Luận án Nông trường quốc doanh ở miền bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975

Có một thời gian khá dài, khoảng 30 năm (1955-1986), nông trường quốc

doanh và hợp tác xã nông nghiệp đã từng được coi là xương sống của nền kinh tế

nông nghiệp Việt Nam. Nông trường quốc doanh đại diện cho hình thức sở hữu Nhà

nước (sở hữu toàn dân); hợp tác xã nông nghiệp đại diện cho hình thức sở hữu tập

thể trong nông nghiệp. Do vậy, nghiên cứu về nông nghiệp miền Bắc Việt Nam từ

năm 1954 đến nay không thể không nhắc đến nông trường quốc doanh và hợp tác

xã nông nghiệp.

Nếu hợp tác xã nông nghiệp được tập trung nghiên cứu, có nhiều công trình

công bố và đánh giá trên nhiều phương diện, bình xét có tính chuyên sâu, thì nông

trường quốc doanh lại chưa thực sự được quan tâm nghiên cứu chuyên sâu với tư

cách một công trình nghiên cứu độc lập. Nông trường quốc doanh chỉ được nhắc

đến, điểm qua với tính chất là một thành phần kinh tế đã từng tồn tại trong lịch sử

kinh tế nông nghiệp miền Bắc Việt Nam, nếu có, thì chỉ chiếm một phần nội dung

rất nhỏ so với toàn bộ dung lượng của cả công trình. Hoặc một số công trình nghiên

cứu về một nông trường quốc doanh cụ thể, hay một số nông trường quốc doanh

cùng trên địa giới hành chính (tỉnh, khu). Cho đến nay, vẫn chưa có một công trình

nghiên cứu thực sự chuyên sâu, có tính khái quát và hệ thống về nông trường quốc

doanh đã từng tồn tại trong nền kinh tế nông nghiệp miền Bắc Việt Nam ở một giai

đoạn lịch sử cụ thể. Đó vẫn là “khoảng trống” trong nghiên cứu về nông trường

quốc doanh cần được lấp đầy.

Nông trường quốc doanh bắt đầu được xây dựng ở miền Bắc từ năm 1955.

Suốt một thời gian dài, nông trường quốc doanh từng được kỳ vọng là “đầu tàu" đưa

nền nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; là “tấm gương”, là “trường học”

đối với hợp tác xã; là lực lượng chính trong việc đưa nông dân vào con đường làm

ăn tập thể. Nhưng trên thực tế, quá trình hình thành và xây dựng nông trường quốc

doanh diễn ra như thế nào và có đóng góp gì đối với kinh tế, chính trị, xã hội, kể cả

quốc phòng-an ninh miền Bắc giai đoạn 1955 - 1975? Những thành tựu, hạn chế và

nguyên nhân hạn chế của mô hình nông trường quốc doanh? Trả lời cho câu hỏi đó2

rất cần sự nghiên cứu nghiêm túc. Có thể nói, nghiên cứu về nông trường quốc

doanh ở miền Bắc từ năm 1955 đến năm 1975 là rất cần thiết, để từ đó có cái nhìn

khách quan, toàn diện; đánh giá đúng những thành tựu, đóng góp, cũng như th ng

thắn nhìn nhận những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân hạn chế, yếu kém của mô

hình nông trường quốc doanh, tránh cái nhìn phiến diện: ca ngợi, tô hồng thái quá

hoặc phủ định những đóng góp của nông trường quốc doanh đối với kinh tế, chính

trị, xã hội, quốc phòng-an ninh ở một giai đoạn lịch sử cụ thể.

pdf 232 trang kiennguyen 20/08/2022 8820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Luận án Nông trường quốc doanh ở miền bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Luận án Nông trường quốc doanh ở miền bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975

Luận án Nông trường quốc doanh ở miền bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975
 VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
PHẠM THỊ VƢỢNG 
NÔNG TRƢỜNG QUỐC DOANH Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM 
TỪ NĂM 1955 ĐẾN NĂM 1975 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ 
HÀ NỘI - Năm 2021
VIỆN HÀN LÂM 
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM 
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI 
PHẠM THỊ VƢỢNG 
NÔNG TRƢỜNG QUỐC DOANH Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM 
TỪ NĂM 1955 ĐẾN NĂM 1975 
Ngành: Lịch sử Việt Nam 
Mã số: 92 29 013 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ 
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 
PGS.TS. ĐINH QUANG HẢI 
HÀ NỘI - Năm 2021 
 LỜI CAM ĐOAN 
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. 
Các số liệu, tư liệu được sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, 
xuất xứ rõ ràng. Những kết quả khoa học của luận án chưa được công bố 
trong bất kỳ công trình nào. 
Tác giả luận án 
Phạm Thị Vƣợng 
 MỤC LỤC 
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................. 7 
1.1. Một số khái niệm ...................................................................................... 7 
1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ...................... 8 
1.2.1. Nhóm công trình nghiên cứu trong nước ....................................... 8 
1.2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về nông trường quốc doanh ở 
nước ngoài ............................................................................................... 25 
1.3. Nhận xét về kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tiếp 
tục nghiên cứu ................................................................................................ 27 
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 29 
Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA 
NÔNG TRƢỜNG QUỐC DOANH Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM TỪ 
NĂM 1955 ĐẾN NĂM 1965 ......................................................................... 30 
2.1. Cơ sở hình thành nông trƣờng quốc doanh ở miền Bắc .................... 30 
2.1.1. Tình hình miền Bắc sau năm 1955 ............................................... 30 
2.1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng 
nông trường quốc doanh ......................................................................... 35 
2.1.3. Mô hình nông trường quốc doanh ở Liên Xô và các nước xã 
hội chủ nghĩa ........................................................................................... 38 
2.2. Qúa trình xây dựng và phát triển nông trƣờng quốc doanh ............. 39 
2.2.1. Quá trình hình thành nông trường quốc doanh ............................. 39 
2.2.2. Củng cố và phát triển mạng lưới nông trường quốc doanh .......... 47 
2.3. Hoạt động của nông trƣờng quốc doanh ............................................. 64 
2.3.1. Khai hoang .................................................................................... 64 
2.3.2. Trồng trọt ...................................................................................... 65 
2.3.3. Chăn nuôi ...................................................................................... 72 
 2.3.4. Chế biến nông sản ......................................................................... 75 
2.3.5. Một số hoạt động khác .................................................................. 76 
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 80 
Chƣơng 3: MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN TRƢỜNG QUỐC DOANH 
Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975 ................... 81 
3.1. Tình hình miền Bắc và yêu cầu, nhiệm vụ mới đối với nông 
trƣờng quốc doanh sau năm 1965 ............................................................... 81 
3.1.1. Tình hình miền Bắc sau năm 1965 ............................................... 81 
3.1.2. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng 
nông trường quốc doanh trong tình hình mới ......................................... 82 
3.2. Đẩy mạnh xây dựng nông trƣờng quốc doanh .................................... 84 
3.2.1. Sự thay đổi về tổ chức phân cấp quản lý ...................................... 84 
3.2.2. Sự phân bố, số lượng và quy mô nông trường .............................. 86 
3.2.3. Tổ chức bộ máy quản lý ................................................................ 90 
3.2.4. Lực lượng lao động ....................................................................... 94 
3.2.5. Xây dựng cơ sở vật chất .............................................................. 100 
3.3. Hoạt động của nông trƣờng quốc doanh ........................................... 103 
3.3.1. Khai hoang .................................................................................. 103 
3.3.2. Trồng trọt .................................................................................... 105 
3.3.3. Chăn nuôi .................................................................................... 110 
3.3.4. Chế biến nông sản ....................................................................... 115 
3.3.5. Một số hoạt động khác ................................................................ 117 
Tiểu kết chƣơng 3 ........................................................................................ 124 
Chƣơng 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM ......................... 125 
4.1. Một số nhận xét .................................................................................... 125 
4.1.1. Về cơ sở hình thành và sự phân bố nông trường quốc doanh .... 125 
4.1.2. Về cơ cấu tổ chức ........................................................................ 126 
4.1.3. Về tổ chức sản xuất, sở hữu và phân phối sản phẩm của NTQD 127 
 4.1.4. Về nguồn nhân lực ...................................................................... 130 
4.1.5. Về cơ sở vật chất ......................................................................... 132 
4.1.6. Về hoạt động sản xuất, kinh doanh ............................................. 134 
4.2. Đóng góp của nông trƣờng quốc doanh ............................................. 135 
4.2.1. Về kinh tế .................................................................................... 136 
4.2.2. Về chính trị .................................................................................. 140 
4.2.3. Quốc phòng, an ninh ................................................................... 143 
4.2.4. Về văn hóa-xã hội ....................................................................... 145 
4.3. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân ......................................... 149 
4.3.1. Những hạn chế, yếu kém............................................................. 149 
4.3.2. Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém ........................................... 155 
4.4. Một số kinh nghiệm .............................................................................. 161 
Tiểu kết chƣơng 4 ........................................................................................ 165 
KẾT LUẬN .................................................................................................. 166 
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...................... 170 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 171 
 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 
Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ 
CNXH Chủ nghĩa xã hội 
NTQD Nông trường quốc doanh 
HTX Hợp tác xã 
Nxb Nhà xuất bản 
TTLTQG IIII Trung tâm lưu trữ quốc gia IIII 
XHCN Xã hội chủ nghĩa 
 DANH MỤC CÁC BẢNG 
Bảng 2.1: So sánh năng suất sử dụng máy nông nghiệp trong sản xuất ở 
NTQD giữa Liên Xô và miền Bắc Việt Nam năm 1958 .................... 67 
Bảng 2.2: Năng suất một số cây trồng chính của NTQD những 
năm1961-1965 .................................................................................... 71 
Bảng 3.1: Danh sách NTQD đến cuối năm 1969 ............................................ 87 
Bảng 3.2: Số lượng đội ngũ cán bộ từ năm 1965 đến năm 1968 .................... 95 
Bảng 3.3: Tỷ lệ cơ giới hoá trong các NTQD từ năm 1965 đến năm 1970 .. 107 
Bảng 3.4: Sản lượng một số cây trồng chủ yếu của NTQD những năm 
1972-1975) ........................................................................................ 110 
Bảng 3.5: Số lượng vật nuôi của NTQD từ năm 1972 đến năm 1975 .......... 113 
Bảng 3.6: Một số sản phẩm chủ yếu của NTQD giao nộp cho Nhà nước 
những năm 1972-1975 ...................................................................... 116 
Bảng 3.7: Tổng số lần bắn phá và khối lượng bom vào các NTQD trong 
tháng 7-8/1968 .................................................................................. 117 
 DANH MỤC BẢNG BIỂU 
Biểu đồ 2.1: Diện tích trồng trọt của NTQD những năm 1960-1963 ............ 69 
Biểu đồ 3.2: Sản lượng của ngành chăn nuôi từ năm 1965-1975 .................... 114 
 DANH MỤC SƠ ĐỒ 
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý NTQD từ tháng 10/1960 đến 
1965 ...................................................................................................... 50 
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý sản xuất ở NTQD giai đoạn 
1965-1975 ............................................................................................. 93 
1 
MỞ ĐẦU 
1. Tính cấp thiết của đề tài 
Có một thời gian khá dài, khoảng 30 năm (1955-1986), nông trường quốc 
doanh và hợp tác xã nông nghiệp đã từng được coi là xương sống của nền kinh tế 
nông nghiệp Việt Nam. Nông trường quốc doanh đại diện cho hình thức sở hữu Nhà 
nước (sở hữu toàn dân); hợp tác xã nông nghiệp đại diện cho hình thức sở hữu tập 
thể trong nông nghiệp. Do vậy, nghiên cứu về nông nghiệp miền Bắc Việt Nam từ 
năm 1954 đến nay không thể không nhắc đến nông trường quốc doanh và hợp tác 
xã nông nghiệp. 
Nếu hợp tác xã nông nghiệp được tập trung nghiên cứu, có nhiều công trình 
công bố và đánh giá trên nhiều phương diện, bình xét có tính chuyên sâu, thì nông 
trường quốc doanh lại chưa thực sự được quan tâm nghiên cứu chuyên sâu với tư 
cách một công trình nghiên cứu độc lập. Nông trường quốc doanh chỉ được nhắc 
đến, điểm qua với tính chất là một thành phần kinh tế đã từng tồn tại trong lịch sử 
kinh tế nông nghiệp miền Bắc Việt Nam, nếu có, thì chỉ chiếm một phần nội dung 
rất nhỏ so với toàn bộ dung lượng của cả công trình. Hoặc một số công trình nghiên 
cứu về một nông trường quốc doanh cụ thể, hay một số nông trường quốc doanh 
cùng trên địa giới hành chính (tỉnh, khu). Cho đến nay, vẫn chưa có một công trình 
nghiên cứu thực sự chuyên sâu, có tính khái quát và hệ thống về nông trường quốc 
doanh đã từng tồn tại trong nền kinh tế nông nghiệp miền Bắc Việt Nam ở một giai 
đoạn lịch sử cụ thể. Đó vẫn là “khoảng trống” trong nghiên cứu về nông trường 
quốc doanh cần được lấp đầy. 
Nông trường quốc doanh bắt đầu được xây dựng ở miền Bắc từ năm 1955. 
Suốt một thời gian dài, nông trường quốc doanh từng được kỳ vọng là “đầu tàu" đưa 
nền nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa; là “tấm gương”, là “trường học” 
đối với hợp tác xã; là lự ... ã trừ tiền ăn bỏ 
vào quỹ xây dựng do ban phụ trách giữ. Quỹ xây dựng dùng vào việc tu bổ nhà cửa, 
thuyền lưới và mua sắm thêm dụng cụ, thời gian chưa trả hết tiền ngân hàng và 
hoàn vốn cho chính phủ thì quỹ này chỉ dùng trong việc tu bổ thuyền lưới nhà cửa 
và để trả nợ cho ngân hàng hoàn vốn lại cho chính phủ, nếu sắm thêm thuyền lưới 
phải vay thêm ngân hàng. 
217 
e) Quỹ tiết kiệm của đoàn viên: số .. còn lại tổng số thu hoạch 
được của tổ đã trừ tiền ăn thì chia cho đoàn viên theo số điểm của mỗi đoàn viên đã 
đạt được qua sự bình công chấm điểm hàng ngày. Số tiền của mỗi đoàn viên được 
chia lưu lại quỹ tiết kiệm của đoàn viên do ban phụ trách tổ chức trách nhiệm giữ. 
Hàng tháng tổ chỉ cấp tiền tiêu vặt cho đoàn viên (mức tiền tiêu sẽ quy định sau) để 
mau thanh toán xong nợ cho ngân hàng hoàn vốn cho chính phủ. Tổ trích tiền quỹ 
tiết kiệm để trả chỉ để lại trong quỹ cho đoàn viên một số tiền bằng một tháng tiền 
ăn về mùa nắng, bằng 2 tháng tiền ăn về mùa mưa để đề phòng khi không làm được 
có ăn uống và tiêu dùng. 
Điều 10: Nguyên tắc bình công chấm điểm để chia quyền lợi thu hoạch được 
hàng ngày. 
Phân chia quyền lợi dựa trên sự bình công chấm điểm hàng ngày, lấy điểm 
10 làm khối điểm và điểm 13 là điểm tối đa, hàng tháng cộng số điểm của mỗi đoàn 
viên đã đạt được để phân chia. Các tổ cần thống nhất quy định số điểm nhất định 
cho mỗi loại nghề để chấm điểm hàng ngày cho được dễ dàng. 
Điều 11: Chế độ sinh hoạt phí, chế độ ốm đau, chế độ nghỉ việc. 
Khoản 1: Chế độ sinh hoạt phí: mỗi đoàn viên phải tụ túc tiền ăn trong 5 
tháng kể từ ngày về tập đoàn (lấp tiền phụ cấp 6 tháng ăn của chính phủ). Hàng 
tháng tùy theo khả năng của mỗi tổ mà cấp thêm tiền tiêu dùng may mặc tối đa là 
8.000đ cho mỗi đoàn viên. Thời hạn hết tiền ăn trong 5 tháng của chính phủ đã trợ 
cấp tùy theo khả năng của mỗi tổ mà đài thọ tiền ăn tối đa 18.000đ mỗi tháng cho 
mỗi đoàn viên. 
Chỉ khi nào hội nghị toàn đoàn quyết định thì mức sinh hoạt phí hàng tháng 
mới được nâng lên, các tổ không được tự ý sửa đổi. 
Khoản 2: chế độ đau ốm. 
a)Trường hợp đoàn viên bị ốm phải nghỉ việc thì được chấm công trong 15 
ngày với điểm 10 kể từ ngày nghỉ. Trường hợp bị ốm nhiều ngày mà đoàn viên đó 
đã sử dụng hết số tiền trong quỹ tiết kiệm thì tổ đài thọ cho đoàn viên đó như mức 
sinh hoạt phí của đoàn viên khác. 
b) Trường hợp bị ốm nặng phải đi bệnh viện cũng được chấm công 15 ngày 
với điểm 10 kể từ ngày nghỉ việc, khi đã trở về tập đoàn trong lúc còn nghỉ việc để 
218 
bồi dưỡng sức khỏe thì được tổ xét cấp tiền bồi dưỡng mỗi ngày từ 100đ đến 200đ 
do quỹ sinh hoạt tổ đài thọ. 
c) Vì công tác cho tổ mà bị tai nạn lao động phải nghỉ việc hoặc phải đi bệnh 
viện thì được chấm công thường xuyên điểm 10. 
Khoản 3: Chế độ nghỉ việc: Kể cả nghỉ việc đi thăm những người thân thuộc 
hoặc nghỉ việc khi có việc cần thiết cho bản thân được tổ và đoàn đồng ý thì được 
chấm công, hạn trong 1 năm chấm công 12 ngày nghỉ với 10 điểm, ngoài ra là 
không được chấm công. 
Nghỉ việc không có lý do không được tổ đoàn đồng ý thì không được chấm 
công. 
Điều 12: Điều kiện được gia nhập đoàn và ra đoàn. 
Khoản 1: Điều kiện được gia nhập đoàn: 
a)Không phân biệt nam nữ tình nguyện vào tập đoàn và tán thành nội quy 
điều lệ của tập đoàn. 
b) Phải được phòng miền nam LK4 giới thiệu và được ban quản trị tập đoàn 
và tổ đó chấp nhận. 
Khoản 2: Điều kiện ra đoàn: 
a) Được cấp trên điều động đi công tác thì được ra đoàn, được rút số tiền còn 
lại trong quỹ tiết kiệm. Phân quyền lợi trong quỹ dự trù kể cả tiền mặt và dụng cụ 
như thuyền lưới nhà cửa và các đồ vật khác tổ p hải trị giá mà chia khi đó, tổ có 
điều kiện thì trả cả, trường hợp thiếu tiền thì tổ nợ lại sau sẽ trả dần nhưng hạn sau 6 
tháng tổ phải trả đủ, quyền lợi còn lại ở tổ không tính lợi. Trong phạm vi 6 tháng đã 
quy định nếu rủi ro gặp tai nạn hư hỏng, mất mát thì được đỡ chịu chịu thiệt thòi 
một phân, mức phải chịu thiệt do sự thỏa thuận giữa 2 bên. Nếu sau 6 tháng không 
trả mà sau đó bị hư hỏng mất mát thì tổ đó chịu bồi thường choa đoàn viên được đi 
công tác. 
Trường hợp ra đoàn khi tổ chức trả nợ cho ngân hàng chưa hoàn vốn lại cho 
chính phủ thì tổ đó chỉ trả lại tiền công mà đoàn viên đó đã đóng góp xây dựng nhà 
cửa, sắm thuyền lưới và dụng cụ khác cho tổ, tổ phải bảo đảm trả tiền vay ngân 
hàng và phần mượn của chính phủ cho đoàn viên được ra đoàn. 
Trường hợp ra đoàn giữa lúc tổ đã trả một phần nợ cho ngân hàng và đã trả 
được một phần vốn cho chính phủ thì tổ cũng phải bảo đảm trả phần nợ còn lại của 
219 
đoàn viên đó lấy tiền ở quyền lợi đoàn viên đó được chia. Giấy bảo lãnh trả tiền 
ngân hàng, hoàn vốn lại cho chính phủ cho đoàn viên được ra đoàn của tổ phải được 
ban quản trị tập đoàn chứng nhận mới gửi cho ngân hàng và cơ quan cho đoàn viên 
đó vay mượn tiền. 
Quỹ cứu tế của tập đoàn, quỹ sinh hoạt của tập đoàn và tổ, đoàn viên ra đoàn 
không được chia. 
b) Không giải quyết cho đoàn viên từ tổ này qua tổ khác, từ đoàn này qua 
đoàn khác, trừ trường hợp đặc biệt vì tình cảm ruột thịt chính đáng được phòng 
miền nam LK4 đồng ý, được ban quản trị tập đoàn và tổ đó chấp nhận thì được giải 
quyết ra đoàn. Về quyền lợi cũng được giải quyết như trường hợp đoàn viên được ra 
đoàn để đi công tác. 
c) Trường hợp đoàn viên phạm lỗi đến mức độ phải khai trừ ra khỏi đoàn thì 
quyền lợi cũng được thanh toán như đoàn viên đi công tác. 
Điều 13: Bầu ban quản trị tập đoàn và ban phụ trách tổ. 
Khoản 1: Tập đoàn có một ban quản trị từ 5 đến 7 người để điều khiển mọi 
công tác trong tập đoàn, phải có: 1 trưởng ban phụ trách chung; 1 phó trưởng ban 
phụ trách về tài chính; 1 phó trưởng ban phụ trách về kế hoạch sản xuất xây dựng 
tập đoàn. 
Ban quản trị do tập thể bầu lên theo nguyên tắc bỏ phiếu kín và đa số tuyệt 
đối, nhiệm kỳ trong 1 năm bầu lại ban quản trị một lần. Trường hợp chưa hết nhiệm 
kỳ mà đa số đoàn viên yêu cầu bầu lại ban quản trị thì tổ chức đại hội bầu lại ban 
quản trị. 
Khoản 2: Mỗi tổ có một ban phụ trách từ 3 đến 5 người để điều khiển mọi 
công tác trong tổ, phải có: 1 trưởng ban phụ trách chung; 1 phó trưởng ban phụ 
trách về tài chính; 1 phó trưởng ban phụ trách về kế hoạch sản xuất xây dựng tổ. 
Ban phụ trách do toàn thể đoàn viên trong tổ cử ra, nhiệm kỳ trong một năm 
sẽ được cử lại. Trường hợp khi đa số đoàn viên trong tổ đề nghị cử lại ban phụ trách 
hoặc đề nghị thay một người trong ban phụ trách thì được cử lại ban phụ trách hoặc 
cử một người khác thay thế. 
Điều 14: Nề nếp sinh hoạt tập đoàn, tổ, nhóm. 
a)Sinh hoạt nhóm: Hàng ngày nhóm sinh hoạt với hình thức nhẹ nhàng để 
kiểm điểm công tác phân công trách nhiệm và bình công chấm điểm hàng ngày. 
220 
b) Sinh hoạt tổ: Mỗi tháng tổ họp thường kỳ một lần để kiểm điểm công tác, 
trường hợp cần thiết ban phụ trách tổ được triệu tập cuộc họp tổ bát thường. 
c) Sinh hoạt tập đoàn: Mỗi tháng tập đoàn hợp thường kỳ một lần để kiểm 
điểm tình hình công tác của tập đoàn, đúc kết kinh nghiệm xây dựng báo cáo gửi lên 
cấp trên. Trường hợp cần thiết ban quản trị được triệt tập họp đoàn bất thường. 
CHƢƠNG V: 
Điều 15: Khen thưởng kỷ luật: 
a)Khen thưởng: Để động viên đoàn viên phấn khởi trong công tác thực hiện 
kế hoạch xây dựng tập đoàn, tập đoàn tổ chức phát động phong trào thi đua thực 
hiện kế hoạch sơ kết tổng kết bình bầu đơn vị cá nhân xuất sắc để đề nghị lên cấp 
trên tuyên dương khen thưởng kịp thời. 
b) Kỷ luật: Để giáo dục những đoàn viên phạm sai lầm khuyết điểm như 
không phục tùng điều lệ, nội quy của tập đoàn và tổ, không chấp hành nghị quyết 
của tập đoàn và tổ, lười biếng trong công tác, gây bè phái trong nội bộ, gây chia rẽ 
giữa tập đoàn và nhân dân địa phương, không tôn trọng pháp luật nhà nước, làm 
những việc có tác hại đến thanh danh của tập đoàn thì tùy theo lỗi nặng nhẹ mà áp 
dụng những hình thức kỷ luật sau đây: 
- Phê bình trong tổ-phê bình trong tập đoàn. 
- Cảnh cáo trong tổ-cảnh cáo trong tập đoàn. 
Cuối cùng nếu giáo dục đúng mức mà không chịu sửa chữa cứ cố tình phá 
hoại thì phải khai trừ ra khỏi đoàn, khi áp dụng hình thức khai trừ phải được sự 
đồng ý của phòng miền nam LK4. 
ĐIỀU KIỆN BAN NỘI QUY ĐIỀU LỆ. 
Ban nội quy điều lệ này quy định những điều khoản thi hành tạm thời trong 
thời gian 6 tháng. Trong thời gian nội quy điều lệ đang được thi hành tạm thời thì 
được sửa đổi những chi tiết cho thích hợp với tình hình thực tế hoặc bổ sung cho 
đầy đủ nhưng phải được đa số đoàn viên yêu cầu và được đông đủ anh chị em trong 
tập đoàn tham gia ý kiến và được phòng miền nam Liên Khu IV đồng ý. 
(Nguồn, Ủy Ban thống nhất Chính phủ: Báo cáo tình hình các tập đoàn sản xuất 
miền Nam từ khi thành lập (tháng 4/1957) đến năm 1958, hồ sơ số 229). 
221 
Mục lục 2.2: Quyết định phê chuẩn việc thành lập 2 thị trấn nông trƣờng 
thuộc tỉnh Hòa-Bình 
BỘ NỘI VỤ 
****** 
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
******** 
Số: 269-NV Hà Nội, ngày 13 tháng 07 năm 1967 
QUYẾT ĐỊNH 
PHÊ CHUẨN VIỆC THÀNH LẬP 2 THỊ TRẤN NÔNG TRƯỜNG THUỘC 
TỈNH HÕA-BÌNH 
BỘ TRƢỞNG BỘ NỘI VỤ 
Căn cứ nghị định số 130-CP ngày 29-9-1961 của Hội đồng Chính phủ quy 
định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nội vụ; 
Căn cứ Quyết định số 56-CP ngày 24-4-1963 của Hội đồng Chính phủ ủy 
nhiệm cho Bộ Nội vụ phê chuẩn việc phân vạch địa giới c liên quan đến các 
đơn vị hành chính xã và thị trấn; 
Theo đề nghị của Ủy ban hành chính tỉnh Hòa-bình. 
QUYẾT ĐỊNH 
Điều 1: - Nay phê chuẩn việc thành lập thị trấn ở các nông trường quốc doanh 
có tên dưới đây thuộc tỉnh Hòa – bình: 
- Thị trấn nông trường Thanh – hà trực thuộc huyện Kim – bôi; 
- Thị trấn nông trường Sông – bôi trực thuộc huyện Lạc - thủy; 
Điều 2: - Ủy ban hành chính tỉnh Hòa – bình, các ông Chánh văn phòng và 
Vụ trưởng Vụ chính quyền địa phương Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm thi hành 
quyết định này. 
 KT. BỘ TRƢỞNG BỘ NỘI VỤ 
THỨ TRƢỞNG 
Tô Quang Đẩu 
(Nguồn,  
222 
Mục lục 2.2: Quyết định phê chuẩn việc thành lập thị trấn Nông trƣờng 
Thạch Thành, thuộc huyện Thạch Thành, tỉnh Hòa Bình 
BỘ NỘI VỤ 
****** 
VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
******** 
Số: 162-NV Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 1967 
 QUYẾT ĐỊNH 
PHÊ CHUẨN VIỆC THÀNH LẬP THỊ TRẤN NÔNG TRƯỜNG THẠCH 
THÀNH, THUỘC HUYỆN THẠCH THÀNH, TỈNH THANH HÓA 
BỘ TRƢỞNG BỘ NỘI VỤ 
Căn cứ Nghị định số 130-CP ngày 29-9-1961 của Hội đồng Chính phủ quy 
định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Nội vụ. 
Căn cứ Quyết định số 56-CP ngày 24-4-1963 của Hội đồng Chính phủ ủy 
nhiệm cho Bộ Nội vụ phê chuẩn việc phân vạch địa giới c liên quan đến các 
đơn vị hành chính xã, thị trấn. 
Theo đề nghị của Ủy ban hành chính tỉnh Thanh H a. 
QUYẾT ĐỊNH: 
Điều 1. – Nay phê chuẩn việc thành lập thị trấn nông trường Thạch Thành, 
trực thuộc huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hóa. 
Điều 2. – Ủy ban hành chính tỉnh Thanh Hóa, các ông Chánh Văn phòng, Vụ 
trưởng Vụ chính quyền địa phương Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm thi hành 
quyết định này. 
 KT. BỘ TRƢỞNG BỘ NỘI VỤ 
THỨ TRƢỞNG 
Lê Tất Đắc 
 (Nguồn,  

File đính kèm:

  • pdfluan_an_nong_truong_quoc_doanh_o_mien_bac_viet_nam_tu_nam_19.pdf
  • jpgkl_vuong1.jpg
  • jpgkl_vuong2.jpg
  • pdfTT PhamThiVuong.pdf
  • pdfTrichyeu_PhamThiVuong.pdf