Luận án Nghiên cứu khả năng vượt qua căng thẳng thanh khoản và tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam

Hệ thống ngân hàng luôn đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền

kinh tế và thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương. Do vậy, việc đảm bảo sự ổn

định và phát triển an toàn cho cả hệ thống ngân hàng là một nhiệm vụ quan trọng của Ngân

hàng Trung ương và chính phủ các quốc gia trên thế giới. Nhiều biến động trên thị trường

tiền tệ trong thời gian qua, cụ thể là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2010 đều bắt

nguồn từ hệ thống tài chính. Hòa chung xu hướng toàn cầu hóa của nền kinh tế, hệ thống tài

chính ngân hàng Việt Nam đang từng bước mở cửa sâu rộng với hệ thống tài chính ngân hàng

khu vực và trên thế giới. Sự phát triển đa dạng các công cụ tài chính và hoạt động ngân hàng

cũng đưa các ngân hàng đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau từ rủi ro tỷ giá, lãi suất, thanh

khoản cho đến RRTD và nguy cơ gia tăng nợ xấu. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các ngân hàng

thương mại tại Việt Nam là phát triển và áp dụng những kỹ thuật quản trị rủi ro tiên tiến để

nâng cao khả năng phát triển bền vững của mình và ứng phó trước những tình huống bất lợi

trong tương lai. Tuy được nhiều người quan tâm, nhưng mức độ hiểu biết và áp dụng các công

cụ đo lường khả năng chịu đựng cú sốc rủi ro (Stress Test) ở ngay đơn vị quản lý cũng như ở

các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nội địa ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Về phía

NHNN, việc nghiên cứu và ứng dụng các công cụ này trong hoạt động quản lý hệ thống ngân

hàng là một yêu cầu tất yếu. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ cho phép Ngân hàng Thế giới

và Quỹ Tiền tệ Quốc tế thực hiện các chương trình FSAP. Do vậy, việc thành lập một bộ phận

nghiên cứu và phối hợp thực hiện với họ về Stress Test là nhiệm vụ rất quan trọng. Ngoài ra,

với định hướng thực hiện chuẩn Basel II, tiến đến Basel III đối với hệ thống ngân hàng Việt

Nam, Stress Test là một nội dung không thể thiếu. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi vừa

phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính không lâu, nền kinh tế thế giới và cả Việt Nam đang

phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới – đại dịch Covid-19, được dự báo có thể nghiêm

trọng hơn cả khủng hoảng tài chính 2008. Với vai trò là xương sống của nền kinh tế, hệ thống

ngân hàng ở các quốc gia cũng phải gánh chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng.

pdf 181 trang kiennguyen 8680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nghiên cứu khả năng vượt qua căng thẳng thanh khoản và tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nghiên cứu khả năng vượt qua căng thẳng thanh khoản và tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam

Luận án Nghiên cứu khả năng vượt qua căng thẳng thanh khoản và tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam
 NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
------------------------------- 
LÊ THỊ THANH HUYỀN 
 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG VƯỢT QUA CĂNG 
THẲNG THANH KHOẢN VÀ TÍN DỤNG CỦA 
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG 
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021 
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
------------------------------- 
LÊ THỊ THANH HUYỀN 
 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG VƯỢT QUA CĂNG 
THẲNG THANH KHOẢN VÀ TÍN DỤNG CỦA 
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ 
Chuyên ngành: Tài chính Ngân hàng 
MÃ SỐ: 9 34 02 01 
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN ĐỨC TRUNG 
 TS. PHẠM THỊ THANH XUÂN 
TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021
 i 
LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan luận án “Nghiên cứu khả năng vượt qua căng thẳng thanh khoản 
và tín dụng của ngân hàng thương mại Việt Nam” chưa từng được trình nộp để lấy học vị 
Tiến sĩ tại bất cứ một cơ sở đào tạo nào. Luận án là công trình nghiên cứu riêng của nghiên 
cứu sinh, dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Đức Trung và TS. Phạm Thị Thanh Xuân, 
kết quả nghiên cứu là trung thực. Không có sản phẩm/ nghiên cứu nào của người khác được 
sử dụng trong luận án mà không được trích dẫn theo quy định. 
Tp. Hồ Chí Minh, ngày..thángnăm 2021. 
Nghiên cứu sinh 
Lê Thị Thanh Huyền
 ii 
LỜI CẢM ƠN 
Lời cảm ơn đầu tiên, tôi xin trân trọng gửi đến PGS. TS. Nguyễn Đức Trung và TS. 
Phạm Thị Thanh Xuân đã tận tình định hướng nghiên cứu, góp ý, chỉnh sửa luận án và luôn 
động viên tôi nỗ lực trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận án. 
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy/Cô trong Hội đồng các cấp đã cho tôi nhiều ý 
kiến góp ý tận tâm, quý báu giúp tôi hoàn thiện luận án. 
Tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy/Cô các thế hệ của Trường Đại học Ngân hàng 
TP. Hồ Chí Minh đã trang bị cho tôi đầy đủ kiến thức, kỹ năng, phương pháp giúp tôi hoàn 
thành tốt việc nghiên cứu trong suốt thời gian học tập và làm nghiên cứu sinh tại trường. 
Tôi trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Trường và Khoa Sau đại học đã tạo mọi điều kiện 
thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu. 
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã hỗ trợ tôi 
trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực hiện luận án. 
Tôi xin trân trọng cảm ơn! 
Nghiên cứu sinh 
 Lê Thị Thanh Huyền 
 iii 
TÓM TẮT LUẬN ÁN 
Hệ thống ngân hàng luôn đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền 
kinh tế và thực thi chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương. Do vậy, việc đảm bảo sự ổn 
định và phát triển an toàn cho cả hệ thống ngân hàng là một nhiệm vụ quan trọng của Ngân 
hàng Trung ương và chính phủ các quốc gia trên thế giới. Nhiều biến động trên thị trường 
tiền tệ trong thời gian qua, cụ thể là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008 – 2010 đều bắt 
nguồn từ hệ thống tài chính. Hòa chung xu hướng toàn cầu hóa của nền kinh tế, hệ thống tài 
chính ngân hàng Việt Nam đang từng bước mở cửa sâu rộng với hệ thống tài chính ngân hàng 
khu vực và trên thế giới. Sự phát triển đa dạng các công cụ tài chính và hoạt động ngân hàng 
cũng đưa các ngân hàng đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau từ rủi ro tỷ giá, lãi suất, thanh 
khoản cho đến RRTD và nguy cơ gia tăng nợ xấu. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho các ngân hàng 
thương mại tại Việt Nam là phát triển và áp dụng những kỹ thuật quản trị rủi ro tiên tiến để 
nâng cao khả năng phát triển bền vững của mình và ứng phó trước những tình huống bất lợi 
trong tương lai. Tuy được nhiều người quan tâm, nhưng mức độ hiểu biết và áp dụng các công 
cụ đo lường khả năng chịu đựng cú sốc rủi ro (Stress Test) ở ngay đơn vị quản lý cũng như ở 
các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nội địa ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế. Về phía 
NHNN, việc nghiên cứu và ứng dụng các công cụ này trong hoạt động quản lý hệ thống ngân 
hàng là một yêu cầu tất yếu. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ cho phép Ngân hàng Thế giới 
và Quỹ Tiền tệ Quốc tế thực hiện các chương trình FSAP. Do vậy, việc thành lập một bộ phận 
nghiên cứu và phối hợp thực hiện với họ về Stress Test là nhiệm vụ rất quan trọng. Ngoài ra, 
với định hướng thực hiện chuẩn Basel II, tiến đến Basel III đối với hệ thống ngân hàng Việt 
Nam, Stress Test là một nội dung không thể thiếu. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, khi vừa 
phục hồi từ cuộc khủng hoảng tài chính không lâu, nền kinh tế thế giới và cả Việt Nam đang 
phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới – đại dịch Covid-19, được dự báo có thể nghiêm 
trọng hơn cả khủng hoảng tài chính 2008. Với vai trò là xương sống của nền kinh tế, hệ thống 
ngân hàng ở các quốc gia cũng phải gánh chịu những ảnh hưởng nghiêm trọng. Với những 
lập luận và lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài Nghiên cứu khả năng vượt qua căng thẳng 
thanh khoản và tín dụng của ngân hàng thương mại tại Việt Nam. 
Bằng các kịch bản được giả định ở ba cấp độ căng thẳng khác nhau từ thấp đến cao 
cho cả hai rủi ro thanh khoản và rủi ro tín dụng, kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn 
các ngân hàng vượt qua được cú sốc RRTK theo kịch bản có mức độ nghiêm trọng thấp nhất 
 iv 
với số ngày thanh khoản là 20 ngày; tuy nhiên đối với cú sốc với mức độ nghiêm trọng trung 
bình và cao nhất thì chỉ có số ít ngân hàng đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản trong 20 
ngày giao dịch liêp tiếp. Tương tự, đối với RRTD cho thấy đa số các ngân hàng trong số 26 
ngân hàng thương mại cổ phần thuộc mẫu nghiên cứu có hệ số CAR lớn hơn 9%, đảm bảo 
mức quy định về hệ số an toàn vốn của ngân hàng thương mại cổ phần khi trải qua cú sốc 
RRTD làm giảm giá trị tài sản đảm bảo và cú sốc làm tăng tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp. Tuy nhiên 
với kịch bản có mức độ nghiêm trọng trung bình và cao nhất, một số ngân hàng cho kết quả 
hệ số CAR nhỏ hơn 8%, nghĩa là không đáp ứng được yêu cầu về duy trì hệ số an toàn vốn ở 
mức an toàn 9% của Ngân hàng Nhà nước. Trong khi đó, phần lớn các ngân hàng còn lại đều 
có hệ số CAR lớn hơn 8% và nhỏ hơn 9% khi trải qua kịch bản cú sốc RRTD có mức độ 
nghiêm trọng trung bình và cao nhất. Kết quả nghiên cứu này là cơ sở cho các hàm ý chính 
sách đối với các ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước nhằm kiểm tra sức khỏe hiện 
tại của các ngân hàng để cung cấp đánh giá toàn diện trong việc hoạch định chính sách và kế 
hoạch ứng phó với hai loại hình rủi ro chính là rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản trong thời 
gian tới. 
Từ khóa: Stress Test, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, ngân hàng thương mại, Việt 
Nam 
 v 
ABSTRACT 
The banking system has always played an important role in providing capital for the 
economy and implementing the Central Bank's monetary policy. Therefore, ensuring the 
stability and safe development of the whole banking system is an important task of central 
banks and governments around the world. Many fluctuations in the money market in recent 
years, especially the global financial crisis of 2008-2010, all originated from the financial 
system. In line with the globalization trend of the economy, Vietnam's financial and banking 
system is gradually opening up to the regional and international financial and banking 
systems. The diversified development of financial instruments and banking activities also 
exposes banks to various risks from exchange rate risk, interest rate risk, liquidity risk to 
credit risk and, increased risk of non-performing loans. Therefore, the problem for 
commercial banks in Vietnam is to develop and apply advanced risk management techniques 
to improve their ability to develop sustainably and respond to unexpected situations in the 
future. Although many people are interested, the level of understanding and application of 
tools to measure the risk tolerance (Stress Test) at the management unit as well as in banks, 
especially domestic banks in Vietnam still have many limitations. On the side of the State 
Bank of Vietnam, the research and application of these tools in the management of the 
banking system is an indispensable requirement. In the coming time, Vietnam will allow the 
World Bank and the International Monetary Fund to implement FSAP programs. Therefore, 
it is very important to establish a research department and coordinate with them on Stress 
Tests. In addition, with the orientation of implementing Basel II standards, approaching Basel 
III for the Vietnamese banking system, the Stress Test is an inevitable content. Especially, in 
the current period, when it has just recovered from the financial crisis not long ago, the world 
economy and Vietnam are facing a new crisis - the Covid-19 pandemic, which is predicted to 
be a new crisis that could be more serious than the 2008 financial crisis. As the backbone of 
the economy, the banking system in many countries also suffered serious effects. With the 
above arguments and reasons, the author chooses the topic of Research on the ability to 
overcome the liquidity and credit stress of commercial banks in Vietnam. 
By assuming scenarios of three different stress levels from low to high for both 
liquidity risk and credit risk, the results of the study indicate that the majority of banks survive 
the liquidity risk shock under the lowest severity scenario with 20 days of liquidity; However, 
 vi 
for shocks with medium and highest severity, only a few banks can guarantee to maintain 
liquidity for 20 consecutive trading days. Similarly, for credit risk, it is found that the majority 
of banks among the 26 joint-stock commercial banks in the sample have a CAR of more than 
9%, ensuring the prescribed level of the safety factor. The capital of a joint-stock commercial 
bank when experiencing a credit risk shock reduces the value of collateral assets with a low 
decline rate, similar to the results of the Stress Test according to the shock scenario that 
increases the debt ratio bad at a low level. However, with the scenario of the medium and 
highest severity, some banks give a CAR of less than 8%, that is, it does not meet the 
requirement of maintaining capital adequacy ratio at 9% of the State Bank of Vietnam. 
Meanwhile, most of the remaining banks have CARs greater than 8% and less than 9% when 
experiencing the credit risk shock scenario of the medium and highest severity. The results of 
t ... iểm B Phụ lục 1 Thông tư này, 
hệ số RRTD áp dụng theo quy định tại điểm b và điểm c khoản 7 Điều này. 
9. Đối với tài sản là khoản phải đòi doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng, chi 
nhánh ngân hàng nước ngoài, trừ các khoản phải đòi quy định tại khoản 10 Điều này, hệ số 
RRTD áp dụng như sau: 
a) Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ được xác định theo quy định của pháp luật về trợ 
giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, hệ số rủi ro là 90%; 
b) Đối với các doanh nghiệp khác, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải 
xác định chỉ tiêu doanh thu, tỷ lệ đòn bẩy, vốn chủ sở hữu được xác định trên cơ sở số liệu 
Báo cáo tài chính năm (Báo cáo tài chính hợp nhất) được kiểm toán tại thời điểm gần nhất 
đối với các doanh nghiệp phải kiểm toán độc lập; Báo cáo tài chính năm (được kiểm toán, 
nếu có) nộp cho cơ quan thuế (có bằng chứng đã nộp cho cơ quan thuế) tại thời điểm gần nhất 
đối với doanh nghiệp không phải kiểm toán độc lập theo quy định của pháp luật như sau: 
- Doanh thu lấy số liệu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; 
- Tỷ lệ đòn bẩy = Tổng Nợ vay/Tổng tài sản; 
Trong đó: Tổng Nợ vay (total debt) được xác định bằng tổng của các khoản mục vay 
và nợ thuê tài chính ngắn hạn với khoản mục vay và nợ thuê tài chính dài hạn theo quy định 
hiện hành về kế toán. 
- Vốn chủ sở hữu lấy số liệu trên Bảng cân đối kế toán. 
(i) Hệ số RRTD áp dụng theo chỉ tiêu doanh thu, tỷ lệ đòn bẩy, vốn chủ sở hữu của 
doanh nghiệp như sau: 
 Doanh thu dưới 100 
tỷ đồng 
Doanh thu từ 100 
tỷ đồng đến dưới 400 
tỷ đồng 
Doanh thu từ 400 
tỷ đồng đến 
1500 tỷ đồng 
Doanh thu trên 1500 
tỷ đồng 
Tỷ lệ đòn bẩy dưới 25% 100% 80% 60% 50% 
Tỷ lệ đòn bẩy từ 25% đến 
50% 
125% 110% 95% 80% 
Tỷ lệ đòn bẩy trên 50% 160% 150% 140% 120% 
 xxvii 
Vốn chủ sở hữu âm hoặc 
bằng 0 
250% 
(ii) Hệ số RRTD 200% được áp dụng đối với các doanh nghiệp không cung cấp Báo 
cáo tài chính cho ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để tính các chỉ tiêu doanh thu, 
tỷ lệ đòn bẩy, vốn chủ sở hữu; 
(iii) Đối với các doanh nghiệp thành lập mới (không bao gồm các trường hợp thành 
lập do tổ chức lại, chuyển đổi hình thức pháp lý,...), hoạt động chưa được 01 năm, hệ số 
RRTD là 150%. 
c) Đối với khoản cấp tín dụng chuyên biệt là khoản cấp tín dụng tài trợ dự án, tài trợ 
máy móc thiết bị và tài trợ hàng hóa, hệ số RRTD áp dụng hệ số cao hơn giữa hệ số RRTD 
160% và hệ số RRTD đối với doanh nghiệp theo quy định tại điểm b khoản 9 Điều này. 
10. Đối với tài sản là khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản, hệ số RRTD áp dụng 
như sau: 
a) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác định Tỷ lệ bảo đảm (viết tắt 
là LTV) đối với khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản như sau: 
(i) Tỷ lệ bảo đảm (LTV) = Tổng số dư khoản phải đòi/Giá trị của tài sản bảo đảm. 
Trong đó: 
- Tổng số dư khoản phải đòi bao gồm tổng số dư (đã giải ngân và số dư chưa giải 
ngân) của khoản phải đòi và số dư (đã giải ngân và số dư chưa giải ngân) của các khoản phải 
đòi khác được bảo đảm bằng bất động sản đó tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 
- Giá trị của tài sản bảo đảm là giá trị của bất động sản bảo đảm cho các khoản phải 
đòi đó được xác định tại thời điểm xét duyệt cho vay. 
(ii) Tỷ lệ bảo đảm (LTV) phải được xác định lại khi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng 
nước ngoài có thông tin giá trị của tài sản bảo đảm bị suy giảm trên 30% so với giá trị tại thời 
điểm xác định gần nhất. 
b) Hệ số RRTD áp dụng đối với khoản phải đòi được bảo đảm bằng bất động sản 
không kinh doanh theo chỉ tiêu Tỷ lệ bảo đảm (LTV) như sau: 
 xxviii 
LTV LTV dưới 
40% 
LTV từ 40% 
trở lên đến 
dưới 60% 
LTV từ 60% 
trở lên đến 
dưới 80% 
LTV từ 80% trở 
lên đến dưới 
90% 
LTV từ 90% trở 
lên đến dưới 
100% 
LTV từ 
100% 
trở lên 
Hệ số rủi ro 30% 40% 50% 70% 80% 100% 
c) Đối với khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản kinh doanh, hệ số RRTD 
áp dụng theo chỉ tiêu Tỷ lệ bảo đảm (LTV) đối với khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất 
động sản kinh doanh như sau: 
 LTV dưới 60% LTV từ 60% trở lên đến 
dưới 75% 
LTV từ 75% trở lên 
Khoản phải đòi được đảm bảo bằng 
bất động sản kinh doanh 
75% 100% 120% 
d) Đối với khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản là hỗn hợp bất động sản 
kinh doanh và bất động sản không kinh doanh, hệ số RRTD được xác định riêng cho từng bất 
động sản kinh doanh và bất động sản không kinh doanh tương ứng theo tỷ lệ tổng diện tích 
mặt bằng của bất động sản; 
đ) Hệ số RRTD 150% được áp dụng đối với khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất 
động sản mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có thông tin về Tỷ lệ bảo 
đảm (LTV); 
e) Hệ số RRTD 200% được áp dụng đối với tài sản là khoản cấp tín dụng tài trợ dự 
án kinh doanh bất động sản. 
11. Đối với tài sản là khoản cho vay thế chấp nhà, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng 
nước ngoài thực hiện như sau: 
a) Xác định Tỷ lệ bảo đảm (LTV) theo quy định tại khoản 10 Điều này và Tỷ lệ thu 
nhập (viết tắt là DSC) đối với khoản cho vay thế chấp nhà như sau: 
(i) Tỷ lệ thu nhập (DSC) = Tổng số dư phải hoàn trả trong năm/Tổng thu nhập trong 
năm của khách hàng. 
Trong đó: 
- Tổng số dư phải hoàn trả trong năm bao gồm số dư nợ gốc và số dư nợ lãi; 
 xxix 
- Tổng thu nhập trong năm của khách hàng là thu nhập trong năm tính DSC của khách 
hàng sau khi đã trừ thuế thu nhập theo quy định và không bao gồm thu nhập từ việc cho thuê 
nhà hình thành từ khoản cho vay đó. Trường hợp, khách hàng cá nhân là đại diện ủy quyền 
cho hộ gia đình tham gia quan hệ vay vốn thì tổng thu nhập trong năm của khách hàng được 
xác định theo tổng thu nhập của các thành viên đồng trả nợ của hộ gia đình. 
(ii) Tỷ lệ thu nhập (DSC) phải được xác định lại khi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng 
nước ngoài có thông tin thay đổi về tổng thu nhập của khách hàng. 
b) Hệ số rủi ro áp dụng cho khoản cho vay thế chấp nhà ở theo Tỷ lệ bảo đảm (LTV) 
và Tỷ lệ thu nhập (DSC) như sau: 
Các khoản cho vay thế 
chấp nhà ở 
LTV dưới 40% LTV từ 40% 
trở lên 
đến dưới 60% 
LTV từ 60% 
trở lên đến 
dưới 80% 
LTV từ 80% 
trở lên đến dưới 
90% 
LTV từ 90% trở 
lên đến dưới 
100% 
LTV từ 
100% trở 
lên 
DSC từ 35% trở xuống 25% 30% 40% 50% 60% 80% 
DSC trên 35% 30% 40% 50% 70% 80% 100% 
c) Hệ số RRTD 200% được áp dụng đối với khoản cho vay thế chấp nhà mà ngân 
hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không có thông tin về Tỷ lệ bảo đảm (LTV) và/hoặc 
Tỷ lệ thu nhập (DSC). 
12. Đối với tài sản là danh mục cấp tín dụng bán lẻ, hệ số RRTD là 75%. 
13. Đối với khoản nợ xấu, hệ số RRTD áp dụng như sau: 
a) Đối với khoản nợ xấu có dự phòng cụ thể nhỏ hơn 20% giá trị của khoản nợ xấu 
(trừ khoản nợ xấu là khoản cho vay thế chấp nhà có dự phòng cụ thể nhỏ hơn 20% giá trị của 
khoản nợ xấu), hệ số RRTD là 150%; 
b) Đối với khoản nợ xấu có dự phòng cụ thể từ 20% đến 50% giá trị của khoản nợ 
xấu, khoản nợ xấu là khoản cho vay thế chấp nhà có dự phòng cụ thể nhỏ hơn 20% giá trị của 
khoản nợ xấu, hệ số RRTD là 100%; 
c) Đối với khoản nợ xấu có dự phòng cụ thể lớn hơn 50% giá trị của khoản nợ xấu, 
khoản nợ xấu là khoản cho vay thế chấp nhà và có dự phòng cụ thể từ 20% giá trị của khoản 
nợ xấu trở lên, hệ số RRTD là 50%. 
14. Đối với tài sản là các khoản phải thu phát sinh từ việc bán nợ xấu (không bao gồm 
các khoản phải thu phát sinh trong quá trình bán nợ xấu cho Công ty Quản lý tài sản của các 
 xxx 
tổ chức tín dụng Việt Nam và Công ty trách nhiệm hữu hạn Mua bán nợ Việt Nam), hệ số 
RRTD là 200%. 
15. Đối với tài sản là công cụ vốn chủ sở hữu, mua cổ phiếu của doanh nghiệp (trừ 
các khoản đầu tư đã trừ khỏi vốn tự có quy định tại Phụ lục 1 kèm theo Thông tư này) và các 
khoản cho vay để đầu tư, kinh doanh chứng khoán, khoản cho vay giao dịch ký quỹ của công 
ty chứng khoán, hệ số RRTD là 150%. 
16. Đối với tài sản là các khoản cho thuê tài chính, hệ số RRTD áp dụng hệ số cao 
hơn giữa hệ số RRTD 160% và hệ số RRTD đối với doanh nghiệp thuê tài chính theo quy 
định tại điểm b khoản 9 Điều này. 
17. Đối với tài sản là các khoản mua lại khoản phải thu có bảo lưu quyền truy đòi của 
công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính theo quy định, hệ số RRTD áp dụng hệ số rủi ro 
của khoản phải đòi đối với bên bán khoản phải thu. 
Đối với các khoản mua lại khoản phải thu của công ty tài chính, công ty cho thuê tài 
chính, hệ số RRTD áp dụng hệ số rủi ro của khoản phải đòi. 
18. Đối với các tài sản khác trên bảng cân đối kế toán trừ các tài sản quy định tại 
khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, 
khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16 và khoản 17 Điều này, hệ số 
RRTD là 100%. 
 xxxi 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC LIÊN QUAN 
ĐẾN LUẬN ÁN 
STT Tên bài nghiên cứu Tạp chí/ Hội thảo Cấp độ tham gia Thời gian 
1 The safety threshold of 
Vietnam’s banks during 
Covid-19. 
Jurnal Keuangan dan 
Perbankan, Volume 25, Issue 
4 2021, page. 776 - 786 
ISSN: 1410-8089 (Print), 
2443-2687 (Online) DOI: 
10.26905/jkdp.v25i4.5929. 
Đồng tác giả 10/2021 
2 Đánh giá khả năng chịu 
đựng rủi ro tín dụng 
trong bối cảnh đại dịch 
Covid-19 tại Việt Nam - 
Nghiên cứu tình huống 
bằng Stress Test. 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo 
Ngân hàng, số 232, trang 10 
– 20. 
Đồng tác giả 9/2021 
3 The safety threshold of 
Vietnam’s banks during 
Covid-19. 
Hội thảo Quốc tế (School of 
Banking Conference 2020), 
Đại học Kinh tế Tp. HCM. 
Đồng tác giả 30/7/2020 
4 Kiểm tra sức chịu đựng 
RRTD của các ngân 
hàng Việt Nam dưới 
ảnh hưởng của Covid-
19. 
Kỷ yếu Hội thảo khoa học, 
Đại học Kinh tế - Luật Tp. 
HCM: Lựa chọn chính sách 
phục hồi kinh tế VN giai 
đoạn Covid-19. 
Đồng tác giả 5/2020 
5 Thực trạng khả năng 
thanh khoản của ngân 
hàng thương mại Việt 
Nam. 
Tạp chí Kinh tế và Ngân 
hàng châu Á, số 169, trang 
42 - 59. 
Đồng tác giả 4/2020 

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nghien_cuu_kha_nang_vuot_qua_cang_thang_thanh_khoan.pdf
  • pdf2. Tóm tắt luận án_Lê Thị Thanh Huyền_Tiếng Việt.pdf
  • pdf3. Tóm tắt luận án_Lê Thị Thanh Huyền_Tiếng Anh.pdf
  • pdf4. Điểm mới luận án_Lê Thị Thanh Huyền_Tiếng Việt.pdf
  • pdf5. Điểm mới luận án_Lê Thị Thanh Huyền_Tiếng Anh.pdf