ bằng phẳng hơn. Khi kể/nhắc đến 1 vài tên thương hiệu Việt Nam, tôi nhận thấy các cái tên nghe có vẻ 343 dễ tiếp cận được với người nước ngoài như Vin- hoặc Vina- là biết sản phẩm của Việt Nam rồi. Gần đây, tôi hay xem Gameshow của nước mình trên Youtube nên để ý. Đó là khi các thương hiệu Việt Nam muốn quảng bá sản phẩm bằng cách tài trợ cho chương trình, họ làm rất màu mè. Ví dụ trong các sản phẩm video ca nhạc (MV) rất hay thấy người giao hàng Tiki hoặc là hộp quà Tiki; trong show Rap Việt, người dẫn chương trình (MC) lẫn các huấn luyện viên hay các thí sinh đều phải xài đồ có mác Pepsi và thậm chí là đọc “moto” của họ. Ở Mỹ không bao giờ trong MV hoặc gameshow có tài trợ, người xem cũng không rõ được (có thể MC sẽ nhắc đến trong đoạn “credit” đầu hoặc cuối). Tôi thấy việc quảng cáo như trong nước hơi khó chịu chút, vì cứ 20s lại pepsi, pepsi. Loại 2: Tôi nghĩ mình biết những thương hiệu rất phổ biến trên thị trường trong nước như Pantene, Lifebuoy, Close-up, Dove, Nestle, Pampers, v.v. Những cái tên này nhắc đến là biết sản phẩm gì rồi. Tôi thấy những thương hiệu này đã có mặt từ lâu và có vẻ như phổ biến đến mức mà đã trở thành thói quen của người tiêu dùng. Khi đi mua hàng nếu muốn “an toàn” cứ mua đồ của họ, ko cần thử các hãng khác. Ngoài ra, những thương hiệu tên thuần Việt như Thái Dương, Dạ Hương, tôi thấy không nhiều lắm (vì tôi nghĩ mãi chỉ ra 2 cái tên này thôi). Tôi thích việc họ dùng tên thuần việt và khi quảng cáo cũng hay dùng người Việt. Tôi không thích tâm lý sính ngoại của người Việt lắm, như quảng cáo cứ cho 1 ông bác sĩ không biết thật hay không, chỉ biết là da trắng nói: “ok lab” của tôi chế tạo ra loại dầu gội mới này, chứng tỏ là người Việt vẫn còn xem mình kém cỏi nên cứ phải đồ ngoại mới tin hay sao? Đây là ý kiến của tôi thôi. Trong loại 2, ở Mỹ tôi thấy cũng tương tự, nhiều thương hiệu phổ biến đến mức trở thành lựa chọn “an toàn”. Tuy nhiên phải lưu ý thêm là 344 tâm lý người tiêu dùng, ví dụ khi tôi ở bên này so với ở nhà rất khác nhau. Ở bên này, là sinh viên đi học, tôi không có tiền nên cứ đồ rẻ là mua. Loại 3 thì cho tôi xin phép không nói được gì. Vì hầu hết không biết đến, nhất là ở Việt Nam. Ở bên này thì tôi thấy họ bắt đầu xây dựng thương hiệu từ trong khu phố trước, gây được tiếng tăm rồi thì thêm cơ sở mới ở khu phố bên cạnh, rồi dần dần lên. Chắc ở nhà cũng vậy thôi. Tôi thấy các thương hiệu local có vẻ đẹp của nó, nó “target” được nhu cầu của 1 bộ phận người tiêu dùng rất nhỏ, rất cụ thể. Nhìn chung có 1 điểm tôi thấy có lẽ các thương hiệu Việt Nam có thể làm tốt hơn. Đó là thể hiện được mình là đồ Việt thì mình mang được những giá trị gì cụ thể, khác với việc cố trở thành giống như 1 thương hiệu nước ngoài. Ví dụ tôi thích thương hiệu cà phê Trung Nguyên. Vì ngay cái bao bì hộp cà phê bán trên Amazon của họ vẫn rất Việt: có tiếng Việt là chính, tiếng Anh là phụ, và thương hiệu của họ cũng gắn với Tây Nguyên, tức là cụ thể 1 vùng cà phê nổi tiếng của Việt Nam, có màu sắc riêng chứ ko chung chung như kiểu Vinacafe. Phỏng vấn 12 (PL5-PV12): Nguyễn Thị Trang Ngà, giảng viên khoa Sư phạm Mỹ thuật, trường ĐHSP Nghệ Thuật TW. Địa chỉ: Ngõ Vạn Kiếp, Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Thời gian PV: ngày 6/9/2019. Tôi là một giảng viên đào tạo sinh viên chuyên ngành về sư phạm, nên không hiểu biết nhiều về thiết kế đồ họa, với vấn đề thiết kế NDTH thì tôi chủ yếu ở vai trò một khách hàng có gu thẩm mỹ thôi. Tôi cho rằng giá trị mỹ thuật của thương hiệu nằm ở mấy điểm sau: - Màu sắc: là giá trị cần ấn tượng, đúng/phù hợp với sản phẩm, mang được yếu tố mới mẻ, dễ nhớ, hiện đại thì sẽ xuất sắc hơn. - Hình ảnh: hình ảnh và tạo hình phải độc đáo, mang đầy đủ ý nghĩa sự phát triển, chiến lược của thương hiệu. Hình ảnh có sự sáng tạo, có tính 345 khái quát cao dễ gây ấn tượng và dễ nhớ cho khách hàng. Đặc biệt, cần tránh giống bất cứ thương hiệu nào trước đó. Tạo hình mang tính chất hiện đại, đánh thẳng vào nhu cầu mục tiêu khách hàng. - Giá trị mỹ thuật của bộ NDTH sẽ giúp cho thương hiệu đó có được niềm tin của khách hàng vào sản phẩm. - Khách hàng có cảm xúc tốt để lựa chọn sản phẩm của thương hiệu. khi bày bên cạnh các thương hiệu khác cạnh tranh. Làm tăng thêm nhu cầu sử dụng khi nhìn vào bộ NDTH đó. Theo tôi, một thương hiệu có tính thẩm mỹ, sẽ làm tăng thêm niềm tự hào của khách hàng sở hữu, sử dụng sản phẩm thương hiệu đó. Bộ NDTH còn giúp cho nhân viên công ty cảm thấy có sự tin tưởng, có sự tự hào khi được làm việc trong một công ty chuyên nghiệp, có giá trị thẩm mỹ cao. Có một điều, họa sĩ thiết kế hiện nay ở nước ta đang thường dựa vào những thương hiệu có sẵn của thế giới và trong nước, để tạo ra một hình ảnh thương hiệu, nên tính sáng tạo độc đáo, đẳng cấp và tính mới trong thiết kế của thương hiệu thường không thấy. Trong khi thực tế khi thiết kế một thương hiệu sản phẩm thương hiệu gần như một tác phẩm nghệ thuật hoàn chỉnh và mang thông điệp của công ty đến người tiêu dùng. Phỏng vấn 13 (PL5-PV13): TS. Ngô Anh Cơ, nguyên Phó trưởng khoa TKĐH, phó hiệu trưởng trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp. Địa điểm: Cà phê Cộng, số 15 Trúc Bạch, Hồ trúc bạch, Quận Tây Hồ, HN. Thời gian: 9h, ngày 28/07/2020. Chúng ta là những người biết về nghề, nên chúng ta hiểu được các khái niệm của các từ trong nó như “nhận” và “diện”. Với người làm nghệ thuật thị giác đây là “nhận” biết bằng nghệ thuật thị giác, “diện” ở đây không phải là mặt, mà xét trên bình diện của vấn đề. Còn “thương hiệu” có nguồn gốc sâu xa từ giao thương. 346 Thiết kế NDTH ở góc nhìn mỹ thuật TKĐH tác động ở 2 vấn đề, khả năng tiếp nhận hình ảnh của người tiêu dùng (người sử dụng thương hiệu) và của chủ sở hữu thương hiệu (người quyết định lựa chọn hình ảnh nhận diện). Thiết kế NDTH chịu tác động của chính trị, văn hóa, xã hội. Sự khác nhau giữa ở Việt Nam và Mỹ xuất phát từ hoàn cảnh, bối cảnh, thể chế chính trị, đường lối xã hội, nhận thức của người tiêu dùng, nhận thức của người thiết kế. Lãnh đạo nhà nước thấu hiểu xã hội, nhu cầu xã hội thúc đẩy sự phát triển thiết kế NDTH. Khác với Việt Nam, nền tảng tiêu dùng ở Mỹ gần như đã được thiết lập sẵn từ lâu, nên công của Richard Moore khi đem hoạt động thiết kế NDTH sang Việt Nam, là đã gắn liền với truyền thống hiện đại. Tại sao lại có Petrolimex, xuất phát phải là do sự tác động của đường hướng kinh tế nhà nước. May 10 là 1 trong những doanh nghiệp điển hình, đúng thời điểm và dùng mỹ thuật để phát triển. Thiết kế NDTH cũng cần có cảm xúc và nhận thức, vì nó đến từ đầu theo nghệ thuật thị giác. Người thiết kế hiểu các nguyên lý thiết kế như đặc - rỗng, tạo ra nặng – nhẹ, cái đó đã tạo ra cảm xúc. Thông qua cái được nhìn thấy, hình ảnh được sinh ra từ đâu, từ cái gì, đó là vấn đề tạo hình Mỗi cá thể đều là sự tập hợp của những yếu tố khác tạo thành. Nên cần nhìn sự vật theo hướng khách quan, xem xét ở các khía cạnh khác nhau cho nội dung thiết kế nhận diện thương hiệu. Phỏng vấn 14 (PL5-PV14): Phạm Hồng Trang, họa sĩ thiết kế đồ họa công ty Hàng không Vietnam Airline tại Tp.HCM; từng làm việc tại Rio, phụ trách thiết kế cho Lotte Hà Nội. Ngành đào tạo: Thiết kế đồ họa, trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật TW (1999-2004). Phỏng vấn qua phương tiện Messenger. 347 Thời gian: ngày 21/09/2020. NCS: Theo bạn, thiết kế đồ họa nói chung hay thiết kế nhận diện thương hiệu nói riêng đối với các thương hiệu Việt Nam tại Sài Gòn, một thành phố năng động và phát triển có điểm gì đặc biệt? HSTK: 1. Yếu tố đầu tiên xét tới đó chính là khách hàng. Người quyết định cuối cùng cho một sản phẩm nhận diện thương hiệu hoàn chỉnh chính là khách hàng. Khách hàng miền Nam thiên về các phương án sáng tạo mạnh mẽ, dễ dàng cập nhật những xu hướng mới. Chính vì vậy sự cạnh tranh trở nên gay gắt hơn, đòi hỏi agency phải có sự đầu tư nghiên cứu kỹ lưỡng về sản phẩm, thị trường, đối thủ cạnh tranh để đưa ra tư vấn cho khách hàng, đảm bảo tạo được sự khác biệt đồng thời phù hợp với tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp. 2. Yếu tố thứ hai cũng là yếu tố quan trọng nhất đó chính là những con người cầm cân đẩy mực, đặt những nét vẽ đầu tiên cho thương hiệu. Dù khách hàng là người giao đề bài và là người quyết định sản phẩm nhưng một sản phẩm có đảm bảo về yếu tố thẩm mỹ và tính ứng dụng lại dựa vào sự đầu tư nghiêm túc và định hướng của các designer. Ngày nay họ có môi trường tốt hơn để học tập và rèn luyện tư duy, được tiếp cận những giáo trình trong nước và nước ngoài. Sự trao đổi giữa các designer trong nước và quốc tế cũng cởi mở và năng động hơn thông qua mạng xã hội hay trong các môi trường agency quốc tế tại Sài Gòn. Tư duy của các designer đỏi hỏi phải nâng cấp và mài dũa trong những cuộc chạy đua không ngừng nghỉ của các xu hướng mới. Từ hai yếu tố trên, sản phẩm thiết kế nhận diện thương hiệu Việt Nam tại Sài Gòn luôn có sự mới mẻ, hiện đại, cập nhật nhanh xu hướng thế giới. Nó không chỉ thể hiện qua hình khối, màu sắc mà ở cả chất liệu và các hình 348 thức thể hiện hình ảnh trước công chúng như 2D, clip motion. (Links tham khảo: https://bratus.co/) Các yếu tố về công nghệ được ứng dụng để tạo ra sự mới mẻ cho sản phẩm trong ngành đồ họa nói chung và thiết kế đồ họa nói riêng. Một vài trang web agency chuyên nghiệp nổi tiếng ở Sài Gòn: Có thể nhìn thấy, về mặt hình ảnh, website giới thiệu agency thiết kế ở Sài Gòn có giao diện hiện đại, sinh động, bắt mắt và được đầu tư hơn. Tên Website Bratus https://bratus.co/ Hybrandagency https://hybrandagency.com/ Purpleasia https://purpleasia.com/ Brandex The agency Branding Vietnam https://brandingvietnam.com/ The rice https://rice-creative.com/ Xolve branding The lab Saigon https://thelabsaigon.com/ The evolution 7 https://theevolution7.com/cate_projects.html Creative hunts https://creativehunts.com/
File đính kèm:
- luan_an_nghe_thuat_thiet_ke_nhan_dien_thuong_hieu_o_viet_nam.pdf
- Tom tat luan an.pdf
- Thong tin tom tat ket luan moi tieng Anh.pdf
- thong tin tom tat ket luan moi tieng Viet.pdf
- Trich yeu luan an tieng Anh.pdf
- Trich yeu luan an tieng Viet.pdf